TIỂU LUẬN NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC THEO QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng cho toàn Đảng, toàn dân noi theo. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đạo đức là một vấn đề rất quen thuộc và gần gũi với mỗi người. Nó gắn liền với bản chất con người và đời sống xã hội, đồng thời nó được xem như là một biểu hiện đặc trưng về nhân cách văn hóa. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội. Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức phản ảnh các quan hệ ứng xử giữa những con người với con người, con người với xã hội và con người với tự nhiên. Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của toàn dân, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước. Theo đó, Hồ Chí Minh nhấn mạnh công cuộc xây dựng đạo đức trong bối cảnh mới của đất nước dựa trên những nguyên tắc riêng, nhưng hợp nhất lại thành một nền tảng xây dựng đạo đức mới mà toàn Đảng, toàn dân ta cần phải thực hiện. Trên cơ sở kiến thức tiếp thu từ bài học cùng với việc tiếp cận từ một số những tài liệu liên quan, em xin đi sâu vào tìm hiểu về: “Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN
NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC THEO
QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH
GV: Th.S Đinh Thị Điều
TP Hồ Chí Minh, 16/07/2015
Trang 2DANH SÁCH NHÓM
Trang 3Mục lục
Danh sách nhóm
Nội dung
Lời mở đầu Nội dung chính
Nguyên tắc xây dựng đạo đức theo quan niệm của Hồ Chí Minh? Tác hại trong mối quan hệ giữa cán bộ nhà nước với nhân dân khi không thực hiện đúng những nguyên tắc.
Câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tình yêu thương con người.
Lời mở đầu
Trang 4Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đứccách mạng cho toàn Đảng, toàn dân noi theo Trong suốt cuộc đời hoạt động cáchmạng của mình, Người đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cáchmạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân
Đạo đức là một vấn đề rất quen thuộc và gần gũi với mỗi người Nó gắn liềnvới bản chất con người và đời sống xã hội, đồng thời nó được xem như là mộtbiểu hiện đặc trưng về nhân cách văn hóa Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội.Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức phản ảnh các quan hệ ứng xửgiữa những con người với con người, con người với xã hội và con người với tựnhiên
Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của toàn dân,coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước Theo đó, Hồ Chí Minhnhấn mạnh công cuộc xây dựng đạo đức trong bối cảnh mới của đất nước dựatrên những nguyên tắc riêng, nhưng hợp nhất lại thành một nền tảng xây dựngđạo đức mới mà toàn Đảng, toàn dân ta cần phải thực hiện
Trên cơ sở kiến thức tiếp thu từ bài học cùng với việc tiếp cận từ một sốnhững tài liệu liên quan, em xin đi sâu vào tìm hiểu về: “Những nguyên tắc xâydựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh”
Trang 5Nội dung chính
Nguyên tắc xây dựng đạo đức theo quan niệm của Hồ Chí Minh? Tác hại trong mối quan hệ giữa cán bộ nhà nước với nhân dân khi không thực hiện đúng những nguyên tắc.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của đạo đức cách mạng đối với con người Việt Nam trong cách mạng
Hồ Chí Minh cho rằng, đạo đức có vai trò to lớn đối với hành vi của con người: đạo đức tốt thì hành vi hợp quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội; đạo đức không tốt thì tất yếu hành động trái quy luật Hồ Chí minh coi đạo đức là nềntảng của người cách mạng, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông, của suối Người thường nói: đối với con người có sức mạnh mới gánh được nặng
và đi được xa, người cách mạng phải có đạo đức cách mạng mới hoàn thành đượcnhiệm vụ cách mạng Đối với người cách mạng, đạo đức là phẩm chất đòi hỏi cầnphải có để tham gia vào cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
để cống hiến được nhiều nhất cho cuộc đấu tranh đó Đạo đức là gốc, là nguồn, lànền tảng Phải có tâm, có đức mới giữ vững được chủ nghĩa Mác – Lênin và đưa chủ nghĩa Mác – Lênin vào cuộc sống Hồ Chí Minh lấy đạo đức làm gốc, không
có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài Đạo đức cách mạng còn là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội
Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh Để xây dựng một nền đạo đức mới, Hồ Chí Minh đã nêu lên những nguyên tắc cơ bản để định hướng cho sự lãnh đạo của Đảng cũng như việc rèn luyện của mỗi người, mỗi tổ chức và toàn xã hội Cụ thể là:
1 Nói đi đôi với làm, nêu gương đạo đức:
" Nói thì phải làm" là thể hiện sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, tư tưởng và hành động, nhận thức và việc làm Đối với mỗi người để thực hiện đượcviệc thống nhất giữa lời nói với việc làm phải có nhận thức đúng và quyết tâm
Trang 6vượt qua chính mình Để nói đi đôi với làm, còn cần có sự cố gắng, bền bỉ và quyết tâm, bởi bất kỳ công việc nào, nhiệm vụ gì, dù lớn hay nhỏ, khó hay dễ, phức tạp hay giản đơn, nhưng nếu không ra sức phấn đấu thì cũng không thể thành công được Nói đi đôi với làm thể hiện bằng kết quả công việc Kết quả công việc là thước đo sự cống hiến của mỗi người Với các cán bộ, đảng viên, người lãnh đạo thì lời nói đi đôi với việc làm lại càng quan trọng và cần thiết, vì cán bộ là gốc của mọi công việc, là những tấm gương để quần chúng noi theo.Trong tác phẩm Đường cách mệnh, ngay từ trang mở đầu trước khi nói về lý
do viết sách này Người đã nói rõ: Tư cách một người cách mệnh Người đòi hỏi:
Tự mình phải:
Cần kiệm
Hòa mà không tư
Cả quyết sửa lỗi mình
Cẩn thận mà không nhút nhát
Hay hỏi
Nhẫn nại (chịu khó)
Hay nghiên cứu, xem xét
Vị công vô tư
Không hiếu danh, không kiêu ngạo
Trang 7Hồ chí minh coi đây là nguyên tắc quan trong bậc nhất trong xây dựng đạo đức mới Nói đi dôi với làm đối lập hoàn toàn với thói đạo đức giả của giai cấp bóc lột Ngày sau thắng lợi của cách mạng tháng tám¸ Hồ Chí Minh đã chỉ ra những biểu hiện của thói đạo đức giả ở một số cán bộ “vác mặc làm quan cách mạng”, “miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối quan chủ, “miệng thì nói phụng sự quần chúng nhưng họ làm trái ngược với lợi ích quần chúngĐối với mỗi người, lời nói phải đi đôi với việc làm thì mới đem lại hiệu quả thiết thực cho chính bản thân mình và có tác dụng đối với người khác Nếu nói nhiều làm ít, nói mà không làm, hơn nữa nói một đằng làm một nẻo thì chỉ đem lại những hậu quả phản tác dụng “Hãy làm theo tôi nói, đừng làm theo tôi làm”, thói đạo đức giả ấy là đặc trưng của đạo đức của các giai cấp bóc lột đã từng tồn tại trong lịch sử của xã hội loài người, trong mỗi quốc gia dân tộc; nó hoàn toàn
xa lạ với đạo đức cách mạng, với nền đạo đức mới mà chúng ta cần xây dựng Chúng ta phải phấn đấu để làm sao trong xã hội ta không còn những kẻ đạo đức giả, càng không cho phép những kẻ đạo đức giả vẫn đi dạy dỗ người khác về đạo đức lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với chủ nghĩa xã hội một phần quan trọng phụ thuộc vào vấn đề này
Vậy nên nói đi đôi với làm phải gắn liền với nêu gương về đạo đức Nêu gương về đạo đức là một nét đẹp truyền thống của văn hóa phương Đông Hồ ChíMinh chỉ rõ “Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễm văn tuyên truyền”
Từ đó chúng ta cũng thấy rằng không ở lĩnh vực nào mà vấn đề nêu gương lại được đặt ra như trong lĩnh vực đạo đức
Trong gia đình thì đó là tấm gương của bố mẹ đối với con cái, của anh chị đối với những người em
Trong nhà trường thì đó là tấm gương của thầy cô giáo đối với học sinh
Trang 8 Trong tổ chức, tập thể, Đảng, Nhà nước là tấm gương của những người phụ trách, lãnh đạo, của cấp trên đối với cấp dưới.
Trong xã hội thì đó là tấm gương của người này đối với người khác, của thế
hệ đi trước với thế hệ sau Người nói: ”Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất đẻ xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”
Để làm được như thế, phải chú ý phát hiện những điện hình người tốt, việc tốt rất gần gũi trong đời thường, trong các lĩnh vực lao động sản xuất, trong chiếnđấu và trong học tập Đó cũng là điều chúng ta thấy ở Hồ Chí Minh-một tấm gương đạo đức chung cho cả dân tộc, cho cả các thế hệ người Việt Nam mãi mãi
về sau
Trong xã hội, tấm gương của các thế hệ trước đối với các thế hệ sau là đặc biệt quan trọng mỗi thế hệ đều có trách nhiệm của mình, nhưng thế hệ trước bao giờ cũng có trách nhiệm rất nặng nề đối với thế hệ sau trong việc giáo dưỡng, nhất là trong việc bồi dưỡng về đạo đức Đương nhiên trong cuộc sống không phải bao giờ cũng chỉ diễn ra một chiều ảnh hưởng tác động như vậy, do đó Hồ Chí Minh cũng đã nói đến việc người già có thể học tập người trẻ để không ngừng hoàn thiện đạo đức của mình
Đối với cán bộ đảng viên, Hồ Chí Minh đã nêu ra một luận điểm quan trọng “trước mặt quần chúng không phải ta cứ viết lên trán chữ cộng sản là ta được họ yêu mến” Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức
“Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước” Luận điểm ấy đã khẳng định rất rõ vấn đề nêu gương có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống đạo đức, nhất là đối với trách nhiệm của cán bộ, đảng viên
Tấm gương đạo đức của Bác Hồ là tấm gương chung cho cả dân tộc, cho các thế hệ người Việt Nam mãi mãi về sau Nhưng còn nhiều tấm gương của các anh hùng, chiến sĩ thi đua, những tấm gương của những người tiêu biểu trong
Trang 9từng ngành, từng tập thể, những tấm gương “người tốt việc tốt” rất gần gũi trong đời thường, có ở mọi nơi mọi lúc mà chúng ta không thể coi thường Về vấn đề này, Hồ Chí Minh đã nói “Từng giọt nước nhỏ thấm vào lòng đất, chảy về một hướng mới thành suối, thành sông Biết bao nhiêu giọt nước nhỏ hợp lại mới thành biển cả Một pho tượng hay một lâu đài cũng phải có cái nền rất vững chắc mới đứng vững được Nhưng người ta dễ nhìn thấy pho tượng và lâu đài mà không chú ý đến cái nền Như thế là chỉ thấy cái ngọn mà quên mất cái gốc”.Người tốt việc tốt nhiều lắm, ở đâu cũng có, ngành giới nào, địa phương nào, lứa tuổi nào cũng có Như vậy, những tấm gương đạo đức đã được hiểu theo một nghĩa rất rộng Có những tấm gương chung và riêng, lớn và nhỏ, xa và gần Một nền đạo đức mới chỉ được xây dựng trên một cái nền rộng lớn, vững chắc; khi những phẩm chất đạo đức, những chuẩn mực đạo đức đã trở thành hành vi đạo đức ngày càng phổ biến trong toàn xã hội, mà những tấm gương đạo đức của những người tiêu biểu, những người tốt việc tốt có ý nghĩa thúc đẩy cho quá trìnhđó.
Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn bệnh “Nói không đi đôi với làm” Biểu hiện
cụ thể của bệnh “Nói không đi đôi với làm” có thể nhận diện ở nhiều khía cạnh, nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như: Nói một đằng làm một nẻo; nói mà không làm, hứa mà không thực hiện; nghĩ một đằng, nói một đằng; lúc đương chức nói thế này, khi về hưu nói thế khác; trong cuộc họp nói khác với khi
ở ngoài cuộc họp; nói thì hay, làm thì dở Ở một cấp độ cao hơn, nói không đi đôi với làm chính là thiếu trung thực, bệnh “thành tích”, bệnh giáo điều, thói “háodanh”, nói dối, khai man nhằm động cơ vụ lợi, tham nhũng Tác hại của nói không đi đôi với làm rất nghiêm trọng ở chỗ nó làm xói mòn niềm tin của nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành, quản lý của Nhà nước
Một số cán bộ, đảng viên là cấp uỷ viên, cán bộ giữ vị trí lãnh đạo, quản lý còn có những biểu hiện thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quan liêu, chuyên quyền, độc
Trang 10đoán, hống hách với nhân dân… Tình trạng này không những làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng mà còn làm cho kỷ cương, phép nước bị coi
thường Thực tế này vừa phản ánh phong cách làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu mới, vừa phản ánh sự yếu kém về năng lực, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên
Để khắc phục những hạn chế yếu kém trong phong cách làm việc, thực hiện
có hiệu quả nói đi đôi với làm, góp phần xây dựng phong cách làm việc của cán
bộ, đảng viên hiện nay, các cấp uỷ, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cần tiếp tục đổi mới giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về tưtưởng và phong cách làm việc của Hồ Chí Minh Đồng thời, tự bản thân của mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách
mạng, có ý thức nghiêm túc khắc phục những tác hại do phong cách làm việc gây
ra, ảnh hưởng đến tổ chức, cơ quan, đơn vị cũng như đối với người khác Trong làm việc, người cán bộ, đảng viên phải nêu gương, thể hiện rõ thái độ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước tập thể và cấp dưới, biết tự chỉ trích để tiến bộ
1 Xây đi đôi với chống
Để xây dựng 1 nền đạo đức mới, cần phải kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống:
Việc xây và chống trong lĩnh vực đạo đức không đơn giản, xây phải
đi đôi với chống, muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây
Xây dựng đạo đức mới, đạo đức cách mạng phải tiến hành bằng việcgiáo dục những phẩm chất những chuẩn mực đạo đức mới
Xây phải đi đôi với chống, với việc loại bỏ cái sai, cái xấu, cái vô đạo đức trong đời sống hằng ngày
Đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng thành công trên cơ sở kiên trìmục tiêu chống chủ nghĩa đế quốc, chống những thói quen và tập quán lạc hậu và loại trừ chủ nghĩa cá nhân
Trang 11 Phải tuyên truyền, vận động, hình thành phong trào quần chúng rộngrãi đấu tranh cho sự lành mạnh trong sạch về đạo đức.
Trong định nghĩa đạo đức của Bác đã chỉ rõ yêu cầu và nội dung xây đi đôi với chống, cụ thể là: “Đạo đức cách mạng là xóa bỏ cái cũ, cái lỗi thời lạc hậu; xây dựng cái mới cái tiến bộ vì hạnh phúc của nhân dân”
Theo Hồ Chí Minh, trong đời sống hàng ngày, những hiện tượng tốt - xấu, đúng - sai, chính - tà, thiện - ác, cái đạo đức và cái vô đạo đức luôn đan xen nhau,đối chọi nhau, thúc đẩy hoặc kìm hãm lẫn nhau Vì vậy, muốn xây dựng đạo đức mới, muốn bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng cho cán bộ và nhân dân, thì nhất định phải chống lại những hiện tượng vô đạo đức, những tật xấu, thói hư, những tàn dư của các kiểu đạo đức cũ
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:
Về xây:
Xây là xây cái mới cái tiến bộ, là xây lòng Trung – Hiếu với Đảng với dân, là cần, kiệm, liêm, chính; chí công vô tư và phải sống có văn hóa, đối xử có tình có nghĩa với nhau
"Xây" có nghĩa là, phải bồi dưỡng những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới, nêu những tấm gương đạo đức trong sáng trong cuộc sống và khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh để mọi người tự giác về trách nhiệm đạo đức của mình Trên cơ sở
đó, mỗi người tiếp nhận sự giáo dục đạo đức của từng tổ chức, từng cộng đồng và toàn xã hội Đồng thời, mỗi người còn phải chủ động tự giáo dục, tự tu dưỡng đạo đức của mình
Về chống:
Chống là chống cái cũ cái lỗi thời lạc hậu, chống bảo thủ giáo điều, không chịu học tập cái mới, chống thói hư tật xấu và đặc biệt là chống chủ nghĩa cá nhân; theo Hồ Chí Minh chủ nghĩa cá
Trang 12nhân là đồng minh của đế quốc, phong kiến; là kẻ địch nội xâm
và là kẻ thù khó chiến thắng nhất
"Chống" là phải loại bỏ cái xấu, cái sai, cái ác, cái tà, cái vô đạo đức Điều quan trọng là, phải sớm phát hiện được những biểu hiện của cái ác, cái xấu ấy, để hướng mọi người vào cuộc đấu tranh cho sự lành mạnh, trong sạch về đạo đức
Người so sánh: “Tư tưởng cộng sản và tư tưởng cá nhân ví như lúa và cỏ dại Lúa thì phải chăm sóc rất khó nhọc mới tốt được, còn cỏ dại không cần chămsóc cũng mọc lu bù Tư tưởng cộng sản phải rèn luyện gian khổ mới có được, còn
tư tưởng cá nhân thì cũng như cỏ dại, sinh sôi nẩy nở rất dễ”
Hồ Chí Minh còn chỉ ra rằng: Ai cũng có khuyết điểm, miễn là khuyết điểm không nặng và phải nhận rõ khuyết điểm và quyết tâm sửa; Người viết: “Mỗi conngười đều có cái thiện và cái ác ở trong lòng Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi, đó là thái
độ của người cách mạng”
Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, Người đã căn cứ vào từng đối tượng cán bộ, từng giai đoạn cách mạng để xác định cái xây, cái chống một cách cụ thể thích hợp Ngay từ đầu năm 1948, khi bàn về tư cách của người chỉ huy quân sự, Hồ Chí Minh đã xác định, phải xây dựng tình thương yêu chiến sĩ gắn liền với chốngthói quan liêu, quân phiệt
Với đội ngũ cán bộ các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, Người chỉ rõ, phải xây dựng ý thức cần kiệm, gắn liền với chống tham ô, lãng phí
Với cán bộ trong các cơ quan hành chính nhà nước, Người chỉ thị, phải xây dựng tinh thần trọng tâm, "Hiếu với dân"; đồng thời phải kiên quyết chống thái
độ "Vác mặt làm quan cách mạng"