0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Hôn nhân qua các trung tâm môi giới kết hôn

Một phần của tài liệu PHỤ NỮ VIỆT NAM LẤY CHỒNG ĐÀI LOAN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 32 -32 )

5. Cấu trúc của luận văn:

2.2.2. Hôn nhân qua các trung tâm môi giới kết hôn

Hiện nay ở nước ta, các tổ chức môi giới hôn nhân hoạt động dưới rất nhiều hình thức: Hình thức “bạn tâm giao”, “câu lạc bộ trăm năm” trên các phương tiện thông tin đại chúng; loại hình tư vấn hôn nhân có thu phí do các văn phòng luật sư tiến hành; hình thức tư vấn của các tổ chức xã hội (phụ nữ,

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

thanh niên); các hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận theo quy định của Luật doanh nghiệp do các công ty trách nhiệm hữu hạn thực hiện… Nhưng hoạt động môi giới hôn nhân được đề cập đến ở đây là những hoạt động môi giới mang tính chất thương mại trục lợi, vi phạm nghiêm trọng Luật Hôn nhân và Gia đình, xâm phạm phẩm hạnh của người phụ nữ, đặc biệt là trường hợp môi giới kết hôn cho người Đài Loan xuất hiện từ năm 1995 đến nay.

Do sự gia tăng mạnh mẽ của những cuộc hôn nhân Việt - Đài đã dẫn đến sự ra đời hàng loạt các hoạt động môi giới hôn nhân. Nếu năm 1997 tỷ lệ kết hôn với người Đài Loan qua dịch vụ môi giới hôn nhân là khoảng 46,85% thì đến nay đã tăng lên 85% [17, tr. 32], một mạng lưới môi giới hôn nhân đã được hình thành ở cả Việt Nam, Đài Loan và có quan hệ chặt chẽ, móc nối với nhau, vừa chia nhau lợi nhuận lại vừa cạnh tranh chèn ép nhau. Đôi khi, vì lợi nhuận, những người môi giới hôn nhân này đã bất chấp cả đạo lý, phong tục tập quán của Việt Nam. Trên thực tế, sự ra đời của những công ty này đã gây nên những ảnh hưởng không nhỏ trong đời sống xã hội Việt Nam, đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận. Các công ty này sẽ căn cứ vào nhu cầu của từng người, đưa ra nhiều cách thức chọn lựa, phụ trách việc làm thủ tục cho đến khi cưới được cô dâu về Đài Loan. Các công ty môi giới có rất nhiều loại. Thông thường được chia theo hình thức là có tổ chức hoặc cá nhân. Hình thức môi giới hôn nhân có tổ chức hoạt động dựa trên cơ cấu gồm 3 tầng, mỗi tầng tương ứng với một tổ chức hay một người quản lý nhất định. Tầng lớp đầu tiên là các tổ chức Đài Loan tại Việt Nam. Tầng lớp thứ hai là người môi giới lớn. Phần lớn các nhà môi giới lớn là người Trung Quốc bởi họ có ngôn ngữ tương đồng với người Đài Loan. Những người môi giới lớn này có vai trò làm phiên dịch trong môi giới hôn nhân qua biên giới. Sự thuận lợi về ngôn ngữ giúp họ dễ dàng truyền đạt thông tin quan trọng cho các đại lý người Đài Loan và phiên dịch cho nam giới Đài Loan khi cần thiết.

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

Thêm vào đó, người môi giới phụ trách rất nhiều khâu trong cuộc môi giới như sắp xếp các cuộc gặp gỡ, tiệc cưới, nơi ăn ở. Những người môi giới lớn này có rất nhiều người môi giới nhỏ giúp đỡ, đặc biệt trong việc liên lạc trực tiếp với các cô dâu Việt Nam. Người môi giới nhỏ là tầng lớp thứ ba trong cơ cấu của hoạt động môi giới hôn nhân. Nhiệm vụ của những người môi giới nhỏ, hay còn gọi là “cò” này là đến các vùng nông thôn tìm những cô gái có mong muốn lấy chồng nước ngoài và thuyết phục họ lên thành phố tham gia vào việc tuyển chọn lấy chồng nước ngoài. Sự móc nối, liên kết chặt chẽ của các công ty môi giới hôn nhân giữa Việt Nam và Đài Loan đã tạo nên một thị trường hôn nhân hàng hoá xuyên quốc gia, người phụ nữ đôi khi trở thành những món hàng để trao đổi, mua bán không hơn không kém.

Ngoài ra còn có các công ty chuyên môi giới qua mạng, trên đó sẽ có hình ảnh của các cô gái đến từ các nước, trong đó có Việt Nam. Chỉ cần nhấn vào đó sẽ hiện lên tất cả các thông tin liên quan đến cô gái, từ quốc tịch cho đến hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tính cách. Nếu đương sự đã chọn được đối tượng của mình thì sau đó đến công ty môi giới đăng ký để có thể đến Việt Nam trực tiếp gặp mặt cô gái đó. Tại đây cũng sẽ có các công ty môi giới tương ứng để đảm nhận việc này. Cũng có người sau khi sang Việt Nam mới được các công ty môi giới đưa đến hàng loạt các cô gái Việt để họ tự do chọn lựa, sau đó dành thời gian vài ngày cho gặp gỡ tìm hiểu và cuối cùng là đi đến kết hôn. Tuy nhiên, loại này chi phí cũng sẽ đắt đỏ hơn. Mọi công việc đều không phiền đến đương sự phải lo vì đã có các công ty môi giới, cả việc đưa lễ cưới cho họ nhà gái cũng có thể do họ đảm nhiệm. Về chi phí, nếu chỉ đơn thuần là xem mặt, thì mất khoảng 2 vạn Đài tệ, còn nếu đã tìm được người ưng ý, đồng thời chuẩn bị rước dâu thì toàn bộ chi phí sẽ là 20 đến 25 vạn Đài tệ [26, tr. 8]. Theo một khảo sát tại Đài Loan của quỹ phúc lợi xã hội Eden chuyên hỗ trợ cô dâu nước ngoài tại Đài Loan, phần lớn đàn ông Đài Loan đã

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

chi cho các công ty tư vấn ít nhất 7.000 USD để sang Việt Nam tìm vợ [26, tr.8]. Để tránh bất kỳ sự tranh cãi nào sau này, tất cả các chi phí dịch vụ đều được ghi rõ trong hợp đồng. Những chi phí này bao gồm vé máy bay tới Việt Nam, nơi ăn ở trong hai tuần, phương tiện đi lại ở Việt Nam, tất cả các giấy tờ cần thiết cho việc kết hôn và di chuyển, cũng như tất cả chi phí cho buổi lễ tổ chức như tiệc cưới, váy cưới, xe ô tô và tiền quà cho gia đình cô dâu. Một cuộc môi giới thành công sẽ mang lại cho trung tâm môi giới khoản lợi nhuận từ 1.780 USD đến 4.800 USD [17, tr. 34]. Khoản lợi nhuận vô cùng cao đó đã khiến cho dịch vụ này ngày càng thu hút được nhiều người tham gia. Bên cạnh đó là hình thức môi giới cá nhân. Người môi giới thường là các cô gái đã lấy chồng Đài Loan hoặc chú rể người Đài Loan. Hoạt động môi giới diễn ra vào mỗi lần họ về nước. Họ tìm kiếm những cô gái trong địa phương hoặc những người quen biết, thuyết phục họ kết hôn với người Đài Loan. Qua mỗi lần mai mối như vậy, họ đều được hưởng một khoản hoa hồng nhất định.

Sau khi tìm được các cô dâu tương lai, họ sẽ tân trang làm đẹp cho các cô gái này sau đó mới qua khâu tuyển chọn. Vì các hoạt động tuyển chọn này là bất hợp pháp nên thường được giữ bí mật tối đa. Khi các chú rể tương lai đến Việt Nam, các nhà môi giới lớn sẽ thông tin cho người môi giới nhỏ địa điểm và thời gian gặp mặt. Sau đó các cô gái này sẽ được đưa đến từng nhóm một. Hiện nay còn có một hình thức gặp gỡ giữa nam giới Đài Loan và các cô gái Việt Nam làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến phẩm hạnh của người phụ nữ là hình thức các chợ môi giới hôn nhân. Địa điểm hoạt động chủ yếu là các khu vực khách sạn, công viên… Các cô gái được tập trung ở một khu vực nhất định để tham gia vào khâu tuyển chọn. Số lượng các cô gái có thể lên tới 100-200 cô trong khi chỉ có 4-5 người đàn ông Đài Loan [17, tr. 34]. Họ sẽ được hướng dẫn đi thành hàng dài hoặc theo trật tự để người Đài Loan xem xét, sau đó nếu họ ưng ai thì sẽ chỉ vào người đó. Cuộc môi giới hôn nhân sẽ

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

kết thúc với một cô gái khi cô được một nam giới Đài Loan lựa chọn, còn nếu không cô gái đó sẽ được sắp xếp vào cuộc tuyển chọn tiếp theo. Trong thời gian quá ngắn như vậy, cặp vợ chồng chưa thể thiết lập được mối quan hệ thân tình hiểu biết cần có cho thành công của hôn nhân.

Do kết hôn vội vã, thiếu hiểu biết, phần nhiều vì mục đích kinh tế, nên một bộ phận cô dâu Việt Nam khi sang Đài Loan sống không hoà hợp với chồng và gia đình chồng, dẫn đến tình trạng nhiều cặp vợ chồng Việt - Đài nhanh chóng ly hôn chỉ sau một thời gian chung sống. Số liệu khảo sát gần đây của Sở tư pháp thành phố Hồ Chí Minh cũng cho biết độ bền vững của các cuộc hôn nhân Việt - Đài rất ngắn, có gần 14% ly hôn sau khi chung sống 2 - 3 tháng, gần 20% chung sống từ 3 đến đủ 6 tháng, 22% từ 6 tháng đến đủ 12 tháng [5, tr. 42]. Khảo sát 51 trường hợp ly hôn với người Đài Loan tại tòa án tỉnh Tây Ninh cho thấy có 73,3% các trường hợp ly hôn chú rể là người cao tuổi hoặc khuyết tật. Độ bền hôn nhân dưới một năm chiếm 68,63% và 78,43% nguyên đơn ly hôn là cô dâu Việt Nam [5, tr. 42]. Nguyên nhân ly hôn được tổng kết gồm các dạng sau: bất đồng ngôn ngữ, chung sống không hòa hợp, gia đình chồng khắt khe, chồng bị vô sinh, bệnh tật…Việc làm dâu nơi đất khách quê người không hề đơn giản như họ tưởng tượng, họ gặp phải rất nhiều khó khăn, cản trở đến từ chính gia đình chồng và một môi trường sống hoàn toàn mới mà họ không có khả năng thích nghi. Vì vậy việc chung sống không hạnh phúc hay mau chóng đi đến tan vỡ là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Theo Đại diện của Văn phòng kinh tế và văn hóa Đài Bắc ở Sài Gòn – ông Ngô Kiến Quốc cho biết: “Hiện nay có khoảng 77.000 cô dâu Việt Nam ở Đài Loan. Theo thống kê, tỷ lệ những cô dâu Việt Nam tại Đài Loan bị ngược đãi, hành hạ chiếm khoảng 6 - 10%, nếu kể cả những trường hợp chưa biết đến nữa thì tỷ lệ này sẽ còn cao hơn…” [54]. Trên báo chí Đài Loan và Việt Nam thường xuyên có những bài viết về nàng dâu Việt bị hành hạ thậm tệ.

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

Theo Luật phòng chống lạm dụng tình dục ban hành ngày 22/10/1997 và Luật chống bạo lực gia đình ban hành ngày 24/06/1997 của Đài Loan, điều kiện để được coi là thuộc trường hợp bị bạo lực gia đình hoặc xâm phạm tình dục được quy định như sau:

- Thân thể bị xâm hại bất chính, ví dụ bị ngược đãi, bị đánh gây thương tích, xâm phạm quyền tự do, xâm phạm tình dục, vi phạm quyền tự chủ về tình dục.

- Tinh thần bị xâm hại bất chính như đe dọa, uy hiếp, lăng nhục, quấy nhiễu, tinh thần bị ngược đãi [29, tr. 243].

Những cô dâu Việt Nam khi đến Đài Loan, nhiều người đã trở thành nạn nhân của nạn bạo hành và xâm phạm tình dục nghiêm trọng. Đại diện của Trung tâm phòng chống bạo lực gia đình được thành lập năm 2001 ở Cao Hùng cho biết, có hơn 3.000 vụ bạo lực gia đình xảy ra ở thành phố Cao Hùng, trong đó 40 vụ xảy ra trong các cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài, và 23 trong số đó là các cô dâu người Việt [5, tr. 41]. Số liệu thống kê của Cục xã hội, huyện Cao Hùng cũng cho thấy sự gia tăng nhanh chóng của các vụ bạo lực gia đình đối với cô dâu người nước ngoài. Năm 2002, số vụ bạo lực đối với cô dâu nước ngoài tăng gấp 14 lần năm 2001. Và trong 5 tháng đầu năm 2004, số vụ bạo lực gia đình đối với các cô dâu nước ngoài tương đương tổng số vụ của cả năm 2003 [5, tr. 41]. Theo như lời kể của Linh mục Nguyễn Văn Hùng đang công tác tại Mục vụ Đài Loan và là giám đốc Trung tâm tình thương của văn phòng VMWBO (Vietnamese Migrant Worker's & Brides Offce) chuyên săn sóc và giúp đỡ những người Việt Nam đi lao động hay lấy chồng tại Đài Loan, khoảng thời điểm tháng 9/2005 có khoảng 1.000 cô dâu Việt Nam lấy chồng Đài Loan. Nhưng hầu hết họ đều không được làm dâu theo đúng nghĩa của nó, nhiều người trở thành món hàng rẻ rúm trong tay bọn buôn người vô tâm trục lợi : “Các cô bị bán làm nô lệ không công, hoặc

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

bị ép buộc hành nghề mãi dâm cho dân bản xứ, hoặc bị bán cho các ổ điếm ở Thái Lan” [48]. Nhiều người được mua về để làm vợ nhưng đau đớn thay lại trở thành một người vợ “tập thể”, nghĩa là không chỉ là vợ của người đã bỏ tiền ra mua mình, mà còn phải lần lượt làm vợ cho tất cả những người đàn ông sống trong gia đình đó, hơn nữa còn trở thành giúp việc cho gia đình họ, bị đối xử như một người nô lệ, phải thức khuya dậy sớm phục dịch hầu hạ cho cả gia đình. Có những cô được mua về để hầu hạ những người bệnh hoạn tật nguyền trong gia đình. Họ không có tiếng nói trong gia đình mà chỉ được coi như sở hữu của người chồng và của cả gia đình nhà chồng, ai cũng có quyền sai khiến và bắt phải phục dịch.

Khi đến Đài Loan, đa phần các cô dâu sống chung cùng gia đình chồng, một vài trường hợp tuy ở riêng nhưng lại ăn cùng gia đình chồng bao gồm bố mẹ chồng và các anh em chưa lập gia đình. Cuộc sống của nhiều người buồn tẻ, khép kín, có người còn bị giam kín trong nhà, không cho tiếp xúc với người ngoài. Nhìn chung các cô dâu Việt Nam ở Đài Loan phải sống lệ thuộc vào chồng và gia đình chồng, một số cô bị quản lý gắt gao, cách biệt với xã hội vì “nếu ra ngoài, có dịp tiếp xúc, họ sẽ học những tính xấu của nhau” [26, tr. 9]. Một số ít bị ngược đãi hoặc bị buộc làm các công việc nội trợ, lao động nặng nhọc, phục vụ chồng và gia đình nhà chồng [5, tr. 39]. Nhiều gia đình Đài Loan quan niệm rằng họ đã tiêu một khoản tiền lớn để mua cô dâu nên tìm nhiều cách ngăn cản cô dâu trở về nước. Họ giữ hộ chiếu, ngăn không cho cô dâu tiếp xúc với gia đình ở Việt Nam và không chu cấp tiền bạc cho họ tiêu vặt. Một số nam giới Đài Loan cũng cho rằng đây là một hợp đồng hôn nhân chứ không phải là một hợp đồng lao động và do đó, họ không cần thiết phải đưa tiền cho vợ giống như đưa cho lao động. “Nhiều báo cáo cho biết các cô dâu Việt Nam thậm chí còn phải trả lại dây chuyền, nhẫn vàng mà chồng họ đã trao tặng trong ngày cưới” [5, tr. 39]. Ngoài ra, xã hội Đài Loan ít nhiều vẫn còn giữ những định kiến với các cô dâu nước ngoài nói

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

chung và cô dâu Việt Nam nói riêng, cho rằng họ lấy chồng Đài Loan chỉ vì tiền, vì khát vọng đổi đời chứ hoàn toàn không có khái niệm tình yêu trong những cuộc hôn nhân của họ. Báo Người lao động số ra ngày 6/11/2003 đã trích dẫn kết quả cuộc trưng cầu dân ý do trường Đại học Shih Hsin thực hiện cho thấy, hơn 50% số người ở Đài Loan ủng hộ việc hạn chế số lượng cô dâu đến từ Trung Quốc Đại lục và các quốc gia Đông Nam Á, trong đó 20% cho biết họ không có thiện cảm với số cô dâu này. Người Đài Loan cũng âu lo về những vấn đề phát sinh quanh những cuộc hôn nhân kể trên như “sự giáo dục cho thế hệ sau”, “chất lượng của cộng đồng”, “xung đột sắc tộc”, “chi phí xã hội” và “chất lượng hôn nhân”. Đáng lo ngại là con số 20% những người được hỏi tuyên bố cần phải phân biệt đối xử với những cô dâu đến từ nơi khác*. Thậm chí, trong một vài năm gần đây, ở Đài Loan còn có trào lưu bài

Một phần của tài liệu PHỤ NỮ VIỆT NAM LẤY CHỒNG ĐÀI LOAN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 32 -32 )

×