Trong những năm qua thị trường thế giới vẫn có sự cân đối giữa sản lượng cung chè và nhu cầu chè. Tuy nhiên sự cân đối này bị tác động của những vụ mùa bội thu ở các nước sản xuất chè và nhu cầu nhập khẩu chè ở những nước tiêu thụ. Sản lượng chè thế giới tăng trên 60% trong gần 20 năm qua từ 1,85 triệu tấn lên đến 2,99 triệu tấn. Khi mà vấn đề diện tích đất trồng chè đang bị thu hẹp thì các nước đang có nhiều biện pháp hằm tăng năng suất chè. Trong dài hạn dự báo tình hình cung chè thế giới sẽ vượt nhu cầu chè. Các nước có khả năng cung cấp chè lớn là Ấn Độ, Trung Quốc, Srilanka, Kenya. Các quốc gia này sẽ cung cấp cho thị trường thế giớ khoảng 2,5 triệu tấn chè vào năm 2010. Sản lượng chè thế giới cũng sẽ tăng từ 2% đến 3% trong năm 2015 đạt khoảng gần 4 triệu tấn chè. Sản lượng xuất khẩu chè cũng tăng 1,7% vào năm 2015 đạt 2,1 triệu tấn,. Trong khi đó nhu cầu nhập khẩu chè thế giới cũng có những thay đổi tích cực. Nhu cầu nhập khẩu năm 2008 tăng 2,2% đạt 1,27 triệu tấn, đến 2015 con số này sẽ là 1,82 triệu tấn. Các nước nhập khẩu lớn phải kể tới là Ấn Độ, Trung Quốc, Nga, Anh và EU. Giá cả thị trường sau khi giảm sút trong thời gian qua thì sẽ tăng và ổn định trong thời gian tới. Giá chè thế giới sẽ vượt mức trên 2.000 USD/ tấn trong giai đoạn 2010-2015, cụ thể qua sơ đồ giá chè xuất khẩu trong những năm qua và trong thời gian tới ( xem trang bên ). Bởi theo các chuyên gia dự báo kinh tế thế giới, thì trong những năm đầu giai đoạn 2010- 2015 giá cả các mặt hàng sẽ bị đẩy lên cao, do ảnh hưởng từ những biến động lớn về các sản phẩm chủ yếu trên thế giới. Điều này một phần tạo cơ hội cho ngành chè thế giới phát triển và tăng giá trị sản phẩm của mình. Xong ben cạnh đó cũgn sẽ tạo ra những sức ép cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu chè thế giới.
Hình 5: Biểu đồ giá chè XK của công ty các năm
Sức ép lớn của ngành chè thế giới là chi phí sản xuất ngày càng tăng nhanh, trong khi giá chè chỉ tăng ở mức cầm chừng, ổn định. Đồng thời khoảng cách chênh lệch giữa cung chè và cầu chè năm 2015 khoảng 98 nghìn tấn. Sản lượng chè đen thế giới ước đạt 2,7 – 3 triệu tấn, tăng 1,7%. Riêng chè đen Ấn Độ chiếm 45% sản lượng chè đen thế giới ( khoảng 1,3 triệu tấn). Năm 1998 chênh lệch giữa sản lượng cung chè và nhu cầu chè chỉ khoảng 2 nghìn tấn. Bước sang giai đoạn 2005-2010 con số này khoảng 50 nghìn tấn. Trong khi đó giá chè trong giai đoạn này giảm mạnh. Trong giai đoạn 2010-2015 giá chè có tăng xong không cao. Điều này gây ra những khó khăn nhất định cho ngành chè thế giới.
Sản lượng chè xanh thế giới dự báo sẽ đạt khoảng 975 nghìn tấn vào năm 2015, tốc độ tăng bình quân khoảng 2,4%/ năm. Trong khi Ấn Độ dẫn đầu về chè đen thì Trung Quốc là quốc gia có sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chè xanh lớn nhất thế giới. Tổng sản lượng chè xanh nước này chiếm 75% sản lượng chè thế giới ( khoảng 740 nghìn tấn). Xuất khẩu chè xanh thế giới tăng khoảng 3%/năm, đạt 280 nghìn tấn, trong đó xuất khẩu chè xanh Trung Quốc chiếm 80% sản lượng và giá trị xuất khẩu.