1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đối chiếu lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và nội soi phế quản với mô bệnh học của ung thư phế quản

126 801 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 2,79 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư phế quản (UTPQ) là bệnh ác tính phát triển từ biểu mô phế quản, tiểu phế quản, phế nang hoặc từ các tuyến của phế quản [29], [38]. Là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong do ung thư ở nhiều nước trên thế giới [49], [72] chiếm 13% tổng số ung thư các loại tính chung trên phạm vi toàn cầu [58]. Năm 1996 UTPQ đã tăng 36% so với năm 1980, riêng ở nữ tăng 49% [10]. Năm 2000, trên toàn thế giới có 10,1 triệu ca ung thư mới được phát hiện, 6,2 triệu ca tử vong, trong đó tỷ lệ mới mắc và tử vong do UTPQ tương ứng là 1,2 triệu và 1,1 triệu. Tốc độ gia tăng tỷ lệ mới mắc UTPQ là 0,5%/năm. Tỷ lệ mới mắc và tử vong cao nhất ở Đông Âu, Bắc Mỹ, Australia, New Zealand, Nam Mỹ; mức độ trung bình ở Trung Quốc, Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á, tỷ lệ thấp nhất được ghi nhận ở Ấn Độ, Nam Á và Pakistan, [87], [105]. Tại Mỹ, UTPQ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở cả nam và nữ, chiếm khoảng 28% tổng số các trường hợp tử vong do ung thư hàng năm. Năm 1994 tỷ lệ tử vong điều chỉnh theo tuổi do UTPQ trên 100.000 người là 70,9 đối với nam và 33,8 đối với nữ [51], [92], [99]. Năm 2007 ước tính có 213.380 người mới mắc trong đó nam chiếm 53,78% [61]. Tại Việt nam, UTPQ có bệnh suất cao và có chiều hướng gia tăng [4], [25], [31]. Tại Hà nội giai đoạn 1991-1995, UTPQ thường gặp nhất ở nam giới, chiếm 21,9% ung thư các loại và tỷ lệ bị bệnh điều chỉnh theo tuổi là 34,9/100.000. Ở nữ UTPQ chiếm 7,1%, đứng hàng thứ ba tổng số ung thư. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, UTPQ chiếm 16,5% tổng số ung thư ở nam, đứng hàng thứ hai sau ung thư gan. Ở nữ UTPQ đứng hàng thứ sáu, chiếm tỷ lệ 5,4% [9], [46]. Năm 2000 ước tính c ả nước có 36.201 nam, 32.786 nữ bị UTPQ, mỗi năm sẽ có thêm 6.905 ca mắc mới [29], [38]. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ nhưng việc chẩn đoán UTPQ ở giai đoạn tối ưu có thể can thiệp được vẫn còn là vấn đề nan giải đối với y học thế giới và y học Việt Nam [5], [8], [14], [16], [40], [41], [48]. Các triệu chứng lâm sàng của UTPQ thường gặp là đau ngực, ho khạc đờm dai dẳng, ho máu, khó thở, khàn tiếng, sút cân [4], [6], [7], [15], [23], nhưng không đặc hiệu cho UTPQ [57], [58], [72], [76], [99]. Khoảng 80% số bệnh nhân có biểu hi ện lâm sàng thường ở giai đoạn muộn, khi kích thước khối u đã lớn hơn 3cm nên khả năng điều trị nội khoa cũng như can thiệp ngoại khoa có nhiều hạn chế. Tỷ lệ sống trên 5 năm chỉ khoảng 7-12% [1], [3], [10], [20]. Việc kết hợp bộ ba lâm sàng, hình ảnh học gồm chụp cắt lớp vi tính và nội soi phế quản, mô bệnh học làm tăng tính chính xác trong chẩn đoán, đ ánh giá giai đoạn và quyết định phương pháp điều trị [24], [27], [31], [57], [59], [71]. Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu đề cập những khía cạnh khác nhau của UTPQ như lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, mô bệnh học, phương pháp điều trị [1], [4-6], [10], [36], [46], [47]. Nhưng đặc điểm lâm sàng, tổn thương trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và nội soi phế quản có gì khác biệt ở từng týp mô học của UTPQ là vấ n đề còn ít được nhắc đến trong y văn. Chưa có nghiên cứu nào phân tích và liên kết những vấn đề ấy lại với nhau một cách hệ thống, chính vì vậy chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu: “Đối chiếu lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và nội soi phế quản với mô bệnh học của ung thư phế quản”. Nhằm hai mục tiêu sau: 1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng củ a ung thư phế quản. 2. Đối chiếu lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và nội soi phế quản với mô bệnh học của ung thư phế quản.

Ngày đăng: 05/03/2015, 20:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w