Hội chứng cận ung thư

Một phần của tài liệu Đối chiếu lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và nội soi phế quản với mô bệnh học của ung thư phế quản (Trang 25 - 27)

HC cận ung thư gồm tập hợp những dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện ở những bệnh nhân ung thư, không phải là hậu quả trực tiếp tại chỗ của khối u hoặc di căn và không đặc hiệu cho UTPQ. Người ta cho rằng khối u tiết ra một số chất có bản chất peptid mang hoạt tính hormone. HC cận ung thư có thể ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan và hệ thống cơ quan của cơ thể, ở một số trường hợp nó là dấu hiệu báo trước sự xuất hiện hoặc tái phát của ung thư [21], [33], [74], [96].

HC Cushing: do Hurst Brown mô tả lần đầu tiên năm 1928. Chiếm khoảng 10-30% các bệnh nhân ung thư do tiết ACTH lạc chỗ (ectopic) và phần lớn do ung thư phế quản. Biểu hiện lâm sàng giống HC Cushing kinh điển như mệt mỏi, sút cân, rạn da, béo trung tâm, mặt tròn, tăng huyết áp, trầm cảm, rối loạn tâm thần, tăng Glucose máu, hạ kali, nhiễm kiềm, tăng nồng độ cortisol niệu 24h, tăng nồng độ cortisol máu, nồng độ ACTH không giảm sau khi làm nghiệm pháp ức chế bằng dexamethasol liều cao. Có tác giả cho rằng HC tiết ACTH lạc chỗ làm giảm tỷ lệ sống sót ở bệnh nhân UTPQ [21], [94], [99].

HC tiết ADH không thỏa đáng (SIADH: Syndrome of inappropriate antidiuretic hormone secretion): do Winker và Crankshan mô tả lần đầu tiên năm 1938 khi nhận thấy ở một số bệnh nhân bị UTPQ có hiện tượng hạ natri máu. Năm 1970 Schwartz- Bartter nghiên cứu 120 trường hợp UTPQ thấy UTPQ tế bào nhỏ thường hay gây HC tăng tiết ADH. Biểu

hiện lâm sàng có hạ natri máu, giảm áp xuất thẩm thấu máu, natri niệu bình thường. Trường hợp nặng có thể biểu hiện rối loạn tâm thần, lẫn lộn, co giật, thờ ơ hoặc hôn mê.

HC tăng canxi máu: chiếm khoảng 1% tổng số UTPQ và thường gặp týp UTBM dạng biểu bì (squamous cell). Lâm sàng có thể gặp các biểu hiện về thần kinh và dạ dầy ruột như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, chán ăn,đau bụng, ỉa chảy, nôn, hạ kali máu, canxi máu trên 3,5mmol (14mg/dl).

HC carcinoid: thường phát sinh từ ruột nhưng đã có những ghi nhận do nguồn gốc phế quản, hay gặp týp tế bào nhỏ hoặc không định týp. Lâm sàng biểu hiện tăng tiết Serotonin, 5-oxy- tryptophan như da đỏ từng cơn (Flushing), mạch nhanh, có những cơn bốc hỏa, phù, khó thở, huyết áp giao động, ỉa lỏng.

HC thần kinh cận ung thư: hay gặp ở UTPQ týp tế bào nhỏ, cơ chế qua trung gian tự miễn dịch.

HC Lambert-Eaton: yếu cơ gốc chi, đôi khi teo cơ và mất phản xạ, tăng trương lực cơ thoáng qua, khô miệng, khô da và liệt dương.

HC huyết học cận ung thư: tăng bạch cầu hạt, tăng tiểu cầu, tăng bạch cầu ái toan, huyết khối tĩnh mạch lan rộng và tái phát.

Vú to nam giới: to một hoặc cả hai bên, giọng cao, teo tinh hoàn. Gặp khoảng 3% UTPQ týp tế bào lớn, do khối u bài tiết một peptid có hoạt tính hormone giống Gonadotropin.

HC Pierre -Marie -Bamberger (HC xương khớp phổi phì đại: hypertrophic pulmonary osteoarthropathy): biểu hiện lâm sàng thường gặp là ngón dùi trống (digital clubbing), sưng đau khớp, viêm khớp và phì đại khớp cổ tay và cổ chân, khớp gối, quá sản phần mềm, dày màng xương ở các xương dài. Thường gặp ở UTBM dạng biểu bì, đôi khi gặp týp tế bào nhỏ.

HC dạng thấp cận ung thư (Paraneoplastic rheumatic Syndromes):

chứng này có thể xuất hiện trước, trong hoặc sau khi chẩn đoán UTPQ hoặc có thể là dấu hiệu báo trước tình trạng tái phát.

Biểu hiện cận u da (cutaneous paraneoplastic manifestations): rậm lông, xạm da, bệnh Bazex (đỏ da, dầy sừng, bong vảy ở lòng bàn tay và bàn chân), ancathosis nigricans hay bệnh gai đen (dầy sừng đối xứng hai bên, lắng đọng sắc tố da) [94].

Một phần của tài liệu Đối chiếu lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và nội soi phế quản với mô bệnh học của ung thư phế quản (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)