Tính chuẩn mực của quan điểm nghệ thuật Nam Cao

Một phần của tài liệu QUAN ĐIỂM CỦA NAM CAO VỀ SÁNG TÁC NGHỆ THUẬT (Trang 36)

Trong sáng tạo, đặc biệt là sáng tác văn chương, tính chuẩn mực của tác phẩm văn chương được thể hiện thông qua các giá trị thẩm mĩ mà tác giả đã gửi vào tác phẩm. Khi nhắc đến tính chuẩn mực trong các sáng tác của Nam Cao chúng ta phải quan tâm đến các giá trị thẩm mỹ mà ông đã thể hiện qua các tác phẩm tiêu biểu của mình. Có thể nói rằng, các sáng tác văn chương của Nam Cao sở dĩ nhận được nhiều ưu ái của độc giả cũng như được xã hội công nhận là chính bởi những giá trị mẫu mực mà các tác phẩm của ông đã mang lại.

Tính nhân văn trong quan điểm nghệ thuật Nam Cao

Tác phẩm của ông trước hết là phù hợp với lí tưởng của thẩm mỹ-xã hội , nói cách khác trong tác phẩm của Nam Cao chứa đựng cái tốt, cái hay, cái đẹp do con người đặt ra như thước đo của chuẩn mực được đặt trong bối cảnh thời

đại của xã hội. Là một tác giả lớn của nền văn học hiện đại vốn Nam Cao bắt đầu sự nghiệp văn chương với những sáng tác mang cảm xúc lãng mạn(1936) nhưng chính cái tâm của nhà văn trước hiện thực cuộc sống đã quyết định tài năng của ông chuyển sang hướng hiện thực phê phán bọn thực dân phong kiến. Trước năm 1945, Nam Cao tập trung vào sáng tác đề tài trí thức tiểu tư sản nghèo như Trăng sáng, Đời thừa, Sống mòn…phản ánh cảnh nghèo khổ và bi kịch tha hóa của người trí thức có hoài bão đẹp nhưng lại không thực hiện được; và đề tài nông dân cũng được ông quan tâm sâu sắc không thể không nhắc đến các tác phẩm Chí Phèo, Lão Hạc…mà qua đó thấy được thực trạng cùng khổ, tha hóa của họ, vừa đồng cảm vừa lên án cái ác. Còn các sáng tác của ông sau năm 1945 thì chủ yếu phục vụ cho kháng chiến có thể kể đến Đôi mắt, Nhật ký ở rừng là những kiệt tác ca ngợi cuộc vệ quốc. Như Nam Cao đã mượn lời nhân vật Điền trong Giăng sáng để phát biểu : “Chao ôi! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp sống lầm than”…Tóm lại, sáng tác của Nam Cao luôn xem trọng yếu tố thời đại, theo ông tác phẩm phải phản ánh hiện thực, phải có giá trị nhất định đối với cuộc sống thực của xã hội thì mới là nghệ thuật chân chính.

Tác phẩm chân chính của Nam Cao, buộc người nghệ sĩ ấy phải thỏa mãn nhu cầu về tinh thần cho con người. Trong đó sự hiểu biết, cảm thông, quan tâm toàn diện, sâu sắc và tôn vinh giá trị nhiều mặt của người nghệ sĩ dành cho con người là một trong số các biểu hiện của tính nhân văn ở sáng tác của Nam Cao. Mọi người ai cũng mong muốn sự tồn tại của mình là có giá trị, trong mình có ít nhất vài nét mà xã hội cho là đáng giá để mình được coi trọng, kính trọng thì cuộc sống mới còn chút ý nghĩa. Song, đối với con người mà cụ thể là con người trong xã hội của Nam Cao thì con người bị xem thường, giá trị của con người bị coi nhẹ, rẻ rún mà thậm chí bị xã hội chà đạp không thương tiếc. Nam Cao bằng lương tâm của người viết văn và sự hiểu biết của mình, ông đã phản ảnh chân thực bộ mặt thật của xã hội đương thời mà thông qua đó ông bộc lộ suy nghĩ, tâm tư và đồng cảm dành cho những số phận con người nhỏ bé đáng thương; đồng thời qua tác phẩm ông còn thể hiện sự chua xót, chê trách xã hội đương thời bất công, tàn bạo. Nam Cao quan tâm tới hiện thực cuộc sống một cách sâu sắc và toàn diện, ông tôn vinh giá trị nhiều mặt của con người. Bởi lẽ, như Nam Cao đã nói trong Lão Hạc: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương.”. Sự đồng cảm sâu sắc của nhà văn mà ta có thể thấy, như nỗi đau đớn của nhân vật Chí Phèo trong tác

phẩm cùng tên khi Chí muốn đòi quyền làm người: “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao!”; khi cả làng Vũ Đại đều bỏ rơi, xa lánh hắn thì Nam Cao lạị đem ngòi bút giàu tình thương, đem tấm lòng nhân ái của mình đến với hắn, thấu hiểu tận đáy lòng nhân vật để ông cùng đau với nỗi đau của nhân vật. Còn với Lão Hạc, Nam Cao xây dựng nhân vật bằng niềm xót xa mà đầy tự hào kêu hãnh, Lão Hạc xứng đáng là một biểu tượng cho nhân cách đẹp ở người nông dân vì lão sống bằng chính sức lao động của mình, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào thì lão cũng biết giữ nhân cách, sống hiền lành, chết vẫn là người trong sáng; lão là người cha giàu lòng thương yêu con cái, trọng tình trọng nghĩa, là người có ý thức trách nhiệm với những việc mình đã làm… Tóm lại, tác phẩm văn chương của Nam Cao phải luôn đáp ứng, thỏa mãn được nhu cầu tinh thần của con người; dùng sự hiểu biết, cảm thông của mình để quan tâm đến con người một cách toàn diện và sâu sắc; đồng thời tôn vinh được giá trị nhiều mặt của con người, nhất là con người trong xã hội của Nam Cao.

Tác phẩm của Nam Cao đã tác động tích cực tới tâm tư tình cảm, niềm tin, ý chí và nhận thức của nhân vật góp phần “nhân đạo hóa cuộc sống”. Nam Cao luôn yêu thương và đồng cảm với những kiếp người nhỏ bé, dù rằng đó là những con người bị xã hội “tẩy chay”, chế nhạo, họ không được xem là con người nữa mà không biết từ lúc nào họ đã biến thành xúc vật, thành “quỷ dữ” tồn tại trong xã hội như một món đồ chơi mà xã hội ruồng rẫy, không cần quan tâm tới. Có thể thấy rõ điều đó trong bi kịch tha hóa của con “quỷ dữ” ở làng Vũ Đại – Chí Phèo vốn cũng là một anh nông dân hiền lành, tốt bụng, thấu hiểu cách làm người đó chứ, ấy vậy mà mà xã hội phong kiến, cổ hủ, bọn địa chủ tay sai lại tước đi cái quyền cao quý nhất, quyền được sinh tồn bình đẳng và được làm người lương thiện như bao con người khác. Thị Nở, cô gái “hãy còn xuân” với cái tuổi ngoài ba mươi mà không một thanh niên trai tráng hay một người đàn ông nào dám rước về nhà làm vợ chỉ vì thị xấu “ma chê quỷ hờn” lại thêm tội con nhà “mã hũi”, cũng chínoh vì cái xã hội phong kiến - thực dân không còn chút tình người đã hất hủi thị… Qua ngòi bút nhân đạo của của Nam Cao, Chí Phèo vẫn còn tính người và vẫn biết tận hưởng cuộc sống khi Chí gặp Thị Nở trong đêm trăng thanh gió mát, để rồi sáng hôm sau tỉnh dậy chí cảm thấy được yêu khi có lần đầu tiên trong đời có người phụ nữ nấu cháo hành cho hắn ăn đén ấm lòng như vậy; rồi Chí bỗng yêu đời hơn, hắn hòa mình vào thiên nhiên để lắng nghe tiếng chim hót trên cao; Chí Phèo thấy cuộc sống lúc đó thật ý nghĩa, Chí đã nhớ đến mơ ước ngày trẻ, muốn sống một cuộc sống lương thiện, có một mái ấm gia đình với vợ hiền, con ngoan , vợ dệt vải chăm con, còn mình thì có vài sào ruộng để cày, thế là đủ. Còn với Thị Nở, Nam Cao không khỏi bồi hồi trước tình cảnh trớ trêu của thị, ông đã thông cảm với phần đời

hẩm hiu ấy khi để thị tình cờ gặp được Chí Phèo, để sau đó thị biết quan tâm, chăm sóc một người đàn ông trong đời, cảm nhận được tình yêu thật sự - tình yêu trai gái cũng như tình người ấm áp lạ thường mà trước giờ thị đã thiếu thốn…

Tính nhân văn trong tác phẩm của Nam Cao còn thể hiện qua việc ông đã tạo ra được môi trường văn hóa tốt đẹp cho sự phát triển hài hoà, phát triển nhân cách. Xã hội mà Nam Cao từng sống là xã hội thực dân nữa phong kiến, nhiều áp bức bất công; con người trong xã hội này phải chịu nhiều khổ đau dưới ách đô hộ của bọn thực dân và phong kiến; sự hủy hoại văn hóa, đạo đức truyền thống dân tộc, ý đồ xâm nhập văn minh phươngTây của thực dân Pháp. Chính hoàn cảnh lịch sử ấy đã góp phần hình thành quan điểm nghệ thuật về cuộc đời và con người của các nhà văn hiện thực đương thời, trong đó có Nam Cao. Nam Cao sớm ý thức được quyền con người và nhu cầu được phát triển toàn diện của con người. Ông quan tâm phê phán lối sống chật hẹp, gò bó với những lo lắng tủn mủn cơm áo gạo tiền của cuộc sống; Nam Cao luôn hướng tới cuộc sống lý tưởng, có ý nghĩa xã hội. Với ông là con người phải có lý tưởng cao đẹp, văn hóa, có văn hóa; thầy giáo Thứ trong “Sống mòn” vốn cũng có những ước mơ cao đẹp, vì hoàn cảnh điều kiện mà đành làm ông giáo trường tư, nhưng Thứ vẫn hướng tới cuộc sống tốt hơn, có ý nghĩa hơn. Điền trong Grăng sáng cũng là một thi sĩ mơ mộng, yêu trăng và thích những cuộc tình lãng mạn, nhưng rồi hoàn cảnh gia đình khiến anh thoát ra cơn mộng mị: “Điền chẳng cần đi đâu cả. Điền chẳng cần trốn tránh. Điền cứ đứng trong lao khổ mở hồn ra đón tất cả những vang động của cuộc đời”… Nam Cao mượn tư cách của nhân vật để nói lên vấn đề cá nhân, đó là niềm mong ước, khao khát của trí thức tiểu tư sản trong xã hội muốn khẳng định mình với cuộc đời. Với Nam Cao nhân cách đẹp nhất, lớn nhất ở con người là phải triệt hết những kẻ chỉ biết ngồi hưởng thành quả của người khác mà bản thân họ chẳng làm ra được gì; đó là nhân cách của một con người, một con người không bao giờ chịu khuất phục, chịu làm nô lệ cho cái xấu. Đóng góp của Nam Cao rất giá trị trong văn đàn hiện thực phê phán, nó góp phần nâng cao ý thức về cuộc sống con người trong xã hội.

Sự hoàn thiện thẩm mỹ trong quan điểm nghệ thuật Nam Cao

Nam Cao đặc biệt quan tâm đến sự trọn vẹn cả về chất và lượng làm nên một tác phẩm có giá trị. Sáng tác của ông không quá dài, không đi gián tiếp để thể hiện vấn đề một cách hoa mỹ dài dòng nhưng đủ để đảm bảo chất lượng, giá trị cho một tác phẩm . Có thể thấy qua các sáng tác của Nam Cao, dù là truyện ngắn hay tiểu thuyết thì ông cũng viết súc tích, đi thẳng vào lột tả vấn đề chính; sự chân thật, câu từ bình dị, gần gũi với cuộc sống đời thường nhưng qua nghệ thuật văn chương của Nam Cao thì nó lại sâu sắc khác thường, dễ thấm vào tim

người đọc. Điều đó được chứng minh bằng sự đón nhận nhiệt tình của đọc giả, con người qua mọi thời đại; đến tận ngày nay tác phẩm của ông hãy còn nguyên vẹn giá trị và được quan tâm, yêu thích. các tác phẩm của ông Nam Cao như giáng một đòn tâm lý đúng vào lòng con người.

Tính biểu cảm và tính hình tượng trong quan điểm nghệ thuật Nam Cao

Trong tác phẩm văn chương thì hình tượng nhân vật được xem như “tế bào” của tác phẩm. Nếu không có hình tượng nghệ thuật thì không có cơ sở xây dựng nội dung cũng như hình thức của một tác phẩm văn chương được. Để xây dựng thành công hình tượng nhân vật có giá trị biểu trưng thì đòi hỏi người cầm bút phải có sự hiểu biết, có khả năng cảm thụ, khả năng thể hiện cảm xúc riêng biệt, cũng như phải có năng lực sáng tạo nhất định. Với Nam Cao nghệ thật chân chính thì hình tượng nhân vật phải phản ảnh đúng bản chất bên trong của nó. Với tác phẩm Chí Phèo, nhà văn đã cho nhân vật của mình bị gục ngã, bị lưu manh hóa, rơi vào bi kịch xót xa; còn với tác phẩm Lão Hạc, hình tượng Lão Hạc đạ trở thành biểu tượng cho nhân cách đẹp ở người nông dân…

Tác phẩm của Nam Cao trực tiếp mang đến sự cuốn hút, gây hứng thú cho người đọc bởi hình tượng nghệ thuật mà Nam Cao đã dày công xây dựng. Đúng thật, tác phẩm của ông không dài dòng văn tự, không mượn gió bẻ măng, thay vì gián tiếp thể hiện điều muốn nói buộc người đọc ngầm hiểu điều mà ông trăn trở thì ông lại truyền tải vấn đề bằng cách trực tiếp. Nam Cao thường đi thẳng vào vấn đề, viết những điều mà ông thấy, ông đang suy nghĩ nhưng bằng ngòi bút nghệ thuật thiên phú ông đã thành công trong việc tạo nên những sáng tác văn chương mẫu mực, có giá trị sâu sắc với cuộc sống con người. Như khi Nam Cao tả Chí Phèo lúc mới ở tù ra: “cái đầu cạo trọc lốc, hàm răng cạo trắng hớn, mặt đen mà rất cơng cơng, hai cn mắt gờm gườm, ngực xăm trổ đầy những hình rồng phượng, lại có cả một ông tướng cầm chùy…”. Còn với Lang Rận trong tác phẩm cùng tên, ông cũng không nói giảm nói tránh, cũng chẳng vòng vo mà ông tả chân thực nét mặt của y, để khi đọc người ta có thể dễ dàng hình dung một cách rõ nét cái xấu xí hiện hữu trên khuôn mặt của hắn: “Mặt gì mà nặng chình chĩnh như mặt người phù, da như da con tầm bủng, lại lấm tấm những tàn nhang. Cái trán ngắn ngủn, ngắn ngùn, lại gồ lên, đôi mắt thì híp lại như mắt lợn sề. Môi rất nở cong lên, bịt gần kín hai cài lỗ mũi con con, khiến anh ta thở khò khè”… Chính vì vậy mà nhân vật của Nam Cao luôn “ám ảnh” với những người đã từng đọc qua tác phẩm của ông; đó cũng là một trong những lý do gây được sự chú ý, cuốn hút người đọc,tạo cho người đọc cảm giác hứng thú khi chạm vào từng trang viết của Nam Cao.

Ngòi bút điêu luyện, tinh xảo trong năng lực sáng tạo của Nam Cao đã tạo nên sự độc đáo riêng biệt trong phong cách sáng tác văn chương của mình, làm nên một Nam Cao có một không hai trong mọi thời đại. Nam Cao luôn có cái nhìn mới mẻ trước những vấn đề của xã hội và ông có cách bộc lộ trăn trở riêng biệt nhưng không kém phần độc đáo, thú vị. Như một lời tuyên tuyên ngôn, trong tác phẩm Đời thừa Nam Cao đã thể hiện: “Văn chương không cần đến những người thợ kheo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”[ ]. Ví như, ông có cái nhìn mới, sâu sắc trong việc thể hiện nỗi đau của người nông dân bị áp bức bóc lột trong xã hội cũ; đó là nỗi đau của Chí Phèo, Nam Cao đã bộc lộ thái độ căm thù, giai cấp địa chủ cường hào ác bá đã đẩy y vào cảnh bần cùng khổ triền miên và bị lưu manh hóa mất cả nhân hình lẫn nhân tính. Còn với Lão Hạc thì lại là sự giằng xé, đau đớn của một người nông dân có nhân cách khi phải bán đi cậu vàng, con vật đã cùng ông sớm hôm bầu bạn. Hình ảnh bà cụ bà cái Tí “ cạo nồi sồn sột” trong Một bữa no; bộ mặt “phè phỡn và hể hả” mỗi lần đi ăn cổ về, còn cả “ cái tay nảy rất to” đầy những thịt, những xôi do gia chủ cho, lại khi “ lấy cắp và xin thêm” của cu Lộ trong Tư cách mõ; rồi sự tham lam, thô tục của người bố trong Trẻ con

Một phần của tài liệu QUAN ĐIỂM CỦA NAM CAO VỀ SÁNG TÁC NGHỆ THUẬT (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w