Đối chiếu tuổi, giới với mô bệnh họ c

Một phần của tài liệu Đối chiếu lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và nội soi phế quản với mô bệnh học của ung thư phế quản (Trang 91 - 92)

- Giới: Kết quảđược chỉ ra ở bảng 3.14. + 100% UTBMTBN gặp ở nam.

+ Đối với nam, UTBMT (44/89 trường hợp) chiếm 49,4%, tiếp theo lần lượt là UTBMV 21/89 (23,6%), UTBMTBN 17/89 (19,1%).

+ Đối với nữ chủ yếu gặp UTBMT (24/32 trường hợp) chiếm 75%, UTBMV 7/32 (21,9%).

- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy UTBMT chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả 2 giới, đặc biệt 75% UTPQ ở nữ thuộc týp UTBMT. UTBMTBN và UTBMV chủ yếu gặp ở nam. Sự khác biệt này có thể do tình trạng hút thuốc lá ở nam cao hơn nữ. So với những nghiên cứu trước, có một sự thay đổi đó là UTBMT đứng hàng đầu trong các týp mô học, UTBMV đứng vị trí thứ 2. Nhận xét của chúng tôi tương tự nhiều nghiên cứu trong nước và trên thế giới [11], [19], [54], [62].

Theo Wahbah M và cs (2007), hồi cứu 4.439 trường hợp UTPQ từ 1980- 2003 cho thấy UTBMT là loại mô học phổ biến nhất ở cả nam và nữ (36,8% và 46,5%), tiếp theo là UTBMV (31,6% và 25,4%), UTBMTBL (18% và 9,9%), UTBMTBN (13,7% và 18,3%) [103].

Makitaro R và cs (1999), đặc điểm mô học của UTPQ ở nam và nữ qua các thời kỳ 1968- 1971 và 1990- 1992 [69] như sau: Nam Nữ Mô bệnh học 1968 – 1971 1990 – 1992 1968 - 1971 1990 - 1992 UTBMV 45% 43% 27% 17% UTBMTBN 30% 24% 27% 24% UTBMT 11% 21% 27% 48% UTBMTBL 5% 6% 12% 0% Loại khác 9% 6% 8% 10% Tổng n = 350 n = 319 n = 26 n = 62

- Tuổi: Kết quả nghiên cứu được chỉ ra ở bảng 3.15.

+ Ở tất cả các týp mô học chủ yếu gặp độ tuổi > 40, trong đó UTBMT chiếm tỷ lệ cao nhất ởđộ tuổi 40- 60 (57,4%) (UTBMTBN: 41,1%, UTBMV: 35,8%).

+ Độ tuổi > 60: UTBMTBN chiếm tỷ lệ cao nhất (58,8%) tiếp theo UTBMV 57,1%, UTBMT 39,7%.

Qua nghiên cứu 121 bệnh nhân, chúng tôi thấy tuổi của bệnh nhân UTBMT trẻ hơn UTBMTBN và UTBMV. Đặc điểm này có thể do UTBMT chiếm tỷ lệ cao ở nữ và những bệnh nhân không hút thuốc còn UTBMTBN và UTBMV liên quan mạnh hơn với tình trạng hút thuốc lá, thời gian hút, số điếu hút trong ngày.

Nhận xét của chúng tôi tương tự Radzikowska E, Glaz P, Roszkowski K (2002) nghiên cứu 20.561 trường hợp UTPQ từ 1995- 1998 tại Phần Lan ghi nhận phụ nữ bị UTPQ có tuổi trẻ hơn nam giới. Tuổi của nữ bị UTPQ týp UTBMTBN (58,2) và UTBMT (58,2) thấp hơn UTBMV (62,3). Ngoài ra tuổi của nam bị UTBMT (60,6) và UTBMTBN (60,2) cũng thấp hơn nam UTBMV (62,3) [85].

Một phần của tài liệu Đối chiếu lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và nội soi phế quản với mô bệnh học của ung thư phế quản (Trang 91 - 92)