QUAN ĐIỂM CỦA NAM CAO VỀ SÁNG TÁC NGHỆ THUẬTCHUYÊN NGÀNH: Văn học và Ngôn ngữNgười hướng dẫn khoa học: Th.S Bùi Thị Thu Hiền1.Tính cấp thiết của đề tàiThế kỉ XX là thời kì phát triển rực rỡ của văn học Việt Nam. Mở đầu cho thế kỉ XX ta có những ngòi bút mang đậm niềm khắc khoải với tình yêu đất nước thời Pháp thuộc như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng...tiếp theo là sự xuất hiện những tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách..., truyện ngắn của Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, thơ của Tản Đà, Trần Tuấn Khải. Rồi kế đến là những hồn thơ của phong trào Thơ Mới: Huy Cận, Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên,...và những tiểu thuyết của nhóm Tự lực văn đoàn mang đầy cảm hứng lãng mạng, đề cao cái tôi của con người và muốn giải phóng cá nhân...Đặc biệt nổi bật nhất văn học thời kì này là dòng văn học hiện thực phê phán như lưỡi cày sâu lật lên mặt trái của xã hội với những cây bút nổi bật như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng....Và trong đó không thể không nhắc đến một ngòi bút độc đáo, được xem như một nhà văn lớn của văn học hiện đại Việt Nam thế kỉ XX, là cây bút xuất sắc của Văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 1945: nhà văn Nam Cao.