1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quá trình hình thành từ GATT đến WTO và các nguyên tắc cơ bản (MFN)

31 3,1K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 304 KB

Nội dung

Quá trình hình thành từ GATT đến WTO và các nguyên tắc cơ bản (MFN)

GVHD: Thạc sĩ Vương Tuyết Linh Nhóm 2 – ĐH23C2 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN Quá trình hình thành từ GATT đến WTO và các nguyên tắc cơ bản (MFN & NT) 1 GVHD: Thạc sĩ Vương Tuyết Linh Nhóm 2 – ĐH23C2 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU NỘI DUNG 1. GATT (General Agreement on Tariffs and Trade) - Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 4 1.1 Lịch sử hình thành 4 1.2 Các vòng đàm phán của GATT 5 1.3 Nội dung Hiệp định chung GATT 7 1.4 Sự cần thiết phải thiết lập một hệ thống mới - Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) 8 2. WTO (World Trade Organization) – Tổ chức Thương mại thế giới 10 2.1 Sự thành lập WTO 10 2.2 Hệ thống pháp lý của WTO 13 2.3 Ý nghĩa việc ra đời WTO 14 2.4 Sự khác nhau giữa GATT và WTO 14 3. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) và nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) 15 3.1 Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) 16 3.1.1 Lịch sử ra đời của MFN 16 3.1.2 Nội dung cơ bản của MFN 16 3.1.3 Mục đích của sự hình thành nguyên tắc MFN 17 3.1.4 Quy định về đối xử tối huệ quốc trong luật thương mại quốc tế 18 3.1.4.1 Lĩnh vực hàng hóa 18 3.1.4.2 Lĩnh vực dịch vụ 20 3.1.4.3 Lĩnh vực đầu tư 20 3.1.4.4 Sở hữu trí tuệ 20 3.1.5 Những ngoại lệ của nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc 21 3.1.6 MFN đối với các nước đang phát triển (GSP) 22 3.1.7 Thực tiễn áp dụng nguyên tắc tối huệ quốc trong GATT và WTO 24 3.2 Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) 25 3.2.1 Khái niệm 25 3.2.2 Mục đích 25 3.2.3 Phạm vi áp dụng 25 3.2.3.1 Lĩnh vực hàng hóa nhập khẩu và sở hữu trí tuệ 25 3.2.3.2 Lĩnh vực dịch vụ 26 3.2.3.3 Lĩnh vực đầu tư 27 3.3 Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi được hưởng MFN và NT 27 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI MỞ ĐẦU Quá trình hình thành từ GATT đến WTO và các nguyên tắc cơ bản (MFN & NT) 2 GVHD: Thạc sĩ Vương Tuyết Linh Nhóm 2 – ĐH23C2 Các nền kinh tế trên thế giới, ngày nay không ngừng vận động và ngày càng phụ thuộc lẫn nhau qua những hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ… Điều này đòi hỏi cần phải có một tổ chức quốc tế đứng ra để điều tiết, thúc đẩy hoạt động giao thương phát triển thông qua các quy tắc và cam kết được thiết lập. Bên cạnh đó trong quá trình giao lưu buôn bán quốc tế tất yếu nảy sinh nhiều vấn đề, từ các rào cản thuế quan, phi thuế cũng như các tranh chấp phát sinh sẽ ảnh hưởng xấu đến tiến trình tự do hóa thương mại các quốc gia đang theo đuổi. Với những mục tiêu đó, các quốc gia đã có ý tưởng thành lập Tổ chức Thương mại quốc tế (International Trade Organization - ITO) từ những năm 40 của thế kỷ 20 với nhiệm vụ của tổ chức này là điều tiết thương mại quốc tế, tạo ra một môi trường thương mại thế giới ngày càng thông thoáng, xúc tiến tự do hóa thương mại. Tuy nhiên do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, đến năm 1995 một tổ chức quốc tế hội đủ các vai trò đó mới ra đời - Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Organization - WTO) mà tiền thân là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (General Agreement on Tariffs and Trade - GATT). Quá trình hình thành từ GATT đến WTO là một quá trình lâu dài, phức tạp, trải qua nhiều vòng đàm phán. Qua các vòng đàm phán đó, nhiều nguyên tắc hoạt động đã được thiết lập, trong đó có bốn nguyên tắc pháp lý nền tảng: tối huệ quốc (Most Favoured Nation - MFN), đãi ngộ quốc gia (National Treatment - NT), mở cửa thị trường và cạnh tranh công bằng. Với mục tiêu làm rõ quá trình hình thành từ GATT đến WTO và hai nguyên tắc nền tảng quan trọng nhất trong hệ thống thương mại đa phương là MFN và NT, nhóm đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Quá trình hình thành từ GATT đến WTO và các nguyên tắc cơ bản (MFN & NT)”. Nhóm thuyết trình Đề tài tiểu luận Quá trình hình thành từ GATT đến WTO và các nguyên tắc cơ bản (MFN & NT) 3 GVHD: Thạc sĩ Vương Tuyết Linh Nhóm 2 – ĐH23C2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TỪ GATT ĐẾN WTO VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN (MFN & NT) 1. GATT (General Agreement on Tariffs and Trade) - Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại GATT (General Agreement on Tariffs and Trade) - Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại là hiệp định quốc tế nhiều bên về các quy tắc và trình tự điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế, quy định quyền và nghĩa vụ của các quốc gia tham gia hiệp định. 1.1Lịch sử hình thành Cho đến năm 1930, các quốc gia có thể dễ dàng tìm được một điểm chung mỗi khi gặp một vấn đề phát sinh trong quan hệ quốc tế. Vào thời kỳ đó, nhiều hiệp định về các vấn đề cụ thể đã được ký kết, ví dụ như hiệp định Ottawa, tổ chức quốc tế về lao động, tổ chức xã hội của các quốc gia… Cuộc khủng hoảng kinh tế nặng nề của những năm 1930 đã dẫn đến nạn thất nghiệp trầm trọng và kéo dài, tình trạng suy thoái kinh tế phổ biến và nghiêm trọng ở các nước. Tình hình đó đã đặt sự hợp tác kinh tế quốc tế vào một hoàn cảnh đầy khó khăn. Các quốc gia lại cần nâng cao hàng rào bảo hộ bằng cách tăng thuế quan và kiểm soát chặt chẽ ngoại hối, hạn ngạch nhập khẩu. Sau hai cuộc chiến tranh thế giới: 1914-1918 và 1939-1945, các quốc gia đã gia tăng nỗ lực nhằm tìm kiếm các cơ sở bền vững cho hợp tác tài chính tiền tệ và thương mại. Năm 1941, Anh và Hoa Kỳ đã ký Hiến chương Đại Tây Dương với nội dung mở cửa thị trường trên cơ sở bình đẳng và mở rộng sự hợp tác giữa các quốc gia. Tháng 7/1944, khi Đại chiến Thế giới thứ II sắp kết thúc, quân đồng minh sắp giành được thắng lợi hoàn toàn, tại Bretton Woods (Hoa Kỳ), 34 nước đã nhóm họp và quyết định lập ra Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Lúc này, hai nhà kinh tế học là John Maynard (Anh) và Harry Dexter White (Hoa Kỳ) đồng thời đưa ra đề nghị nên thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (International Trade Organization - ITO). Ý tưởng của hai ông là hình thành một thế chân vạc về kinh tế, tài chính và thương mại cho thế giới sau những cuộc khủng hoảng dữ dội đã dẫn đến chủ nghĩa phát xít và chiến tranh khốc liệt. Tài chính và tiền tệ sẽ do IMF chịu trách nhiệm, phát triển kinh tế là nhiệm vụ của WB, còn ITO sẽ chịu trách nhiệm xúc tiến đồng bộ các vấn đề có liên quan đến mậu dịch giữa các quốc gia nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước sau chiến tranh. Tháng 6/1946, Hội đồng kinh tế - xã hội Liên Hợp Quốc triệu tập hội nghị về thương mại và việc làm, đồng thời thảo ra Hiến chương La Havana. Văn kiện này có một ý nghĩa rất quan trọng và lẽ ra phải dẫn tới sự thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế. Tuy nhiên, Hiến chương La Havana đã không thể có hiệu lực vì nguyên nhân xuất phát từ phía Hoa Kỳ, nước đã đưa ra sáng kiến thành lập ITO, Quốc hội Hoa Kỳ đã không phê chuẩn và điều kiện tiên quyết của tổ chức này là bao trùm tối thiểu 80% thương mại thế giới đã không đạt được. Chính phủ các quốc gia khác sau khi thấy Hoa Kỳ không phê chuẩn Hiến chương cũng quyết định không đệ trình lên quốc hội của nước mình văn kiện này để phê chuẩn. Việc Hoa Kỳ không thông qua việc thành lập ITO với nguyên nhân vì sau chiến tranh Quá trình hình thành từ GATT đến WTO và các nguyên tắc cơ bản (MFN & NT) 4 GVHD: Thạc sĩ Vương Tuyết Linh Nhóm 2 – ĐH23C2 Thế giới II, cả nước bại trận cũng như nước thắng trận, ở châu Âu và châu Á đều kiệt quệ, điêu tàn, chỉ có Hoa Kỳ là ngược lại, phát triển rất mạnh nhờ chiến tranh (năm 1945, GNP của Hoa Kỳ là 213.5 tỷ USD, bằng 40% tổng sản phẩm toàn thế giới, tăng gần gấp đôi so với 125.8 tỷ USD của năm 1942). Đứng trước tương quan kinh tế thế giới như vậy, rõ ràng Hoa Kỳ đã không cần và không mong muốn có sự bình đẳng trong quan hệ thương mại giữa các quốc gia. Ngược lại, cái mà Hoa Kỳ mong muốn là buộc các quốc gia phải cúi đầu khuất phục và bị lệ thuộc vào Hoa Kỳ. Và vì thế, thay vì bình đẳng trong trao đổi thương mại quốc tế, Hoa Kỳ đã dùng con bài “viện trợ phát triển” (Development Aid) theo sáng kiến của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đương thời là George C.Marshall. Ngay tức khắc “Kế hoạch Marshall” được triển khai và những trận “mưa dollar” khổng lồ đã ồ ạt đổ xuống châu Âu thông qua World Bank, mà chủ yếu là qua Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế (IBRD) với 12 tỷ USD trong 4 năm (1947 - 1951). Tuy vậy, sau vài năm chiến tranh, kinh tế của các nước được hồi phục dần, họ bắt đầu tham gia trở lại vào hoạt động thương mại quốc tế với các luật lệ riêng của mình. Sự phục hồi này bắt đầu ảnh hưởng đến Hoa Kỳ, hàng hoá của Hoa Kỳ (đặc biệt là hàng công nghiệp) khó vào các thị trường vì các rào cản thương mại, đặc biệt là thuế quan. Bên cạnh đó, những hàng hoá của các nước bắt đầu thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ… Để phục vụ cho quyền lợi của Hoa Kỳ và mặc dù ITO không được thừa nhận, nhưng Chính phủ Hoa Kỳ đã chủ trương soạn thảo Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (General Agreement on Tariffs and Trade - GATT). GATT đã được 23 nước thương lượng và ký ngày 23/10/1947, có hiệu lực từ ngày 01/01/1948. GATT được coi là các quy định tạm thời cho hoạt động thương mại quốc tế trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, trong đó chủ yếu bao gồm các hiệp định về giảm thuế quan (thuế nhập khẩu) và những hạn chế khác đối với tự do thương mại. Mục đích của GATT là tự do hoá thương mại quốc tế, đặt ra các biểu thuế quan và các điều kiện trao đổi buôn bán giúp các nước thành viên ổn định giá cả và tăng cường trao đổi hàng hoá với nhau. 1.2 Các vòng đàm phán của GATT Trong lịch sử tồn tại 48 năm của mình, GATT đã trải qua 8 vòng đàm phán với 124 thành viên và 25 quốc gia xin gia nhập với các nội dung cụ thể sau: Năm Địa điểm Đối tượng đàm phán Bình quân cắt giảm thuế quan Số nước tham gia Các vòng đàm phán song phương 1947 Geneva Thuế 35% 23 1949 Annecy Thuế 35% 12 1951 Torguay Thuế 35% 38 1956 Geneva Thuế 35% 26 Các vòng đàm phán đa phương 1960- 1961 Geneva (vòng Dillon) Thuế 35% 26 1964- 1967 Geneva (vòng Kennedy) Thuế, các biện pháp chống phá giá 35% 62 1973- 1979 Geneva (vòng Tokyo) Thuế, các biện pháp phi thuế quan và các hiệp định “khung”. 34% 102 Quá trình hình thành từ GATT đến WTO và các nguyên tắc cơ bản (MFN & NT) 5 GVHD: Thạc sĩ Vương Tuyết Linh Nhóm 2 – ĐH23C2 1986- 1994 Geneva (vòng Uruguay) Thuế, các biện pháp phi thuế quan, các nguyên tắc, dịch vụ, các quyền sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp, dệt và may mặc, nông nghiệp, thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). 38% 123 (Nguồn: WTO thường thức – PGS. TS. Bùi Tất Thắng) Đáng chú ý là khoảng cách giữa các vòng đàm phán ngày càng lớn và thời gian thương lượng của mỗi vòng cũng càng dài, cho thấy tính phức tạp và quyết liệt của các chương trình nghị sự ngày vàng tăng lên. Sau 4 vòng đàm phán song phương, các bên đã nhân nhượng giảm thuế trung bình 25% với 55000 hạng mục thuế quan (chủ yếu là nguyên liệu và bán thành phẩm) bao trùm 50% khối lượng thương mại toàn cầu thời kỳ đó. Nội dung 4 vòng đàm phán đa phương tiếp theo: Vòng Dillon (1960-1961): thảo luận về vấn đề giảm thuế quan, hạn chế bảo hộ mậu dịch và đặt vấn đề xem xét tính hợp thức của Cộng đồng châu Âu (EC), khả năng thương mại của các nước đang phát triển. Kết quả là mức thuế quan chung giảm 6.5%, còn các nội dung khác chưa giải quyết được càng trở nên nóng bỏng và phức tạp hơn. Vòng Kennedy (1964-1967): những bước tiến vượt bậc tới tự do hóa thương mại quốc tế diễn ra thông qua các cuộc đàm phán về mậu dịch đa phương, hay còn gọi là những vòng đàm phán mậu dịch, được tiến hành dưới sự bảo trợ của GATT. Vòng đàm phán Kennedy cuối cùng cũng đạt được sự thỏa thuận là giảm 37% thuế sau 5 năm với 75% khối lượng hàng hóa trao đổi. Giữ nguyên chính sách bảo hộ đối với các mặt hàng nhạy cảm như nông sản, thủy sản, hàng dệt may, da giày… Ngoài ra vòng đàm phán Kennedy cũng thành công trong soạn thảo hiệp định của GATT về chống phá giá. Vòng đàm phán Tokyo (1973-1979): sau 6 năm đàm phán kéo dài, vòng đàm phán đã đạt được những kết quả khả quan: giảm 1/3 mức thuế quan tại 9 thị trường công nghiệp chính của thế giới, giảm 4.7% thuế bình quân các sản phẩm chế biến từ 40% khi mới thành lập GATT. Đặc biệt, các nước ký kết công nhận sự cần thiết và cho phép đãi ngộ ưu đãi dành cho các nước đang và chậm phát triển. Vòng đàm phán Uruguay (1986-1994): Hiệp ước Uruguay đã đạt được những kết quả to lớn, vượt dự kiến của các chuyên gia và tập trung ở những nội dung sau đây: - Nhất trí thành lập WTO với yêu cầu chấp nhận cả gói các kết quả của Hiệp ước Uruguay. - Đưa nhiều lĩnh vực kinh tế mới vào khuôn khổ hệ thống thương mại thế giới (dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư trong chừng mực liên quan tới thương mại, các biện pháp trở ngại phi thuế quan…) - Thuế hóa các biện pháp phi thuế quan. - Chấm dứt sự tồn tại riêng rẽ của thỏa thuận đa sợi, đưa hàng dệt vào khuôn khổ thương mại thế giới. - Phá vỡ một mảng quan trọng trong chính sách bảo hộ nông nghiệp kéo dài và các mặt hàng nhạy cảm khác của các nước phát triển với quy định cụ thể, không thể tránh né. 1.3 Nội dung Hiệp định chung GATT Quá trình hình thành từ GATT đến WTO và các nguyên tắc cơ bản (MFN & NT) 6 GVHD: Thạc sĩ Vương Tuyết Linh Nhóm 2 – ĐH23C2 Trong suốt 48 năm tồn tại, GATT luôn mang tính chất tạm thời. Bản hiệp định chung ban đầu không đầy đủ và chưa được áp dụng toàn bộ như hiện nay. Bản GATT 1947 cho tới nay có 4 phần gồm 38 điều như sau: Phần 1: Hai điều khoản chính về đãi ngộ Tối huệ quốc và các điều khoản nhân nhượng thuế quan (2 điều). Phần 2: Các nguyên tắc và quy định cụ thể (21 điều). Phần 3: Một số quy định về triển khai, tác động, điều chỉnh và quy định chung (12 điều). Phần 4: Thương mại và sự phát triển (3 điều). Trong thực tế, không thể có sự nhất trí toàn cầu về chuẩn mực pháp lý, có nhiều trường hợp các điều trong bản Nghị định thư này trái với luật hiện hành của mỗi quốc gia nên việc áp dụng nó với mỗi quốc gia là dựa trên cơ sở tự nguyện. Có thể nói, GATT thể hiện tính thực tiễn cao với sự kết hợp của tính chặt chẽ và sự mềm mỏng qua các ngoại lệ cho phép. GATT là một diễn đàn đàm phán hoạt động theo phương thức đồng thuận. Các điều chỉnh của GATT phần lớn được thực hiện ở các vòng đàm phán. Trong đó, các điều khoản quan trọng (điều I (Tối huệ quốc), II (danh mục các nhân nhượng thuế quan) và XXX (điều chỉnh)) cần theo nguyên tắc nhất trí, các điều khoản còn lại thì chỉ yêu cầu đa số là 2/3 số phiếu đồng thuận. Cơ chế ra quyết định của GATT dựa trên nguyên tắc đa số phiếu của hội nghị và sự tham gia hơn 50% số thành viên ký kết. Trong GATT, các hiệp định riêng cụ thể hóa các chuẩn mực chỉ có hiệu lực với các bên ký kết vào hiệp định (sau khi WTO được thành lập, hầu hết các hiệp định đã đưa vào khuôn khổ pháp lý chung), đồng thời GATT cũng chấp nhận các thỏa thuận khu vực. Như vậy, trong 48 năm tồn tại của mình, GATT đã có những đóng góp to lớn vào việc đảm bảo thuận lợi hoá và xúc tiến, đảm bảo sự tự do hóa thương mại toàn cầu. GATT điều hành các vòng đàm phán kéo dài nhiều năm với sự tham gia của hàng chục quốc gia từ khắp các châu lục. Nội dung của GATT ngày một bao trùm và quy mô ngày một lớn: bắt đầu từ việc giảm thuế quan cho tới các biện pháp phi thuế và tìm kiếm một cơ chế quốc tế giải quyết các tranh chấp thương mại giữa các quốc gia. Từ mức thuế trung bình 40% của năm 1948, đến năm 1995, mức thuế trung bình của các nước phát triển chỉ còn khoảng 4% và thuế quan trung bình của các nước đang phát triển còn khoảng 15%. 1.4 Sự cần thiết phải thiết lập một hệ thống mới – Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Với 48 năm tồn tại, GATT đã trở thành thoả thuận đa phương then chốt về mậu dịch toàn cầu. GATT đã góp phần vào tự do hoá thương mại, bãi bỏ những hạn chế về thương mại và chống phân biệt đối xử về kinh tế trong buôn bán giữa các nước… Mặc dù đã đạt được những thành công lớn, nhưng đến cuối những năm 1980, đầu năm 1990, trước những biến chuyển của tình hình thương mại quốc tế và sự phát triển của khoa học-kỹ thuật, GATT bắt đầu tỏ ra có những bất cập, không theo kịp tình hình thế giới. Thứ nhất, là một hiệp định có vai trò bao trùm trong đời sống thương mại quốc tế và vẫn tồn tại cho đến ngày nay nhưng GATT lại chưa bao giờ là một tổ chức mặc dù sự điều hành của GATT khiến người ta có cảm giác đây là một tổ chức. Tuy nhiên, GATT Quá trình hình thành từ GATT đến WTO và các nguyên tắc cơ bản (MFN & NT) 7 GVHD: Thạc sĩ Vương Tuyết Linh Nhóm 2 – ĐH23C2 thiếu các cam kết rõ ràng đảm bảo thực hiện như lịch đảm bảo thực hiện cụ thể và cơ quan giám sát cần thiết. Sự đảm bảo chính dựa trên sự tôn trọng các cam kết của các bên trong điều ước quốc tế. Các quy định của GATT về giám sát và đảm bảo thực hiện cam kết còn thiếu vô tư và gián tiếp. Mặc dù GATT có điều khoản quy định biện pháp trả đũa nhưng mới được vận dụng một lần vào năm 1955, cho phép Hà Lan hạn chế nhập lúa mỳ của Hoa Kỳ, trả đũa việc Hoa Kỳ hạn chế nhập sản phẩm sữa bò của Hà Lan. Thứ hai, bên cạnh kết quả của việc cắt giảm thuế quan, những thành công nhất định của vòng đàm phán Tokyo là một dấu hiệu của một thời kỳ khó khăn đã đến. Thuế quan giảm tới mức thấp nhất cùng với một loạt nhiệm vụ kinh tế trong những năm của thập niên 70 và 80 đã khiến cho các chính phủ đưa ra các hình thức bảo vệ khác (thường là các biện pháp phi thuế quan) cho các lĩnh vực kinh tế phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ nước ngoài. Tỷ lệ thất nghiệp cao và sự đóng cửa thường xuyên của các nhà máy đã buộc các chính phủ ở châu Âu và Hoa Kỳ phải tìm kiếm các thỏa hiệp song phương phân chia thị trường với các đối thủ cạnh tranh, tiếp tục trợ giúp cho các ngành nông nghiệp của mình. Cả hai hình thức thay đổi này đã làm giảm độ tin cậy và hiệu quả của GATT. Thứ ba, ngoài những suy giảm về môi trường, chính sách thương mại vào đầu những năm 1980, người ta cũng thấy rõ ràng rằng, không lâu nữa GATT sẽ không giữ được vai trò chi phối nền thương mại thế giới như những năm 1940. Trước hết là do, thương mại thế giới đã trở nên cực kỳ phức tạp và quan trọng hơn nhiều so với 40 năm trước: sự toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang hình thành, việc đầu tư quốc tế bùng nổ và thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ - những loại hình không được GATT điều chỉnh – là mối quan tâm ngày càng tăng của nhiều nước liên quan chặt chẽ với sự gia tăng liên tục của thương mại hàng hóa thế giới. Thứ tư, trong những khía cạnh khác, giờ đây, người ta thấy GATT có nhiều hạn chế, ví dụ đối với nông nghiệp, hệ thống đa biên có những lỗ hổng không thể khắc phục được, các nỗ lực tự do hóa đem lại thành công nhỏ nhoi, trong ngành dệt và may mặc chỉ đạt được một thỏa thuận duy nhất như một ngoại lệ của các nguyên tắc thông thường của GATT là Hiệp định đa sợi. Cuối cùng, thể chế của GATT và hệ thống giải quyết tranh chấp cũng có những dấu hiệu đáng lo ngại. Số lượng thành viên tăng lên nhanh chóng trên khắp các châu lục, đòi hỏi phải có một tổ chức quản lý, điều hành và giám sát chặt chẽ hơn. Về việc giải quyết tranh chấp, nhìn chung, quy chế giải quyết tranh chấp của GATT còn quá lỏng lẻo, dựa trên sự dàn xếp là chính. Trước tình hình đó, các bên tham gia GATT nhận thấy cần phải có nỗ lực để củng cố và mở rộng hệ thống thương mại đa biên. Từ năm 1986 đến 1994, Hiệp định GATT và các hiệp định phụ trợ của nó đã được các nước thảo luận sửa đổi và cập nhật để thích ứng với điều kiện thay đổi của môi trường thương mại thế giới. Hiệp định GATT 1947, cùng với 12 hiệp định chuyên giải thích chi tiết một số vấn đề riêng kèm theo đã hợp thành GATT 1994 – một trong 3 phần cốt lõi của hệ thống pháp lý tạo thành WTO. Một số hiệp định riêng biệt cũng đạt được trong các lĩnh vực như nông nghiệp, dệt may, trợ cấp, tự vệ và các lĩnh vực khác; cùng với GATT 1994, chúng tạo thành các yếu tố của các Hiệp Quá trình hình thành từ GATT đến WTO và các nguyên tắc cơ bản (MFN & NT) 8 GVHD: Thạc sĩ Vương Tuyết Linh Nhóm 2 – ĐH23C2 định Thương mại đa phương về Thương mại Hàng hoá. Vòng đàm phán Uruguay cũng thông qua một loạt các quy định mới điều chỉnh Thương mại Dịch vụ và Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến thương mại. Đầu những năm 1990, mặc dù vòng đàm phán Uruguay của GATT đã khá dài, nhưng nhìn chung vấn đề vẫn tiếp tục được thảo luận. Vì Hoa Kỳ và một số nước muốn đưa vào chương trình nghị sự nhiều vấn đề mới như: Trao đổi dịch vụ quốc tế, quyền sở hữu quốc tế, đầu tư, lao động, môi trường…, hơn nữa đây cũng là thời kỳ Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, kết thúc thời kỳ “chiến tranh lạnh”, thế giới chuyển từ xu thế “đối đầu” sang “đối thoại”, thực hiện “mở cửa” và hội nhập quốc tế. Do đó, nhiều vấn đề mới trong quan hệ kinh tế quốc tế phát sinh, vượt xa khuôn khổ của GATT, đồng thời các thiết chế hiện có của GATT đã không đủ sức giải quyết các tranh chấp trong các quan hệ kinh tế quốc tế này, đòi hỏi các quốc gia phải xem xét lại sứ mạng của GATT. Cuối cùng, chỉ mấy tháng sau khi hoàn tất vòng đàm phán Uruguay (15/12/1993), các nước đã cùng nhau họp tại Marrakesh (Marốc) vào ngày 15/4/1994 ký Định ước cuối cùng, Định ước Marrakesh, khẳng định kết quả của vòng đàm phán thứ 8, đồng thời cho ra đời một thiết chế mới tiếp tục sứ mạng của GATT và thay thế cho GATT, đó là Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Organization - WTO). 2. WTO (World Trade Organization) – Tổ chức Thương mại thế giới 2.1 Sự thành lập WTO Một trong những thành công lớn nhất của vòng đàm phán Uruguay nói riêng và của GATT nói chung là đã thành lập một tổ chức thương mại mới - Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hạt giống của vòng đàm phán Uruguay đã được gieo tại cuộc họp cấp Bộ trưởng của các thành viên GATT tại Geneva (Thụy Sĩ) vào tháng 11 năm 1982. Các Bộ trưởng lúc này đã dự định tiến hành một vòng đàm phán lớn nhưng hội nghị lúc đó đã không vượt qua được rào cản quá lớn là vấn đề nông nghiệp và xem như bị thất bại. Nhưng trên thực tế, một chương trình làm việc mới đã được lên kế hoạch, và đây được xem là tiền đề cho chương trình đàm phán Uruguay. Tuy nhiên phải mất 4 năm để nghiên cứu, làm sáng tỏ các vấn đề liên quan và vượt qua những khó khăn để tìm ra sự nhất trí chung trước khi các Bộ trưởng gặp nhau ở Punta Del Este (Uruguay) tháng 9 năm 1986. Các Bộ trưởng cuối cùng cũng thống nhất một chương trình đàm phán đề cập đến hầu như toàn bộ các vấn đề về chính sách thương mại còn bị bỏ ngỏ đến thời điểm bây giờ. Chương trình nghị sự cho đàm phán bao gồm các vấn đề quan trọng, bức xúc của chính sách thương mại, việc mở rộng hệ thống thương mại ra một vài lĩnh vực mới, đáng chú ý là lĩnh vực thương mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ, đồng thời cải tổ các chính sách thương mại đối với những sản phẩm nhạy cảm như nông sản và hàng dệt may. Bên cạnh đó, tất cả các điều khoản của GATT cũng sẽ được đưa ra xem xét lại. Đến tháng 12 năm 1988, một cuộc họp cấp Bộ trưởng đã được tổ chức tại Montreal (Canada) để đánh giá những kết quả đã đạt được sau nửa chặng đường thực hiện vòng đàm phán và thiết lập chương trình thương lượng cho giai đoạn hai của lịch trình đàm phán. Tại cuộc họp, các Bộ trưởng đã nhất trí việc nhượng bộ cho thâm nhập thị trường của những sản phẩm nông sản nhiệt đới với mục tiêu giúp đỡ các nước đang phát triển, Quá trình hình thành từ GATT đến WTO và các nguyên tắc cơ bản (MFN & NT) 9 GVHD: Thạc sĩ Vương Tuyết Linh Nhóm 2 – ĐH23C2 đồng thời đưa ra một hệ thống giải quyết các tranh chấp đã soạn thảo hoàn chỉnh và cơ chế đánh giá chính sách thương mại, nhằm đánh giá tổng thể thường xuyên, rõ ràng và có hệ thống về các chính sách thương mại của các thành viên GATT. Tháng 12 năm 1991, bản dự thảo toàn diện của “dự thảo cuối cùng”, bao gồm các văn bản pháp lý thể hiện từng vấn đề được nêu ra trong chương trình nghị sự tại Punta Del Este (trừ các kết quả có liên quan tới việc thâm nhập thị trường và danh sách cam kết của các quốc gia về vấn đề giảm thuế nhập khẩu và mở cửa thị trường dịch vụ) đã được trình tại Geneva. Trong hai năm tiếp theo đã diễn ra các cuộc thương lượng liên tục bàn về các vấn đề từ những thất bại chưa giải quyết được đến dự đoán thành công sẽ đến. Tuy nhiên các cuộc đàm phán đã diễn ra hết sức khó khăn, tiến trình đàm phán thường chậm hơn so với tiến độ. Cùng với nông nghiệp. những vấn đề khác như thương mại dịch vụ, thâm nhập thị trường, luật chống bán phá giá hay việc thiết lập một thể chế kinh tế mới cũng trở thành những vấn đề gây xung đột. Sự bất đồng giữa Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của các cuộc thảo luận. Tháng 11 năm 1992, Hoa Kỳ và Ủy ban châu Âu đã vượt qua phần lớn những bất đồng về nông nghiệp để cùng đi đến một hiệp định chung mang tên “Hiệp định Blair House”. Đến tháng 7 năm 1993, các nước trong nhóm bộ tứ (Hoa Kỳ, Ủy ban châu Âu, Nhật Bản, Canada) thông báo đã có những tiến bộ đáng kể trong đàm phán về thuế quan và những vấn đề liên quan (mở cửa thị trường). Tới ngày 15/12/1993, từng vấn đề đã được giải quyết và các cuộc bàn thảo về mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ cũng kết thúc. Ngày 15/4/1994, văn kiện cuối cùng đã được các Bộ trưởng của 111 nước trong 125 nước và vùng lãnh thổ tham gia đàm phán Hiệp định Uruguay ký tại cuộc họp ở Marrakesh (Marốc) và 104 nước đã ký hiệp định về việc thành lập Tổ chức Thương mại thế giới. Tổ chức Thương mại thế giới là hiện thân cho kết quả của vòng đàm phán Uruguay và là tổ chức kế thừa của Hiệp đinh chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). Cũng như GATT trước đây, WTO chấp nhận các thành viên là những lãnh thổ quan thuế, có thẩm quyền độc lập hoạch định và tiến hành các chính sách thương mại quốc tế (Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và các lãnh thổ quan thuế Hồng Kông, Đài Loan, Macao có thể cùng là thành viên của WTO), trong đó mỗi thành viên có quyền và chỉ có một lá phiếu bầu, các lá phiếu có giá trị ngang nhau. WTO chính thức được thành lập và đi vào hoạt động kể từ ngày 1/1/1995, đặt trụ sở chính tại Geneva (Thuỵ Sĩ). WTO đã thay thế GATT với tư cách là một tổ chức quốc tế, song những gì đạt được sau vòng đàm phán Uruguay cho thấy GATT vẫn tồn tại và có hiệu lực vì nó là hiệp định khung của WTO trong các vấn đề về trao đổi hàng hóa. Về cơ cấu tổ chức của WTO, cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị cấp Bộ trưởng các thành viên, định kỳ họp ít nhất hai năm một lần. Các Bộ trưởng hoặc đại diện của các thành viên có thể quyết định khác đi nếu thấy cần thiết. Cơ quan thường trực của WTO là Đại hội đồng, với đại diện của các nước thành viên và nhiều uỷ ban, cơ quan chuyên trách khác. Giúp việc cho các cơ quan trên là Ban Thư ký WTO, đứng đầu Ban Thư ký là Tổng giám đốc, bên dưới có các Phó Tổng giám đốc và các vụ chức năng. Quá trình hình thành từ GATT đến WTO và các nguyên tắc cơ bản (MFN & NT) 10 [...]... với GATT, WTO có nhiều điểm khác cơ bản WTO hoạt động trên cơ sở được các thành viên công nhận chính thức như là một thể chế thường trực, độc lập, có tư cách pháp nhân, bộ máy và ngân sách Nguyên tắc làm việc của WTO Quá trình hình thành từ GATT đến WTO và các nguyên tắc cơ bản (MFN & NT) 11 GVHD: Thạc sĩ Vương Tuyết Linh ĐH23C2 Nhóm 2 – WTO làm việc trên cơ sở đồng thuận Hầu hết mọi quyết định của WTO. .. định và văn bản ghi nhớ ở cấp Bộ trưởng, quy định những nghĩa vụ và cam kết khác của các thành viên WTO Trong đó có một số nguyên tắc cơ bản và xuyên suốt nội dung các văn bản này, chủ yếu là nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) và nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) 3 Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) và nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) Đối xử tối huệ quốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT) là hai nguyên tắc. .. thuận cả nguyên tắc bỏ phiếu, mỗi thành viên một phiếu theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số Hiệp định WTO bao gồm 29 văn bản pháp lý riêng biệt, bao trùm mọi lĩnh vực từ nông nghiệp đến ngành dệt và may, từ dịch vụ đến việc mua sắm của Chính phủ, các quy Quá trình hình thành từ GATT đến WTO và các nguyên tắc cơ bản (MFN & NT) 14 GVHD: Thạc sĩ Vương Tuyết Linh ĐH23C2 Nhóm 2 – tắc xuất xứ và sở hữu trí... một cách bình đẳng vào thể chế thương mại toàn cầu Vì thế chúng ta càng cần nâng cao hiểu biết sâu rộng hơn về hệ thống các nguyên tắc và quy định cụ thể về các nguyên tắc đó trong Tổ chức Thương mại thế giới WTO Để hội nhập kinh tế quốc tế và vận dụng các nguyên tắc MFN, NT một cách có hiệu quả thì việc khắc phục những bất cập nêu trên là điều hết sức cần thiết Quá trình hình thành từ GATT đến WTO và. .. và có chứng nhận bởi cơ quan cấp ở nước xuất khẩu được hưởng Ví Quá trình hình thành từ GATT đến WTO và các nguyên tắc cơ bản (MFN & NT) 21 GVHD: Thạc sĩ Vương Tuyết Linh ĐH23C2 Nhóm 2 – dụ: giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu A là một trong những chứng từ chính thức mà cơ quan hải quan EU dựa vào đó để cho hàng hoá hưởng ưu đãi GSP Ngoài những điều kiện cơ bản trên thì các nước phát triển cũng yêu cầu ở các. .. GATT ngày một bao trùm và quy mô ngày một lớn: bắt đầu từ việc giảm thuế quan cho tới các biện pháp phi thuế và tìm kiếm một cơ chế quốc tế giải quyết các tranh chấp thương mại giữa các quốc gia Mặc dù có những thành công nhất định trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của mình, song GATT cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định Đó chính là điều kiện tất Quá trình hình thành từ GATT đến WTO và các. .. chống bán phá giá… - Phần 3: lịch trình hay danh sách những cam kết của các thành viên về thuế quan hay mở cửa thị trường Căn cứ vào nội dung các hiệp định trên, có thể chia thành 5 loại thỏa ước sau: - Thỏa ước về hàng hóa Quá trình hình thành từ GATT đến WTO và các nguyên tắc cơ bản (MFN & NT) 12 GVHD: Thạc sĩ Vương Tuyết Linh ĐH23C2 Nhóm 2 – Từ năm 1947 đến năm 1994, GATT là diễn đàn thương lượng việc... giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước Bởi vậy, đối xử quốc gia liên Quá trình hình thành từ GATT đến WTO và các nguyên tắc cơ bản (MFN & NT) 26 GVHD: Thạc sĩ Vương Tuyết Linh ĐH23C2 Nhóm 2 – quan trực tiếp các biện pháp, luật lệ và chính sách của Chính phủ như chính sách thuế, chính sách liên quan đến tiếp cận và sử dụng các nguồn lực trong nước, qui chế đấu thầu… 3.3 Những thuận lợi và khó... để trang điểm và dưỡng da tùy loại giảm thuế từ 50% xuống còn 20-30%; máy ảnh sử dụng phim cuộn khổ 35mm từ 30% xuống 20%; các loại máy làm đông lạnh kiểu tủ dung tích không quá 800 và 900 lít có các mức thuế suất cũ là 30-50% sẽ giảm xuống 20-40% Danh mục hàng Quá trình hình thành từ GATT đến WTO và các nguyên tắc cơ bản (MFN & NT) 18 GVHD: Thạc sĩ Vương Tuyết Linh ĐH23C2 Nhóm 2 – hóa và mức thuế suất... một nhanh và mạnh của các nước chậm phát triển, đang phát triển là hết sức cần thiết Với việc giảm mức thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ các nước chậm phát triển và Quá trình hình thành từ GATT đến WTO và các nguyên tắc cơ bản (MFN & NT) 22 GVHD: Thạc sĩ Vương Tuyết Linh ĐH23C2 Nhóm 2 – đang phát triển hơn so với các nước phát triển, hàng nhập khẩu của các nước này đã được gia nhập tự do hơn vào thị . cứu Quá trình hình thành từ GATT đến WTO và các nguyên tắc cơ bản (MFN & NT)”. Nhóm thuyết trình Đề tài tiểu luận Quá trình hình thành từ GATT đến WTO và các nguyên tắc cơ bản (MFN &. tự vệ và các lĩnh vực khác; cùng với GATT 1994, chúng tạo thành các yếu tố của các Hiệp Quá trình hình thành từ GATT đến WTO và các nguyên tắc cơ bản (MFN & NT) 8 GVHD: Thạc sĩ Vương Tuyết. có các Phó Tổng giám đốc và các vụ chức năng. Quá trình hình thành từ GATT đến WTO và các nguyên tắc cơ bản (MFN & NT) 10 GVHD: Thạc sĩ Vương Tuyết Linh Nhóm 2 – ĐH23C2 Về mục tiêu, WTO

Ngày đăng: 08/04/2015, 10:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w