Xây dựng những phẩm chất đạo đức mới của con người Việt Nam hiện đại là một nhiệm vụ to lớn của cách mạng Việt Nam và của Đảng ta. Điều trước hết là phải xác định những phẩm chất đạo đức cần thiết của con ngưòi Việt Nam hiện nay. Ở đây, cần vừa phải có sự kế thừa những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của dân tộc, vừa xây dựng những phẩm chất, năng lực phù hợp với giai đoạn cách mạng mới. Những phẩm chất, năng lực này đảm bảo cho người Việt Nam hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình trong thời đại mới.
Tại hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Tung ương Khoá VIII, Đảng ta đã xác định nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn mới với năm đức tính cơ bản:
Một là, “ có tinh thần yeu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Lòng yêu nước là một phẩm chất cơ bản của đạo đức mới. Đó cũng là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất của người Việt Nam từ xưa đến nay. Song, cái mới trong phẩm chất đạo đức này là ở chỗ lòng yêu nước của người Việt Nam hiện nay không phải trên lập trường của giai cấp công nhân-giai cấp đứng ở vị trí trung tâm của thời đại. Chỉ có giai cấp công nhân mới là đại diện
chân chính cho những lợi ích của tổ quốc, của nhân loại. Yêu nước ngày này phải là yêu nước xã hội chủ nghĩa, nhân dân lao động mới có thể được giải phóng khỏi mọi ách áp bức bóc lột, có cuộc sống thật sự ấm no, tự do, hạnh phúc.
Yêu nước ngày nay luôn gắn liền với tinh thần quốc tế của giai cấp công nhân. Chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân là biểu hiện bản chất tốt đẹp của giai cấp công nhân nhằm đoàn kết giúp đỡ và giải phóng nhân dân lao độngtoàn thế giới khỏi mọi xiềng xích bóc lột của các giai cấp thống trị
Hai là, “ có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung”.
- Đây là một phẩm chất đạo đức mới có cội nguốn sâu xa từ truyền thống đạo đức của người Việt Nam, những người vốn có tính cộng đồng, đòan kết cao vì lợi ích chung. Tính cồng dồng và đoàn kết rất cao sẽ dẫn đến hình thành chủ nghĩa tập thể, đối lập với chủ nghĩa cá nhân. Tính tập thể là một đức tình cần thiết tất yếu có của con người Việt Nam trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Với đức tính tập thể, mỗi con người đều có điều kiện và khả năng để phát triển toàn diện cả về đạo đức, tài năng, nhân cách và cùng được hưởng tự do hạnh phúc.
Ba là, “ có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng, có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái”.
Tính trung thực là một phẩm chất cao quý cần thiết cho mỗi người. Trung thực là tôn trọng lẽ phải, sự thật và chân lý trong các quan hệ xã hội, dũng cảm đấu tranh cho cái thiện, cái mới, cái tốt đẹp. Đó là thái độ khách quan, dám nhìn thẳng vào sự thật, dám nói thẳng, nói thật, dám đấu tranh cho sự thật, thực hiện tốt nghĩa vụ của bản thân đối với xã hội. Trung thực đối lập với sự dối trá, thói đạo đức giả đáng phải phê phán.
Bốn là, “ lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội”.
Lao động chăm chỉ kích thích tư duy sáng tạo, chăm chỉ của con người. Qua lao động chăm chỉ mỗi con người càng hoàn thiện về trí tuệ, tình cảm và đạo đức. Trong thời đại khoa học- kỹ thuật phát triển như vũ bão hiện nay, người lao động cần phải học tập, rèn luyện không ngừng đê có được kỹ năng nghề nghiệp và trình độ cao cùng với những hiểu biết mới về khoa học kỹ thuât, văn hoá, nhân văn nói chung mới không bị tụt hậu.
Năm là, “ thường xuyên học tập nâng cao hiểu biêt, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mĩ và thể lực”.
Người Việt Nam vốn hiếu học. Ngày nay đức tính đó càng phải được phát huy cao hơn nữa, học tập không ngừng, không nghỉ, là một trong những đức tính cần thiết cho con người hiện đại. Càng ngày học tập càng có vai trò quan trọng đối với nhân cách mỗi con người cũng như đối với sự phát triển của mỗi quốc
gia và cả xã hội loài người. Đối với nước ta hiện nay, để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì học tập phải trở thành nhu cầu bức xúc, trách nhiệm, nghĩa vụ đạo đức của mỗi con người.
Năm tiêu chuẩn của con người mới Việt Nam do Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá VIII nêu ra chính là năm chuẩn mực giá trị con người Việt Nam hiện đại. Những chuẩn mực đó có giá trị định hướng cho tất cả mọi người dân Việt Nam phân đấu tờ thành những công dân tốt. Nhưng chuẩn mực đó có vai trò làm chuẩn để điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân, là chỗ dựa để đánh giá, xây dựng tư tưởng, đạo đức và lối sống đạo đức của mỗi con người trong gia đình, cũng như trong tập thể và ngoài xã hội.