Triệu chứng lâm sàng

Một phần của tài liệu Đối chiếu lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và nội soi phế quản với mô bệnh học của ung thư phế quản (Trang 81 - 83)

Kết quả nghiên cứu được chỉ ra ở bảng 3.4.

- Các triệu chứng hay gặp: đau ngực (86,8%), ho kéo dài (80,2%), gầy sút cân (73,6%), khó thở (66,9%), sốt (53,7%), ho máu (24%). Các triệu chứng khác chiếm tỷ lệ ít hơn. Theo một số tác giả:

- Nguyễn Thanh Tùng (2005), nghiên cứu 60 bệnh nhân UTPQ thấy đau ngực 63,3%, ho khan 50%, ho máu 30%, sút cân 90% [44].

- Bùi Xuân Tám (1989), đau ngực 77,3%, ho kéo dài 58,5%, sút cân + mệt mỏi 52,8%, sốt 41,5%, khó thở 35,5%, ho máu 30,2% [25].

- Tô Kiều Dung, Nguyễn Việt Cồ (1995), nghiên cứu 135 UTPQ không tế bào nhỏ đã phẫu thuật thấy ho kéo dài 50%, đau ngực 53,3%, ho máu 38,5%, sút cân 34,6% [9].

- Ngô Quý Châu (2002), nghiên cứu 598 bệnh nhân UTPQ nguyên phát thấy đau ngực 77,75%, ho khạc đờm 68,23%, khó thở 45,65%, sút cân 45,65%, sốt 35,62%, ho máu 27,59% [6].

- Midthun DE, Jett JR (1996), ho 45- 75%, sút cân 8- 68%, khó thở 37- 58%, ho máu 27- 57%, đau ngực 27- 49%, khàn tiếng 2- 18% [71], [92].

- Spiro SG, Gould KM, Colice LG (2007), ho 8- 75%, sút cân 0- 68%, khó thở 3- 60%, đau ngực 20- 49%, ho máu 6- 35%, đau xương 6- 25%, ngón dùi trống 0- 20%, sốt 0- 20%, yếu cơ 0- 10%, chèn ép TMC trên 0- 4%, khó nuốt 0- 2%, tiếng ran rít khu trú và lan tỏa 0- 2% [96].

Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước và trên thế giới. Nhìn chung, các tác giả đều ghi nhận các triệu chứng lâm sàng thường gặp là đau ngực, ho kéo dài, khó thở, sút cân.Tuy nhiên, triệu chứng ho máu trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn. Chúng tôi nhận thấy các triệu chứng lâm sàng của UTPQ không đặc hiệu và không được cả thầy thuốc và bệnh nhân quan tâm. Một số triệu chứng như ho khạc đờm có thể gặp trong viêm phế quản mạn, khí phế thũng, COPD và phần lớn những người hút thuốc lá. Nếu ho thay đổi tính chất, cường độ và không giảm với thuốc giảm ho thông thường thì có giá trị gợi ý chẩn đoán. Khó thở gặp trong UTPQ thường do tắc nghẽn đường thở, viêm phổi tắc nghẽn, xẹp phổi, tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim hoặc do nghẽn mạch huyết khối. Tuy nhiên khó thở cũng có thể do bệnh lý COPD nền. Do đó dẫn đến tình trạng hoặc là chẩn đoán nhầm hoặc là do chủ quan nên khi bệnh nhân đến viện thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, khả năng can thiệp rất hạn chế. Theo chúng tôi, mọi bệnh nhân có các biểu hiện đau ngực, ho khạc đờm,

ho máu, khó thở, tiền sử hút thuốc lá 20- 30 bao- năm, tuổi > 40 nên được xếp vào nhóm nguy cơ cao và nên chụp phổi chuẩn kiểm tra. Khi nghi ngờ thì tiến hành chụp CT ngực, nội soi phế quản và các biện pháp lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm mô bệnh học để chẩn đoán sẽ góp phần chẩn đoán đúng, chẩn đoán sớm UTPQ.

Một phần của tài liệu Đối chiếu lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và nội soi phế quản với mô bệnh học của ung thư phế quản (Trang 81 - 83)