4.2.2.1. Do tiền sản giật
Tỷ lệ sản phụ bị TSG là 50,3% trong tổng số các chỉ định mổ do bệnh lý của ng−ời mẹ. So sánh với nghiên cứu của Đỗ Quang Mai tại BVPSTƯ năm 1996 là 34,95% và năm 2006 là 52,15%. Nh− vậy tỷ lệ mổ trong các tr−ờng hợp TSG của chúng tôi t−ơng đ−ơng với nghiên cứu của tác giả này [14].
Tiền sản giật là một bệnh lý toàn thân, nếu ở giai đoạn nặng thì ảnh h−ởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể nên các thầy thuốc sản khoa rất quan tâm và sẽ ngừng thai nghén khi tình trạng bệnh có ảnh h−ởng đến ng−ời mẹ và thai nhi. Nguyễn Đức Thuấn nghiên cứu tại BVPSTƯ tỷ lệ MLT ở thai phụ bị TSG trong năm 2006 là 76,90%, Ngô Văn Tài thời điểm MLT tốt nhất cho những sản phụ bị TSG nặng hoặc sản giật là đ−ợc điều trị ổn đinh sau 24 giờ.
4.2.2.2. Do mẹ bị bệnh tim
Trong nghiên cứu, tỷ lệ mổ lấy thai do thai phụ mắc bệnh tim là 19,7% trong tổng số thai phụ đ−ợc chỉ định mổ do bệnh lý của ng−ời mẹ. So sánh với nghiên cứu của Đỗ Quang Mai tại BVPSTƯ, tỷ lệ MLT do mẹ bị bệnh tim năm 1996 là 46,6% chiếm vị trí cao nhất, năm 2006 là 31,4%. Đây cũng là một chỉ định phù hợp vì tránh các tai biến cho mẹ và tỷ lệ này cũng phù hợp với cơ sở của chúng tôi. Theo Nguyễn Thị Thu H−ơng nghiên cứu tại BV Bạch Mai, thái độ xử trí đối với thai phụ có thai đủ tháng mắc bệnh tim là MLT 100% (mổ chủ động 20,84%, trong chuyển dạ 79,16%). Điều này có lẽ là hơi cao theo đánh giá của chúng tôi, vì có những tr−ờng hợp tổn th−ơng tim nhẹ vẫn có thể đẻ đ−ờng âm đạo. Nh−ng có thể tại BV Bạch Mai tỷ lệ tổn th−ơng tim mạch đa phần là nặng [10].
4.2.2.3. Do các bệnh khác
Chỉ định trong các tr−ờng hợp này đều nhằm mục đích giảm tai biến, biến chúng cho mẹ, sự nới rộng các chỉ định này có thể làm tăng tỷ lệ mổ lấy thai. Nh−ng điều này sẽ làm giảm ảnh h−ởng đến ng−ời mẹ trong quá trình chuyển dạ đẻ.