1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ: Một số biện pháp quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội (Hacisco)

137 661 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

Ngày 07 tháng 11 năm 2006, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Có thể thấy rõ, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, đã có một làn sóng nhà đầu tư đổ vào Việt Nam kinh doanh. Điều này mang đến cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội, nhưng đồng thời cũng làm tăng sức ép cạnh tranh vốn đã gay gắt lại càng gay gắt hơn giữa các doanh nghiệp. Do đó, để có thể tồn tại và phát triển trên thị trường, các doanh nghiệp phải tận dụng những lợi thế của mình, từng bước khắc phục những điểm yếu để nâng cao khả năng cạnh tranh. Đồng thời, các nhà quản trị phải quản lý và sử dụng nguồn vốn của mình một cách hiệu quả để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh ngày càng quyết liệt như hiện nay. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn đóng một vai trò hết sức quan trọng, quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động, do đó trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động luôn vận động, thay thế và chuyển hóa lẫn nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục. Nếu không chú trọng quản trị vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh trên thương trường. Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng là một vấn đề rất quan trọng giúp doanh nghiệp đứng vững và phát huy hơn nữa thế mạnh của mình. Xuất phát từ tình hình thực tiễn đó, Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội (Hacisco) luôn quan tâm tới vấn đề quản trị vốn lưu động nhằm phát huy thế mạnh của mình trong lĩnh vực xây lắp các công trình Bưu chính Viễn thông và cung cấp các vật tư ngành Bưu chính viễn thông không chỉ trong địa bàn thành phố Hà Nội mà còn trên nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP 5

1.1 KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN LƯU ĐỘNG 5

1.1.1 Khái niệm vốn lưu động 5

1.1.2 Phân loại vốn lưu động 6

1.1.2.1 Phân loại theo vai trò của từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh 6

1.1.2.2 Phân loại vốn lưu động theo hình thái biểu hiện 7

1.1.2.3 Phân loại vốn lưu động theo nguồn hình thành 8

1.1.3 Vai trò của vốn lưu động 11

1.2 QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG 12

1.2.1 Quản trị vốn bằng tiền 12

1.2.2 Quản trị các khoản phải thu, phải trả 16

1.2.3 Quản trị hàng tồn kho 18

1.2.4 Quản trị các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 20

1.3 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG 23

1.3.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động 23

1.3.2 Phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động 23

1.3.2.1 Phương pháp so sánh 23

1.3.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn 24

1.3.2.3 Phương pháp cân đối 25

1.3.2.4 Phương pháp phân tích chi tiết 26

1.3.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 26

1.3.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời 26

Trang 2

1.3.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển 271.3.3.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng của từng bộ phận

cấu thành vốn lưu động 281.3.3.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán 31

1.4 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ

DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 331.4.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong

doanh nghiệp 331.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong

doanh nghiệp 341.4.2.1 Nhân tố khách quan 341.4.2.2 Những nhân tố chủ quan 371.4.3 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn lưu động

trong doanh nghiệp 38

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 40 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU

ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP BƯU ĐIỆN HÀ NỘI (HACISCO) 41

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP BƯU ĐIỆN HÀ NỘI

(HACISCO) 412.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Xây lắp

Bưu điện Hà Nội (Hacisco) 412.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội 422.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội 452.1.4 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần

Xây lắp Bưu điện Hà Nội 482.1.5 Đặc điểm về vốn sản xuất kinh doanh nói chung và vốn lưu động

Trang 3

nói riêng của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội 49

2.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP BƯU ĐIỆN HÀ NỘI 53

2.2.1 Công tác quản trị vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội 53

2.2.2 Công tác quản trị các khoản phải thu tại Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội 60

2.2.3 Công tác quản trị hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội 67

2.3 THỰC TẾ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP BƯU ĐIỆN HÀ NỘI 76

2.3.1 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động 77

2.3.2 Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển 84

2.3.2.1 Mức tiết kiệm tuyệt đối vốn lưu động 84

2.3.2.2 Mức tiết kiệm tương đối vốn lưu động 85

2.3.3 Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động 87

2.3.4 Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động 89

2.3.5 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán 92

2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP BƯU ĐIỆN HÀ NỘI (HACISCO) 98

2.4.1 Các kết quả đạt được 98

2.4.2 Tồn tại cần giải quyết và nguyên nhân 100

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 103

Chương 3: BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP BƯU ĐIỆN HÀ NỘI 104

3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP BƯU ĐIỆN HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 104

Trang 4

3.1.1 Những thuận lợi và khó khăn 104

3.1.2 Định hướng hoạt động của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội trong thời gian tới 106

3.2 ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CẦN THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN TỚI 110

3.3 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY 112

3.3.1 Quản lý chặt chẽ doanh thu và chi phí 112

3.3.2.1 Các giải pháp nhằm tăng doanh thu 113

3.3.2.2 Các biện pháp làm giảm chi phí 115

3.3.2 Huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh 116

3.3.3 Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ 118

3.3.4 Nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động 119

3.3.5 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý .120

3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 122

3.4.1 Kiến nghị đối với Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông 122

3.4.2 Kiến nghị với Nhà nước 123

3.4.2.1 Tạo môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng 123

3.4.2.2 Hoàn thiện hệ thống quy chế quản lý tài chính 126

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 127

KẾT LUẬN CHUNG 128

Trang 5

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Biểu đồ tình hình tăng trưởng doanh thu của Công ty 44

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số hiệu

Bảng 2.1 Hồ sơ kinh nghiệm thi công xây lắp của Hacisco 49Bảng 2.2 Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh của Công ty 55

Bảng 2.5 Xác định thời gian một vòng quay tiền mặt của Công ty 64Bảng 2.6 Cơ cấu các khoản phải thu của Công ty 68Bảng 2.7 Xác định thời gian một vòng quay các khoản phải thu

Bảng 2.9 Xác định thời gian một vòng quay hàng tồn kho của

Bảng

2.10

Thống kê tình hình đầu tư cổ phiếu của Công ty Cổ phần

Bảng

2.11

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động

85Bảng

2.12

So sánh số lần luân chuyển vốn lưu động

90Bảng

2.13

So sánh kỳ luân chuyển vốn lưu động

91Bảng

2.14

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động

95Bảng

2.15

So sánh hệ số đảm nhiệm vốn lưu động

96Bảng

2.16

Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động

97Bảng

2.17

So sánh tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động

98Bảng

2.18

Khả năng thanh toán hiện hành

100Bảng

2.19

So sánh khả năng thanh toán hiện hành

101

Trang 8

So sánh khả năng thanh toán nhanh

103Bảng

2.22

Khả năng thanh toán tức thời

104Bảng

2.23

So sánh khả năng thanh toán tức thời

105

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Ngày 07 tháng 11 năm 2006, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chứcThương mại Thế giới (WTO) Có thể thấy rõ, sau khi Việt Nam gia nhậpWTO, đã có một làn sóng nhà đầu tư đổ vào Việt Nam kinh doanh Điều nàymang đến cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội, nhưng đồng thời cũng làm tăngsức ép cạnh tranh vốn đã gay gắt lại càng gay gắt hơn giữa các doanh nghiệp

Do đó, để có thể tồn tại và phát triển trên thị trường, các doanh nghiệp phảitận dụng những lợi thế của mình, từng bước khắc phục những điểm yếu đểnâng cao khả năng cạnh tranh Đồng thời, các nhà quản trị phải quản lý và sửdụng nguồn vốn của mình một cách hiệu quả để phát triển hoạt động sản xuấtkinh doanh trong điều kiện cạnh tranh ngày càng quyết liệt như hiện nay Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn đóng một vai trò hết

sức quan trọng, quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động, do đó trong quátrình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động luôn vận động, thay thế và chuyểnhóa lẫn nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liêntục Nếu không chú trọng quản trị vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu độngnói riêng, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì và mở rộng sảnxuất kinh doanh trên thương trường Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụngvốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng là một vấn đề rất quantrọng giúp doanh nghiệp đứng vững và phát huy hơn nữa thế mạnh của mình.Xuất phát từ tình hình thực tiễn đó, Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện HàNội (Hacisco) luôn quan tâm tới vấn đề quản trị vốn lưu động nhằm phát huythế mạnh của mình trong lĩnh vực xây lắp các công trình Bưu chính - Viễnthông và cung cấp các vật tư ngành Bưu chính viễn thông không chỉ trong địabàn thành phố Hà Nội mà còn trên nhiều tỉnh thành trong cả nước

Trang 10

Được sự chấp thuận của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia HàNội, với sự hướng dẫn của Tiến sỹ Nguyễn Thị Minh Tâm, tôi đã chọn đề tài

“Một số biện pháp quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội (Hacisco)” để có thể nghiên cứu

về tình hình quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty

2 Tình hình nghiên cứu

Về lý luận, quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là vấn đềkhông mới và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về vấn đề này,

có thể đưa ra một số đề tài nghiên cứu:

- “Nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại Nhà máy gạch ngói LongXuyên” của Phạm Thị Đức Hạnh – Trường Đại học An Giang - năm 2004

- “Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanhcủa doanh nghiệp thương mại TNHH trên địa bàn Hà Nội” của Nguyễn ThịMai Anh – Đại học Kinh tế quốc dân – năm 2005

- “Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phầnThiết bị thương mại Thương Mại” của Trần Thị Mỹ An - Đại học ThươngMại - Năm 2004

- Và một số đề tài khác

Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập một cách toàndiện và cụ thể về quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tạiCông ty Hacisco

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu:

- Hoàn thiện các vấn đề lý luận về quản trị và hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng trong các doanh nghiệp

2

Trang 11

- Phân tích thực trạng công tác quản trị và sử dụng vốn lưu động tại Công

ty Hacisco, từ đó đề xuất một số biện pháp quản trị vốn lưu động nhằm nângcao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty trong thời gian tới

* Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về quản trị và nâng cao hiệuquả sử dụng vốn lưu động

- Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị và sử dụng vốn lưu động tạiCông ty Hacisco

- Đề xuất các biện pháp quản trị vốn lưu động nhằm nâng cao hiệu quả

sử dụng vốn lưu động cho Công ty

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu:

Tình hình quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện

Hà Nội (Hacisco) Cụ thể, trong phạm vi của đề tài, đi sâu vào đánh giá thựctrạng quản trị tiền mặt, quản trị các khoản phải thu, quản trị hàng tồn kho, tạiCông ty trong 4 năm 2005-2008, từ đó đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả sửdụng vốn lưu động tại Công ty

* Phạm vi nghiên cứu:

- Tình hình quản trị vốn lưu động tại Công ty thể hiện qua các tài liệ vàđặc biệt là các báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết của Công ty Hacisco trongvòng 4 năm 2005-2008

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài có sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vậtlịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp dựa trên các số liệu thực tế thu thậpđược Đặc biệt, tác giả luận văn đã sử dụng phương pháp phân tích các nhân

tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu

Bên cạnh đó, còn sử dụng các phương pháp sau:

Trang 12

- Phương pháp tổng hợp ý kiến chuyên gia

- Phương pháp so sánh:

Xác định mức độ thay đổi biến động tương đối và tuyệt đối của các chỉtiêu phân tích

- Phương pháp mô tả:

Dùng các bảng biểu, đồ thị để miêu tả chỉ tiêu cần thiết cho việc phân tích

6 Dự kiến những đóng góp của luận văn

* Về mặt lý luận:

Khái quát hóa các lý luận cơ bản về quản trị và sử dụng vốn lưu động tạicác doanh nghiệp để đưa ra cơ sở lý thuyết tương đối hoàn chỉnh nhằm vậndụng vào các doanh nghiệp đặc thù

* Về mặt thực tế:

Phát hiện, phân tích và đánh giá ưu nhược điểm trong công tác quản trị

và sử dụng vốn lưu động tại Công ty trong 4 năm từ 2005-2008, từ đó đưa racác biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty trong thờigian tới

7 Bố cục của luận văn

Bố cục của luận văn ngoài phẩn mở đầu và kết luận gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị và sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng công tác quản trị và sử dụng vốn lưu động tại

Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội (Hacisco)

Chương 3: Biện pháp quản trị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu

động tại Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội (Hacisco)trong thời gian tới

4

Trang 13

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ VÀ SỬ DỤNG

VỐN LƯU ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP

1.1 KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN LƯU ĐỘNG

1.1.1 Khái niệm vốn lưu động

Cũng như các ngành sản xuất khác, ngành xây dựng cơ bản muốn tiếnhành hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm thì cần phải có đủ ba yếu

tố cơ bản của quá trình sản xuất đó là: sức lao động, tư liệu lao động và đốitượng lao động

Trong đó sức lao động là tổng hợp thể lực, trí lực của con người, là điềukiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất xã hội Mọi quá trình vận độngphát triển sản xuất kinh doanh đều đòi hỏi sức lao động ngày càng có chấtlượng cao hơn

Tư liệu lao động là một vật hay một hệ thống những vật làm nhiệm vụtruyền dẫn sự tác động của con người đến đối tượng lao động, làm thay đổihình thái tự nhiên của nó, biến đối tượng lao động thành sản phẩm thoả mãnnhu cầu của con người

Đối tượng lao động là tất cả những vật mà con người tác động vào nhằmbiến đổi nó phù hợp với mục đích sử dụng Bao gồm các loại có sẵn trongthiên nhiên như cây gỗ trong rừng nguyên thuỷ, hải sản ngoài biển khơi… vàcác loại đã qua chế biến như nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thànhphẩm… chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình tháivật chất ban đầu, giá trị của nó được dịch chuyển toàn bộ, một lần vào giá trịsản phẩm Những đối tượng lao động nói trên nếu xét về hình thái hiện vật thìđược gọi là tài sản lưu động, còn xét về hình thái giá trị thì được gọi là vốnlưu động của doanh nghiệp

Trang 14

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để hình thành các tài sản lưu động,doanh nghiệp phải bỏ ra một số vốn đầu tư nhất định Vì vậy ta có thể hiểuvốn lưu động là số tiền ứng trước để đầu tư, mua sắm tài sản lưu động để đảmbảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thường xuyênliên tục.

1.1.2 Phân loại vốn lưu động

Phân loại vốn lưu động cần căn cứ vào một số tiêu thức nhất định để sắpxếp vốn lưu động theo từng loại, từng nhóm nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý vàmục đích sử dụng Vì vậy việc phân loại có thể căn cứ vào một số tiêu thức sau:

1.1.2.1 Phân loại theo vai trò của từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh

Là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm luân chuyểncủa vốn lưu động chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động

Vì vậy, vốn lưu động của các doanh nghiệp không ngừng vận động qua cácgiai đoạn của chu kỳ kinh doanh bao gồm:

- Vốn lưu động trong khâu dự trữ gồm: Giá trị các khoản nguyên vật liệuchính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ

- Vốn lưu động trong khâu sản xuất gồm: các khoản giá trị sản phẩm dởdang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển

- Vốn lưu động trong khâu lưu thông gồm: Các khoản giá trị thành phẩm,vốn bằng tiền, các khoản vốn đầu tư ngắn hạn, các khoản vốn trong thanh toán.Các quá trình trên diễn ra thường xuyên liên tục lặp đi lặp lại theo chu kỳ

và được gọi là quá trình tuần hoàn, chu chuyển của vốn lưu động

Do các nhà doanh nghiệp sản xuất hoạt động theo phương thức T H

-SX - H’ - T’ nên hình thái ban đầu của vốn lưu động là tiền tệ rồi chuyển sanghình thái nguyên vật liệu dự trữ Qua giai đoạn sản xuất, nguyên vật liệu đượcđưa vào chế tạo thành sản phẩm hoặc bán thành phẩm Kết thúc quá trình vận

6

Trang 15

động, sau khi sản phẩm đã được tiêu thụ vốn tất cả các giai đoạn của quá trìnhsản xuất và thường xuyên chuyển từ dạng này sang dạng khác.

Trong các doanh nghiệp khác nhau thì sự vận động của vốn lưu động làkhác nhau Chẳng hạn, trong các doanh nghiệp thương mại thì phương thứcvận động của vốn là T – H – T’ Do vậy bắt đầu quá trình vận động vốn lưuđộng từ hình thái tiền tệ chuyển sang hình thái hàng hoá và kết thúc lại trở vềhình thái tiền tệ chứ không qua giai đoạn sản xuất, chế biến

Như vậy, chúng ta có thể khái quát những nét đặc thù về sự vận độngcủa vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh như sau:

* Vốn lưu động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh, vốn lưuđộng được phân bổ khắp cả trong và ngoài doanh nghiệp Nó có liên quan đếntất cả mọi người trong doanh nghiệp và những đối tượng ngoài doanh nghiệp

* Vốn lưu động được chuyển dịch toàn bộ và một lần vào giá trị sản phẩm

* Vốn lưu động vận động thường xuyên và nhanh hơn vốn cố định Vốnlưu động biến đổi từ hình thái này qua hình thái khác và sau đó sẽ chuyển vềhình thái ban đầu Qua quá trình vận động, vốn lưu động không chỉ biến đổi

về hình thái, mà quan trọng hơn nó còn tạo nên sự biến đổi về giá trị

Những thông tin về sự biến đổi này rất cần thiết cho sự tìm ra phươnghướng, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, mặt khácviệc thu hồi vốn lưu động sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh có tác dụngtrực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp vì có thể thu hồi vốn lưu động thìdoanh nghiệp mới có thể tiến hành mua sắm vật tư, thiết bị, trang trải nợ nầnphục vụ cho chu kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo

1.1.2.2 Phân loại vốn lưu động theo hình thái biểu hiện

Theo tiêu thức này thì vốn lưu động bao gồm:

- Vốn vật tư hàng hoá: Là các khoản vốn lưu động biểu hiện bằng hìnhthái hiện vật hàng hoá cụ thể như nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang,bán thành phẩm, hàng hoá

Trang 16

- Vốn bằng tiền: Bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tại quỹ,tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản vốn trong thanh toán, cáckhoản đầu tư ngắn hạn

Ở các doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu vốn lưu động cũng khác nhau,việc phân tích kết cấu vốn lưu động sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn nhữngđặc điểm riêng về số vốn lưu động mà mình đang quản lý và sử dụng, từ đóxác định đúng các trọng điểm và biện pháp quản trị vốn lưu động có hiệu quảhơn với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp Mặt khác, thông qua việc thay đổikết cấu vốn lưu động của mỗi doanh nghiệp trong từng thời kỳ khác nhau ta

có thể thấy được những biến đối tích cực hay những hạn chế về mặt chấtlượng trong công tác quản trị vốn lưu động của từng doanh nghiệp

1.1.2.3 Phân loại vốn lưu động theo nguồn hình thành

Trong nền kinh tế thị trường, vốn lưu động có thể được hình thành từnhiều nguồn khác nhau Tuy nhiên căn cứ vào nội dung kinh tế, người ta cóthể chia làm 2 nguồn hình thành cơ bản sau:

* Vốn ban đầu của chủ sở hữu: Là số tiền đóng góp của các nhà đầu tưngười chủ sở hữu doanh nghiệp nó phụ thuộc vào loại hình của doanh nghiệp

- Đối với doanh nghiệp nhà nước: Nguồn vốn chủ sở hữu do nhà nước(hay ngân sách nhà nước) cấp phát nên được gọi là vốn ngân sách nhà nước

8

Trang 17

- Đối với công ty cổ phần: Nguồn vốn này được biểu hiện dưới hình thứcvốn cổ phần, vốn này do những người sáng lập công ty phát hành cổ phiếu đểhuy động thông qua việc bán các cổ phiếu đó.

- Đối với doanh nghiệp tư nhân: Nguồn vốn này do chủ doanh nghiệpđầu tư hay các hội viên liên kết cùng nhau bỏ ra để đầu tư hình thành doanhnghiệp, nên được gọi là vốn tự có

- Đối với doanh nghiệp liên doanh: Nguồn vốn này được biểu hiện dướihình thức vốn liên doanh, vốn này được hình thành do sự đóng góp giữa cácchủ đầu tư hoặc các doanh nghiệp để hình thành các doanh nghiệp mới

* Vốn doanh nghiệp tự bổ sung: Là số vốn được bổ sung hàng năm từ lợinhuận hoặc từ các quỹ của doanh nghiệp Ngoài ra cần phải kể đến số vốn docác chủ sở hữu bổ sung mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả kinh doanh.Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu còn bao gồm chênh lệch đánh giá lại tàisản, quỹ phát triển sản xuất, quỹ dự trữ, chênh lệch tỷ giá, quỹ khen thưởng,quỹ phúc lợi, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí sự nghiệp

b) Nguồn vốn tín dụng (vốn vay).

Trong nền kinh tế thị trường, ngoài nguồn vốn chủ sở hữu nguồn vốn tíndụng vẫn luôn được coi là nguồn vốn quan trọng thường xuyên và hiệu quảđối với hầu hết các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cả trên lýthuyết cũng như thực tế

Vốn vay có ý nghĩa quan trọng không những chỉ ở khả năng tài trợ cácnhu cầu bổ sung cho việc mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp mà còn tạo điều kiện linh hoạt trong việc thu hẹp quy mô kinhdoanh bằng việc hoàn trả các khoản nợ đến hạn và giảm số lượng vốn vay.Nguồn vốn tín dụng được thực hiện dưới các phương thức chủ yếu sau:

-Vốn tín dụng ngân hàng: Là các khoản vốn mà các doanh nghiệp vaycác ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm hay các tổchức kinh doanh khác… theo nguyên tắc hoàn trả theo thời gian quy định

Trang 18

Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng quan trọng nhất Nó có quan

hệ với các thành phần kinh tế trong xã hội và thoả mãn phần vốn khá lớn đốivới các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân Việc sử dụng nguồn vốn tíndụng ngân hàng để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động không chỉ giúp chodoanh nghiệp khắc phục được những khó khăn về vốn mà còn có tác dụngphân tán rủi ro trong kinh doanh Tuy nhiên để sử dụng nguồn vốn tín dụng

có hiệu quả, doanh nghiệp cũng cần phải có những phân tích đánh giá nhiềumặt khi quyết định sử dụng nguồn vốn này, đặc biệt là việc lựa chọn ngânhàng cho vay, khả năng trả nợ và chi phí sử dụng vốn vay từ các ngân hàng

- Vốn tín dụng thương mại: Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụnggiữa các nhà doanh nghiệp biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá,mua bán trả góp, trả chậm hàng hoá, nguồn tín dụng thương mại có ảnhhưởng hết sức to lớn không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với cả mộtnền kinh tế Quy mô của nguồn vốn tín dụng thương mại phụ thuộc vào sốlượng hàng hoá dịch vụ mua chịu và thời hạn mua chịu của khách hàng Thờihạn mua chịu càng dài thì nguồn vốn tín dụng thương mại càng lớn

- Vốn chiếm dụng của các đối tượng khác: Bao gồm các khoản phải trảcán bộ công nhân viên, phải trả thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhànước nhưng chưa đến hạn phải trả, phải nộp hay các khoản tiền đặc cọc Mặc

dù doanh nghiệp có quyền sử dụng số vốn này vào các hoạt động kinh doanh

mà không phải trả lãi, nhưng nguồn vốn này không lớn và không có kế hoạchtrước, mà chỉ đáp ứng vốn lưu động tạm thời

- Vốn do phát hành trái phiếu: Là nguồn vốn doanh nghiệp thu được dophát hành trái phiếu ngắn hạn ra thị trường nhằm thu hút được các nguồn tiềntạm thời nhàn rỗi trong xã hội Việc phát hành trái phiếu cho phép phân phốirộng rãi, người vay tránh được các khó khăn và sự giàng buộc của ngân hàng,các tổ chức tín dụng Tuy nhiên, không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng cóthể phát hành trái phiếu

10

Trang 19

Như vậy, trong nền kinh tế thị trường, vốn lưu động được hình thành từnhiều nguồn khác nhau, bằng các hình thức huy động rất đa dạng và phongphú Mỗi hình thức có ưu điểm, nhược điểm nhất định Vì vậy các nhà quảntrị tài chính cần phải lựa chọn các phương pháp và hình thức thích hợp đảmbảo cho doanh nghiệp hoạt động liên tục với chi phí sử dụng vốn thấp nhất.

1.1.3 Vai trò của vốn lưu động

Vốn trong các doanh nghiệp có vai trò quyết định đến việc thành lập,hoạt động và phát triển của mỗi doanh nghiệp Nó là điều kiện tiên quyết,quan trọng nhất của sự ra đời, tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp Làmột bộ phận không thể thiếu được trong vốn kinh doanh của các doanhnghiệp, vốn lưu động có những vai trò chủ yếu sau

Một là: Vốn lưu động giúp cho các doanh nghiệp tiến hành hoạt độngsản xuất kinh doanh một cách liên tục có hiệu quả Nếu vốn lưu động bị thiếuhay luân chuyển chậm sẽ hạn chế việc thực hiện mua bán hàng hoá, làm chocác doanh nghiệp không thể mở rộng được thị trường hay có thể bị gián đoạnsản xuất dẫn đến giảm sút lợi nhuận gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp

Hai là: Do đặc điểm của vốn lưu động là phân bố khắp trong và ngoàidoanh nghiệp, đồng thời chúng lại chu chuyển nhanh nên thông qua quản lý

và sử dụng vốn lưu động, các nhà tài chính doanh nghiệp có thể quản lý toàndiện tới việc cung cấp, sản xuất và phân phối của doanh nghiệp Chính vì vậy,

có thể nói rằng vốn lưu động là một công cụ quản lý quan trọng Nó kiểm tra,kiểm soát, phản ánh tính chất khách quan của hoạt động tài chính thông qua

đó giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá những mặt mạnh, mặt yếutrong kinh doanh như khả năng thanh toán, tình hình luân chuyển vật tư, hànghoá, tiền vốn, từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn đạt được hiệuquả kinh doanh cao nhất

Trang 20

Ba là: Vốn lưu động là tiền đề vật chất cho sự tăng trưởng và phát triểncủa các doanh nghiệp đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thương mại và cácdoanh nghiệp nhỏ, bởi ở các doanh nghiệp này vốn lưu động chiếm một tỷtrọng lớn trong tổng vốn, sự sống còn của các doanh nghiệp này phụ thuộc rấtnhiều vào việc tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động Mặc dù, hầu hết các

vụ phá sản trong kinh doanh là hệ quả của nhiều yếu tố chứ không phải chỉ doquản trị vốn lưu động tồi, nhưng cũng cần thấy rằng, sự bất lực của một sốcông tác trong việc hoạch định và kiểm soát chặt chẽ vốn lưu động và cáckhoản nợ ngắn hạn hầu như là nguyên nhân dẫn đến thất bại của họ

Thứ tư : Vốn lưu động còn là nguồn lực quan trọng để thực hiện các chiếnlược, sách lược kinh doanh nhằm phát huy tài năng của ban lãnh đạo doanhnghiệp Nó giúp cho doanh nghiệp đưa hàng hoá từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnhvực lưu thông, giải quyết được mâu thuẫn vốn có giữa sản xuất và tiêu dùng.Tóm lại, vốn lưu động có một vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy, việc sử dụng vốn lưuđộng như thế nào cho có hiệu quả sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu chungcủa doanh nghiệp

1.2 QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG

Trong cơ chế hiện nay, vấn đề quản lý vốn kinh doanh là rất cấp thiết

và cấp bách đối với doanh nghiệp bởi vì quản lý vốn là khâu quan trọng giúpdoanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh Đối với vốn lưu động cũng vậy,muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì phải quản lý tốt vốn lưuđộng Do đó, khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, ta không thể khôngxem xét đến việc quản trị vốn lưu động

1.2.1 Quản trị vốn bằng tiền

Quản trị vốn bằng tiền đề cập đến việc quản lý tiền mặt trong quỹ, tiềngửi ngân hàng, tiền đang chuyển… Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

12

Trang 21

của doanh nghiệp luôn phát sinh các khoản thu chi thanh toán ngay bằng tiềnmặt, do đó việc dự trữ tiền mặt tại doanh nghiệp là cần thiết và rất quan trọng.Động cơ chủ yếu của việc nắm giữ tiền mặt trong doanh nghiệp là đểlàm thông suốt các giao dịch trong kinh doanh cũng như duy trì khả năngthanh toán của doanh nghiệp ở mọi thời điểm Ngoài ra,còn xuất phát từ nhucầu dự phòng để ứng phó với những nhu cầu bất thường chưa dự đoán được

và động lực đầu cơ trong việc dự trữ tiền mặt để sẵn sàng sử dụng khi xuấthiện các cơ hội kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao Việc duy trì mức dự trữtiền mặt đủ lớn còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội thu chiết khấu

từ các nhà cung cấp

Nội dung chủ yếu của việc quản trị vốn bằng tiền bao gồm:

* Xác định số dư tiền mặt mục tiêu:

Số dư tiền mặt mục tiêu bao gồm sự đánh đổi giữa chi phí cơ hội củaviệc nắm giữ quá nhiều tiền mặt và chi phí giao dịch của việc nắm giữ quá íttiền mặt

William Baumol là người đầu tiên đưa ra mô hình quản lý tiền mặt chínhthức liên kết giữa chi phí cơ hội và chi phí giao dịch (C*) Mô hình của ông

có thể được dùng để tính toán mức số dư tiền mặt mục tiêu và được xác địnhbằng công thức:

Trong đó:

C*: Số dư tiền mặt mục tiêu

T: Tổng nhu cầu về tiền mặt trong một chu kỳ

F: Chi phí một lần giao dịch

K: Lãi suất trên thị trường

2*T*F

C*

O = K

Trang 22

Như vậy, nếu doanh nghiệp giữ số tiền mặt ở mức quá thấp, doanhnghiệp sẽ gặp phải khó khăn trong việc thanh toán, do đó có thể doanh nghiệpphải bán các tài sản lưu động có tính thanh khoản cao thường xuyên hơn lànếu giữ số tiền mặt cao hơn, điều đó sẽ làm cho chi phí giao dịch tăng lên.Ngược lai, chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền mặt sẽ tăng lên, khi số tiền mặtgiữ lại tăng Do đó, nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải xác định được số dưtiền mặt mục tiêu hay nói cách khác chính là sự cân đối giữa chi phí cơ hội củaviệc nắm giữ tiền mặt và chi phí giao dịch sao cho tổng chi phí là tối thiểu.

* Hoạch định ngân sách tiền mặt:

Ngân sách tiền mặt là một kế hoạch ngắn hạn dùng để xác định nhu cầuchi tiêu và nguồn thu tiền mặt của doanh nghiệp, kế hoạch này thường đượcxây dựng trên cơ sở quý, tháng, tuần

Dự đoán nguồn thu tiền mặt bao gồm thu nhập từ hoạt động kinh doanh,nguồn đi vay và các nguồn khác, trong các nguồn thu kể trên, nguồn thu từhoạt động sản xuất kinh doanh coi là quan trọng nhất, nó được dự đoán dựatrên cơ sở doanh số bán ra và phần trăm doanh số được thanh toán tiền mặt dựkiến trong kỳ

Dự đoán nhu cầu chi tiêu bao gồm các khoản chi cho sản xuất kinhdoanh như mua sắm tài sản, trả lương, các khoản chi cho hoạt động đầu tưtheo kế hoạch của doanh nghiệp, các khoản chi trả lãi, nộp thuế và các khoảnchi khác

Trên cơ sở so sánh nhu cầu chi tiêu, doanh nghiệp có thể thấy được mứcthăng dư hay thâm hụt ngân quỹ Từ đó thực hiện các biện pháp cân bằng thu chingân sách như tăng tốc độ thu hồi công nợ hoặc giảm tốc độ xuất quỹ nếu có thểthực hiện được, hoặc khéo néo sử dụng các khoản nợ đến thời hạn thanh toán

14

Trang 23

* Đầu tư tiền nhàn rỗi:

Hầu hết các công ty lớn quản lý tài sản tài chính ngắn hạn của mình vàgiao dịch thông qua ngân hàng và các trung gian Do đó, nếu công ty có dưthừa tiền mặt tạm thời, công ty có thể đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn.Các loại chứng khoán có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt cao là nhữngcông cụ tài chính được mua bán trên thị trường tiền tệ hay thị trường vốn cótính linh hoạt rất cao Việc đầu tư vào các loại chứng khoán này có vai trònhư một bước đệm cho quản lý tiền mặt, khi lượng tiền mặt của doanh nghiệpgiảm thấp hơn mức ấn định, các loại chứng khoán này được dùng để chuyểnđổi nhanh thành tiền mặt Ngược lại, tiền nhàn rỗi có thể được đầu tư tạm thờivào các loại chứng khoán này Tuy nhiên, khi đầu tư vào các loại chứngkhoán cần xem xét kỹ các đặc tính như tính thanh khoản, tính rủi ro, thời gianđáo hạn, lợi nhuận kỳ vọng

Để thực hiện các nội dung quản lý tiền mặt nói trên doanh nghiệp có thể

sử dụng các biện pháp như:

- Tăng tốc độ thu hồi tiền mặt

- Giảm tốc độ chi tiêu tiền mặt

Trong đó tăng tốc độ thu hồi tiền mặt có thể được thực hiện thông quaviệc khuyến khích khách hàng thanh toán sớm với việc áp dụng chính sáchchiết khẩu đối với các khoản nợ được thanh toán trước hay đúng hạn, quyđịnh phương thức thanh toán phù hợp với từng đối tượng khách hàng tổ chứctheo dõi và đôn đốc thu hồi công nợ

Giảm tốc độ chi tiêu tiền mặt là việc thay vì dùng tiền thanh toán sớmcác hoá đơn mua hàng, người quản lý tài chính có thể trì hoãn việc thanh toántrong phạm vi thời gian và các chi phí tài chính, tiền phạt hay sự suygiảm vịthế tín dụng của doanh nghiệp thấp hơn những lợi ích cho việc thanh toánchậm mang lại

Trang 24

1.2.2 Quản trị các khoản phải thu, phải trả

Việc chiếm dụng vốn lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh làmột nét đặc trưng trong quan hệ kinh tế giữa các chủ thể, thậm chí còn đượccoi là một “sách lược” trong kinh doanh trên thị trường Các khoản phải thuchính là số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng, các khoản phải trả là số vốndoanh nghiệp đi chiếm dụng

Độ lớn các khoản phải thu, phải trả phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tốc

độ thu hồi hay trả công nợ cũ, tốc độ tạo ra nợ mới và sự tác động của các yếu

tố chung nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp như chu kỳ suy thoái củanền kinh tế, khủng hoảng tiền tệ… Doanh nghiệp đặc biệt chú ý tới các nhân

tố mà mình có thể kiểm soát được, tác động lớn tới chất lượng của các khoảnphải thu, phải trả Đó là chính sách tín dụng

* Chính sách tín dụng:

Khi thực hiện các chính sách tín dụng, doanh nghiệp cần lưu ý các điểm sau:

- Phải xác định được các tiêu chuẩn tín dụng tức là sức mạnh tài chính tốithiểu mà có thể chấp nhận được các khoản mua và bán chịu

- Chiết khấu tiền mặt: Là việc nhằm khuyến khích khách hàng trả tiềnsớm bằng cách thực hiện việc giảm giá đối với các trường hợp mua hàng bằngtiền mặt hoặc trả tiền trước thời hạn

- Thời hạn bán chịu: Là độ dài thời gian của các khoản tín dụng

- Chính sách thu tiền và biện pháp xử lý với các khoản tín dụng quá hạn.Các yếu tố trên tác động mạnh mẽ đến doanh thu bán hàng của doanhnghiệp, chẳng hạn doanh thu sẽ có xu hướng tăng lên khi các tiêu chuẩn tíndụng được nới lỏng, tỷ lệ chiết khấu tăng, thời gian bán chịu dài và phươngthức thu tiền bớt gắt gao Tuy nhiên, trong việc thiết lập chính sách tín dụng

và tổ chức thực hiện nó, người làm công tác quản lý tài chính phải xác minhđược phẩm chất tín dụng của khách hàng trên cơ sở đó thiết lập các tiêu chuẩn

16

Trang 25

tín dụng thích hợp, bởi nếu các tiêu chuẩn tín dụng quá cao có thể loại bỏ nhiềukhách hàng tiềm năng do đó làm giảm lợi nhuận Ngược lại, nếu tiêu chuẩn tíndụng quá thấp sẽ làm tăng doanh số bán nhưng đồng thời cũng làm cho rủi rotín dụng tăng, gia tăng các khoản nợ khó đòi, chi phí thu tiền tăng lên.

* Theo dõi các khoản phải thu, phải trả:

Người làm công tác quản lý tài chính phải theo dõi thường xuyên cáckhoản phải thu nhằm xác định đúng thực trạng của chúng và đánh giá đúngtính hữu hiệu của chính sách thu tiền của doanh nghiệp, kịp thời phát hiện cáckhoản tín dụng có vấn đề để có biện pháp giải quyết thích ứng Để theo dõicác khoản phải thu, phải trả có thể sử dụng các công cụ sau đây

- Kỳ thu, trả tiền bình quân:

Kỳ thu tiền bình quân phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoảnphải thu, kỳ trả tiền bình quân phản ánh số ngày cần thiết để doanh nghiệp trảcác khoản phải trả, được xác định theo công thức:

Mục tiêu trong quản lý các khoản phải thu, phải trả của doanh nghiệp là

“thu sớm và trả muộn” Tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp thành côngtrong việc thực hiện như trên, khách hàng và nhà cung cấp bị thiệt, và sự đánhđổi ở đây chính là sự tác động đối với mối quan hệ giữa doanh nghiệp với cácđối tác trên Cho nên, kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp trong nhiều trường

Trang 26

hợp chưa thể có kết luận chắc chắn là tốt hay xấu mà còn phải xem xét lạimục tiêu và chính sách của doanh nghiệp như mở rộng thị trường, chính sáchtín dụng, quan hệ khách hàng…

- Phân tích tuổi của các khoản phải thu: Phương pháp này dựa trên thờigian biểu về tuổi của các khoản phải thu tức là khoảng thời gian có thể thuđược tiền của các khoản phải thu để phân tích Sự phân tích theo phương phápnày có tác dụng rất hữu hiệu, nhất là khi các khoản phải thu được xem xétdưới góc độ sự biến động về thời gian Nó cho phép tạo ra một phương pháptheo dõi hiệu quả đối với các khoản phải thu, tất nhiên, phương pháp này cóhạn chế là nó chịu sự chi phối mạnh mẽ của doanh số bán theo thời vụ Khidoanh thu bán thay đổi thất thường, biểu thời gian sẽ cho thấy sự thay đổi rấtlớn mặt dù mô hình thanh toán không thay đổi

- Mô hình số dư các khoản phải thu: Phương pháp này đo lường phầndoanh số bán chịu của mỗi tháng vẫn chưa thu được tiền tại thời điểm cuối tháng

đó và tại thời điểm kết thúc của tháng tiếp theo Ưu điểm của mô hình này so với

mô hình phân tích tuổi của các khoản phải thu là nó hoàn toàn không chịu sự tácđộng của yếu tố thời vụ mức biến động của doanh số bán không ảnh hưởng tới

sự phân bổ hợp lý những khoản nợ tồn đọng theo thời gian

Trang 27

doanh nghiệp Quản lý hàng tồn kho dự trữ trong các doanh nghiệp là rất quantrọng bởi vì nếu dự trữ không hợp lý sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh

bị giám đoạn, hiệu quả kém Việc quản lý hàng tồn kho có hiệu qủa phải đạtđược 2 mục tiêu sau:

- Mục tiêu an toàn: Đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có một khối lượnghàng hóa dự trữ đủ để đảm bảo sản xuất và bán ra thường xuyên, liên tục

- Mục tiêu kinh tế: Đảm bảo chi phí cho dự trữ là thấp nhất

Để kết hợp hài hoà giữa hai mục tiêu này, nhà kinh tế Ford W Harris đã

đề xuất mô hình EOQ (Economic Order Quantity Model) áp dụng trong quản

lý hàng tồn kho để tối thiểu hoá chi phí hàng tồn kho và tối đa hoá an toàntrong cung ứng, đã được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng Mô hình này giảthiết rằng:

- Một lượng hàng hoá như nhau được đặt tại mỗi thời điểm đặt hàng lại

- Các nhà quản lý chỉ quan tâm tới chi phí bảo quản và chi phí đặt hàng

là những chi phí chịu ảnh hưởng bởi số lượng hàng tồn kho

Theo lý thuyết về mô hình này thì số lượng hàng đặt hiệu quả là:

Trong đó :

EOQ: Số lượng hàng đặt hiệu quả

S: Tổng nhu cầu về hàng lưu kho trong một nămO: Chi phí một lần đặt hàng

C: Chi phí bảo quản một đơn vị hàng hoá trong nămVậy mức dữ trữ trung bình tối ưu là: Q*/2

Theo giả thuyết của mô hình thì nhu cầu và thời gian đặt hàng là xác

EOQ

= Q*

= 2*S*O

C

Trang 28

định Tuy nhiên thực tế không phải như vậy, dự trữ an toàn được sử dụng như

là một lớp đệm chống lại sự gia tăng bất thường của nhu cầu hay thời gianmua hàng hoặc tình trạng không sẵn sàng cung cấp Dự trữ an toàn là mức tồnkho hay dữ trữ tồn kho ở mọi thời điểm, ngay cả khi lượng tồn kho được xácđịnh theo mô hình EOQ

Vậy dự trữ trung bình tối ưu thực tế là:

Như vậy, việc quản lý và sử dụng vốn lưu động là 2 vấn đề không thểtách rời nhau, nếu quản lý tốt thì hiệu quả sử dụng vốn lưu độngê sẽ cao vàngược lại Do vậy, muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động doanhnghiệp phải quản trị vốn lưu động một cách khoa học, có hiệu quả

1.2.4 Quản trị các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

Đầu tư nói chung, đầu tư tài chính ngắn hạn nói riêng là một trong nhữnglĩnh vực khá “thú vị” của quản trị tài chính Hơn thế nữa, quyết định đầu tưcòn là một trong ba chức năng của một giám đốc tài chính, hai chức năng kialà: huy động vốn và quản lý tài sản

Quyết định nên đưa chứng khoán ngắn hạn nào vào số lượng bao nhiêu vàodanh mục đầu tư của công ty là một chức năng quan trọng trong quản trị tàichính Một quyết định đầu tư đúng đắn, theo nghĩa cân bằng giữa lợi nhuận vàrủi ro của danh mục đầu tư ngắn hạn, đảm bảo tính thanh khoản và tương thíchvới dự báo ngân lưu của công ty sẽ có tác động làm tăng giá trị vốn cổ đông.Đối với nhà quản trị, việc lựa chọn trong vô số các chứng khoán đa dạng

về thời hạn và mệnh giá, khác nhau về rủi ro và lợi nhuận để ra quyết địnhđầu tư là một thử thách lớn nhất

Tính phức tạp của việc này lại càng tăng thêm do quyết định đầu tư phụthuộc rất nhiều vào quan điểm riêng của nhà quản trị về rủi ro, trong khi phảiphản ánh được thái độ rủi ro của các cổ đông

20

Q*

+ Dù tr÷ an toµn thùc tÕ 2

Trang 29

Các nhà quản trị nhận ra rằng điều kiện tiên quyết để có thể lựa chọn đầu

tư giữa các cơ hội khác nhau là cần phải thiết lập trước một chính sách đầu tư.Chính sách đầu tư xác định thái độ của công ty đối với rủi ro, lợi nhuận và chỉ

ra cách thức thể hiện thái độ ấy

Nhìn chung, đối với hầu hết mọi người, quan điểm về rủi ro là khẩu hiệu

“an toàn, thanh khoản và sinh lời” Qua đó, chúng ta thấy sự an toàn được ưutiên hơn tính thanh khoản và suất sinh lời, nhằm bảo toàn được vốn đầu tưban đầu

Một chính sách đầu tư cụ thể thường thể hiện các tiêu chuẩn như sau:

- Số loại chứng khoán tối thiểu có thể chấp nhận được

- Giới hạn về số tiền đầu tư hoặc tỷ trọng đối với chứng khoán cụ thể củamột người phát hành

- Có sử dụng chiến lược “mua để giữ” hay không

- Mục tiêu là mức thu nhập hay là suất sinh lời

- Lựa chọn nhà môi giới: công ty chứng khoán, đại lý hay ngân hàngthương mại

- Quy trình thực hiện và kiểm soát

- Phương pháp giám sát và đánh giá hiệu quả đầu tư

Trước khi xây dựng chính sách đầu tư, bộ phận tài chính cần đánh giá khảnăng thanh khoản của công ty, mức độ rủi ro sai lệch có thể có, và mọi giới hạncủa thành phần bên ngoài đối với chính sách đầu tư của công ty

Các nhà đầu tư tổ chức luôn thực hiện tốt việc đa dạng hoá rủi ro bằngcách dùng lúc sở hữu chứng khoán của nhiều công ty khác nhau Rủi ro liênquan đến các công ty như vậy được gọi là rủi ro hệ thống, hay chính là độnhạy của suất sinh lời của cổ phiếu của công ty so với suất sinh lời bình quânthị trường

Trang 30

Để có thể lập các kế hoạch tài chính ngắn hạn có hiệu quả, các nhà quản trị nên tiến hành theo các bước sau:

• Xác định mục tiêu cá nhân và sự ảnh hưởng của mục tiêu cá nhân đếncác mục đích tài chính của công ty để có thể điều chỉnh mục tiêu cá nhân chophù hợp với mục đích của công việc

• Thiết lập mục tiêu tăng trưởng, mục tiêu về lợi nhuận trên vốn đầu tư vàhướng mở rộng phát triển doanh nghiệp Những mục tiêu này phải được thểhiện bằng các con số cụ thể Hãy sử dụng kế hoạch tài chính dài hạn để đưa racác dự báo về lợi nhuận, doanh số và so sánh với kết quả thực sự đạt được

• Trong quá trình lập kế hoạch, nhà quản trị nên tập trung vào các điểmmạnh, điểm yếu của doanh nghiệp và các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và vi mô

có thể ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu đã đề ra Đồng thời phải pháttriển các chiến lược dựa trên kết quả phân tích các yếu tố có liên quan (chiến lượcgiá, tiềm năng về thị trường, cạnh tranh, so sánh chi phí sử dụng vốn đi vay và vốn

tự có…) để có thể đưa ra hướng đi đúng đắn nhất cho sự phát triển của công ty

• Chú ý tới nhu cầu về tài chính, nhân lực và nhu cầu về vật chất hạ tầngcần thiết để hoàn thành kế hoạch tài chính bằng cách đưa ra những dự báo vềdoanh số, chi phí và lợi nhuận không chia cho khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm

• Trau dồi phương pháp điều hành hoạt động doanh nghiệp, nắm bắt các

cơ hội về thị trường và phát triển sản phẩm mới để có thể tìm ra biện pháp tốtnhất nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động của công ty

• Cập nhật kế hoạch tài chính thông qua các báo cáo tài chính mới nhấtcủa công ty Thường xuyên so sánh kết quả tài chính công ty thu được với các

số liệu hoạt động của các công ty trong cùng ngành để biết được vị trí củacông ty trong ngành Tìm ra và khắc phục điểm yếu của công ty Không ngạithay đổi kế hoạch tài chính nếu mục tiêu bạn đề ra quá thụ động hoặc vượtquá khả năng của công ty Quản lý vốn sử dụng thực của công ty

22

Trang 31

Vốn sử dụng thực của công ty là chênh lệch giữa tài sản hiện có củacông ty và các khoản nợ phải trả, thường được gọi là vốn lưu chuyển trongcông ty Các nhà quản trị phải luôn chú ý đến những thay đổi trong vốn lưuchuyển, nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi và ảnh hưởng của sự thay đổi đóđối với tình hình hoạt động của công ty.

1.3 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG

1.3.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là chỉ tiêu chất lượng phản ánh mối quan

hệ giữa kết quả thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh tới số vốn lưuđộng bỏ ra trong kỳ Với việc cụ thể hoá kết quả kinh doanh và sử dụng vốnlưu động bằng các chỉ tiêu sát thực, doanh nghiệp sẽ đánh giá được hiệu quả

sử dụng vốn lưu động một cách đúng đắn và khách quan Hiệu quả sử dụngvốn lưu động phản ánh trình độ và năng lực quản lý vốn của doanh nghiệp,đảm bảo vốn lưu động được luân chuyển với tốc độ cao, đảm bảo khả năngthanh toán của doanh nghiệp luôn ở tình trạng tốt và mức hao phí vốn là thấp

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động cần một hệ thống các chỉ tiêuđược xây dựng để có thể đánh giá chi tiết và cụ thể

1.3.2 Phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

1.3.2.1 Phương pháp so sánh

So sánh cũng là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích đểxác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích Do vậy, để tiếnhành so sánh, phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định điều kiện sosánh, xác định số gốc để so sánh, và xác định kỹ thuật so sánh

Thứ nhất: Điều kiện so sánh

Phải tồn tại ít nhất 02 đại lượng (2 chỉ tiêu)

-Các đại lượng (các chỉ tiêu) phải đảm bảo so sánh được Đó là sự thốngnhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất vềthời gian và đơn vị đo lường

Trang 32

Thứ hai: Xác định gốc để so sánh

Kỳ gốc so sánh tuỳ thuộc vào mục đích của phân tích Cụ thể:

-Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích thì gốc

so sánh được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở kỳ trước hoặc hàngloạt kỳ trước (năm trước) Lúc này sẽ so sánh chỉ tiêu giữa kỳ này với kỳtrước, năm này với năm trước hoặc hàng loạt kỳ trước

-Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra thì gốc sosánh là trị số kế hoạch của chỉ tiêu phân tích Khi đó tiến hành so sánh giữathực tế với kế hoạch của chỉ tiêu

-Khi xác định vị trí của doanh nghiệp thì gốc so sánh là giá trị trung bìnhngành hay chỉ tiêu phân tích của đối thủ cạnh tranh

24

Trang 33

Điều kiện áp dụng:

-Khi nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích phải xắp xếpnhân tố ảnh hưởng theo thứ tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng,trường hợp có nhiều nhân tố số lượng cùng ảnh hưởng thì nhân tố chủ yếuxếp trước, nhân tố thứ yếu xếp sau và không đảo lộn tình tự này

Phương pháp:

Trước hết phải biết được số lượng các nhân tố ảnh hưởng, mối quan hệ củachúng với chỉ tiêu phân tích, từ đó xác định được công thức tính của chỉ tiêu Thứ 2, cần sắp xếp thứ tự các nhân tố theo một trình tự nhất định: Nhân

tố số lượng xếp trước, nhân tố chất lượng xếp sau

Thứ 3, tiến hành lần lượt thay thế từng nhân tố theo một trình tự nói trên

- Nhân tố nào được thay thế, nó sẽ lấy giá trị thực tế từ đó, còn các nhân tốchưa được thay thế phải giữ nguyên giá trị ở kỳ gốc hoặc kỳ kế hoạch Thaythế xong một nhân tố, phải tính ra kết quả cụ thể của lần thay thế đó, lấy kếtquả này so với (trừ đi) kết quả của bước trước đó thì chênh lệch tính được làkết quả do ảnh hưởng của nhân tố vừa được thay thế

Cuối cùng, có bao nhiêu nhân tố phải thay thế bấy nhiêu lần và tổng hợpảnh hưởng của các nhân tố phải bằng với đối tượng cụ thể của phân tích (chính

là chênh lệch giữa thực tế với kế hoạch hoặc kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích)

1.3.2.3 Phương pháp cân đối

Khác với phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch,phương pháp cân đối được sử dụng để tính mức độ ảnh hưởng của từng nhân tốkhi chúng có quan hệ tổng với chỉ tiêu phân tích, cho nên mức độ ảnh hưởngcủa từng nhân tố là độc lập với nhau và việc tính toán cũng đơn giản hơn

Cụ thể, để tính mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đó cũng chỉ cần tính

ra chênh lệch giữa thực tế với kế hoạch (kỳ gốc) của bản thân nhân tố đókhông cần quan tâm đến các nhân tố khác

Trang 34

1.3.2.4 Phương pháp phân tích chi tiết

Các hiện tượng và kết quả kinh tế thường rất đa dạng và phức tạp Đểnhận thức được chúng cần thiết phải phân chia các hiện tượng và kết quả kinh

tế theo những tiêu thức khác nhau, như theo yếu tố cấu thành, theo địa điểmphát sinh và theo thời gian

Phân chia các hiện tượng và kết quả kinh tế theo yếu tố cấu thành nhằmgiúp cho việc đánh giá chúng được chính xác và cụ thể, qua đó xác định đượcnguyên nhân cũng như chỉ ra được trọng điểm của công tác quản lý Ví dụngười ta có thể phân chia lợi nhuận của doanh nghiệp thành lợi nhuận từ hoạtđộng kinh doanh và lợi nhuận từ các hoạt động khác, hoặc phân chia giáthành theo khoản mục người ta sẽ biết được cụ thể giá thành tăng giảm thuộckhoản mục nào, từ đó đi sâu nghiên cứu giá thành theo từng khoản mục Phân chia các hiện tượng và kết quả kinh tế theo địa điểm phát sinhnhằm phát hiện được nơi (nguồn gốc) hình thành của chúng, có vậy mới xácđịnh được trọng điểm của công tác quản lý

- Phân chia các hiện tượng và kết quả kinh tế theo thời gian Ví dụ kếtquả của năm theo quý, của quý theo tháng là để biết nhịp điệu cũng như chỉ rađược chu kỳ hoạt động có hiệu quả của đơn vị, để từ đó các biện pháp điềuchỉnh thích hợp, nhằm giúp đơn vị đạt hiệu quả cao hơn

1.3.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

1.3.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời

* Hệ số sinh lời:

Hệ số sinh lời của vốn lưu động hay còn gọi là mức doanh lợi vốn lưuđộng phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận

Hệ số sinh lời vốn lưu động càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng

có hiệu quả Hệ số sinh lời vốn lưu động có thể tính theo công thức sau:

Trang 35

Trong đó:

HSL : Hệ số sinh lời vốn lưu động

VLĐbq : Vốn lưu động bình quân trong kỳ

Trong đó: VLĐĐK: Số vốn lưu động đầu kỳ

VLĐCK: Số vốn động cuối kỳCác chỉ tiêu trên đây dùng để phản ánh tình hình sử dụng vốn lưu động

là tiết kiệm hay lãng phí, hiệu quả hay không hiệu quả Dựa vào các chỉ tiêunày, người ta có thể đánh giá khái quát về tình hình sử dụng vốn lưu động củadoanh nghiệp

* Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động:

Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động được xác định bằng công thức:

Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động cần có để đạt được một đồngdoanh thu, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốnlưu động càng cao và ngược lại

1.3.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển

Sử dụng hợp lý, hiệu quả vốn lưu động được biểu hiện trước hết ở tốc độluân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm, việc nâng cao tốc độ chu chuyểnvốn lưu động có ý nghĩa to lớn vì với một số vòng không tăng nhưng có thểhoàn toàn tăng nhanh doanh số bán ra Nó chính là điều kiện cơ bản để tăngthu nhập, lợi nhuận, tiết kiệm vốn lưu động và cũng là nhiệm vụ cơ bản củadoanh nghiệp Tốc độ luân chuyển vốn lưu động được thể hiện bằng số vòngquay và số ngày của một vòng chu chuyển vốn lưu động

Trang 36

* Số vòng quay vốn lưu động.

Số vòng quay vốn lưu động phản ánh số lần luân chuyển vốn lưu độngđược thể hiện trong một thời kỳ nhất định thường tính trong một năm Côngthức tính như sau:

Trong đó:

V: Số lần luân chuyển của vốn lưu động trong kỳ

Số lần luân chuyển càng lớn thì hiệu suất sử dụng vốn lưu động củadoanh nghiệp càng cao và ngược lại

* Thời gian trung bình một vòng luân chuyển vốn lưu động.

Số ngày trung bình của một vòng luân chuyển vốn lưu động phản ánh sốngày để thực hiện một vòng quay vốn lưu động, kỳ luân chuyển vốn lưu độngcàng ngắn thì càng tốt và ngược lại

Công thức được xác định như sau:

Trong đó:

K: Thời gian trung bình một vòng luân chuyển vốn lưu động

1.3.3.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành vốn lưu động

Để đánh giá một cách chính xác hơn, cặn kẽ hơn về hiệu quả sử dụngvốn lưu động chúng ta hãy lần lượt phân tích từng khoản mục cụ thể cấuthành lên vốn lưu động của doanh nghiệp:

* Vòng quay các khoản phải thu.

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoảnphải thu của doanh nghiệp thành tiền mặt và được xác định bằng công thức:

V Doanh thu thuÇn (trong kú)

Trang 37

Trong đó:

Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thể hiện rằng doanh nghiệp thuhồi càng nhanh các khoản nợ Điều đó được đánh giá là tốt vì vốn bị chiếmdụng giảm

* Kỳ thu tiền bình quân được xác định bằng công thức.

Kỳ thu tiền bình quân càng ngắn thể hiện chính sách thu hồi công nợ củadoanh nghiệp có hiệu quả Tuy nhiên, nếu kỳ thu tiền bình quân mà quá ngắnnghĩa là phương thức tín dụng quá hạn chế, có thể sẽ làm ảnh hưởng khôngtốt đến quá trình tiêu thụ sản phẩm, bởi lẽ trong thời đại “Khách hàng làthượng đế” hiện nay việc mua bán chịu là một tất yếu khách quan và kháchhàng luôn mong muốn thời hạn trả tiền được kéo dài thêm

* Kỳ trả tiền bình quân.

Kỳ trả tiền bình quân thể hiện số ngày bình quân của một lần doanhnghiệp đã trả cho các khoản nợ ngắn hạn từ việc mua bán chịu hàng hoá đượcthể hiện bằng công thức:

Vßng quay c¸c kho¶n ph¶i thu

Kú tr¶ tiÒn b×nh qu©n

= 360

(ngµy)

Vßng quay c¸c kho¶n ph¶i tr¶

=

360 * Sè d b×nh qu©n c¸c kho¶n ph¶i tr¶

Gi¸ vèn hµng b¸n + Chi phÝ b¸n hµng + Chi phÝ qu¶n lý doanh nghiÖp

Trang 38

Những nhà quản lý doanh nghiệp luôn mong muốn kỳ trả tiền bình quândài, nghĩa là khả năng đi chiếm dụng vốn từ các doanh nghiệp, cá nhân khác

sẽ tăng Tuy nhiên, không phải kỳ trả tiền bình quân càng dài càng tốt, vì khi

đó khách hàng và nhà cung cấp bị thiệt, và sự đánh đổi ở đây chính là tácđộng đối với mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các đối tác trên

* Thời gian quay vòng hàng tồn kho

Thời gian quay vòng hàng tồn kho phản ánh số ngày trung bình của mộtvòng quay hàng tồn kho, thời gian quay vòng hàng tồn kho càng ngắn thì sốvòng quay hàng tồn kho càng lớn, chứng tỏ việc kinh doanh càng có hiệu quả,công thức xác định như sau:

Số ngày một vòng quay hàng tồn kho càng ngắn (hay hệ số doanh số lưukho cao) thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt bởi lẽ doanh nghiệp chỉđầu tư cho hàng tồn kho thấp nhưng vẫn đạt được doanh số cao Song, trongquá trình phân tích đánh giá, cần xem xét một cách cụ thể những yếu tố khác

có liên quan, như phương thức bán hàng vận chuyển thẳng hoặc bán giao tay

ba nhiều, thì hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao hoặc nếu duy trì mức tồnkho thấp cũng sẽ làm cho số ngày một vòng quay hàng tồn kho thấp nhưngcũng sẽ làm cho khối lượng tỉêu thụ hàng hoá sẽ bị hạn chế hơn

* Thời gian quay vòng tiền mặt

Vòng quay tiền mặt là khoản thời gian bắt đầu từ khi trả tiền mặt chonguyên vật liệu và kết thúc khi thu được tiền mặt từ các khoản phải thu vàđược xác định bằng công thức:

Trang 39

Các doanh nghiệp luôn mong muốn có vòng quay tiền mặt ngắn vì khi

đó số vốn mà doanh nghiệp đưa vào sản xuất kinh doanh sẽ cho một hiệu quảcao hơn từ đó sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Tuy nhiên

để làm được điều đó buộc các doanh nghiệp phải có chính sách quản lý tíndụng cấp cho khách hàng chặt, đồng thời tăng khả năng chiếm dụng vốn củakhách hàng Nhưng quan hệ của doanh nghiệp là mối quan hệ giữa các đốitác, khách hàng và nhà cung cấp nên khi doanh nghiệp có lợi thì nhất định cácđối tác bị thiệt hại, điều đó sẽ ảnh hưởng không tốt tới các mối quan hệ củadoanh nghiệp trên thị trường

1.3.3.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

Các hệ số này đo lường khả năng đáp ứng các ràng buộc pháp lý về tàichính của doanh nghiệp (nghĩa là thanh toán các khoản nợ ngắn hạn) Khidoanh nghiệp có đủ tiền, doanh nghiệp sẽ tránh được việc vi phạm các ràngbuộc pháp lý về tài chính và vì thế tránh được nguy cơ chịu các áp lực về tàichính Khả năng thanh khoán kế toán đo lường, khả năng thanh toán nợ ngắnhạn và nó thường liên quan đến vốn lưu động ròng, chênh lệch giữa tài sảnlưu động và nợ ngắn hạn

Để tính toán khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp người tathường sử dụng một số phương pháp cụ thể như : hệ số thanh toán hiện thời,

hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán bằng tiền

* Hệ số thanh toán hiện thời

Hệ số thanh toán hiện thời phản ánh mối quan hệ giữa tài sản lưu động

và các khoản nợ ngắn hạn Nó thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu độngvới nợ ngắn hạn và được xác định bằng công thức:

= Doanh thu thuÇn

TiÒn mÆt b×nh qu©n

Vßng quay tiÒn mÆt

TSL§BQ

Trang 40

Hệ số thanh toán hiện thời cao sẽ phản ánh khả năng thanh toán cáckhoản nợ đến hạn của doanh nghiệp là tốt Tuy nhiên, không phải hệ số nàycàng cao là càng tốt, vì khi đó có một lượng tài sản lưu động lớn bị tồn chữ,làm việc sử dụng tài sản lưu động không hiệu quả, vì bộ phận này không sinhlời Do đó tính hợp lý của hệ số thanh toán hiện thời còn phụ thuộc vào từngngành nghề, góc độ của người phân tích cụ thể.

* Hệ số thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán nhanh đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưuđộng trước các khoản nợ ngắn hạn Trong tài sản lưu động của doanh nghiệphiện có thì vật tư hàng hoá có tính thanh khoán thấp nhất, do đó nó có khảnăng thanh toán kém nhất Vì vậy khi xác định hệ số thanh toán nhanh người

ta đã trừ phần hàng tồn kho ra khỏi tài sản đảm bảo thanh toán nhanh và đượcthể hiện bằng công thức:

Cũng như hệ số thanh toán hiện thời, độ lớn hay nhỏ của hệ số này còntuỳ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh cụ thể thì mới có thể kết luận làtích cực hay không tích cực Tuy nhiên nếu hệ số này quá nhỏ thì doanhnghiệp sẽ gặp phải khó khăn trong việc thanh toán công nợ

* Hệ số thanh toán bằng tiền (tức thời)

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng nợ ngắn hạn thì hiện tại doanh nghiệp

có bao nhiêu đơn vị tiền tệ tài trợ cho nó Nếu chỉ tiêu này cao phản ảnh khảnăng thanh toán nợ của doanh nghiệp là tốt, nếu chỉ tiêu này mà thấp thì khảnăng thanh toán nợ của doanh nghiệp là chưa tốt Tuy nhiên, khó có thể nói

Ngày đăng: 06/03/2015, 12:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài chính, Chính sách và chế độ tài chính đối với doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách và chế độ tài chính đối với doanh nghiệp
Nhà XB: Nhàxuất bản Tư pháp
2. Hồ Ngọc Cẩn, Những quy định mới về công tác quản lý tài chính trong các đơn vị hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội, năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những quy định mới về công tác quản lý tài chính trong cácđơn vị hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
3. Ngô Thế Chi, Vũ Công Ty, “Đọc, lập, phân tích tài chính” , Nhà xuất bản Thống kê , Hà Nội, năm 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đọc, lập, phân tích tài chính”
Nhà XB: Nhà xuất bảnThống kê
4. Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội, Báo cáo tài chính, từ năm 2002 đến năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tài chính
5. Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội, Báo cáo tổng kết năm, từ năm 2002 đến năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết năm
6. Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội, năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ tổ chức và hoạt độngcủa Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội
7. Lưu Thị Hương Giang, Giáo trình “Tài chính doanh nghiệp”– Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, năm 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanh nghiệp
Nhà XB: Nhà xuấtbản Thống kê
8. Vũ Duy Hào, Những vấn đề cơ bản về quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, năm 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản về quản trị tài chính doanh nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
9. Vũ Duy Hào, Đàm Văn Huệ, Nguyễn Quang Ninh, Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, năm 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị tài chínhdoanh nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
10. Trần Thị Thái Hà, Đầu tư tài chính, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội., năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư tài chính
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia HàNội
11. Ngô Quỳnh Hoa, 101 câu hỏi về quản lý tài chính và sử dụng vốn trong doanh nghiệp, Nhà xuất bản lao động – xã hội, Hà Nội, năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 101 câu hỏi về quản lý tài chính và sử dụng vốn trongdoanh nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản lao động – xã hội
12. Đàm Văn Huệ, HIệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: HIệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp vừa vànhỏ
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân
13. Nguyễn Ngọc Hùng, Giáo trình Tài chính – Tiền tệ, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, năm 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tài chính – Tiền tệ
Nhà XB: Nhà xuất bản Thốngkê
14. Lưu Thị Hương – Vũ Duy Hào, Những vấn đề cơ bản về tài chí nh doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, năm 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản về tài chí nh doanhnghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
15. Nguyễn Thế Khải, Phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội, năm 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp
Nhà XB: Nhàxuất bản Tài chính
16. Nguyễn Đăng Nam - Nguyễn Đình Kiệm, Giáo trình “Quản trị Tài chính Doanh nghiệp” , Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội, năm 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quản trị Tài chínhDoanh nghiệp”
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
17. Lưu Hằng Nga, Một số ý kiến về tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp, Tạp chí Kiểm toán số 2, Hà Nội, năm 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số ý kiến về tổ chức kế toán quản trị trong các doanhnghiệp
18. Lê Văn Tâm, Giáo trình “Quản trị doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Thống kê , Hà Nội, năm 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quản trị doanh nghiệp”
Nhà XB: Nhà xuất bản Thốngkê
19. Website http://www.cafef.vn 20. Website http://www.fpts.com.vn 21. Website http://www.has.vn Link
27. Website http://www.ssi.com.vn 28. Website http://www.tailieu.vn Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w