5. Cấu trúc của luận văn:
3.3. Những ý kiến riêng của bản thân tác giả
Mặc dù vấn đề hôn nhân là vấn đề cá nhân, nhưng những cuộc hôn nhân với cô dâu ngoại chóng vánh và sai lầm lại liên quan đến các vấn đề xã hội. Những giải pháp đưa ra cho các cuộc hôn nhân Việt Đài cũng phần nào chính để nhằm giải quyết vấn đề phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc diễn ra rầm rộ sau cơn sốt lấy chồng Đài Loan. Trong vấn đề này, Hàn Quốc đã có những chính sách thắt chặt hơn ngay từ “đầu vào” so với Đài Loan. Năm 2010, chính phủ Đài Loan đã tăng cường giám sát các cơ quan môi giới hôn nhân và mở rộng dịch vụ hỗ trợ, tư vấn cho các cô dâu ngoại quốc. Những người muốn kết hôn với cô dâu ngoại quốc sẽ phải đệ trình bản khai tài chính và chứng thực tình trạng hôn nhân của mình, đặc biệt là khai báo họ đã mời cô dâu ngoại quốc tới thăm hơn 2 lần trong vòng 5 năm qua hay chưa. Những chú rể tương lai này còn phải tham gia một khóa học về hôn nhân quốc tế. Do đó người Hàn Quốc muốn tìm kiếm cô dâu nước ngoài sẽ phải trải qua các bước kiểm tra gắt gao và tham gia khóa học đặc biệt nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng trong các cuộc hôn nhân ngoại quốc. Những chỉ dẫn pháp luật cụ thể về hôn nhân quốc tế sẽ giúp tạo ra những gia đình văn hóa lành mạnh. Đây cũng chính là điều mà Đài Loan cần chú trọng bên cạnh những giải pháp hỗ trợ cho các cô dâu Việt Nam khi sinh sống tại Đài Loan cũng như những giải pháp mà phía Việt Nam đang thực hiện để hạn chế những cuộc hôn nhân không được xây dựng trên cơ sở tình yêu.
Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp
Hôn nhân Việt – Đài cũng giống như tất cả các cuộc hôn nhân với người nước ngoài là một xu thế tất yếu của thời đại, khi Việt Nam không ngừng mở cửa, giao lưu và hội nhập. Chúng ta không thể ngăn cấm mà chỉ có thể cố gắng tìm những giải pháp hữu hiệu để khắc phục những bất cập của nó. Thiết nghĩ chúng ta nên có một cái nhìn nhân ái và bao dung hơn với những cô gái đi lấy chồng Đài Loan hơn là chỉ lên án họ. Vì cuộc sống nghèo khổ, những cô gái này đã chấp nhận những cuộc hôn nhân nơi đất khách quê người với hy vọng có thể thay đổi được cuộc sống, có tiền về giúp đỡ gia đình. Đồng thời bản thân họ cũng phải gặp phải rất nhiều khó khăn trong cuộc đời làm dâu xứ lạ. Nhìn từ góc độ đó ta có thể thấy không thể hoàn toàn “đổ lỗi” cho các cô gái lấy chồng Đài Loan, mà trong đó có một phần trách nhiệm rất lớn của Nhà nước và các cơ quan chức năng. Vì vậy như đã nói ở trên, việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho những người phụ nữ này có vai trò quan trọng hàng đầu. Khi đời sống của họ được nâng cao, họ sẽ nhận thức hết được những khó khăn mình có thể gặp phải khi đi làm dâu nơi đất khách quê người, đặc biệt là với một người chồng mà mình chưa từng thông qua tìm hiểu và có thời gian tiếp xúc lâu. Đồng thời, đời sống vật chất được nâng cao cũng giúp các cô gái Việt Nam không còn quá ảo tưởng về những cơ hội “đổi đời” viển vông từ việc lấy một người chồng ngoại quốc. Ý thức của người trong cuộc được nâng cao chính là giải pháp then chốt nhất để hạn chế những cuộc hôn nhân không được xây dựng trên cơ sở tình yêu, đồng thời khắc phục hậu quả của những cuộc hôn nhân Việt – Đài.
Bên cạnh đó, người phụ nữ tự chuẩn bị cho mình những phương tiện cần thiết trước khi quyết định lấy chồng nước ngoài cũng có vai trò vô cùng quan trọng. Đây chính là những công cụ giúp cho chất lượng các cuộc hôn nhân Việt – Đài này được nâng cao, đồng thời cũng có vai trò đắc lực hỗ trợ khi các cô dâu gặp khó khăn. Bản thân họ phải biết tự bảo vệ mình trước khi
Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp
cần đến sự quan tâm và hỗ trợ của xã hội. Ngôn ngữ nước bản địa chính là yếu tố đầu tiên mà các cô dâu này cần có. Vì ngôn ngữ là cầu nối với mọi người, giúp cho các cô có thể giao tiếp, bày tỏ những mong muốn của mình. Khi sinh sống trong gia đình chồng mà không thể giao lưu với các thành viên trong gia đình sẽ là một bất lợi rất lớn. Bên cạnh đó, đa phần các cô gái đều chỉ học tiếng phổ thông trong khi tại các gia đình Đài Loan đa phần đều nói tiếng Đài. Vì vậy khoảng thời gian học tiếng ít nhất nửa năm trước khi kết hôn là vấn đề quan trọng hàng đầu. Ngoài ra, với vai trò là người vợ, người mẹ, đồng thời cũng là người con dâu trong gia đình, những cô gái này còn cần tìm hiểu qua về những phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt của vùng đất mà mình sắp đến cũng như học cách nấu những món ăn bản địa. Bên cạnh đó cũng cần có tay nghề nhất định về một công việc nào đó, điều này sẽ đảm bảo cho các cô gái có thể tự lập phần nào về kinh tế, đặc biệt khi cuộc sống gia đình gặp khó khăn. Khi đến Đài Loan, những cô gái Việt Nam thường ít khi nắm được những quy định pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền lợi của bản thân. Điều này sẽ khiến các cô bị thiệt thòi rất nhiều nếu chẳng may bị ly hôn. Vì vậy, nên tìm hiểu những quy định của Đài Loan về quan hệ hôn nhân và gia đình; thực hiện đầy đủ thủ tục về khai báo, đăng ký tạm trú tạm vắng, xin định cư, nhập quốc tịch tại cơ quan quản lý hộ khẩu địa phương. Nên liên hệ chặt chẽ với hội đồng hương, hội các cô dâu người Việt Nam ở Đài Loan, tìm sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cơ quan tư vấn, văn phòng luật sư khi cần thiết. Khi gặp các trường hợp như bạo lực gia đình hoặc bị xâm hại tình dục cần gọi điện cấp cứu hoặc xin tư vấn. Đồng thời, các cô gái Việt Nam không hiểu biết về quyền tài sản của vợ chồng theo quy định của Đài Loan, không nắm rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong các cuộc ly hôn nên luôn luôn lâm vào tình trạng chịu nhiều thiệt thòi, trắng tay về nước. Đó là những kết cục vô cùng đáng tiếc cho những cô gái thiếu sự trang bị cho mình những kiến thức
Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp
cần thiết. Khi nhận thức của những cô gái này được thay đổi, bản thân họ biết tự bảo vệ, chăm lo cho mình, có phương tiện để hòa nhập vào đời sống chung của gia đình và cộng đồng Đài Loan thì chắc chắn chất lượng của các cuộc hôn nhân Việt – Đài này sẽ được nâng cao, hay ít nhất chúng ta cũng ít phải chứng kiến những thảm cảnh những cô gái Việt Nam đi làm dâu tại Đài Loan bị xâm phạm tình dục, bị bạo lực hay giết hại…
Để khắc phục những mặt trái của những cuộc hôn nhân mang yếu tố nước ngoài nói chung và những cuộc hôn nhân với người Đài Loan nói riêng cần sự phối hợp của rất nhiều giải pháp, từ giải pháp cho những người trong cuộc đến sự nỗ lực của các cơ quan chức năng cả Việt Nam và Đài Loan. Trong đó việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người phụ nữ có vai trò quan trọng hàng đầu. Hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam và người Đài Loan không còn là một “cơn sốt” nóng bỏng trong những năm gần đây. Nhưng thay vào đó, xu hướng lấy chồng nước ngoài vẫn tiếp tục diễn ra với nam giới nước ngoài, đặc biệt là Hàn Quốc. Vì vậy, những giải pháp đưa ra ở trên cũng đồng thời là những giải pháp thiết thực để có thể hạn chế những bất cập trong các cuộc hôn phối với người nước ngoài, trả lại tính chất trong sáng cho những cuộc hôn nhân này.
Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp
KẾT LUẬN
Như vậy, qua ba chương ta đã có thể hình dung một bức tranh tổng thể về những cuộc hôn nhân giữa nữ Việt Nam và nam Đài Loan, cả về bối cảnh, hiện trạng cũng như những giải pháp để khắc phục. Những bài viết về các cô dâu Việt Nam trên các trang báo đa phần đều chỉ phản ánh những cuộc hôn nhân bất hạnh, khiến chúng ta có một cái nhìn thiên lệch về những cuộc hôn nhân này, trên thực tế còn có rất nhiều những cuộc hôn nhân hạnh phúc. Tuy nhiên khi đi sâu tìm hiểu ta có thể thấy để dẫn đến “cơn sốt” lấy chồng Đài Loan trong những năm đầu thập niên 90, bên cạnh việc quan hệ kinh tế, văn hóa và hợp tác lao động giữa Đài Loan và Việt Nam ngày càng được tăng cường dẫn đến người dân hai bên có nhiều điều kiện để tiếp xúc, qua lại cũng như thái độ của người dân với việc một cô gái lấy chồng nước ngoài ngày càng ít khắt khe hơn thì nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là những nguyên
Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp
nhân về kinh tế. Những cô gái lấy chồng Đài Loan đa phần đều xuất thân từ những vùng đất nghèo, đời sống vật chất còn gặp nhiều khó khăn, việc tìm cho mình một người chồng ngoại quốc còn ẩn chứa đằng sau đó là hoài bão về một cơ hội có thể thay đổi cuộc sống vật chất của mình và của cả gia đình, coi đó như là một “cứu cánh” để thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ. Thêm vào đó là trình độ dân trí thấp, họ chỉ nghĩ đơn giản là lấy chồng nước ngoài rồi sẽ được sống một cuộc đời sung sướng, giàu có, được nở mày nở mặt với bà con lối xóm chứ chưa hình dung hết được những khó khăn của cuộc sống nơi đất khách quê người với những khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán. Trong khi đó những chàng trai Đài Loan với điều kiện thực tế của mình không thể nào tìm được một cô vợ trong nước đã chọn giải pháp bỏ một mức chi phí thấp hơn để tìm cho mình một cô vợ tại nước khác, thậm chí có những người bằng tuổi cha, tuổi chú của cô dâu vẫn đến Việt Nam để tìm vợ. Và hai bên đã gặp nhau thông qua các cơ sở môi giới. Thông qua các số liệu thống kê ta có thể thấy đa phần các cô dâu Việt Nam có lứa tuổi rất trẻ và trình độ học vấn thấp, các chú rể Đài Loan chủ yếu là trình độ phổ thông và hầu hết là trong độ tuổi trung niên. Rất nhiều cuộc hôn nhân không dựa trên cơ sở tình yêu, thời gian kết hôn chóng vánh do đó các cô dâu Việt Nam gặp phải rất nhiều khó khăn khi về làm dâu. Đó là những khó khăn về ngôn ngữ, phong tục tập quán, những định kiến của xã hội, thậm chí họ có thể trở thành nạn nhân của nạn bạo hành và nô lệ tình dục. Nhiều cô dâu khi sang đến Đài Loan đã không đạt được những gì như mình mong muốn mà thậm chí còn bị đem rao bán như một món hàng hay bị đưa vào các nhà chứa… Những cuộc hôn nhân như vậy đã để lại rất nhiều hậu quả cho cả xã hội Việt Nam và Đài Loan. Một thế hệ con lai ra đời nhưng gặp phải nhiều khó khăn khi đến tuổi nhập học, hạn chế trong khả năng giao tiếp và tiếp thu bài giảng. Bên cạnh đó còn gây nên hiện tượng mất cân bằng giới tại một số địa phương và những
Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp
trường hợp buôn bán phụ nữ núp dưới hình thức kết hôn với người nước ngoài. Chính điều này đã gây nên rất nhiều nhức nhối cho xã hội, đòi hỏi sự quan tâm của chính phủ Việt Nam cũng như về phía chính quyền Đài Loan. Hai bên cần phối hợp với nhau để tìm ra những giải pháp triệt để khắc phục những bất cập của các cuộc hôn nhân Việt – Đài, hạn chế những kẻ xấu lợi dụng cái mác hôn nhân để có những hành vi trục lợi. Tuy cho đến nay, vấn đề này đã được giải quyết tương đối nhưng vẫn đòi hỏi Nhà nước và các ban ngành có liên quan không được lơi là, buông lỏng, đặc biệt không ngừng nâng cao đời sống vật chất và trình độ dân trí của người dân tại các vùng nghèo trong cả nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Phóng sự điều tra Theo các đường dây môi giới lấy chồng ngoại, Báo Tuổi trẻ ngày 2/07/2003, tr. 7.
[2]. Phan An (2005), Người Hoa ở Nam bộ, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, thành phố Hồ Chí Minh.
[3]. Phan An, Trường hợp phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan từ một góc nhìn, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 6/2003, tr. 75-79.
[4]. Phan An, Phan Quang Thịnh, Nguyễn Quới (2005), Hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan, Nhà xuất bản Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.
[5]. Phùng Thị Kim Anh(2005), Phụ nữ Việt Nam kết hôn với người Đài Loan một số vấn đề đặt ra, Khoa học về phụ nữ số 4, tr. 36-47.
Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp
[7]. TS. Nông Quốc Bình (2006), Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế, NXB Tư pháp.
[8]. Trần Mạnh Cát, Đỗ Thị Bình (2007), Hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam và người Đài Loan trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nghiên cứu gia đình và giới, số 2, tr. 36-47.
[9]. Nguyễn Phong Cẩm (2006), Cần sớm luật hoá hoạt động môi giới hôn nhân, Tiền phong ngày 10/05/2006, tr. 4.
[10]. Diễm Chi (2002), Cần có trung tâm tư vấn - hỗ trợ kết hôn, Phụ nữ chủ nhật, số 36 ngày 22/09/2002, tr. 6-7.
[11]. PGS.TS Nguyễn Duy Dũng (2006), Quan hệ kinh tế Việt Nam - Đài Loan: thực trạng và triển vọng, Nghiên cứu Trung Quốc, số 5/2006, tr. 60-69.
[12]. Trang Hạ (2005), Làn sóng lấy chồng Đài Loan đang chuyển ra phía Bắc: Lấy chồng Đài Loan: Con đường chẳng có hoa hồng, Tiền phong thứ tư ngày 17/08/2005, tr. 4.
[13]. Trang Hạ (2005), Ngổn ngang số phận những cô dâu Việt: Cô dâu Việt - Những chuyện chưa ai kể, Tiền phong thứ hai ngày 22/08/2005, tr. 4.
[14]. Trang Hạ (2005), Ngổn ngang số phận những cô dâu Việt: Kiếm tiền bằng mọi cách và cái giá phải trả, Tiền phong ngày 23/08/2005, tr. 15.
[15]. Trang Hạ (2006), Đài Loan: số cô dâu Việt Nam giảm đáng kể,
Người lao động ngày 12/05/2006, tr. 12.
[16]. Tuyết Hằng (2001), Các cô gái không nên ảo tưởng Đài Loan là "miền đất hứa", Phụ nữ, số 48, thứ tư ngày 27/6/2001, tr. 1.
[17]. Trần Thị Hồng (2004), Kết hôn với người nước ngoài qua môi giới hôn nhân ở Việt Nam hiện nay, Khoa học về phụ nữ, số 5, tr. 30-40.
[18]. Phùng Thị Huệ (2004), Hợp tác đầu tư Đài Loan – Việt Nam: Thành tựu, vấn đề và triển vọng, Nghiên cứu Trung Quốc, số 3, tr. 62-69.
Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp
[19]. Phùng Thị Huệ (2006), Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: hiện trạng và một số định hướng chính sách, Xã hội học, số 2/2006, tr. 74-83.
[20]. D.T.Hùng, Ngọc Yến (2004), Con lai Đài Loan - làm sao để được đi học, Tuổi trẻ ngày 27/08/2004, tr.17.
[21]. Lam Khê (2006), Vay tiền lấy chồng ngoại, Tiền phong ngày 10/05/2006, tr. 4.
[22]. P.X.L (2004), Điều gì đã hút các cô dâu Việt Nam sang Đài Loan, Tuổi trẻ ngày 26/07/2004, tr. 3.
[23]. Ngô Văn Lệ, Nguyễn Duy Bính (2005), Người Hoa ở Nam bộ,
Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh.
[24]. H.Ly (1996), Dịch vụ môi giới kết hôn với đàn ông Đài Loan ngày càng nhộn nhịp, Thanh niên ngày 19/10/1996, tr. 1.
[25]. Trương Thư Minh (2006), Thị trường hôn nhân xuyên biên giới Đài - Việt: cô dâu Việt Nam dưới tác động của đường dây môi giới công