đặt vấn đề Mổ lấy thai (MLT) là phẫu thuật lấy thai, phần phụ của thai ra khỏi tử cung qua đường rạch ở thành tử cung và đường rạch ở thành bụng [2]. Tỷ lệ MLT ở nhiều nước trên thế giới tăng nhanh trong vòng 20 năm trở lại đây, đặc biệt là các nước phát triển. ở Hoa Kỳ, năm 1988 tỷ lệ MLT trung bình của cả nước là 25%, đến năm 2004 tỷ lệ MLT tăng lên đến 29,1%[28]. ở Pháp, từ 1972 - 1981, tỷ lệ MLT tăng gần gấp đôi, từ 6% đến 11% và gần đây khoảng 20-25%. Tại Việt Nam, tỷ lệ MLT ngày càng tăng, theo nghiên cứu tại bệnh viện (BV) Phụ Sản trung ương (PSTƯ) qua các năm, năm 1998 là 34,6%, năm 2000 là 35,1%, năm 2005 là 39,1% [1], [3], [4], [5], [7]. Ngày nay, MLT đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều cơ sở sản khoa từ tuyến huyện trở lên và tai biến đã giảm nhiều nhờ sự tiến bộ không ngừng của kỹ thuật MLT, chỉ phẫu thuật, thuốc kháng sinh và gây mê hồi sức. Mặt khác, xã hội ngày càng phát triền, chất lượng cuộc sống ngày càng cao, các yếu tố xã hội ảnh hưởng, nhiều gia đình có nguyện vọng chủ động xin MLT, điều đó gây nên áp lực tâm lý cho thầy thuốc và làm tăng tỷ lệ MLT. Tại khoa Phụ Sản, BV Bạch Mai, chưa có nhiều nghiên cứu thường xuyên về vấn đề này. Chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu: "Nghiên cứu về chỉ định mổ lấy thai tại khoa Sản, bệnh viện Bạch Mai năm 2008”. Mục tiêu của đề tài: 1. Xác định tỷ lệ mổ lấy thai tại khoa Sản, bệnh viện Bạch Mai năm 2008. 2. Đánh giá về các chỉ định mổ lấy thai tại khoa Sản, bệnh viện Bạch Mai năm 2008.
Trang 1bộ y tế trường đại học y hμ nội
-
Đề tμi nghiên cứu khoa học cấp cơ sở
Nghiên cứu về chỉ định mổ lấy thai
tại khoa Sản, bệnh viện Bạch Mai năm 2008
Chủ nhiệm đề tài:
Tiến sỹ Phạm Bá Nha
Bộ môn Phụ - Sản, trường đại học Y Hà Nội
Hμ nội - 2009
Trang 3mục lục
Đặt vấn đề 1
Chương 1: Tổng quan 2
1.1 Định nghĩa 2
1.2 Sơ lược về lịch sử mổ lấy thai 2
1.3 Giải phẫu của tử cung liên quan đến Mổ lấy thai 3
1.3.1 Giải phẫu tử cung khi chưa có thai 3
1.3.2 Thay đổi giải phẫu và sinh lý tử cung khi có thai 4
1.4 Các chỉ định mổ lấy thai 6
1.4.1 Chỉ định mổ lấy thai chủ động 6
1.4.2 Các chỉ định mổ lấy thai trong quá trình chuyển dạ 8
1.5 nghiên cứu về mổ lấy thai ở Việt Nam và thế giới 11
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 13
2.1 Đối tượng nghiên cứu 13
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn 13
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 13
2.2 Phương pháp nghiên cứu 13
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 13
2.2.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu trong nghiên cứu 13
2.2.3 Địa điểm nghiên cứu 13
2.2.4 Kỹ thuật thu thập thông tin 13
2.2.5 Phân tích số liệu 14
2.2.6 Đạo đức nghiên cứu 14
Chương 3: Kết quả nghiên cứu 15
3.1 Tỷ lệ mổ lấy thai tại bệnh viện bạch mai năm 2008 15
3.1.1 Tỷ lệ mổ lấy thai năm 2008 15
3.1.2 Sự phân bố nghề nghiệp của sản phụ mổ lấy thai năm 2008 15
3.1.3 Tuổi của sản phụ mổ lấy thai năm 2008 16
3.1.4 Số lần đẻ 16
Trang 43.2 Các chỉ định mổ lấy thai năm 2008 17
3.2.1 Các chỉ định mổ lấy thai 17
3.2.2 Chỉ định mổ lấy thai do đường sinh dục 18
3.2.3 Các chỉ định mổ lấy thai do bệnh lý người mẹ 19
3.2.4 Chỉ định mổ lấy thai do thai 19
3.2.5 Các chỉ định mổ lấy thai do phần phụ của thai 20
3.2.6 Chỉ định do các nguyên nhân khác 20
3.2.8 Giới của trẻ sơ sinh 20
3.2.8 Trọng lượng sơ sinh 21
3.3.9 Chỉ số Apgar của trẻ sơ sinh 22
Chương 4: Bàn luận 23
4.1 Tỷ lệ mổ lấy thai năm 2008 23
4.1.1 Tỷ lệ mổ lấy thai tại bệnh viện Bạch Mai 23
4.1.2 Sự phân bố nghề nghiệp của sản phụ mổ lấy thai 25
4.1.3 Tuổi của sản phụ mổ lấy thai 25
4.1.4 Số lần đẻ 25
4.2 Nhận xét về các chỉ định mổ lấy thai 26
4.2.1 Các nguyên nhân đường sinh dục 26
4.2.2 Các chỉ định do bệnh lý của người mẹ 28
4.2.3 Các nguyên nhân do thai 29
4.2.3 Các chỉ định mổ lấy thai do nguyên nhân phần phụ của thai 32
4.2.5 Chỉ định mổ lấy thai do các nguyên nhân khác 33
4.2.6 Giới của trẻ sơ sinh 35
4.2.7 Trọng lượng sơ sinh 35
3.3.8 Chỉ số Apgar của trẻ sơ sinh 35
Kết luận 36 Tài liệu tham khảo
Trang 5Phiếu thu thập thông tin
1 Mã số bệnh án: … 2 Tuổi: 3 Nghề nghiệp:
4 Địa chỉ:
5 Ngày vào viện: 6 Ngày mổ: 7 ngày ra viện: 8 Tiền sử sản khoa:
9 Tiền sử bệnh tật:
10 Chỉ định mổ:
11.Khám trước mổ: ………
CTC: ………tình trạng ối: Ngôithai………Kiểu thế thai: ………
12 Thời điểm MLT: Chủ động: ………….Chuyển dạ:………
13 Các can thiệp khi mổ: Nếu có ghi cụ thể:………
14 Thời gian cuộc mổ: 15 Ngày nằm viện sau mổ: Tình trạng khi ra viện………
16 Giới trẻ sơ sinh: 17 Apgar:1 phút……điểm, 5 phút… điểm 18 Trọng lượng sơ sinh:………
19 Tình trạng trẻ sơ sinh:………
20 Phương pháp vô cảm:………
Trang 6đặt vấn đề
Mổ lấy thai (MLT) là phẫu thuật lấy thai, phần phụ của thai ra khỏi
tử cung qua đường rạch ở thành tử cung và đường rạch ở thành bụng [2]
Tỷ lệ MLT ở nhiều nước trên thế giới tăng nhanh trong vòng 20 năm trở lại đây, đặc biệt là các nước phát triển ở Hoa Kỳ, năm 1988 tỷ lệ MLT trung bình của cả nước là 25%, đến năm 2004 tỷ lệ MLT tăng lên đến 29,1%[28] ở Pháp, từ 1972 - 1981, tỷ lệ MLT tăng gần gấp đôi, từ 6% đến 11% và gần đây khoảng 20-25% Tại Việt Nam, tỷ lệ MLT ngày càng tăng, theo nghiên cứu tại bệnh viện (BV) Phụ Sản trung ương (PSTƯ) qua các năm, năm 1998 là 34,6%, năm 2000 là 35,1%, năm 2005 là 39,1% [1], [3], [4], [5], [7]
Ngày nay, MLT đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều cơ sở sản khoa từ tuyến huyện trở lên và tai biến đã giảm nhiều nhờ sự tiến bộ không ngừng của
kỹ thuật MLT, chỉ phẫu thuật, thuốc kháng sinh và gây mê hồi sức Mặt khác, xã hội ngày càng phát triền, chất lượng cuộc sống ngày càng cao, các yếu tố xã hội ảnh hưởng, nhiều gia đình có nguyện vọng chủ động xin MLT, điều đó gây nên áp lực tâm lý cho thầy thuốc và làm tăng tỷ lệ MLT
Tại khoa Phụ Sản, BV Bạch Mai, chưa có nhiều nghiên cứu thường xuyên về
vấn đề này Chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu:
"Nghiên cứu về chỉ định mổ lấy thai tại khoa Sản, bệnh viện Bạch Mai
năm 2008”
Mục tiêu của đề tài:
1 Xác định tỷ lệ mổ lấy thai tại khoa Sản, bệnh viện Bạch Mai năm
2008
2 Đánh giá về các chỉ định mổ lấy thai tại khoa Sản, bệnh viện Bạch Mai năm 2008
Trang 7Chương I Tổng quan
1.1 Định nghĩa
Mổ lấy thai là phẫu thuật để lấy thai và phần phụ của thai ra khỏi buồng
tử cung qua đường rạch ở thành tử cung và đường rạch ở thành bụng
Định nghĩa này không bao hàm mở bụng lấy thai trong trường hợp chửa trong ổ bụng và vỡ tử cung khi thai đã nằm trong ổ bụng [2], [6]
1.2 Sơ lược về lịch sử mổ lấy thai
Theo sử sách của người Ai Cập, MLT đã được đề cập vào những 3000 năm trước công nguyên Lúc đó MLT chỉ được thực hiện khi người mẹ mới chết hoặc đang hấp hối để cứu con Năm 730 trước Công nguyên, Hoàng Đế
La Mã Popilus đã cấm chôn sản phụ chết khi chưa được MLT [2]
Năm 1500, Jacob Nufer (Thụy Sỹ) thợ thiến lợn là người đầu tiên thực hiện rạch bụng vợ lấy con vì đẻ khó sau khi có 12 bà đỡ đã bó tay
Năm 1610, Tractmasnn J.(Đức) rạch dọc tử cung (Tc) lấy thai không khâu phục hồi, người mẹ chỉ sống được 25 ngày sau mổ phẫu thuật này áp dụng khắp châu Âu, tỷ lệ tử vong mẹ là 100% Năm 1794 trường hợp MLT
đầu tiên thành công cứu được cả mẹ và con tại bang Virginia của Hoa Kỳ [2] Năm 1882, Max Sanger (Đức) giới thiệu phương pháp mổ dọc thân tử cung
để lấy thai có khâu phục hồi cơ tử cung 2 lớp và được gọi là MLT theo phương pháp cổ điển Tuy nhiên, tử vong mẹ vẫn cao do viêm phúc mạc và ông đã xuất bản một cuốn sách “Kỹ thuật mổ lấy thai” gọi là kỹ thuật Sanger [2], [27] Năm 1805, Osiander đưa ra phương pháp phẫu thuật rạch dọc đoạn dưới
TC để lấy thai ra nhưng không được chú ý đến [2], [36], [37]
Năm 1926, Beek, Kerr, De Lee chủ trương rạch ngang đoạn dưới TC và khâu phủ phúc mạc đoạn dưới sau khi khâu cơ TC Kỹ thuật này được phổ
Trang 8biến rộng rãi và thực hành đến tận nửa đầu thế kỷ XX, nhưng MLT vẫn còn hạn chế do nhiễm khuẩn và yếu kém trong gây mê hồi sức [21], [30], [31] Năm 1940, Flemming phát minh ra kháng sinh đã làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn Sau đó vào nhũng năm 1950, gây mê hồi sức đã có bước tiến mới trong việc áp dụng các phương tiện gây mê hiện đại, thuốc tê, thuốc mê mới thì phẫu thuật MLT thực hiện an toàn hơn, đảm bảo hơn cho mẹ và con
ở Việt Nam, trước năm 1950 do nguy cơ nhiễm khuẩn lớn, chưa có kháng sinh và hạn chế của gây mê nên MLT được áp dụng rất hạn chế Chỉ sau khi kháng sinh ra đời, MLT mới được áp dụng rộng rãi
Năm 1956 phẫu thuật mổ dọc đoạn dưới TC lấy thai được áp dụng đầu tiên tại khoa sản Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) Sau đó Đinh Văn Thắng thực hiện mổ ngang đoạn dưới TC lấy thai tại Bệnh viện Bạch Mai và ngày nay phương pháp này đang được áp dụng rộng rãi trong toàn quốc [2], [6]
1.3 Giải phẫu của tử cung liên quan đến Mổ lấy thai
1.3.1 Giải phẫu tử cung khi chưa có thai
1.3.1.1 Hình thể ngoài
Tử cung gồm 3 phần: thân, eo và cổ tử cung (CTC) Thân TC hình thang,
đáy lớn ở trên, có 2 sừng ở hai bên Sừng TC là chỗ chạy vào của vòi TC và là nơi bám của dây chằng tròn và dây chằng TC - buồng trứng Thân TC dài 4cm, rộng 4,5cm Eo TC nhỏ dài 0,5cm CTC dài 2,5cm, rộng 2,5cm
1.3.1.2 Hình thể trong
TC là một khối cơ trơn, rỗng ở giữa tạo thành một khoang ảo gọi là buồng TC, khoang này dẹt và thắt lại ở eo
- Cấu trúc của TC gồm 3 lớp: lớp phúc mạc, lớp cơ và lớp niêm mạc
Lớp phúc mạc có đặc điểm ở trên dính vào thân TC, ở dưới nơi phúc mạc tạo thành túi cùng bàng quang - TC có thể bóc tách được dễ dàng và phía sau phúc mạc tạo thành túi cùng Douglas
Trang 9Lớp cơ ở thân TC và CTC khác nhau Lớp cơ ở thân TC gồm 3 lớp, lớp ngoài thớ dọc, lớp trong thớ vòng và lớp giữa gồm các cơ đan chéo nhau gọi là lớp cơ đan, lớp cơ này dày nhất và phát triển mạnh nhất Trong lớp cơ này có nhiều mạch máu Sau khi sổ thai và rau, lớp cơ này co chặt lại để tạo thành khối an toàn của tử cung, thít chặt các mạch máu lại Eo TC về sau phát triển thành đoạn dưới chỉ có 2 lớp cơ dọc ở ngoài và cơ vòng ở trong không có lớp cơ đan nên trong trường hợp rau tiền đạo thường chảy máu rất nhiều
- Động mạch TC là 1 nhánh của động mạch hạ vị, dài 13-15cm ngoằn ngoèo, lúc đầu chạy ở thành bên chậu hông sau dây chằng rộng, rồi chạy ngang tới eo TC, sau cùng lật lên chạy dọc bờ ngoài TC để rồi chạy ngang dưới vòi tử cung và có những nhánh tiếp nối với động mạch buồng trứng
1.3.2 Thay đổi giải phẫu và sinh lý tử cung khi có thai
1.3.2.1 Thay đổi ở thân tử cung
Thân tử cung là bộ phận thay đổi nhiều nhất trong khi có thai và chuyển dạ Trứng làm tổ ở niêm mạc tử cung và niêm mạc tử cung biến thành ngoại sản mạc Tại đây hình thành bánh rau, màng rau, buồng ối để chứa thai nhi ở trong Khi chuyển dạ, tử cung thay đổi dần để tạo thành ống đẻ cho thai ra
Trong những tuần đầu của thai nghén, tử cung to lên chủ yếu do tác dụng của estrogen và progesteron Nhưng sau 12 tuần lễ, tử cung tăng lên về kích thước chủ yếu do thai và phần phụ của thai to lên làm cho tử cung phải tăng lên theo [9]
Trang 10* Dung tích
Khi chưa có thai, buồng tử cung có dung tích 2-4 ml Khi có thai, dung tích buồng tử cung tăng lên tới 4000-5000 ml, trong các trường hợp đa thai, đa
ối dung tích buồng tử cung có thể tăng nhiều hơn nữa
Buồng tử cung khi chưa có thai đo được trung bình 7cm, vào cuối thời
kỳ thai nghén, buồng tử cung cao tới 32 cm
* Hình thể
Trong 3 tháng đầu, đo đường kính trước sau to nhanh hơn đường kính ngang nên tử cung có hình tròn Phần dưới phình to lên, có thể nắn thấy qua túi cùng bên âm đạo Do thai chiếm không hết toàn bộ buồng tử cung làm cho
tử cung không đối xứng, hình thể tử cung không đều Vào 3 tháng giữa, tử cung có hình trứng, cực to ở trên, cực nhỏ ở dưới Trong 3 tháng cuối, hình thể
tử cung phụ thuộc vào tư thế của thai nhi nằm trong buồng tử cung [9]
* Cấu tạo
- Phúc mạc ở thân tử cung dính chặt vào lớp cơ tử cung Khi có thai phúc mạc phì đại và giãn ra theo lớp cơ tử cung ở đoạn eo tử cung phúc mạc
có thể bóc tách được dễ dàng ra khỏi lớp cơ tử cung, ranh giới giữa hai vùng là
đường bám chặt của phúc mạc Đó là ranh giới để phân biệt đoạn thân tử cung với đoạn dưới tử cung Người ta thường mổ lấy thai ở đoạn dưới tử cung để có thể phủ được phúc mạc sau khi đã đóng kín vết mổ ở lớp cơ tử cung [9],
- Cơ ở thân TC gồm 3 lớp: lớp ngoài là lớp cơ dọc, lớp này vòng qua
đáy tử cung và kéo dài tới các dây chằng của tử cung Lớp trong là lớp cơ vòng, nó có các sợi cơ giống như các sợi cơ thắt ở quanh các lỗ vòi tử cung và
lỗ trong CTC Lớp giữa gồm các cơ đan chéo nhau gọi là lớp cơ đan, lớp cơ này dày nhất và phát triển mạnh nhất, trong lớp cơ này có nhiều mạch máu Sau khi sổ rau, lớp cơ này co chặt lại để tạo thành khối an toàn của tử cung, thít chặt các mạch máu lại, đó là sự cầm máu sinh lý [9]
- Niêm mạc tử cung khi có thai biến đổi thành ngoại sản mạc
Trang 11* Khả năng co bóp và co rút
Trong khi có thai khả năng co bóp và co rút của cơ tử cung tăng lên rất lớn Thể tích của tử cung có thể co lại còn 2/3, đang từ mềm toàn bộ có thể co chắc lại Tăng khả năng co bóp và co rút do 2 yếu tố: các sợi cơ tử cung đã tăng tình trạng dễ kích thích nên dễ bị co bóp hơn và các sợi cơ thường xuyên
ở trong tình trạng giãn nên dễ dàng và sẵn sàng co rút lại [9]
3.3.2.2 Thay đổi ở eo tử cung
Trước khi có thai eo tử cung chỉ là một vòng nhỏ, chiều cao 0,5-1 cm, nằm giữa thân và cổ tử cung
Phúc mạc ở eo tử cung lỏng lẻo, dễ bóc tách ra khỏi lớp cơ vì giữa phúc mạc và lớp cơ có một tổ chức liên kết khá dày Khi có thai và đoạn dưới tử cung được thành lập, phúc mạc cũng giãn dần ra Lớp cơ ở đoạn dưới tử cung chỉ có lớp cơ dọc ở ngoài, lớp cơ vòng ở trong, không có lớp cơ đan ở giữa Khi có thai eo tử cung giãn rộng dần, mỏng ra tạo thành đoạn dưới tử cung
Đến cuối cuộc chuyển dạ đẻ đoạn dưới tử cung dài khoảng 10 cm Đối với sản phụ con so đoạn dưới tử cung được thành lập từ đầu tháng thứ chín Còn ở người con dạ đoạn dưới tử cung thành lập vào giai đoạn đầu của cuộc chuyển dạ Đoạn dưới tử cung là phần dễ vỡ nhất trong cuộc chuyển dạ đẻ và dễ chảy máu khi có rau tiền đạo [9]
3.3.2.3 Thay đổi ở cổ tử cung
Khi có thai CTC mềm ra, mềm từ ngoài vào trung tâm Vị trí và hướng CTC không thay đổi nhưng khi đoạn dưới được thành lập, CTC thường quay
về phía xương cùng do đoạn dưới tử cung phát triển nhiều ở mặt trước hơn mặt sau Khi bắt đầu chuyển dạ đẻ CTC xoá và mở [9]
1.4 Các chỉ định mổ lấy thai
1.4.1 Chỉ định mổ lấy thai chủ động
1.4.1.1 Khung chậu bất thường
- Khung chậu hẹp toàn diện là khung chậu có tất cả các đường kính giảm
đều cả eo trên và eo dưới Đặc biệt đường kính nhô - hậu vệ nhỏ hơn 8,5 cm
- Khung chậu méo khi đo hình trám Michaelis không cân đối
Trang 12- Khung chậu hình phễu là rộng eo trên, hẹp eo dưới Chẩn đoán dựa vào
đo đường kính lưỡng ụ ngồi Nếu đường kính lưỡng ụ ngồi <9cm, nên có chỉ
định MLT chủ động [18]
1.4.1.2 Đường xuống của thai bị cản trở
- U tiền đạo là khối u nằm trong tiểu khung làm cho ngôi không lọt hoặc không xuống được
- Rau tiền đạo trung tâm, bán trung tâm
- Các bệnh tim ở giai đoạn mất bù trừ
- Bệnh tăng huyết áp, tai biến mạch não, tiền sản giật và sản giật
- ÂĐ chít hẹp bẩm sinh hoặc bị rách trong các lần đẻ trước không được khâu phục hồi tốt hoặc sau những trường hợp mổ có liên quan đến ÂĐ như mổ
rò bàng quang - ÂĐ, mổ rò trực tràng - ÂĐ
- Bảo tồn kết quả chỉnh hình phụ khoa: tiền sử mổ treo tử cung do sa sinh dục, sa bàng quang, làm lại ÂĐ -TSM
- Các dị dạng sinh dục: TC đôi, TC hai sừng [10], [18]
1.4.1.5 Nguyên nhân về phía thai và phần phụ
- Thai suy mãn tính, hết ối
- Thai to, không tương xứng với khung chậu, không có khả năng lọt qua
eo trên phải MLT [18]
Trang 131.4.2 Các chỉ định mổ lấy thai trong quá trình chuyển dạ
1.4.2.1 Chảy máu
* Rau tiền đạo
• Rau tiền đạo bán trung tâm
• Các thể rau tiền đạo khác sau khi bấm ối mà vẫn chảy máu thì MLT
• Rau tiền đạo phối hợp với ngôi thai bất thường
* Rau bong non thể trung bình và thể nặng
Đối với rau bong non thể trung bình và thể nặng là phải mổ cấp cứu ngay
1.4.2.2 Dọa vỡ tử cung
Những trường hợp chuyển dạ lâu, ngôi chưa chưa lọt hoặc trong những trường hợp dùng oxytocin không đúng chỉ định hoặc quá liều lượng sẽ làm cho đoạn dưới TC phình to có nguy cơ vỡ, thai bình thường hoặc thai đã suy nhưng không thể lấy thai bằng thủ thuật đường âm đạo sẽ mổ lấy thai
Sa dây rau là tối cấp cứu sản khoa, cần lấy thai ra ngay khi còn tim thai
- Nếu đủ điều kiện thì lấy thai ra bằng forceps
- Nếu không đủ điều kiện đặt forceps phải MLT ngay
1.4.2.5 Chỉ định về phía thai
* Thai to
Thai to đều trọng lượng thai >3500g không tương xứng với khung chậu, loại trừ thai to một phần
Trang 14* Các ngôi bất thường
Ngôi vai, ngôi trán, ngôi mặt kiểu cằm sau, ngôi mông kèm theo trọng lượng thai nhi khá, bất thường xương chậu, TC có sẹo mổ cũ…
* Thai quá ngày sinh
Khi chẩn đoán chắc chắn là thai già tháng cần phải đình chỉ thai nghén Nếu lượng nước ối còn nhiều thì gây chuyển dạ đẻ bằng cách truyền nhỏ giọt tĩnh mạch oxytocin và theo dõi chuyễn dạ bằng máy monitoring, nếu có biểu hiện bất thường phải MLT [13], [16], [18]
Nếu nước ối không còn hoặc nước ối xanh bẩn biểu hiện của suy thai hoặc thai kém phát triển đều phải MLT [24]
* Đa thai
- Song thai hai ngôi đầu chèn nhau làm cho thứ nhất không lọt được
- Song thai, thai thứ nhất là ngôi mông, thai thứ hai là ngôi đầu có thể mắc đầu vào nhau khi đẻ thai thứ nhất
Trang 15* Tình trạng bệnh lý của mẹ
- Bệnh lý toàn thân ảnh hưởng đến cơ năng của người mẹ: Tim mạch, thiếu máu nặng, tiểu đường không được theo dõi [10], [23]
- Các bệnh lý tại chỗ của người mẹ: Dị dạng sinh dục, rò niệu dục
đã mổ, herpes sinh dục, papillome sinh dục nặng…[26]
1.4.2.7 Chỉ định bất thường xảy ra khi theo dõi chuyển dạ
* Đẻ khó do cổ tử cung không tiến triển
Do rối loạn cơn co TC không điều chỉnh được bằng thuốc
* Thai suy cấp trong chuyển dạ
Phải MLT ngay nếu chưa đủ điều kiện để lấy thai ra ngay bằng thủ thuật qua đường âm đạo [15], [20], [21], [29]
1.4.2.8 Lý do x∙ hội
Đó là những chỉ định mà nguyên nhân không phải là các yếu tố về chuyên môn gây đẻ khó mà việc MLT ở đây do những lý do về mặt xã hội liên quan đến sản phụ và gia đình sản phụ [12], [18]
Trang 161.5 nghiªn cøu vÒ mæ lÊy thai ë ViÖt Nam vμ thÕ giíi
Trang 17B¶ng 1.2 Tû lÖ MLT ë mét sè n−íc
1989 - 1990 Francis vµ céng sù Scotland 14,2
Trang 18Chương II
Đối tượng vμ phương pháp nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn
- Hồ sơ bệnh án các sản phụ được MLT tại BV Bạch Mai năm 2008
- Thai sống, tuổi thai ≥22 tuần
- Các hồ sơ bệnh án phải đảm bảo đủ thông tin cần thiết cho nghiên cứu
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ
- Hồ sơ đã MLT từ nơi khác chuyển đến vì các nguyên nhân khác
- Hồ sơ bệnh án ghi chép không đủ các thông tin cần nghiên cứu
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu mô tả
2.2.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu trong nghiên cứu
Nghiên cứu này áp dụng kỹ thuật chọn mẫu chủ định, là toàn bộ số bệnh án mổ đẻ trong năm 2008 tại khoa Sản, BV Bạch Mai
2.2.3 Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Sản, bệnh viện Bạch Mai
2.2.4 Kỹ thuật thu thập thông tin
Nghiên cứu hồi cứu các trường hợp mổ lấy thai, ghi lại số liệu có sẵn trong hồ sơ bệnh án gốc lưu trữ tại bệnh viện Bạch Mai trong năm 2008
Thiết kế phiếu thu thập thông tin (phụ lục 1)
Trang 19Phiếu thu thập thông đ−ợc thiết kế dựa vào mục tiêu có các biến số sau:
- Tuổi sản phụ, nghề nghiệp
- Tuổi thai (tuần), dựa vào ngày kinh cuối cùng hoặc siêu âm sớm
- Các chỉ định mổ dựa theo chỉ định mổ đ−ợc ghi trong hồ sơ bệnh án
- Chỉ số Apgar ở phút thứ nhất
- Trọng l−ợng sơ sinh
2.2.5 Phân tích số liệu
Số liệu đ−ợc nhập, xử lý và phân tích trên phần mềm Epi-Info 6.04 Các biến số đ−ợc trình bày theo tần số, tỷ lệ % Test χ2 đ−ợc sử dụng cho biến số định tính và T test đ−ợc sử dụng cho biến số định l−ợng Giá trị p
có ý nghĩa thống kê khi p<0,05
2.2.6 Đạo đức nghiên cứu
- Đây là nghiên cứu hồi cứu sử dụng các thông tin trên bệnh án, tên bệnh nhân đ−ợc mã hóa, không can thiệp trực tiếp đến đối t−ợng
- Mọi thông tin của đối t−ợng nghiên cứu đều đ−ợc đảm bảo giữ bí mật
Trang 20
Chương III kết quả nghiên cứu
3.1 Tỷ lệ mổ lấy thai tại bệnh viện bạch mai năm 2008
Tổng 5849 100
- Tỷ lệ mổ lấy thai tại khoa Sản bệnh viện Bạch Mai là 36,7%
- Tỷ lệ để thường là tại khoa Sản bệnh viện Bạch Mai là 63,3%
3.1.2 Sự phân bố nghề nghiệp của sản phụ mổ lấy thai năm 2008
Bảng 3.2 Nghề nghiệp của sản phụ
Số lượng
Tỷ lệ (%)
- Nhóm sản phụ là cán bộ chiếm tỷ lệ cao nhất: 64% Nhóm sản phụ là
nông dân chiếm tỷ lệ thấp nhất: 1,8%
Trang 213.1.3 Tuæi cña s¶n phô mæ lÊy thai n¨m 2008
B¶ng 3.3 Tû lÖ s¶n phô MLT theo nhãm tuæi
Tuæi s¶n phô mæ lÊy thai n¨m 2008: nhãm tuæi 25-29 tû lÖ cao nhÊt: 47,8%,
nhãm tuæi <20 vµ nhãm tuæi ≥40 chiếm tỷ lệ 0,8 và 1,8%
- Tû lÖ mæ lÊy thai ë thai phô con so lµ 52,1%
- Tû lÖ mæ lÊy thai ë thai phô con r¹ lµ 47,9%
- Tû lÖ mæ ë con lÇn 3 vµ 4 lµ kh¸ thÊp 34% vµ 0,4%
Trang 23Có những sản phụ có thể có 1 chỉ định MLT, nhưng có nhiều sản phụ
có từ 2 chỉ định trở lên Vì vậy tổng số chỉ định MLT sẽ lớn hơn tổng số sản
phụ được mổ lấy thai trong nghiên cứu
3.2.2 Chỉ định mổ lấy thai do đường sinh dục
Bảng 3.6 Các chỉ định mổ lấy thai do đường sinh dục
Số lượng
Chỉ định
n
Tỷ lệ (%)
Chỉ đinh mổ nhiều nhất trong nhóm này là do vết mổ cũ ở tử cung
66,7% Sau đó là do cơn co tử cung cường tính và cổ tử cung không tiến triển