Trong quan hệ với Liên minh châu Âu (EU)

Một phần của tài liệu Chính sách ngoại giao năng lượng của Liên bang Nga những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 38)

Trong khi các nƣớc EU có nền công nghiệp phát triển với công nghệ hiện đại cần nhiên liệu phục vụ sản xuất và sinh hoạt thì đây lại là khu vực nghèo tài nguyên thiên nhiên. EU chỉ sở hữu 2,9% sản lƣợng dầu mỏ và 7,1% sản lƣợng khí đốt toàn cầu nhƣng lại tiêu thụ tới 18,6% dầu lửa và 17% khí đốt [38, tr.19]. Năm 2006, 52,3% lƣợng khí và 76,8% lƣợng dầu EU tiêu thụ là nhập khẩu. Tuy nhiên, Trung Đông- nguồn cung năng lƣợng cho thế giới luôn xảy ra xung đột, biển Bắc – “chỗ nƣơng tựa của phƣơng Tây trong khủng hoảng những năm 70” cũng bƣớc vào thời kỳ sụt giảm sản lƣợng khai thác, không thể đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu thụ của EU [40, tr.10].

39

Nguồn: http://ec.europa.eu/atwork/key-documents/, truy cập ngày 10/6/2013

Nhu cầu nhập khẩu năng lƣợng của EU tăng cao một phần do nhu cầu tiêu thụ lớn và sự sụt giảm của sản xuất năng lƣợng nội khối. Theo báo cáo của EIA (2008), đến năm 2030, EU có thể chỉ có khả năng đáp ứng khoảng 6% nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ và 37% nhu cầu tiêu thụ than (Phụ lục 6).

Hiện nay, Nga chính là nhà cung cấp năng lƣợng lớn nhất cho châu Âu với ¼ lƣợng khí đốt EU tiêu thụ, xấp xỉ ¼ lƣợng dầu mỏ EU tiêu thụ và gần 1/10 nhu cầu than của EU. Theo EEA (2008), thị phần của Nga đã tăng từ 13% đến 18% trong tổng tiêu thụ năng lƣợng sơ cấp của EU những năm 2000-2005. (Phụ lục 7) Do đó, Nga chú trọng đầu tƣ vào những dự án đƣờng ống dẫn dầu mới do Nga kiểm soát và tiến hành hợp tác với các tập đoàn năng lƣợng của châu Âu nhằm xâm nhập sâu vào thị trƣờng năng lƣợng EU.

Khởi động là hợp tác năng lƣợng Nga- Đức trong dự án “Dòng chảy phƣơng Bắc”, ngầm dƣới biển Bantic dài 1200km, cung cấp khí đốt của Nga trực tiếp cho Đức và các nƣớc Tây Âu, vòng qua một số nƣớc Đông Âu nhƣ Ba Lan. Đây là liên doanh giữa tập đoàn Gazprom chiếm 51% cổ phần và hai công ty Đức Eon và BASF, mỗi bên chiếm 20% cổ phần, do cựu thủ tƣớng Đức Gerhard Schroeder đứng đầu Hội đồng giám sát [49, pg.5].

Bảng 2.4: Sơ đồ dự án Dòng chảy phƣơng Bắc

Nguồn: http://www.baomoi.com/Dong-chay-phuong-Bac-Nga-muon-siet-co-chau- Au/119/7395894.epi, truy cập ngày 11/6/2013

Dự án đƣợc khởi công xây dựng vào ngày 9/4/2010 với hai đƣờng ống song song, mỗi đƣờng ống có đƣờng kính 1,15km. Đƣờng ống thứ nhất đã khai dòng vào ngày 9/11/2011 và đƣờng

40

ống thứ hai chính thức hoạt động vào ngày 8/10/2012 [82]. Mặc dù dự án này vấp phải nhiều ý kiến chỉ trích nhƣng Dòng chảy phƣơng Bắc thực sự đem lại những lợi ích rõ ràng cho Nga và Tây Bắc Âu. Với Nga, việc xây dựng một đƣờng ống vận chuyển khí đốt sang châu Âu mà không phải quá cảnh một nƣớc nào luôn là mục tiêu lớn, đặc biệt kể từ khi quan hệ với Ukraina xấu đi, nhất là sau cuộc khủng hoảng năng lƣợng với Kiev lần đầu tiên năm 2006. Còn với các nƣớc Tây Bắc Âu, một đƣờng ống dẫn khí đốt trực tiếp đồng nghĩa với một nguồn cung lâu dài với mức giá hợp lý hơn [83].

Bảng 2.5: Sơ đồ dự án Dòng chảy phƣơng Nam

Nguồn: http://petrotimes.vn/news/vn/quoc-te/dong-chay-phuong-nam-quan-bai-dia-chinh-tri- cua-kremlin.html, truy cập ngày 11/6/2013

Dự án Dòng chảy phƣơng Nam đƣợc coi là một phần của kế hoạch gọng kìm của Nga nhằm tăng cƣờng sự kiểm soát đối với thị trƣờng năng lƣợng châu Âu. Dự án do công ty Gazprom của Nga và công ty ENI của Italia phối hợp thực hiện. Dự kiến đƣờng ống sẽ khai dòng vào năm 2015 và vận chuyển 63 tỷ m3

khí đốt/năm từ Nga qua Biển Đen vào Bungary, sau đó phân thành hai nhánh, một nhánh đi về phía Tây Bắc tới Áo, một nhánh còn lại đi về phía Nam tới Hy Lạp và sau đó quay sang phía Tây tới miền Nam Italia [84].

Nhƣ vậy cùng với “Dòng chảy phƣơng Bắc”, “Dòng chảy phƣơng Nam” sẽ giúp LB Nga củng cố và tăng cƣờng vị thế là nhà cung cấp năng lƣợng hàng đầu cho châu Âu, nhất là khi cơn khát nhiên liệu đang tới gần và gõ cửa từng nền kinh tế công nghiệp trên toàn cầu. Dự án “Dòng chảy phƣơng Nam” của LB Nga là một nƣớc cờ đột phá dồn dự án đƣờng ống dẫn khí NABUCO của châu Âu vào thế khó khăn vì khi hoàn thành sẽ thiếu hẳn yếu tố nguồn cung. Đƣợc triển khai từ năm 2009, với sự tham gia của Áo, Bungary, Hungary, Romania và Thổ Nhĩ Kỳ, tuyến đƣờng ống dẫn khí NABUCO đƣợc kỳ vọng sẽ chuyển khí đốt từ biển

41

Caspi và Trung Đông qua Thổ Nhĩ Kỳ đến châu Âu để giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn cung năng lƣợng từ Nga. Tuy nhiên, để đổ đầy 31 tỷ m3/năm cho đƣờng ống này, các nƣớc châu Âu phải hƣớng tới các đại gia “vàng xanh” nhƣ Iran, Turkmenistan, những nƣớc lại đang chịu ảnh hƣởng lớn từ Nga. Turkmenistan đã ký hợp đồng cung cấp 30 tỷ m3 khí đốt cho LB Nga mỗi năm và ký một hợp đồng thời hạn 30 năm cung cấp 40 tỷ m3 khí đốt mỗi năm cho Trung Quốc thì đất nƣớc này khó có thể đủ khí đốt đển bơm cho NABUCO; còn Iran, sau những căng thẳng về chƣơng trình hạt nhân với phƣơng Tây, khả năng Iran cung cấp khí đốt ổn định cho NABUCO là khá bấp bênh [29].

Có thể nói, sự xuất hiện của hai hệ thống đƣờng ống mới, với khả năng cung cấp 100 tỷ m3 cho châu Âu vào năm 2020, LB Nga đã khiến dự án NABUCO trở thành dự án treo và buộc các quốc gia khát năng lƣợng ở lục địa già tiếp tục phải nhìn nhận Moscow nhƣ một nhà cung cấp nhiên liệu không thể thiếu.

Một phần của tài liệu Chính sách ngoại giao năng lượng của Liên bang Nga những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)