Các chỉ địnhmổ lấy thai do nguyên nhân phần phụ của thai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về chỉ định mổ lấy thai tại Khoa sản, Bệnh viện Bạch Mai năm 2008 (Trang 37)

4.2.3.1. Do OVN, OVS

OVN, OVS là chỉ định có tỷ lệ cao nhất. Nh−ng chỉ định này th−ờng phối hợp với một chỉ định khác kèm theo. Trong nghiên cứu có 77,2% chỉ định mổ trong tổng số các tr−ờng hợp mổ do phần phụ của thai. So sánh với nghiên cứu của Đỗ Quang Mai, năm 1996 là 45,07%, năm 2006 là là 45,83%.

Đây là nguyên nhân gián tiếp gây ra đẻ khó bởi tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, suy thai, chuyển dạ kéo dài, và rối loạn cơn co tử cung. Theo Nguyễn Đức Vy việc cố gắng bảo tồn đầu ối cho tới khi CTC mở hết hay gần mở hết là biện pháp kinh điển để giúp cho cuộc chuyển dạ đẻ dễ dàng [18]. Trong các tr−ờng hợp có OVN, OVS các thầy thuốc lâm sàng theo dõi, đánh giá mức độ chuyển dạ, cơn co tử cung, tim thai, sử dụng kháng sinh... Khi cơn co tử cung yếu thì cho đẻ chỉ huy bằng truyền Oxytocin tĩnh mạch. Gần đây sử dụng prostaglandin gây chuyển dạ (Cytotec, Alsoben) để gây chín muồi CTC. Nếu đẻ chỉ huy tĩnh mạch gây chuyển dạ bằng prostaglandin không thành công mới mổ lấy thai. Đánh giá thành công hay không phụ thuộc rất nhiều yếu tố nên đây không phải là điều dễ dàng. Mặt khác thời gian theo dõi lâu cũng dễ làm các thấy thuốc nản lòng hay bị sức ép tâm lý từ thai phụ và gia đình...

4.2.3.2. Do cạn ối

Trong nghiên cứu, tỷ lệ mổ do cạn ối là 14,6%. So sánh với nghiên cứu của Đỗ Quang Mai năm 1996 là 36,8% và năm 2006 là 43,5%. Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi. Điều này chỉ có thể lý giải do BVPSTƯ là tuyến trung −ơng và là bệnh viện chuyên khoa nên nhiều tr−ờng hợp có dấu hiệu không bình th−ờng sẽ làm thai phụ đến khám và theo dõi.

4.2.3.3. Do các nguyên nhân khác của phần phụ

Các chỉ định do rau tiền đạo, rau bong non, sa dây rau đều chiếm tỷ lệ thấp. Các tỷ lệ này cũng t−ơng tự các nghiên cứu khác trong và ngoài n−ớc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về chỉ định mổ lấy thai tại Khoa sản, Bệnh viện Bạch Mai năm 2008 (Trang 37)