1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đạo đức mới và những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới

45 664 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 229 KB

Nội dung

“Đạo đức cộng sản là đạođức phục vụ cuộc đấu tranh ấy, là đạo đức nhằm đoàn kết những người lao độngchống mọi sự bóc lột, chống mọi chế độ tư hữu nhỏ, vì chế độ tư hữu nho traocho một cá

Trang 1

CHƯƠNG I:

ĐẠO ĐỨC MỚI VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG

ĐẠO ĐỨC MỚI

I Đạo đức mới và vai trò của đạo đức mới

1 Khái niệm đạo đức mới

Là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức phản náh tồn tại xã hội Do vậy,cùng với sự biến đổi của tồn tại xã hội, mà trước hết là sự biến đổi của điều kiệnsinh hoạt vật chất và đời sống vật chất, đạo đức cũng biến đổi theo

Cho đến nay, xã hội loài người vận đồng và phát triển như một quá trìnhlịch sử- tự nhiên, từ thấp đến cao qua các hình thái kinh tế-xã hội khác nhau Phùhợp với mỗi hình thái kinh tế-xã hội cụ thể có những quan điểm đạo đức tươngứng như đạo đức của xã hội cộng sản nguyên thuỷ, đạo đức của xã hội chiếmhữu nô lệm, đạo đức của xã hội phong kiến, đạo đức của xã hội tư bản và đạođức của cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là đạo đức xã hội chủ nghĩa

Trả lời câu hỏi : Có đạo đức cộng sản hay không? Có luân lý cộng sản haykhông? V.I Lênin khẳng định rằng: “ Tất nhiên là có Người ta thường bảochúng ta không có đạo đức của chúng ta, và giai cấp tư sản buộc tội những người

Trang 2

cộng sản chúng ta là bác bỏ mọi thứ đạo đức Đó là một cách đánh lộn sòng cáckhái niệm làm công nhân và nông dân bị lầm lạc”

V.I Lênin nêu rõ rằng: đạo đức của chúng ta hoàn toàn phục vụ lợi íchđấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản; đạo đức của chúng ta là từ những lợi íchcủa cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản mà ra “Đạo đức cộng sản là đạođức phục vụ cuộc đấu tranh ấy, là đạo đức nhằm đoàn kết những người lao độngchống mọi sự bóc lột, chống mọi chế độ tư hữu nhỏ, vì chế độ tư hữu nho traocho một cá nhân thành quả lao động do toàn thể xã hội sáng tạo ra Ruộng đấtđối với chúng ta là tài sản chung” Vì vậy, “đối với một người cộng sản, tất cảđạo đức là nằm trong cái kỷ luật đoàn kết keo sơn đó và trong cuộc đấu tranh tựgiác của quần chúng chống bọn bóc lột… Đạo đức giúp xã hội loài người tiếnlên cao hơn, thoát khỏi ách bóc lột lao động”

Theo phương pháp biện chứng Mácxít : “ Khi xem xét bất cứ một hiệntượng xã hội nào trong quá trình phát triển của nó, thì bao giờ người ta cũng tìmthấy trong đó những vết tích của quá khứ, những cơ sở của hiện tại và nhữngmầm mống của tương lai” thì đạo đức mới là kết quả của cuộc đấu tranh chốnglại cái cũ, cái lỗi thời để khẳng định cái mới Trong mỗi hình thái kinh tế-xã hộithường có những yếu tố của ba loại đạo đức: đạo đức cũ tồn tại như là tàn dư,đạo đức hiện tại có địa vị thống trị và đạo đức mới là cái đang lớn lên Đấu tranhgiữa cái cũ và cái mới, thắng lợi của cái mới, cái tiến bộ là quy luật khách quan

Trang 3

của thế giới vật chất, của mọi sự phát triển nói chung, của đạo đức nói riêng.Trong điều kiện cách mạng xã hội chủ nghĩa thắng lợi, với sự xác lập địa vịthống trị của đạo đức xã hội chủ nghĩa, những yếu tố của đạo đức tư sản trởthành tàn dư và quan hệ đạo đức cộng sản chủ nghĩa ra đời trong lòng xã hội chủnghĩa hoạt động chống lại những tàn dư của đạo đức tư sản.

Đồng thời với việc khẳng định đạo đức mới, chủ nghĩa Mác-Lênin phủđịnh học thuyết đạo đức nhất thành bất biến, phủ định tính chất tiên thiên, bẩmsinh của đạo đức, phủ định khả năng tồn tại của một nền đạo đức chung, thốngnhất trong xã hội có giai cấp đối kháng Bác bỏ cái gọi là “đạo đức do một bềtrên nào đó xác lập ở ngoài xã hội loài người”, V.I.Lênin chỉ ra rằng: “ Tất cảnhững thứ đạo đức, xuất phát từ những quan niệm ở ngoài nhân loại, ở ngoài cácgiai cấp, chúng ta đều bác bỏ Chúng ta nói rằng đây chỉ là lừa bịp, dối trá, nhồi

sọ công nhân và nông dân để mưu lợi ích riêng của bọn địa chủ và bọn tư sản”

Chủ nghĩa Mác-Lênin thừa nhận tính giai cấp của đạo đức, khẳng địnhnhững chuẩn mực đạo đức phát sinh và phát triển từ những điều kiện sinh hoạtvật chất, đời sống vật chất của con người, từ thực tiễn của đời sống xã hội và mộtkhi những điều kiện sinh hoạt vật chất và đời sống vật chất biến đổi thì nhữngchuẩn mực đạo đức cũng biến đổi theo Chủ nghĩa Mác-Lênin một mặt thừanhận tính biến đổi lịch sử của đạo đức, mặt khác chứng minh rằng đạo đức củachủ nghĩa xã hội không xây dựng trên mảnh đất trống mà nó phải kế thừa những

Trang 4

thành tựu đạo đức của các xã hội trước và khắc phục những hạn chế đạo đức của

xã hội đó Chính nền đạo đức xã hội chủ nghĩa đã kế thừa, lĩnh hội và phát triểnđược tất cả mọi nét đặc sắc của đạo đức, những gì ưu tú đã được sáng tạo tronglịch sử hàng nghìn năm của những người lao động Đạo đức mới bao hàm nhữngchuẩn mực đạo đức cơ bản, là sự tổng kết lịch sử phát triển đạo đức của nhữngngười lao động Vì vậy, đạo đức mới là đỉnh cao của đạo đức xã hội

Chủ nghĩa xã hội là hình thái vận động lịch sử cao hơn chủ nghĩa tư bản

Ở đó, lần đầu tiên đạo đức mới có tiền đề hiện thực phát triển tương hợp, toàndiện, đồng đều với bản thân con người như chủ nhân của xã hội văn hoá cao.Theo các nhà lý luận kinh điển của chủ nghĩa Mác thì chủ nghĩa xã hội và chủnghĩa cộng sản là xã hội đầu tiên trong lịch sử phát triển nhân loại, ở đó đạo đức

cá nhân tiếp nhận hình thức tồn tại phù hợp với nội dung khách quan của nó, khicác các nhân phát triển toàn diện C.Mác và Ph Ăngghen chỉ ra rằng, trong chủnghĩa cộng sản thì sự chiếm lĩnh thực sự bản chất con người bởi con người vàcho con người sẽ được thực hiện

C.Mác và Ph Ăngghen, trong lý thuyết về chủ nghĩa xã hội, đã giải thíchcho một cách khoa học mục tiêu đạo đức của chủ nghĩa xã hội làm tiền đề hiệnthực để con người phát triển hài hoà và phong phú Các nhà sáng lập chủ nghĩaMác đã nhìn nhận lịch sử phát triển xã hội trong các mục tiêu đạo đức của nó.C.Mác và Ph Ăngghen đã thấy đằng sau những quan hệ xã hội không có tính

Trang 5

người thay thế nhau trong lịch sử trước chủ nghĩa xã hội vẫn hiện lên các vấn đềđạo đức, đòi hỏi một xã hội thực sự có đạo đức Xã hội thực sự có đạo đứclà kếtquả hợp quy luật của lịch sử vừa kế thừa, vừa phát triển, vừa khắc phục nhữnghạn hẹp, phiến diện đạo đức của các xã hội trước đó Vì thế, nhiệm vụ lịch sửđầu tiên trong mục tiêu đạo đức của chủ nghĩa xã hội là khắc phục các hạn chế

về đạo đức của các xã hội trước đây

Xã hội cũ dựa trên cơ sở bất bình đẳng giai cấp và quyền thống trị củathiểu số đối với đa số, do đó đã tạo nên sự bất bình đẳng về mặt đạo đức Việcđem quyền bình đẳng trả lại cho đông đảo nhân dân, huy động nhân dân thamgia sáng tạo văn hoá là nhiệm vụ lịch sử đầu tiên và là mục tiêu đạo đức quantrọng của chủ nghĩa xã hội Xã hội cũ đã để lại rất nhiều dấu vết tiêu cực trongquan hệ giữa người và người, đặc biệt là trong quan hệ giữa giai cấp thống trị vàquần chúng nhân dân lao động Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là đưa đông đảonhân dân lao động tham gia vào đời sống chính trị-xã hội Để thực hiện đượcmục tiêu đó, cần phải thay đổi các quan hệ đạo đức, các thành kiến đạo đức, các

lề thói lạc hậu Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “ Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa

là một cuộc biến đổi khó khăn nhât và sâu sắc nhất Chúng ta phải xây dựng một

xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta Chúng taphải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ

Trang 6

sâu xa hàng ngàn năm… Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thànhmột nước văn hoá cao và đời sống tươi vui hạnh phúc”

Như vậy, mục tiêu xây dựng nền đạo đức mới của chủ nghĩa xã hội là phải

mở rộng, tiếp tục hoàn thành ba cuộc giải phóng : giải phóng giai cấp, giải phóngdân tộc, giải phóng xã hội đã được tiến hành và phát động từ đầu cuộc cáchmạng xã hội chủ nghĩa Việc cải tạo lại các quan hệ đạo đức cũ phải gắn chặt chẽvới cả ba cuộc giải phóng đó Việc kế thừa và đổi mới các giái trị đạo đức truyềnthống đã tồn tại hàng ngàn năm trong đời sống mỗi dân tộc cho phù hợp với thựctiễn và thời đại là yêu cầu cơ bản và cấp bách

Đấu tranh xáo bỏ mọi sự khác biệt và đối kháng giai cấp, xây dựng xã hộicông bằng, đan chủ, văn minh-đó là sứ mệnh lịch sử toàn thế giới cảu giai cấp vôsản Đạo đức cộng sản phản ánh những lợi ích căn bản của giai cấp vô sản trongcách mạng vô sản, nó là vũ khí tinh thần mãnh mẽ của giai cấp công nhận trongsuốt quá trình xoá bỏ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới Đây là lần đầu tiên và làlần cuối cùng đạo đức của giai cấ lao động trở thành đạo đức của xã hội Nó thựchiện bước phủ định của phủ định; hình thành một vòn khâu phát triển làm nênbước tiến bộ toàn diện của đạo đức

Như vậy, khái niện dạo đức cộng sản la hoàn toàn mới trong lịch sử xãhội, nó đối lập với đạo đức của giái cấp tư sản và các giai cấp bóc lột khác Đạođức cộng sản cũng khác với đạo đức của những người sản xuất nhỏ Theo V.I

Trang 7

Lênin, xét về bản chất, đạo đức mới “ là những gì góp phần phá huỷ xã hội cũcủa bọn bóc lột và góp phần đoàn kết tất cả những người lao động chung quanhgiai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới của những người cộng sản” Đạo đứcmới là những chuẩn mực của những người cộng sản về chân, thiện, mỹ nhằmđiều chỉnh hành vi ứng xử của những người cộng sản với nhau, với tổ chức vànhân dân lao động.

2 Vai trò của đạo đức mới

với thắng lợi bước đầu của cuộc cách mạng vô sản, giai cấp công nhân xáclập địa vị thống trị về chính trị của mình và dùng địa vị đó xác lập sự thống trị vềkinh tế, văn hoá và tư tưởng

Mỗi bước thắng lợi của sự nghiệp xây dựng xã hội mới-xã hội xã hội chủnghĩa- là mỗi bước khẳng định địa vị thống trị của giai cấp công nhân về kinh tế,chính trị, tư tưởng, văn hoá, trong đó có đạo đức Những thành tựu của nhân dânlao động các nước xã hội chủ nghĩa trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội

Trang 8

thành nền đạo đức cộng sản chủ nghĩa thống nhất và có ý nghĩa nhân loại Đạođức cộng sản dần dần khẳng định địa vị thống trị của mình trong đời sống đạođức xã hội và là vũ khí tinh thần của giai cấp công nhân trong quá trình xây dựng

xã hội mới V.I.Lênin chỉ ra rằng: “Uy tín tinh thần lớn đạt được trong quá trìnhđấu tranh có một ý nghĩa rất quan trọng, uy tín này không một người nào phủnhận được, và sức mạnh của nó, tất nhiên, không phải là bắt nguồn từ đạo đứccủa người chiến sĩ cách mạng, đạo đức cảu quần chúng cách mạng” Cụ thể là

Thứ nhất, các lý tưởng và nguyên tắc đạo đức cộng sản là cơ sở để cácđảng mácxít và chính quyền nhà nước vô sản hoạch định chiến lược, sách lược,chính sách kinh tế, chính trị và văn hoá-tư tưởng Ở đây, đạo đức và chính trị đều

có chung một mục đích là khẳng định lợi ích của giai cấp công nhân Kết quả làđạo đức cộng sản, theo một ý nghĩa nhất định, vừa mang tính chính trị, vừa mangtính pháp quyền

Thứ hai, đạo đức cộng sản đã nhân đạo hóa một cách phổ biến mọi quan

hệ xã hội nhờ tính phổ biến của các giá trị nhân đạo của mình Dù trong thời kỳđấu tranh giành chính quyền hay trong thời kỳ xây dựng xã hội mới-xã hội xãhội chủ nghĩa, hành vi của giai cấp vô sản đều nhằm mục đích cao cả là giảiphóng mình và giải phóng cả loài người Bởi vì, với giai cấp vô sản, muốn giảiphóng mình phải giải phóng cả nhân loại; muốn một người được giải phóng thìmọi người phải được tự do Ở đây, nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, sự thống nhất

Trang 9

về chính trị, tinh thần và đạo đức trong các giai cấp và tầng lớp xã hội là cơ sởquy định tính phổ biến của các giá trị nhân đạo trong xã hội Mặt khác, nội dungnhân đạo của đạo đức cộng sản còn là tư tưởng về con đường và phương thứccủa sự khẳng định sự tồn tại, hạnh phúc và phát triển tự do của con người.

Thứ ba, đạo đức cộng sản xâm nhập vào các tầng lớp xã hội, các lĩnh vựchoạt động xã hội tạo nên hai kết quả:

Một là, sự hoàn thiện cấu trúc đạo đức của cá nhân, các tập thể lao động,công tác và chiến đấu

Hai là, sự điều chỉnh, điều tiết, đạo đức có tính thống nhất trên phạm vitoàn xã hội Sự phản ánh, điều chỉnh đạo đức mang tính tự giác, tự nguyện, tự

do, thống nhất

Ở đây, Đảng và nhà nước vô sản là người giáo dục, động viên, lãnh đạotoàn thể nhân dân lao động tham gia vào phong trào cách mạng Và sự phát triểncủa đạo đức mới mang tính tự giác có tổ chức, có kế hoạch và có tính pháp lệnh.Điều đó bảo đảm cho các giá trị đạo đức mới tồn tại phổ biến trong đời sống xãhội V.I.Lênin chỉ ra rằng, có đạo đức cộng sản mới tạo ra “ khả năng làm việcmột cách nhất trí, hợp lý và thực sự có tổ chức… đáp ứng được những yêu cầucủa cách mạng vô sản Không có lối làm việc có tổ chức nhất trí đó, thì chúng takhông thể đạt được một thắng lợi nào, cũng không thể vượt được một trong vô

số khó khăn nào, một trong những thử thách gay go nào mà chúng ta đã từng

Trang 10

nếm trải và hiện nay chúng ta còn phải chịu đựng” Chỉ có đạo đức cộng sản mớithực hiện được sự đoàn kết những người lao động trong cuộc đấu tranh lật đổbọn áp bức để xây dựng xã hội mới “Sự đoàn kết đó,… chỉ có giai cấp vô sảnđược huấn luyện và được thức tỉnh… mới có thể tạo ra được…Chỉ có giai cấp vôsản mới có thể sáng tạo ra một sức mạnh đoàn kết để lôi kéo theo nó giai cấpnông dân phân tán và tản mạn, và sức mạnh đó đã chống lại tất cả các cuộc tấncông của bọn bóc lột Chỉ có giai cấp đó mới có thể giúp quần chúng lao độngđoàn kết nhau lại, thắt chặt hàng ngũ, triệt để bảo vệ, triệt để củng cố, triệt đểxây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa”.

II Những nguyên tắc đạo đức mới

Nội dung những nguyên tắc của đạo đức mới(đạo đức cộng sản) mang tínhkhách quan, được quy định bởi địa vị và vai trò của giai cấp vô sản trong nền sảnxuất vật chất xã hội, bởi sứ mệnh lịch sử thế giới, bởi bản chất cách mạng vànhân đạo của giai cấp vô sản Đây là những chuẩn mực khuyến khích, địnhhướng căn bản cho đạo đức cộng sản, do đó chúng đòi hỏi cao đối với chủ thểđạo đức Trong thực tiễn đạo đức, các chủ thể đạo đức phải nhận thức một cáchsâu sắc, nỗ lực vươn lên để đáp ứng những đòi hỏi của chúng Đạo đức cộng sản

có những nguyên tắc cơ bản sau

1 Chủ nghĩa tập thể là cơ sở của đạo đức mới

Trang 11

Tập thể là một cộng đồng người (một nhóm người) được tổ chức trên cơ

sở phân công và hợp tác cùng hoạtd động nhằm mục đích chung, qua đó đem lạilợi ích cho cộng đồng, cho từng thành viên trong cộng đồng, cho từng thành viêntrong cộng đồng và cho xã hội

Một tập thể chân chính phải có các đặc trưng sau

Một là, phải có mục đích đúng đắn, nghĩa là lợi ích tập thể thống nhất vớilợi ích xã hội

Hai là, phải có tổ chức nhất định và bộ máy phải thực sự hoạt động

Ba là, các lợi ích tập thể, cá nhân, xã hội, phải được tôn trọng, và phảiđược xử lý một cách hài hoà Khi gặp mâu thuẫn, xung đột thì thứ tự của giảiquyết mâu thuẫn phải được sắp xếp ưu tiên: lợi ích xã hội-lợi ích cộng đồng-lợiích cá nhân

Tính tập thể, tính cộng đồng của con người xuất hiện rất sớm, do nhu cầulao động sản xuất tạo ra vật phẩm nuôi sống con người Và chính trong lao động,nhờ lao động mà con người càng phát triển, hoạt động của con người ngày phongphú Xét cho cùng, mọi giá trị vật chất, tinh thần đạo đức được bắt nguồn từ hoạtđộng lao động của con người Tính tập thể của con người không chỉ biểu hiện ởnhững hoạt động cộng đồng có tính xã hội trực tiếp, mà ở ngay cả những hoạtđộng độc lập, có tính chất cá nhân Tinh thần tập thể một khi được thừa nhận là

Trang 12

một giá trị cao đẹp, được coi như là một triết lý sống, một nguyên tắc sống thìphát triển thành chủ nghĩa tập thể.

Chủ nghĩa tập thể là sự thống nhát tự giác giữa những cá nhân vì những lýtưởng cao quý của con người Đó là sự thống nhất của tình đồng chí, tinh thầntrách nhiệm, thái độ tôn trọng, tinh thần hợp tác, tương trợ và tận tình chăm sóclẫn nhau, nhằm bảo đảm cho các cá nhân phát triển cao nhât, phục vụ lợi ích xãhội

Chủ nghĩa tập thể là nguyên tắc, là cơ sở khoa học và là trung tâm của đạođắc mới Ở đây, con người không chỉ nghĩ và hànhd động vì mình mà còn vìngười khác, Tập thể ở đây vừa là mục đích, vừa là phương tiện, vừa là hình thức

để cho các cá nhân phát triển

Chủ nghĩa tập thể là kết quả của sự phát triển hợp quy luật của lịch sử loàingười Quan hệ đạo đức, cũng như các quan hệ khác, phát triển qua từng giaiđoạn lịch sử, mỗi giai đoạn lịch sử đòi hỏi phải có kiểu người thích hợp với nó.Phương thức sản xuất là ngọn nguồn của mỗi kiểu đạo đức và tính tồn tại tronglịch sử

Theo C.Mác, Ph Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh, nguyên tắc đạođức cơ bản trong chủ nghĩa xã hội phải thống nhất các lợi ích của cộng đồng.Trong chủ nghĩa xã hội, vẫn tồn tại ba nhóm lợi ích: lợi ích tập thể, lợi ích cánhân, và sự hội nhập giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể Trong chủ nghĩa xã

Trang 13

hội, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội là thước đo đạo đức của cá nhân và nhấtđịnh lợi ích tập thể phải đặt trên lợi ích cá nhân Lợi ích của xã hội là tính thứnhất trong các quan hệ đạo đức, bởi vì trong chủ nghĩa xã hội, chũng là phươngtiện thoả mãn nhu cầu và phát triển tài năng của các cá nhân Vì thê, mục tiêuvăn hoá của chủ nghĩa xã hội lấy thước đo đạo đức tập thể làm chuẩn mực của

sự tiến bộ đạo đức

Lợi ích xã hội là một tồn tại khách quan có cơ sở từ nền tảng kinh tế củachủ nghĩa xã hội Nó đảm bảo thoả mãn các nhu cầu khác Việc xem lợi ích cộngđồng là lợi ích cộng đồng là lợi ích chung của toàn xã hội sẽ bảo đảm cơ chế vậnhành của một mục tiêu lý tưởng nhất quán về một xã hội nhân đạo hiện thực màchủ nghĩa xã hội theo đuổi Tuy nhiên, bên ngoài lợi ích xã hội, trong chủ nghĩa

xã hội cũng tồn tại lợi ích chân chính của cá nhân Lợi ích chân chính của cánhân đảm bảo cho đời sống đạo đức được vận hành đa dạng và phong phú.Không có lợi ích chân chính của cá nhân, quan hệ đạo đức trong chủ nghĩa xãhội sẽ thiếu sức sống Song, lợi ích cá nhân khôn gphả là mục tiêu văn hoá của

sự phát triển xã hội chủnghĩa, Chính sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân vàlợi ích xã hội mới là mục tiêu văn háo của sự phát triển xã hôi chủ nghĩa Bởi vì,nếu chỉ quan tâm tới lợi ích cá nhân, các quan hệ đạo đắc trong chủ nghĩa xã hội

sẽ tiếp tục theo vết xe đạo đức vị kỷ của chủ nghĩa tư bản Lợi ích cá nhân trongchủ nghĩa xã hội khác với chủ nghĩa cá nhân tư sản Trong lý tưởng đạo đức của

Trang 14

chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cá nhân là một hiện tượng phản văn hoá Tâm lý củachủ nghĩa cá nhân là lấy sự cá nhân hoá, nâng lợi ích riêng thành lợi ích vị kỷ vàđối lập với lợi ích xã hội Trong chủ nghĩa xã hội không chấp nhận hiện tượngcon người phá hoại nhau và thù địch nhau Mỗi người tự do phát triển nhưngkhông phản lại tự do của người khác Mục tiêu văn hoá của chủ nghĩa xã hội làtạo nên sự cộng đồng các lợi ích

Như vậy, dưới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tập thể trở thành quan hệ xãhội phổ biến, thể hiện trong quan hệ xã hội và trong mọi hình thức của đời sống

xã hội Bằng những hình thức thích hợp, chủ nghĩa tập thể quy định tính chấthoạt động của người lao động Con người không chỉ nghĩ về mình mà còn vìngười khác, tức là phục vụ con người, phục vụ tập thể và phục vụ toàn xã hội vớimột tinh thần trách nhiệm, chăm sóc lẫn nhau, thực hiện mục tiêu chung phù hợpvới sự tiến bộ xã hội, vì thế nó là cơ sở của chủ nghĩa nhân đạo cao nhất

Chủ nghĩa tập thể đòi hỏi phải kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân và chủnghĩa phường hội chẳng qua chỉ là sự biến tướng của chủ nghĩa cá nhân Động

cơ hành động của người cá nhân chủ nghĩa khát vọng cá nhân được đàng hoàngtrong cuộc sống vật chất và tinh thần

2 Lao động tự giác, sáng tạo là cội nguồn của đạo đức mới

Trang 15

Lao động là hoạt động sáng tạo của con người, “ là lực lượng bản chất củacon người”, dùng để cải biến tự nhiên, xã hội và chính mình phù hợp với nhucầu, lợi ích của con người, vì sự phát triển và tiến bộ xã hội.

Động vật tồn tại nhờ vào những thứ sẵn có trong tự nhiên Trái lại, conngười vì cuộc sống của nình phải tiến hành lao động sản xuất, chủ động biến đổigiới tự nhiên theo hướng thoả mãn nhu cầu và phục vụ mục đích của bản thân

Đó là quá trình con người dùng công cụ tác động vào thế giới xung quanh, tạo ranhững thứ khác với dạng tồn tại sẵn có trong thế giới tự nhiên Lao động là hoạtđộng đặc trưng của con người Nếu không có lao động thì con người không thểtồn tại được Có thể phân biệt con người với súc vật, bằng ý thức, bằng tôn giáo,nói chung bằng bất cứ cái gì cũng được Bản thân con người bắt đầu bằng tựphân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinhhoạt của mình- đó là một bước tiến do tổ chức cơ thể của con người quy định.Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sảnxuất ra chính đời sống vật chất của mình

Như vậy, trong lịch sử, con người bắt đầu sự tồn tại của mình bằng laođộng Và hiện nay, con người đang khẳng định sự tồn tại của mình cũng bằng laođộng Lao động là một hiện tượng xã hội, là một hoạt động có ích cho xã hội.Người nào lao động, người ấy chẳng những tồn tại không gây trở ngại cho ngườikhác, mà còn giúp đỡ cho người khác tồn tại, giúp đỡ cho người khác được hạnh

Trang 16

phúc Đây là lý tưởng đạo đức cao nhất của con người Giá trị đạo đức tích cực,cái thiện, tức là đạo đức đích thực, biểu hiệnở chỗ con người giúp đỡ, thông cảm

và đem lại sự thích thú cho người khác Trong cuộc sống, người ta có nhiềuchuẩn mực để đo phẩm giá của con người Chẳng hạn: lương tâm trong sáng,động cơ hành vi hợp đạo đức, có nhu cầu tinh thần và xã hội phát triển cao, lànhmạnh, thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức, có thái độ đúng đối với lao động.Trong đó, thái độ đối với lao động là thứoc đo quan trọng, bởi vì, căn cứ vào đó

mà tha đánh giá con người lao động nghiêm túc, trung thực có trách nhiệm haydối trá, qua quýt, tiết kiệm, hay hoang phí Và, người lao động chỉ được đượckính trọng khi có thái độ lao động đúng đắn, biểu hiện cụ thể là:

Thứ nhất, lao động cần cù, khoa học, sáng tạo, lao động với năng suất chấtlượng, hiệu quả cao

Thứ hai, chăm lo thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí

Thứ ba, coi trọng lao động trí óc và lao động chân tay

Thứ tư, yêu quý lao động của mình và lao động của người khác

Xã hội xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải sản xuất ra ngày càng nhiều của cảivật chất, do đó, người lao động phải lao động một cách nhiệt tình, sáng tao vớinăng suất, chất lượng cao Theo V.I.Lênin, chủ nghĩa xã hội bắt đầu từ chỗ mànhững công nhân bình thường biết quan tâm với một tinh thần hy sinh và không

Trang 17

quản nặng nhọc đến việc nâng cao năng suất lao động Đây là vấn đề màV.I.Lênin cho là quan trọng nhất, căn bản nhất cho thắng lợi của chế độ mới.

Khi so sánh nhiệm vụ chiến đấu để đánh đổ chế độ cũ với nhiệm vụ laođộng để xây dựng chế độ mới, V.I.Lênin cho rằng, nhiệm vụ thứ hai- nhiệm vụlao động để xây dựng xã hội mới- khó hơn nhiều vì nhiệm vụ này không thể giảiquyết nhất thời, một hành động nhất thời mà đòi hỏi phải có một tình cảm lâu dàinhất, bền bỉ nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng hàng ngày

Thái độ lao động tự giác có kỷ luật, lao động sáng tao thể hiện bản chấtcon người lao động cho xã hội, cho mình mà mình làm chủ Đạo đức của conngười trước hết được thẩm định bằng thái độ lao động, hiệu quả lao động, sựđóng góp đối với xã hội, lời nói đi đôi với việc làm, động cơ và hiệu quả Đạođức mới hoàn toàn xa lạ với kiểu lao động hình thức, tắc trách, kém hiệu quả, và

vụ lợi Chủ nghĩa hình thức và chủ nghĩa trừu tượng đánh giá đạo đức con ngườitách rời lý tưởng với hiện thực cần phải được phê phán

3.Chủ nghĩa yêu nước kết hợp với chủ nghĩa quốc tế.

Lòng yêu nước là tình cảm xã hội tự nhiên của con người với đất nướcmình(tổ quốc) Tổ quốc là một môi trường xã hội, chính trị và văn hoá trong đónhân dân sống Lòng yêu nước là tình cảm đối với tổ quốc thể hiện ở sự tận tâm,tận lực thực hiện nghĩa vụ của mình trước tổ quốc ở mọi lúc, mọi nơi Lòng yêunước không phải là đặc trưng riêng của một dân tộc nào Mỗi con người sinh ra

Trang 18

đều có cội nguồn, quê hương, đất nước, dân tộc của mình Mọi người đều cóquyền yêu cội nguồn, quê hương, dân tộc,(ngôn ngữ, văn hoá, tập quán dântộc…) và đất nước mình Đây là một thuộc tính tự nhiên có ý nghĩa phổ biến.

Gắn bó với nơi chôn rau cắt rốn của mình, nơi ghi đậm những ấn tượngvui buộc của tuỏi ấu thơ là một nét tình cảm và tâm lý phổ biến của con người

Ai cũng có quê hương và luôn có tình yêu đối với quê hương mình Do đó, dùchốn quê hương có là đồng khô cỏ cháy, nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá,

nó vẫn có sức gợi nhớ, sức lay động những gì ẩn kín tận đáy tâm hồn của mỗingười Người nào cũng tìm thấy nét tự hào về quê hương mình Song niềm tựhào chính đáng nhất, cao cả nhất, có sức cổ vũ mạnh mẽ nhất là niềm tự hào vềtruyền thống dân tộc Chính lòng tự hào dân tộc đem lại cho tình yêu tổ quốcmột nội dung phong phú, sâu sắc ở mỗi con người

Một khi lòng yêu nước phát triển thành một triết lý nhân sinh, triết lý xãhội, một lối sống, một trình độ nhận thức sâu sắc và có hệ thống, chi phối mộtcách có ý thức mọi hành vi và ứng xử của con người thì trở thành chủ nghĩa yêunước Nó bao hàm cả tư tưởng và tình cảm yêu nước, vừa là nguyên tắc đạo đức,vừa là nguyên tắc chính trị

Chủ nghĩa yêu nước là tình yêu đối với đất nước, lòng trung thành với tổquốc và khát vọng phục vụ những lợi ích của tổ quốc và nhân dân Thực chất củachủ nghĩa yêu nước, như V.I Lênin nhấn mạnh, “ là một trong những tình cảm

Trang 19

sâu sắc nhất, đã được củng cố qua hàng trăm hàng ngàn năm tồn tại của các tổquốc biệt lập”

Chủ nghĩa yêu nước có quá trình phát triển lâu dài, có tính lịch sử và trong

xã hội có giai cấp nó mang tính giai cấp Yêu nước theo quan niệm của giai cấpphong kiến là trung tâm (trung với vua), yêu nước theo quan niệm của giai cấp tưsản là yêu chế độ tư bản Chủ nghĩa yêu nước tư sản chứa đựng trong lòng nótính bản vị dân tộc và tham vóng thống trị các dân tộc khác, phục vụ cho lợi íchcủa giai cấp tư sản Chính vì thế, cái gọi là lợi ích dân tộc mà giai cấp tư sản vẫnthường tuyên truyền về thực chất chỉ là lợi ích riêng, ích kỷ của bản thân giai cấp

tư sản Yêu nước trên lập trường giai cấp công nhân khác hẳn về chất với quanniện của giâi cấp bóc lột Nội dung của nó được thể hiện như sau:

Một là, yêu nước là yêu nước xã hội chủ nghĩa, yêu nhân dân lao động Tổuốc xã hội chủ nghĩa là tổ quốc của nhân dân, chứ không phải là tài sản của riêng

cá nhân nào Nhà nước xã hội chủ nghĩa là thành quả đấu tranh cách mạng cảutoàn dân, là nhà nước của dân, do dân và vì dân Đây là nhà nước đại diện cho sựcông bằng và văn minh nhất Lý tưởng xã hội chủ nghĩa và lý tưởng dân tộc làthống nhất Yêu nước xã hội chủ nghĩa là lòng tự hào đan tộc, lòng tự hào về sứcsáng tạo trong lao động sản xuất, lòng tự hào về những gương anh hùng bấtkhuất bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nhân dân, là tinh thần xả thân vì sự nghiệp cáchmạng xã hội chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của tổ quốc Như vậy, chủ nghĩa yêu

Trang 20

nước của giai cấp công nhân luôn gắn liền với lợi ích của nhân dân lao động, gắnliền với mục đích giải phóng nhân dân lao động khỏi mọi áp bức bóc lột, khôngngừng phát triển kinh tế-xã hội, văn hoá, làm cho người lao động làm chủ thực

sự đất nước

Hai là, yêu nước trên lập trường chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân.Chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân biều hiệnbản chất tốt đẹp của giai cấpcông nhân nhằm đoàn kết, giúp đỡ, và giải phóng nhân dân lao động toàn thếgiới khỏi mọi xiềng xích áp bức bóc lột của kẻ thống trị Thực tế lịch sử chothấy, vấn đề dân tộc và giai cấp, dân tộc và quôc tế có quan hệ hữu cơ không thểtách rời Muốn hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc phải làm tốt nhiệm vụquốc tế Đồng thời, làm nhiệm vụ quốc tế cũng là để góp phần thúc đẩy sựnghiêp cách mạng dân tộc Sự kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tếtrở thành một nguyên tắc của việc xây dựng đạo đức mới Ở đây cần chú ý cácvấn đề sau:

Thứ nhất, cần chống quan điểm của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và các quanđiểm đạo đức khác trái với đạo đức mới Nếu chỉ yêu tổ quốc minh, chỉ biết lợiích của dân tộc mình mà lại thờ ơ với lợi ích của các đân tộc khác, coi thường,miệt thị các dân tộc khác là trái với bản chất của đạo đức mới Cho nên, trongkhi bảo vệ độc lập về lãnh thổ, kinh tế, chính trị và văn hoá của dân tộc mình, thìcũng phải trân trọng dân tộc khác, trân trọng nền độc lập của họ Đòi hỏi này

Trang 21

nhằm chống chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa nước lớn, chủ nghĩa chủng tộc,chủ nghĩa thực dân dưới mọi hình thức và tạo nên sự bình đẳng dân tộc mà thựcchất là bình đẳng giữa những người lao động sống ở những quốc gia khác nhau.

Thứ hai, nếu người nào chỉ biết đến những lợi ích của dân tộc hẹp hòi vàxem xét chũng tách rời khỏi những lợi ích xã hội-chính trị của những dân tộckhác, thì người ấy không thể là một người yêu nước Cho nên, kết hợp chủ nghĩayêu nước với chủ nghĩa quốc tế chính là yêu tổ quốc, nhân dân mình đồng thờiyêu nhân dân lao động các dân tộc khác Nếu không yêu nhân dân mình, khôngquý trọng văn hoá và truyền thống của nhân đan mình thì không biết tôn trọngđúng đắn nhân dân lao động nước khác Yêu nhân dân lao dộng các nước khácthể hiện ở thái độ trân trọng những tinh hoa trong văn hoá của họ và tiếp thunhững tinh hoa ấy để làm phong phú nền văn hoá của dân tộc mình, chống lạimọi thành kiến dân tộc, kỳ thị và phân biệt chủng tộc

Thứ ba, lao động, chiên đấu, hoạt động với tinh thần đạo đức cộng sản đểbảo vệ, xây dựng tổ quốc mình và tôn trọng lợi ích chính đáng của các dân tộc,chăm lo củng cố tình hữu nghị giữa nhân dân các nước, tích cực đoàn kết, ủng hộ

và giúp đỡ đối với phong trào công nhân, phong trào cộng sản và phong trào giảiphóng dân tộc trên toàn thế giới

Thứ tư, chủ nghĩa quốc tế vô sản và chủ nghĩa dân tộc tư sản là hai thếgiới quan đối lập nhau, là hai chính sách trái ngược nhau về vấn đề dân tộc

Trang 22

Đồng thời, đó cũng là hai nguyên tắc đạo đức đối lập giữa dân tộc này với dântộc khác và giữa nhân dân các nước Nếu nguyên tắc dân tộc chủ nghĩa tuyêntruyền tính biệt lập và tính đặc thù đan tộc của một số dân tộc nào đó, sự ngờ vựccác dân tộc khác và sự thù địch giữa các dân tộc với nhau… thì nguyên tắc chrunghĩa quốc tế vô sản đặt cơ sở cho những quan hệ liên quốc gia của các nước xãhội chủ nghĩa, cũng như những quan hệ của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩavới những người lao động ở các nước tư bản chủ nghĩa, với các dân tộc đang đấutranh cho sự nghiệp giải phóng đân tộc của mình.

4 Chủ nghĩa nhân đạo cộng sản

Chủ nghĩa nhân đạo có nghĩa là thuộc về con người, về tính người, có họcthức Thái độ tốt và tình yêu với ngưòi lao động, đối vớ người lương thiện, vàchân chính chính là chủ nghĩa nhân đạo

Theo nghĩa hẹp, chủ nghĩa nhân đạo là một trào lưu tư tưởng cảu thời đạiphục hưng, gắn với việc nghiên cứu các di sản cổ đại trong triết học luân lý học,nghệ thuật và mô tả đặc điểm của nền văn hoá thời kỳ phục hưng

Theo nghĩa rộng, chủ nghĩa nhân đạo là một trào lưu xã hội tiến bộ, làtổng hợp những quan điểm nhằm bảo vệ phẩm giá, bảo vệ sự tự do và sự pháttriển toàn diện, bảo vệ tính người của các quan hệ xã hội

Trước C.Mác, tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa đã hình thành 2 xu hướng

Ngày đăng: 18/11/2014, 10:29

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w