0
Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Giải pháp từ phía công ty

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHÈ TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH HỒNG TRÀ (Trang 64 -70 )

* Chủ động tạo nguồn nguyên, nhiên liệu sản xuất chè xuất khẩu

Vấn đề đảm bảo nguồn nguyên liệu rất quan trọng không chỉ đối với sản xuất, chế biến mà ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu. Hiện nay nguyên vật liệu phục vụ cho chế biến chè công ty ngoài việc lấy từ một số khu, vườn tại Lương Sơn, Thái Nguyên, công ty vẫn phải thu mua ngoài và nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy vậy, thì công ty vẫn gặp một số khó khăn trong công tác đảm bảo nguyên liệu sản xuất trong thời gian qua. Do vậy, vấn đề đặt ra với công ty cần có những biện pháp nhằm tăng khả năng đảm bảo nguyên liệu phục vụ chế biến sản xuất chè. Công ty cần chủ động trong đảm bảo, duy trì tốt việc cung ứng nguyên liệu tại một số khu, vườn trồng tại các cơ sở chè Lương Sơn, cổ Loa và các vùng phụ cận. Cụ thể cần mở rộng diện tích chè phục vụ kinh doanh. Hiện nay diện tích chè kinh doanh chỉ chiếm trên 60% tổng diện tích của công ty. Trong những năm tới, tỷ lệ diện tích chè tăng lên từ 75-80%. Đồng thời, công ty đẩy mạnh hơn nữa việc thu mua chè tại các cở sở bên ngoài, từ người nông dân trồng chè. Tuy nhiên song song với đó, công ty cần chú tâm trong giám sát chất lượng nguyên liệu khi thu mua. Phổ biến tới những nhà cung cấp nguyên liệu về tiêu chuẩn nguyên liệu, với người dân thì phổ biến cho họ biết chỉ hái chè “một tôm hai lá”, không nên lấy ngọn chè dài nhiều lá. Với những vùng chè hiện nay của công ty, ngoài việc tiến hành mở

rộng vùng trồng và trồng mới một số khu nguyên liệu, vẫn nên tận dụng những khu còn cho nguyên liệu tốt. Kèm theo đó, công ty vẫn nên nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quóc nhằm đảm bảo cho sản xuất trong thời gian các vuờn chè chưa đảm bảo đủ cho sản xuất. Khi công ty đã chủ động đảm bảo nguyên liệu sản xuất, công ty có thể đáp ứng tốt các đơn hàng từ phía đối tác. Công ty cần tránh tình trạng bị phụ thuộc vào một vài nhà cung cấp nguyên liệu, bởi có thể công ty sẽ rơi vào thế bị ép giá hoặc mua phải nguyên liệu chất lượng kém. Đây là một trong những giải pháp quan trọng nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất chế biến và mở rộng thị trường xuất khẩu chè. Nếu làm tốt những công việc này, thì vấn đề nguyên liệu chế biến sẽ được bảo đảm trong năm 2010. Do đó, công ty sẽ tập trung nhiều hơn cho việc tăng khả năng chế biến, tăng sản lựợng sản phẩm, cho công tác mở rộng thị trường xuất khẩu.

* Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường không chỉ là bước đầu tiên trong hoạt động mở rộng, thâm nhập thị trường xuất khẩu. Việc nghiên cứu thị trường giúp công ty nắm bắt tốt nhu cầu thị trường về sản phẩm như thế nào? Những yêu cầu của khách hàng về sản phẩm, chất lượng, mẫu mã… của sản phẩm. Đồng thới công ty cũng có thể nắm bắt về những đối thủ đã, đang kinh doanh trên thị trường. Trong những năm qua, tuy công ty đã đầu tư và chú tâm hơn cho hoạt động nghiên cứu thị trường, xong hiệu quả thu được vẫn chưa thật cao. Để có thể thâm nhập vào thị trường có hiệu quả hơn, công ty cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường. Trong những năm qua tuy công tác nghiên cứu thị trường của công ty đã có một số thành công, xong như vậy là chưa đủ chứng minh công ty thành công trong mở rộng thị trường xuất khẩu chè. Ngoài việc tiến hành thu thập thông tin sơ cấp qua đài báo, các cuốn giới thiệu sản phẩm, qua mạng… công ty cần thu thập thật nhiều thông tin thứ cấp. Với những thông tin này công ty cần tiếp cận tốt hơn các nguồn tin từ chính phủ thông qua xúc tiến thương mại, hay những thông tin từ phía Hiệp hội chè. Công ty nên tiến hành trao đổi thường xuyên thông tin với các cơ quan quản lý. Công ty nên yêu cầu các cơ

quan giúp đỡ trong việc thu thập thông tin về thị trường. Với những thị trường có sự biến động thường xuyên về kinh tế, chính trị, công ty cần cập nhật nhanh. Đây được coi là những thông tin đáng tin cậy, không quá tốn kém và dễ khai thác.

Đối với các thông tin sơ cấp, công ty có thể khai thác thông qua đối tác là ăn. Đây được coi là hướng thu thập mà công ty cần chú tâm hơn trong thời gian tới. Đặc biệt với những đối tác đã làm ăn lâu năm, có sự tin tưởng nhau. Thông qua giới thiệu của đối tác cũ mà công ty từng có thêm những bạn hàng mới mà đến bây giời vẫn duy trì tốt mối quan hệ làm ăn. Làm tốt hoạt động này, không chỉ làm nền tảng cho các hoạt động xúc tiến xuất khẩu, các hoạt động về giao dịch trong xuất khẩu, mà giúp công ty có những điều chỉnh kịp thời để đạt hiệu quả cao khi kinh doanh trên thị trường. Hoạt động nghiên cứu thị trường không chỉ phải tiến hành ngay từ đầu, mà luôn phải quan tâm trong suốt quá trình công ty tham gia kinh doanh.

* Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu.

Sau khi có những kết quả từ hoạt động nghiên cứu thị trường xuất khẩu công ty cần xúc tiến ngay các hoạt động xuất khẩu. Các hoạt động xúc tiến xuất khẩu thể hiện qua việc tham gia các hoạt động quảng bá sản phẩm, tham gia các hội chợ, tiến hành đưa sản phẩm vào thị trường, và cung cấp sản phẩm tới khách hàng khi họ có nhu cầu. Trong những năm qua, hoạt động xúc tiến xuất khẩu của công ty còn có rất hạn chế về nhiều mặt. Ngoài việc công ty đã tham gia một số hội chợ do Đại sứ quán Việt Nam tổ chức, cùng một số hoạt động quảng cáo trong nước thì công ty cần quan tâm và đấy mạnh hơn các hoạt động này. Với từng thị trường có những đặc điểm văn hoá, phong cách tiêu dùng riêng thì công ty nên có những chương trình quảng cáo phù hợp với thị trường.

Với những thị trường như Irăc, Pakixstan… những thị trường có người Hồi giáo đông, công ty cần xây dựng kế hoạch quảng cáo phù hợp với tập tục tại đây. Công ty cần đẩy mạnh hơn khâu tiếp thị sản phẩm, quảng cáo giới thiệu sản phẩm từ đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Ví dụ, tại thị trường Trung

Đông, hoạt động tiếp thị sản phẩm phải tạo ấn tượng tốt từ mẫu mã sản phẩm, bao gói, hay cách tổ chức tiếp thị với khách hàng tại đây. Công ty cần bao gói phù hợp với văn hoá người tiêu dùng tại đây, không nên đưa những màu sắc, ký hiệu gây phản cảm, hiểu lầm từ phía khách hàng. Với những thị trường mà thị hiếu tiêu dùng gần giống thị hiếu của người Việt Nam, công ty cũng cần có những chương trình quảng cáo thích hợp. Ví dụ, tại Nhật Bản, phong tục trong uống trà có những nét tương đồng với người Việt Nam. Do đó, công ty nên tiến hành những hoạt động xúc tiến xuất khẩu phù hợp với khách hàng. Với những thị trường khó tính như EU, Hoa Kỳ Nhật Bản thì song hành việc đẩy mạnh quảng cáo luôn cần sự chấp hành tốt những yêu cầu về đảm bảo chất lượng sản phẩm. Kèm theo đó việc bao gói, mẫu mã phải đặc biệt quan tâm.

* Xây dựng chiến lược xuất khẩu của công ty.

Trước đây khi mới thành lập công ty xuất khẩu sang những thị trường truyền thống của Tổng công ty chè Việt Nam. Trong những năm gần đây công ty mở rộng thêm sang các thị trường mới do chủ yếu các đối tác từ các thị trường này đặt hàng. Công ty cũng chưa xây dựng được chiến lược xuất khẩu các sản phẩm vào các thị trường. Chính vì vậy giá trị xuất khẩu của công ty chưa có sự ổn định. Trong năm 2005, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt trên 4.582 nghìn USD. Sang năm 2006 và 2007, thì tốc độ này giảm, do vậy xây dựng chiến lược xuất khẩu là hoạt động mà công ty cần tiến hành trong tương lai. Chiến lược xuất khẩu mà công ty tiến hành xây dựng không chỉ cho các thị trường công ty đang kinh doanh mà phải xây dựng cho những thị trường công ty sẽ thâm nhập trong thời gian tới. Việc xây dựng chiến lược xuất khẩu cần dựa trên thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty, cùng những mục tiêu trong tương lai. Chiến lược xuất khẩu phải bao gồm các chính sách sản phẩm, chính sách thị trường và phải ăn khớp, phù hợp với những chính sách khác trong công ty. Một khi chiến lược xuất khẩu càng rõ ràng, cụ thể thì khả năng thực hiện chiến lược đó cầng dễ dàng. Theo em, trong những năm qua những gì mà công ty thực hiện trong xuất khẩu chỉ dừng lại ở những kế hoạch, mà cụ thể là

kế hoạch cho từng năm. Việc đề ra mục tiêu cho năm tiếp theo thường dựa vào những kết quả của năm trước. Với vị thế và những gì làm công ty Thương mại & Du lịch Hồng Trà đã là được thì công ty nên xây dựng chiến lược xuất khẩu “tránh đối đầu cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn tại thị trường”. Bởi chiến lược này phù hợp với khả năng và tiềm năng công ty. Đồng thời công ty nên tranh thủ sự giúp đỡ từ phía đối tác để tăng xuất khẩu. Xây dựng chiến lược xuất khẩu là quá trình lâu dài và luôn phải duy trì việc kiểm tra thường xuyên việc thực hiện chiến lược. Với những khu thị trường có sở thích, yêu cầu khác nhau, công ty nên có chiến lược xuất khẩu cụ thể. Ví dụ, khi mở rộng thị trường tại khu vực EU, Đức…công ty nên tập trung vào “chiến lược lấy chất lượng sản phẩm” làm phương châm xuất khẩu. Hoặc với những thị trường tại Irăc, Pakixstan thì “chiến lược dẫn đầu về giá cả sản phẩm”.

* Bồi dưỡng đội ngũ nhân lực tham gia mở rộng thị trường xuất khẩu.

Nhân lực luôn là một trong những yếu tố trực tiếp quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh. Với bất kỳ doanh nghiệp nào, kinh doanh trên lĩnh vực nào thì nguồn nhân lực công ty luôn cần phải được quan tâm. Nguồn nhân lực không chỉ thể hiện ở số lượng, mà qua trình độ, kinh nghiệm CB CNV. Công ty Thương mại & Du lịch Hồng Trà là một công ty nhà nước có quy mô nhỏ, do đó đội ngũ tham gia hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu còn thiếu. Đồng thời đội ngũ nhân lực này vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong nghiên cứu thị trường, tiến hành xúc tiến xuất khẩu và nghiệp vụ trong xuất nhập khẩu.

Điều này ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu công ty thời gian qua và trong tương lai. Để khắc phục tình trạng này, công ty cần tổ chức các buổi tập huấn cho CB CNV, cử cán bộ đi học tập thêm nhằm nâng cao chất lượng trình độ nghiệp vụ đội ngũ nhân lực công ty trong việc tiến hành mở rộng thị trường xuất khẩu.

Công ty cần tạo điều kiện cho CB CNV tham gia các buổi hội thảo về nghiên cứu thị trường, các khoá tập huấn ngắn ngày tại Tổng công ty hoặc gặp gỡ

chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực mở rộng thị trường xuất khẩu. Công ty nên có những buổi trao đổi, nói chuyện với chuyên gia về kinh nghiệm tham gia các hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Công ty thường xuyên tuyển mộ những nhân viên giỏi nghiệp vụ XNK, mở rộng thị trường, giỏi ngoại ngữ, đặc biệt những nhân viên biết các thứ tiếng tại khu vực Trung Đông. Một khi công ty có đội ngũ nhân viên giỏi về chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ mở rộng thị trường xuất khẩu, xuất nhập khẩu thì hiệu quả trong các hoạt động này sẽ tối đa.

* Xây dựng chiến lược Marketing quốc tế hiệu quả

Hiện nay công ty Thương mại & Du lịch Hồng Trà chưa có phòng Marketing riêng, các hoạt động Marketing thường do hai phong kinh doanh XNK kiêm đảm nhiệm. Do đó cần xây dựng một phòng Marketing cùng xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả trong thời gian tới. Đây là biện pháp công ty cần tiến hành thực hiện ngay. Do chưa có phòng Marketing nên các hoạt động Marketing chỉ được thực hiện mang tính nhỏ tự phát, phản ứng với những thay đổi từ thị trường. Quá trình xây dựng, thực hiện hoạt động Marketing luôn phải đi kèm với các hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Bởi các hoạt động này sẽ hỗ trợ nhau từ đó đạt hiệu quả cao nhất.

Hiện nay nhiều doanh nghiệp đều sử dụng chiến lược Marketing hỗn hợp 4P ( giá cả, sản phẩm, phân phối, xúc tiến). Với công ty Thương mại & Du lịch Hồng Trà cần tiến hành thêm hoạt động “định vị” thị trường xuất khẩu của mình. Với tiềm lực hiện tại của công ty Thương mại & Du lịch Hồng Trà, một khi làm tốt các hoạt động Marketing, công ty hoàn toàn có thể thành công hơn khi tham gia kinh doanh trên các thị trường khó tính, thậm chí mở rộng thêm sang các khu thị trường khác. Sau khi đã xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả, công ty có thể xây dựng các hoạt động Marketing chiến thuật, thực hiện các chiến lược về giá, chiến lược về sản phẩm…Kèm theo đó là những chính sách khuyếch trương mà công ty cần sử dụng trong quá trình cạnh tranh trên thị trường. Muốn làm tốt các hoạt động này cần có sự đầu tư tài chính không ngừng. Một khi công ty thực hiện các giải pháp này đồng bộ, nghiêm túc, chắc

chắn hoạt động Marketing nói riêng và hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu nói chung sẽ có bước ngoặt thành công lớn.

* Xây dựng thương hiệu sản phẩm chè xuất khẩu của công ty.

Vấn đề thương hiệu với công ty thời gian qua và trong tương lai là cần thiết. Việc tiến hành giao dịch xuất khẩu của công ty trong thời gian qua thường lấy thương hiệu Vintea, Redtea, không xứng tầm với những gì công ty làm được. Công ty cần xây dựng một thương hiệu riêng cho các sản phẩm và hình ảnh công ty. Bởi thương hiệu ngày nay quyết định tới 40% thành công của một công ty xuất khẩu. Một khi công ty có thương hiệu riêng thì vị thế cũng như khả năng cạnh tranh của công ty nâng cao rõ rệt. Công ty cần đăng ký bảo hộ thương hiệu tại các thị trường xuất khẩu. Cùng với đó là quảng bá thương hiệu tại thị trường xuất khẩu.

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, công ty là quá trình dài và cần tiến hành theo từng bước. Bởi một khi công ty nóng lòng xây dựng được thương hiệu, xong thương hiệu đó chưa chiếm lĩnh được lòng tin từ phía khách hàng thì công ty sẽ thất bại khi kinh doanh trên thị trường. Việc đưa thương hiệu mới vào thị trường cần tiến hành song song cùng việc duy trì thương hiệu mà công ty đang giao dịch. Sau đó, khi mà thương hiệu công ty xây dựng mới chiếm lĩnh được niềm tin từ phía khách hàng, công ty có thể chuyển sang giao dịch với thương hiệu mới.

Ngoài ra công ty nên kiến nghị tới Tổng công ty chè và các cơ quan quản lý, Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoại giúp đỡ trong hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHÈ TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH HỒNG TRÀ (Trang 64 -70 )

×