1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận động tạo từ, tạo nghĩa của từ ngữ kinh tế trong tiếng Việt hiện đại

160 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 160
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

HÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ Tên đề tài: Vận động tạo từ, tạo nghĩa của từ ngữ kinh tế trong tiếng Việt hiện đại Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã số: 62.22.01.02 Nghiên cứu sinh: Lê Thị Thùy Vinh Cán bộ hướng dẫn: GS.TS Đỗ Việt Hùng Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Những kết luận mới của luận án Luận án khảo sát hơn 1000 đơn vị từ ngữ trong lĩnh vực kinh tế trong khoảng mười lăm năm lại đây, từ đó miêu tả và phân loại các từ ngữ kinh tế về phương diện cấu tạo cũng như về đặc điểm ngữ nghĩa nhằm khẳng định sự ý thức hóa vận động tạo từ cũng như sự chuyển đổi về ngữ nghĩa của từ trong quá trình tạo lập các thuật ngữ khoa học. Luận án phân tích và chỉ ra những phương thức cấu tạo từ, những kiểu cấu tạo từ có sức sản sinh mạnh: vay mượn từ ngữ từ tiếng Anh –Mỹ, mô hình ghép hợp nghĩa dạng phi cá thể bao gộp, mô hình ghép phân nghĩa dạng dị biệt, cách thức tạo từ thông qua phương thức ẩn dụ hóa, chuyển nghĩa, chuyển trường nghĩa. Luận án góp phần thúc đẩy tiến trình xây dựng và hoàn thiện , chuẩn hóa hệ thuật ngữ kinh tế, góp phần xây dựng từ điển từ ngữ mới ngành kinh tế, góp phần chuẩn hóa và giữ gìn sự trong sáng, phát triển của tiếng Việt nói chung trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập khu vực và quốc tế.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1 Bàn về vai trò của yếu tố thực tiễn đối với hoạt động nhận thức, Mác chorằng “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lí khách quanhay không, hoàn toàn không phải là vấn đề lí luận mà là một vấn đề thực tiễn Chínhtrong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lí” Lênin cũng đã viết “Quanđiểm về đời sống, về thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lí luận vềnhận thức” Như thế trong bất kì hoạt động nhận thức nào, yếu tố thực tiễn cũng đóngvai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức đồng thời là thước đo giá trị củachân lí Nhận thức rõ quan điểm này, từ trước đến nay những người làm công tácnghiên cứu khoa học không chỉ vận dụng khoa học để giải thích thực tế mà còn tácđộng đối với thực tế theo hướng phục vụ tốt cho đời sống con người So với cácngành khoa học kĩ thuật, các ngành khoa học xã hội và nhân văn trong đó có ngônngữ học hướng tác động đối với thực tế thì có phần khó khăn hơn Muốn tác động đếnthực tế có kết quả cần phải có một hệ thống lý thuyết đúng đắn để chỉ đạo quá trìnhnghiên cứu Ngành ngôn ngữ học Việt Nam trong những năm gần đây cũng cố gắnghướng các đề tài nghiên cứu gắn với thực tiễn Việt Nam Nhiều công trình ngôn ngữhọc đã ra đời giải quyết được những vấn đề ngôn ngữ trong đời sống xã hội cũng nhưnhững vấn đề ngôn ngữ của các ngành, các chuyên ngành khác nhau

1.2 Sau khi đất nước thống nhất (1975), nhất là từ khi Đảng và Nhà nước ta bắtđầu công cuộc đổi mới (1986), đất nước ta đã có sự chuyển mình phát triển rõ rệt vềmọi mặt Với phương hướng chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thịtrường định hướng XHCN, mở cửa giao lưu văn hóa, trao đổi kinh tế, từng bước hộinhập với nền kinh tế toàn cầu, nhiều ngành kinh tế mới xuất hiện và phát triển, khơidậy những tiềm năng, tiềm lực của đất nước Bên cạnh những ngành kinh tế có tínhchất truyền thống như nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng còn xuấthiện các ngành kinh tế thuộc khu vực dịch vụ như tài chính, du lịch, ăn uống, giải trí…

Sự thay đổi và phát triển về kinh tế đòi hỏi phải có những công dân kinh tế, lối tư duy

Trang 2

kinh tế và hệ thống ngôn ngữ ngành kinh tế đáp ứng sự phát triển toàn diện của đấtnước trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

1.3 Ngôn ngữ tồn tại, biến đổi và phát triển luôn gắn liền với sự biến đổi vàphát triển của xã hội Quy luật này cho thấy tiếng Việt phải thích ứng với sự phát triểncủa xã hội Việt Nam không những về chức năng xã hội mà còn cả về cấu trúc nội bộ.Chúng tôi nhận thấy trong quá trình phát triển toàn diện của đất nước, hệ thống từ ngữtrong các ngành kinh tế đang phát triển rất mạnh Sự phát triển này nằm trong sự pháttriển chung của hệ thống ngôn ngữ Việt Hướng tới xây dựng hệ thống từ ngữ trong cácngành kinh tế đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế đó, chúng tôi mạnh dạn

đi sâu xem xét và nghiên cứu vận động tạo từ và tạo nghĩa của từ ngữ ngành kinh tế.Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu này, đề tài của chúng tôi hướng tới xác địnhnhững quy tắc điều khiển sự phát triển hệ thống từ ngữ, hướng tới lựa chọn, thống nhất,chuẩn hóa từ ngữ cho các ngành kinh tế và góp phần xây dựng từ điển từ ngữ mớingành kinh tế

2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Từ vựng là một hệ thống bao gồm hàng trăm vạn đơn vị lớn nhỏ khác nhau.Các đơn vị từ vựng này tồn tại trong mối quan hệ quy định lẫn nhau Ngoài mối quan

hệ về ngữ nghĩa trong hệ thống, các từ ngữ còn có những quan hệ với xã hội, lịch sử,người dùng Chính những quan hệ này đã tách thành những lớp từ vựng khác nhau.Những từ ngữ thuộc khu vực kinh tế từ lâu đã họp thành một lớp từ vựng riêng Đó lànhững thuật ngữ kinh tế, những từ nghề nghiệp cũng như những từ ngữ đời sống được

sử dụng trong những văn bản kinh tế Lớp từ vựng này có phạm vi sử dụng hạn chế vềmặt xã hội tức là nó thường được những người trong ngành nghề nhất định nhận biết

2.2 Các công trình nghiên cứu về từ vựng tiếng Việt từ trước đến nay phần lớnđều dành những trang viết về các thuật ngữ ngành kinh tế cũng như những từ ngữ được

sử dụng trong văn bản kinh tế

Trong công trình đầu tay của mình “Giáo trình Việt ngữ” tập 2 phần Từ hội học(1962), Đỗ Hữu Châu có xếp nhóm từ nghề nghiệp và thuật ngữ ở mục “Các lớp từ hội

Trang 3

trong Việt ngữ” Nhóm từ nghề nghiệp là nhóm từ có tính chất “dân gian”, được sử dụng

trong những ngành nghề thủ công, cổ truyền như cày úp, cày ải, cày lật, cày vỡ, lúa nếp

hoa vàng, lúa hương, lúa chiêm chanh, xếp ải… (từ ngữ nông nghiệp); thợ cả, thợ bạn, dui, kèo, mè, bào, đục, mực, thước… (từ của thợ mộc) ; chài, lưới, mối, giềng, nghề bông, nghề khơi, mảng, lưới te, lưới dạ, lưới vét… (từ của nghề đánh cá); tầng, trục, ben, tớp máy, cặm…(từ của công nhân mỏ) Đây là những từ có tính cụ thể, gợi hình ảnh cao Nó là

sự sáng tạo về ngôn ngữ của quần chúng nhân dân lao động Nhiều từ ngữ sẽ được chuyểnlên thành thuật ngữ khoa học kỹ thuật khi các ngành nghề này được công nghiệp hóa vàhiện đại hóa Về các thuật ngữ khoa học, tác giả cũng đã thu thập và trình bày thuật ngữ

của một số ngành khoa học kỹ thuật như Toán học (hình tròn, đường thẳng, mặt phẳng,

góc, cạnh, biên…), Vật lý, Hóa học (pit- tông, xi lanh, dung môi, dung dịch, điện phân, tích điện…) và một số ngành khoa học xã hội khác (triết học, ngữ ngôn, thành tố, giá trị, kinh tế, ngoại giao, duy vật…) Hai mươi năm sau, trong giáo trình “Từ vựng – ngữ nghĩa

tiếng Việt” (1981), phần viết về từ nghề nghiệp và thuật ngữ khoa học kỹ thuật, tác giả đãtập hợp thêm những từ ngữ của ngành giấy, nghệ thuật hát bội, ngành văn thư… Riêng ởphần viết về thuật ngữ, tác giả đưa ra một số từ ngữ của những ngành khoa học kỹ thuật

mới xuất hiện như ngành dệt, ngành luyện kim đen, ngành sinh học: tai thỏ, đuôi lợn, mai

rùa… lò chõ, thép gió, thép hợp kim, cán, buồng lửa, buồng sinh khí, quặng thiêu kết, liệu sống, liệu chín , dập nóng… tế bào, mô, gien, kháng thể, di truyền, tính trội, tính lặn v.v.

Đồng thời tác giả cũng phân tích kỹ các đặc trưng của thuật ngữ và chỉ ra phương hướngxây dựng thuật ngữ khoa học tiếng Việt dựa trên tính hệ thống về ngữ nghĩa của kiểu cấutạo từ tiếng Việt

Nguyễn Văn Tu trong giáo trình “Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại” (1976) cũng

đã nói đến và tập hợp các từ vựng thuật ngữ ở phần “Thuật ngữ và từ thường”, trong đóchú ý tới thuật ngữ của các ngành y học, hóa học, vật lý và một số ngành khoa học xãhội nhân văn khác như chính trị, triết học, kinh tế…

Nguyễn Thiện Giáp trong giáo trình “Từ vựng học tiếng Việt” xuất bản năm 1985

đã dành một số trang nhất định để phân tích từ vựng tiếng Việt về mặt phạm vi sử dụng và

Trang 4

mức độ sử dụng Bằng phương pháp thống kê, phân loại tỉ mỉ, tác giả đã tập hợp một loạt

các từ ngữ nghề nghiệp Thuộc nghề nông có cày vỡ, cày ải, bón lót, bón thúc, gieo thẳng,

gieo vãi, lúa chia vè, lúa con gái… Thuộc nghề dệt có xa, ống, suốt, thoi, cữ, go, trục, gằm, guồng cửi, hồ sợi, lấy go, đánh ống… Thuộc nghề làm trống có nạo da, văng da, néo, sảm, chạy mực, lại rủ… Thuộc nghề sơn mài có bay, thép, đá ngói, nái, vét, xịt…

Thuộc nghề giấy có bìa, bo cánh, dó chuột, dướng… dưới manh, giấy lệnh, giấy nến, giấy

pháo… bin, bồi vạc, cây ép cuốn, đòn cách… nấu dó, nhặt bìa, ngâm bìa, kéo tàu… tàu cúp, tàu dầm, tàu nở, tàu ráp, tàu trơn… Đây là những tư liệu quý về từ ngữ của các

ngành nghề cũng sẽ là những tư liệu cung cấp cho hệ thống thuật ngữ khi các ngành nghềnày tiến lên công nghiệp và hiện đại Ở phần thuật ngữ, bên cạnh việc nêu lên những đặcđiểm cơ bản của thuật ngữ như tính chính xác, tính hệ thống, tính quốc tế, tác giả còn đưa

ra những hiện tượng thiếu chính xác, thiếu tính dân tộc, thiếu thống nhất và chưa chuẩnmực của thuật ngữ khoa học Việt Nam Trong giáo trình này, tác giả cũng đã dự báo xuhướng phát triển của từ ngữ mới và ý nghĩa mới – những sáng tạo ngôn ngữ của người sửdụng trên báo chí, đài phát thanh và các phương tiện thông tin đại chúng khác Đó là

những từ ngữ như chuyển giao công nghệ, cổ đông, cổ phần, cổ phiếu, cơ chế thị trường,

kì phiếu, tiếp thị, thị trường…

2.3 Tiếp nối các công trình nghiên cứu tiêu biểu về từ vựng tiếng Việt của cáctác giả đi trước, hàng loạt các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học, các nghiên cứu sinh, họcviên cao học, sinh viên đại học đã hướng các đề tài nghiên cứu của mình vào thực tếngôn ngữ để xem xét, đặc biệt là sự nghiên cứu về những từ ngữ mới trong các ngànhnghề hiện nay, trong đó có các từ ngữ ngành kinh tế

Luận án tiến sĩ của Trần Nhật Chính “Sự phát triển của từ vựng tiếng Việt hiệnđại (30 năm đầu thế kỉ XX: 1990 – 1930)” đã cho thấy bức tranh toàn cảnh về sự pháttriển từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt cả về số lượng lẫn chất lượng trong một thời gian

cụ thể 1990 – 1930 Công trình tiến hành phân tích, miêu tả các con đường cơ bản làmgiàu vốn từ vựng nói chung, qua đó chỉ ra một số đặc điểm cơ bản về nghĩa, về môthức cấu tạo của các từ ngữ mới

Trang 5

Đặc biệt hệ thống những bài tham gia vào “Dự án điều tra cơ bản các ngôn ngữ

ở Việt Nam, nhánh điều tra tiếng Việt giai đoạn 2001 – 2004, phần: Từ ngữ mới xuấthiện trên các báo” cũng đã bổ sung nguồn từ ngữ mới trên các lĩnh vực góp phần khẳngđịnh sự biến đổi của ngôn ngữ như là quy luật tất yếu trong sự phát triển chung của đờisống kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa Việt Nam Bài báo “Bước đầu nhận xét về cách

sử dụng từ ngữ mới trên báo Nhân dân từ 1986 – 2000” của Bùi Thị Thanh Lương đãphân tích 1144 từ mới về nguồn gốc (từ thuần Việt, từ vay mượn) và cấu tạo (từ ghép,

từ láy, từ đơn, cụm từ cố định) từ đó đưa ra một số nhận xét sơ bộ về mặt định lượng

và định tính đồng thời chỉ ra nét riêng biệt, đặc điểm mang tính đặc trưng của báo Nhândân Bài báo “Một số nhận xét về cách sử dụng từ ngữ mới trong báo Sài Gòn giảiphóng (qua các số báo phát hành từ năm 1985 đến nay)” của tác giả Chu Bích Thu,Nguyễn Thu Huyền cũng dựa trên các tiêu chí về nguồn gốc, phương thức cấu tạo vàcách sử dụng từ ngữ trong Sài Gòn giải phóng để xem xét, phân tích 1212 từ ngữ mới.Cách khảo sát tư liệu và những tiêu chí chủ đạo trong việc phân tích và miêu tả tư liệunhư trên cũng được áp dụng cho hàng loạt bài báo tham gia dự án này như “Một sốnhận xét về cách sáng tạo và sử dụng từ ngữ mới trên báo Hà Nội mới” của Chu BíchThu và Ngô Thị Thu Hương, “Một số nhận xét về cách sử dụng từ ngữ mới trên tư liệubáo Đại đoàn kết (giai đoạn 1986 – 2000)” của nhóm tác giả Chu Bích Thu, Bùi ThịThanh Lương, Phạm Anh Tú, Nguyễn Thị Huyền, Trần Hương Thục, “Một số nhận xét

về cách sử dụng từ ngữ mới trong báo Lao động (nguồn tư liệu dựa vào một số báophát hành từ năm 2000 đến 2004) của Nguyễn Thúy Khanh và Nguyễn Thị LanHương… Về cơ bản, tất cả những bài báo tham gia dự án này đều có chung một sốnhận xét: 1/ Về cấu tạo, từ ngữ mới trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2004 chủ yếu là

từ ghép có cấu tạo chính phụ “đi vào chi tiết hóa những sự vật, hiện tượng trong cuộcsống mới nảy sinh” 2/ Vay mượn từ các ngôn ngữ khác để làm phong phú thêm ngônngữ của mình là một xu hướng phát triển tất yếu hợp với thời đại 3/ Bản chất cáchsáng tạo và sử dụng từ ngữ mới trên các báo vẫn nằm trong xu hướng phát triển chungcủa tiếng Việt Cũng phải nói rằng, trong hệ thống những từ ngữ mới được khảo sát

Trang 6

trên các báo Nhân dân, Lao động, Hà Nội mới, An ninh thủ đô, Công an nhân dân,Quân đội nhân dân… những từ ngữ chuyên ngành kinh tế chiếm một số lượng nhất

định (tùy theo đặc trưng của từng loại báo) Thí dụ: công ty mẹ, công ty con, biểu phí,

lương cứng, khớp lệnh, sàn giao dịch, áp giá, vốn đối ứng, thị phần, ứng xuất, gói dịch

vụ, thẻ tín dụng, dòng thuế… (Lao động); cảnh sát kinh tế, nợ đọng, tồn đọng, sức đầu

tư, gói thầu, mời thầu, đóng thầu, phí thẩm định, hậu mãi… (Đại đoàn kết); chặn bắt, đánh hàng, hàng chính hãng, hàng xách tay, bán kí gửi, đình nã, hậu kiểm, giải phóng mặt bằng, tái nợ, tiền chênh lệch… (An ninh thủ đô); chủ đầu tư, chợ cóc, công nghệ sạch, giải ngân, tín chấp, tồn đọng, thu gom… (Công an nhân dân)… Sự xuất hiện của

những từ ngữ này góp phần khẳng định sự phát triển của từ ngữ kinh tế nói riêng và sựphát triển của từ ngữ thuộc các lĩnh vực nói chung

Một luận án có thể được gọi là tiếp nối “mạch” tìm hiểu về cách sáng tạo và sửdụng từ ngữ mới là luận án “Từ ngữ mới tiếng Việt (trên tư liệu giai đoạn từ năm 1986đến nay)” của Bùi Thị Thanh Lương Luận án đã khảo sát các đơn vị từ ngữ mới thuộclớp từ toàn dân xuất hiện trên một số ấn phẩm báo chí giai đoạn từ năm 1986 đến 2005

Từ đó luận án đã phân tích và miêu tả các từ ngữ mới về các mặt nguồn gốc, cấu tạo,ngữ nghĩa… nhằm hệ thống hóa, tìm hiểu đặc điểm của các từ ngữ mới trong giai đoạnnày và xác định những khuynh hướng cơ bản của sự phát triển từ vựng tiếng Việt trongmối quan hệ với sự phát triển về chính trị, kinh tế và văn hóa – xã hội của nước ta tronggần hai thập kỉ Lớp từ ngữ chuyên ngành kinh tế xuất hiện rải rác trong luận án và về

cơ bản cũng nằm trong khuynh hướng vận động nói chung của từ ngữ mới: khuynhhướng cấu tạo từ ngữ, khuynh hướng phát triển ý nghĩa mới của từ, khuynh hướng pháttriển từ ngữ bằng con đường vay mượn Đặc biệt bài báo “Mấy nhận xét về đặc điểmthuật ngữ thương mại tiếng Việt” của Nguyễn Thị Bích Hà đăng trên Tạp chí Ngônngữ số 6/1999 và sau này là luận án tiến sĩ “Đặc điểm thuật ngữ thương mại tiếng Việttrong sự đối chiếu với tiếng Nhật” cũng đã đưa ra những phân tích cụ thể về thuật ngữthương mại tài chính trên cơ sở thống kê ngữ liệu thuật ngữ Tác giả xem xét các thuậtngữ thương mại tài chính trên các phương diện như hình thức cấu tạo thuật ngữ,

Trang 7

phương pháp cấu tạo thuật ngữ, nguồn gốc của thuật ngữ từ đó hướng tới việc chuẩnhóa thuật ngữ thương mại nhằm phục vụ cho hoạt động giao tiếp thương mại Ngoài ra,việc xem xét và nghiên cứu từ ngữ thuộc lĩnh vực kinh tế ở bộ phận từ ngữ của cácngành nghề cũng được các tác giả chú ý tìm hiểu như từ ngữ ngành đường sắt, từ ngữngành phân bón – hóa chất, từ ngữ ngành luyện kim, từ ngữ ngành giấy… Nhữngnghiên cứu về sự phát triển của từ ngữ nói chung, từ ngữ ngành kinh tế nói riêng tuycòn nhiều yếu tố chưa được đề cập nhưng cũng đã giúp cho người nghiên cứu ngônngữ có một cái nhìn tương đối toàn diện về “bức tranh” từ vựng hiện nay đặc biệt làvốn từ vựng trong những chuyên ngành hẹp

Đề tài “Vận động tạo từ, tạo nghĩa của từ ngữ kinh tế trong tiếng Việt hiện đại”của chúng tôi tiếp tục theo hướng nghiên cứu gắn với thực tế sử dụng từ ngữ kinh tế.Chúng tôi tập trung phân tích hệ thống những từ ngữ đang được sử dụng, những từ ngữ

“sống” trong lĩnh vực này về đặc điểm cấu tạo và đặc điểm ngữ nghĩa Khẳng địnhnhững phương thức cấu tạo từ, những kiểu cấu tạo từ của tiếng Việt có tính năng sản từngữ cao cũng như những chuyển đổi, chuyển hóa về mặt ngữ nghĩa của từ để tạo ranhững từ ngữ mới trong kinh tế, từ đó hướng tới việc lựa chọn, xây dựng, thống nhất,chuẩn hóa hệ thống từ ngữ ở lĩnh vực này

3 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài khảo sát các từ ngữ trong lĩnh vực kinh tế trong khoảng mươi lăm năm lạiđây nhất là những năm đất nước ta đang trên đà đổi mới, mở cửa, hội nhập và phát triển.Trên cơ sở những ngữ liệu đã thống kê được, đề tài tập trung miêu tả và phân loại các từngữ kinh tế về phương diện cấu tạo cũng như về đặc điểm ngữ nghĩa nhằm góp phầnkhẳng định sự ý thức hóa vận động tạo từ cũng như sự chuyển đổi về ngữ nghĩa của từtrong quá trình tạo lập các thuật ngữ khoa học Từ đó, đề tài cũng góp một phần nhỏhướng tới việc chuẩn hóa thuật ngữ khoa học tiếng Việt, biên soạn các cuốn từ điển từ mớitiếng Việt cũng như nghiên cứu sự phát triển của từ vựng tiếng Việt nói chung

Trang 8

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu lý luận về vấn đề cấu tạo từ và ý nghĩa của từ trên cơ sở tập hợp và

lý giải những ý kiến nhận xét tiêu biểu của các nhà Việt ngữ học về từ vựng tiếng Việt.Đồng thời xem xét và tìm hiểu về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt và tình hìnhnghiên cứu từ vựng tiếng Việt hiện nay

- Tiến hành thu thập và thống kê tư liệu nghiên cứu Tư liệu này là những từ ngữđang được sử dụng trong ngành kinh tế xuất hiện trong khoảng mười lăm năm lại đây.Những từ ngữ này được thu thập từ sách vở, báo chí, các phương tiện thông tin đạichúng và thu thập từ thực tiễn đời sống kinh tế, xã hội

- Phân tích, miêu tả các khuynh hướng phát triển của từ ngữ kinh tế trong sự vậnđộng phát triển của từ ngữ tiếng Việt

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Quá trình vận động cấu tạo từ ngữ, vận động tạo nghĩa của từ ngữ kinh tế là đốitượng nghiên cứu của đề tài này Vận động ở đây được hiểu là sự tồn tại, biến đổi vàphát triển của từ ngữ, cụ thể là những cách thức tạo ra từ ngữ kinh tế cho hệ thốngtrong một thời đoạn lịch sử cụ thể Nói rộng hơn nó được xem xét như là những conđường để làm giàu vốn từ vựng kinh tế nói riêng và từ vựng tiếng Việt nói chung

4.2 Phạm vi nghiên cứu

4.2.1 Ngành kinh tế là một bộ phận của nền kinh tế chuyên tạo ra hàng hóa vàdịch vụ Việc phân loại các ngành kinh tế là “một cơ sở để nghiên cứu và xác địnhphương hướng tổ chức của từng ngành, để nghiên cứu và xác định đúng đắn quan hệ tỷ

lệ phát triển giữa các ngành và giữa các bộ phận trong từng ngành của nền kinh tế quốcdân” (trích Thông tư giải thích nghị định số 82 – CP ngày 03/6/1963 của Hội đồngchính phủ về việc phân chia các ngành trong nền kinh tế quốc dân)

Để phân loại các ngành kinh tế, người ta dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau nhưphân loại theo vốn (vốn tài chính, vốn thiên nhiên, vốn cơ sở hạ tầng…), phân loại theosản phẩm (ngành hóa chất, ngành dầu mỏ, ngành thực phẩm, ngành cá, ngành giấy,

Trang 9

ngành tài chính, ngành phần mềm, ngành quảng cáo, ngành giải trí…)… và mỗi mộtquốc gia lại có sự phân loại không giống nhau (Hoa Kỳ có 443 ngành, Anh có 17 nhómngành, Nhật Bản có 5 nhóm ngành…) Ở Việt Nam, theo Quyết định số 10/2007/QĐ –TTg ngày 23 tháng 1 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống ngành kinh tế ViệtNam bao gồm 21 nhóm ngành cấp 1, 88 ngành cấp 2, 242 ngành cấp 3, 437 ngành cấp

4, 642 ngành cấp 5 Như thế hoạt động kinh tế nói chung có thể chia thành 4 khu vực

1 Khu vực sản xuất sơ khai gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, khai mỏ

và khai khoáng

2 Khu vực công nghiệp và xây dựng

3 Khu vực dịch vụ: giao thông, tài chính, ăn uống, du lịch, giải trí…

4 Khu vực tri thức

4.2.2 Từ ngữ kinh tế là những từ, những cụm từ phản ánh đối tượng kinh tế, đặctrưng của hoạt động kinh tế trong các khu vực, các ngành kinh tế Trong đề tài này,chúng tôi ưu tiên xem xét những từ ngữ thuộc khu vực dịch vụ, khu vực thứ ba của nềnkinh tế với một số ngành cơ bản như xây dựng, thương mại, tài chính, ngân hàng… (tấtnhiên trong tư liệu thu thập cũng có một số từ ngữ thuộc các khu vực kinh tế khác) Bởiđây là những ngành có sự tăng trưởng lớn trong nền kinh tế nước ta nói riêng và cácquốc gia công nghiệp tiến tới xã hội hậu công nghiệp nói chung

Từ ngữ kinh tế được xem xét trong đề tài này cũng là những từ ngữ xuất hiệntrong khoảng mười lăm năm lại đây Lựa chọn giai đoạn phát triển về từ ngữ kinh tếtrong khoảng mười lăm năm (từ năm 2000) là bởi từ những năm 2000 Việt Nam tiếptục có các bước tiến mới trong công cuộc cải cách nền kinh tế như việc thúc đẩy tiếntrình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, hình thành Sở giao dịch chứng khoán, banhành Luật doanh nghiệp…

4.2.3 Để xây dựng bảng từ ngữ trong các ngành kinh tế, chúng tôi đã khảo sátngữ liệu trên báo chí, các phương tiện thông tin và thực tiễn đời sống xã hội Nguồnngữ liệu chính của đề tài được lấy từ báo chí với tổng số 200 số báo viết trên một sốđầu báo về kinh tế như Thời báo kinh tế Việt Nam, Thời báo Ngân hàng, Công thương,

Trang 10

Tiền tệ và đầu tư, Nông nghiệp Việt Nam… và các tờ báo mạng như vneconomy.com,baodautu.vn, dantri.com.vn, thoibaonganhang.vn, vnexpress.net, tin180.com,vietnamnet.vn… được xuất bản từ năm 2000 (đặc biệt là từ năm 2005 trở lại đây)

Nguồn ngữ liệu thứ hai có tác dụng bổ trợ cho nguồn ngữ liệu chính là những từngữ được thu thập trên các bản tin truyền hình như bản tin Việt Nam và các chỉ số, bản tinTài chính và các bản tin về kinh tế trên đài phát thanh Thêm vào hai nguồn ngữ liệu này làmột số từ ngữ về kinh tế được sử dụng trong thực tế đời sống Đây là những ngữ liệu sinhđộng, sống động Trong những từ ngữ kinh tế này, chúng tôi cũng thu thập một số từ ngữtrong các cuốn từ điển kinh tế được dùng trong thực tế với tần suất cao

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1 Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp

Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp (Nguyễn Thiện Giáp gọi là thủ phápphân tích thành tố trực tiếp) được dùng để xem xét cấu trúc của các đơn vị định danhtrong kinh tế, phân chia cấu trúc thành những bộ phận tối đa, nhằm xác định các đơn vịcấu tạo Từ đó tìm ra các nguyên tắc tạo thành từ ngữ kinh tế, các mô hình cấu tạo củachúng và các quy luật cấu tạo nên các từ ngữ này

5.2 Phương pháp phân tích nghĩa tố

Là đơn vị ngữ nghĩa cơ bản của ngôn ngữ phản ánh các đặc điểm riêng biệt của

sự vật, hiện tượng hay quan hệ trong thực tế, nghĩa tố có vai trò quan trọng trong quátrình xem xét cấu trúc ý nghĩa của từ Phương pháp phân tích nghĩa tố (Nguyễn ThiệnGiáp gọi là thủ pháp phân tích nghĩa tố) phân xuất ý nghĩa của từ ngữ kinh tế thành cácnghĩa tố, từ đó nhận diện về sự biến đổi ý nghĩa hướng đến việc tạo từ ngữ mới cho hệthống từ vựng Phương pháp này cũng là phương pháp nghiên cứu chính trong luận án

5.3 Phương pháp miêu tả

Dựa vào lý thuyết cấu tạo từ cũng như những tri thức về ngữ nghĩa của từ, luận

án miêu tả từ ngữ trong các ngành kinh tế (từ ngữ vay mượn trong quá trình giao lưu,tiếp xúc, hội nhập; từ ngữ mới được tạo ra hoặc chuyển đổi về ngữ nghĩa trong hệthống ngôn ngữ); miêu tả đặc điểm của các thành tố cấu tạo từ, những kiểu cấu tạo từ

Trang 11

có sức tạo từ cao, các nét nghĩa chi phối quá trình chuyển đổi ý nghĩa và các quy luậtchi phối quá trình tạo nghĩa và tạo từ cho các từ ngữ thuộc các ngành này

5.4 Phương pháp thống kê

Phương pháp thống kê được sử dụng để tìm hiểu số lượng, tỷ lệ phần trăm củacác phương thức tạo thành từ ngữ, các kiểu cấu tạo từ ngữ… Các kết quả thống kê sẽđược tổng hợp lại dưới hình thức các bảng biểu giúp người đọc hình dung rõ các đặctrưng cơ bản về vận động tạo từ và tạo nghĩa của từ ngữ kinh tế

Danh sách 1011 từ ngữ thu thập trong ngành kinh tế cũng được nhập vào máytrên chương trình Microsofl Excel với các thông tin:

STT Từ, ngữ Văn cảnh Xuất xứ

1 xx xx xx

Những thông tin này đảm bảo tính chính xác về mặt xuất xứ cũng như sự rõràng về mặt ngữ nghĩa

Quá trình nghiên cứu được tiến hành cụ thể theo các bước sau:

Bước 1: Nghiên cứu lý luận để nắm chắc những vấn đề về cấu tạo từ của tiếngViệt như đơn vị cấu tạo từ, phương thức cấu tạo từ, các kiểu loại từ; những vấn đề về ýnghĩa của từ như các thành phần ý nghĩa trong từ, nét nghĩa, hiện tượng nhiều nghĩa, sựchuyển biến ý nghĩa cũng như trường nghĩa và hiện tượng chuyển trường nghĩa của từ

Bước 2: Tiến hành thu thập, thống kê tư liệu nghiên cứu Đây là các từ ngữđược sử dụng trong ngành kinh tế hiện nay (số lượng xuất hiện, nghĩa các từ ngữ, ghichú xuất xứ, nguồn tư liệu của các từ ngữ)

Bước 3: Tiến hành nghiên cứu, xử lý các tư liệu thống kê trên các mặt: số lượng

từ ngữ xuất hiện trong các loại và các nhóm nhỏ trong loại; miêu tả các từ ngữ đó trên

cơ sở của đặc điểm cấu tạo và đặc điểm ngữ nghĩa; xác định những kiểu tạo nghĩa vàtạo từ có tính chất năng động sản sinh cao; chỉ ra những xu hướng phát triển hiện nay

và từ nay về sau

Bước 4: Tiến hành viết luận án và tóm tắt

Trang 12

6 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

6.1 Về mặt lí luận

Luận án góp phần phát hiện thực tế, giải thích thực tế ngôn ngữ và phát triển lýluận cấu tạo từ và tạo nghĩa của từ Những kết quả nghiên cứu cũng là một minh chứnghùng hồn cho sức sống của tiếng Việt, khả năng thích ứng của nó với những nhu cầu xãhội đặc biệt ở những khu vực thực tế ngôn ngữ trước kia chưa có ở Việt Nam do đókhả năng của tiếng Việt chưa được thử thách

6.2 Về mặt thực tiễn

Luận án cung cấp một hệ thống từ ngữ kinh tế hiện nay, phân tích và chỉ ranhững vận động để làm giàu hệ thống từ ngữ kinh tế Từ đó mong muốn góp phầnhướng tới việc xây dựng hệ thống thuật ngữ kinh tế nước nhà

7 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệutham khảo và phần phụ lục bảng số liệu thống kê từ ngữ kinh tế, luận án gồm bachương:

Chương 1: Cơ sở lí luận

Chương 2: Vận động tạo từ của từ ngữ kinh tế

Chương 3: Vận động tạo nghĩa của từ ngữ kinh tế

Trang 13

Ngôn ngữ nói chung và từ vựng nói riêng là một hệ thống luôn tồn tại sự vận động.Vận động ấy được xem xét ở phương diện lịch đại cũng như đồng đại Về mặt lịch đại,vận động được thể hiện ở quá trình biến chuyển qua từng mốc thời gian cụ thể Điềunày có nghĩa là hệ thống từ ngữ được xem xét qua từng chặng đường của lịch sử vềmặt số lượng, chất lượng qua đó để thấy được sự tác động của xã hội đến ngôn ngữ ởtừng thời điểm cũng như đánh giá được tốc độ phát triển và khuynh hướng phát triển

cơ bản của từ vựng Về mặt đồng đại, vận động lại được nhìn nhận như một quá trìnhsản sinh từ ngữ trong lòng hệ thống ở một thời đoạn lịch sử cụ thể Quá trình sản sinhnày chính là những cách thức tạo từ ngữ mới cho hệ thống, từ đó khái quát lên diệnmạo ngôn ngữ của một thời kì và đặt trong thế đối sánh với những thời kì trước hoặcsau đó Như thế, xem xét quá trình vận động dù ở phương diện lịch đại hay đồng đại thìvẫn phải sử dụng phù hợp thao tác nghiên cứu lịch đại và thao tác nghiên cứu đồng đại.Xem xét quá trình vận động tạo từ của từ ngữ kinh tế chúng tôi nhấn mạnh ở phươngdiện đồng đại Cụ thể là xem xét cách thức tạo từ của từ ngữ kinh tế trong khoảng mườilăm năm lại đây từ đó khái quát hướng phát triển của từ ngữ kinh tế theo quy luật pháttriển nội tại của hệ thống từ vựng tiếng Việt Việc nghiên cứu trên phương diện lịch đại về

sự phát triển của từ ngữ kinh tế, chúng tôi sẽ trình bày ở một thời điểm khác

Vận động tạo từ của từ ngữ kinh tế nói riêng và từ vựng tiếng Việt nói chung có haicách cơ bản Thứ nhất là vận động tạo từ bằng các phương thức cấu tạo từ của tiếng Việttức là vận động trên các nguyên liệu và phương thức cấu tạo từ, “nguồn nội lực” của tiếng

Trang 14

ta Thứ hai là vận động vay mượn từ của các ngôn ngữ tiếp xúc với tiếng Việt tức là sửdụng những từ ngữ vay mượn để làm phong phú hệ thống từ ngữ.

1.1.1 Vận động tạo từ bằng các phương thức cấu tạo từ của tiếng Việt

Xem xét về quá trình vận động cấu tạo từ ngữ tiếng Việt, chúng ta cần phải nhìn lạimột cách tổng thể bức tranh cấu tạo từ ngữ nói chung và từ ngữ tiếng Việt nói riêng Cấutạo từ là một bộ môn nghiên cứu các vận động trong lòng hệ thống để tạo ra các đơn vị của

hệ thống Theo Yu Stepanov có thể coi bộ môn cấu tạo từ là một địa hạt giúp ngôn ngữhọc trả lời câu hỏi “những từ mới được tạo như thế nào trong ngôn ngữ”

Tiếp thu những thành tựu nghiên cứu về cấu tạo từ trên thế giới, các nhà Việt ngữhọc cũng đi sâu xem xét cấu tạo từ của tiếng Việt hiện nay trong các công trình viết về

từ vựng học tiếng Việt Có thể kể tới Đỗ Hữu Châu với “Giáo trình Việt ngữ” tập 2phần Từ hội học (1962), “Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt” (1981), “Các bình diện của

từ và từ tiếng Việt” (1986); Nguyễn Tài Cẩn với “Ngữ pháp tiếng Việt tiếng – từ ghép– đoản ngữ” (1975), Nguyễn Văn Tu với “Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại” (1976), Hồ

Lê với “Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại” (1976), Nguyễn Thiện Giáp với “Từ

vựng học tiếng Việt” (1985), “Từ và nhận diện từ tiếng Việt” (1996), “Vấn đề từ trong

tiếng Việt” (2011)… Sự nghiên cứu về cấu tạo từ của từ vựng tiếng Việt ở các tác giảnày theo chúng tôi có thể chia thành hai khuynh hướng lớn: khuynh hướng dựa vàoquan hệ ngữ pháp giữa các hình vị và khuynh hướng dựa vào tính chất của các hình vị.Khuynh hướng thứ nhất có các tác giả Đỗ Hữu Châu (1962), Nguyễn Văn Tu (1976),Nguyễn Tài Cẩn (1975) Khuynh hướng thứ hai có các tác giả Hồ Lê (1976), Đỗ HữuChâu (1981, 1986) Tuy có những khác nhau về việc xem xét các từ ngữ về phươngdiện cấu tạo nhưng các tác giả nghiên cứu đều có những điểm thống nhất ở một số kháiniệm như đơn vị cấu tạo, kiểu cấu tạo, các loại từ được phân chia về cấu tạo

Khi xem xét về vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt, chúng tôi đặc biệt chú ý đến quanđiểm, tư tưởng của Đỗ Hữu Châu trong“Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt” (1981), “Cácbình diện của từ và từ tiếng Việt” (1986) Theo Đỗ Hữu Châu “từ - cấu tạo, xét ở mặttĩnh là cái đã có, đã tồn tại trong từ nhưng xét về mặt hoạt động, nó là kết quả của quá

Trang 15

trình ngôn ngữ sử dụng các tài liệu sẵn có để tạo ra các từ nhằm đáp ứng những yêucầu của giao tiếp” [7, 45] “về nguyên tắc, cấu tạo từ là những vận động trong lòng mộtngôn ngữ để sản sinh ra các từ cho ngôn ngữ, phục vụ những nhu cầu mới về mặt diễnđạt mà xã hội đặt ra” [5,27] Cho nên nghiên cứu cấu tạo từ trước hết là phát hiện “cácquá trình”, “các vận động cấu tạo” tức là phát hiện các “nguyên liệu” và “phương thức

sử dụng để tạo từ”[7,45] bởi “tất cả các sự kiện cấu tạo từ cần được lý giải dưới ánhsáng của vận động đó” [5, 27]

Dưới ánh sáng của quan điểm “động” về cấu tạo từ, khi xem xét cấu tạo từ tiếngViệt, người ta chú ý đến ba mặt: đơn vị cấu tạo từ, phương thức cấu tạo từ và các từmới được tạo ra

1.1.1.1 Đơn vị cấu tạo từ

a) Khái niệm

Để tạo ra từ mới cho hệ thống từ vựng, người ta phải sử dụng các đơn vị cấu tạo từ

Trong thuật ngữ ngôn ngữ học, đơn vị cấu tạo nên từ được gọi là morpheme Thuật ngữ này được các nhà nghiên cứu dịch và sử dụng khác nhau Có tác giả gọi là từ tố (Đỗ

Hữu Châu (1962), Nguyễn Kim Thản (1963), Nguyễn Văn Tu (1976), có tác giả gọi là

tiếng (Nguyễn Tài Cẩn 1975), có tác giả gọi là nguyên vị (Hồ Lê 1976) và nếu căn cứ

vào ý nghĩa của từ morpheme, thuật ngữ này được dịch là hình vị (hình: hình thái, vị:

đơn vị, hình vị: đơn vị về hình thái) (Đỗ Hữu Châu (1981, 1986), Nguyễn Thiện Giáp

(1985)) Ở đây, chúng tôi sử dụng thuật ngữ phổ biến là hình vị

Về khái niệm hình vị, trong ngôn ngữ học có ba quan niệm khác nhau [25,61].Quan niệm thứ nhất coi hình vị là bộ phận có nghĩa nhỏ nhất của từ Quan niệm thứ haicoi hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ Quan niệm thứ ba coi hình vị làđơn vị nhỏ nhất có nghĩa không độc lập về cú pháp Đối với hình vị tiếng Việt, các nhàViệt ngữ học cũng có những cách hiểu khác nhau trên cơ sở ba quan niệm này Đỗ HữuChâu, Hồ Lê, Nguyễn Kim Thản… là những đại diện theo quan niệm thứ nhất Đỗ HữuChâu định nghĩa hình vị “là những hình thức ngữ âm có nghĩa nhỏ nhất tức là nhữngyếu tố không thể phân chia thành những yếu tố nhỏ hơn nữa mà cũng có nghĩa, được

Trang 16

dùng để cấu tạo ra các từ theo các phương thức cấu tạo từ của tiếng Việt” [5, 28] Hồ

Lê cho rằng “Trong các ngôn ngữ, ở cấp độ tín hiệu, đều có một loại đơn vị có tôn tidưới từ Đó là những đơn vị có nghĩa nhỏ nhất, có chức năng trực tiếp cấu tạo từ Tôi

đã từng gọi đó là nguyên vị” [56, 17] Nguyễn Kim Thản thì viết “Từ tố là yếu tố có ýnghĩa (từ vựng) nhỏ nhất của ngôn ngữ Từ tố tuy là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ,nhưng không quan trọng cho việc đặt câu bằng từ” [92,82] Quan niệm thứ hai là quanniệm của đa số các nhà Việt ngữ học khi cho rằng hình vị tiếng Việt là đơn vị nhỏ nhất

có nghĩa của ngôn ngữ Quan niệm này cũng chính là quan niệm về hình vị của LBloomfield “Hình vị là hình thái (mang ý nghĩa) lặp đi lặp lại Nó không thể lại đượcphân chia thành những hình thái (mang ý nghĩa) nhỏ hơn” Nguyễn Tài Cẩn cũng nhấtquán với quan niệm này khi cho rằng ““Hình vị là đơn vị nhỏ nhất, đơn giản nhất vềmặt tổ chức mà lại có giá trị về mặt ngữ pháp” [3, 11] V.M Solncev và Trần NgọcThêm theo quan niệm thứ ba về hình vị V.M Solncev viết “Hình vị được hiểu là đơn

vị hai mặt, không phân nhỏ thành những bộ phận có nghĩa và không có tính độc lập cúpháp” [89, 10] Trần Ngọc Thêm cũng khẳng định “Hình vị là một đơn vị ngôn ngữ, cónghĩa, nhỏ nhất và không độc lập về cú pháp” [98, 54]

Với cách tiếp cận coi từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ như truyền thống ngôn ngữhọc đã làm, chúng tôi lựa chọn quan niệm thứ nhất về hình vị với chức năng cơ bản của

nó là chức năng cấu tạo từ

b) Đặc trưng cơ bản của hình vị tiếng Việt

Khác với các ngôn ngữ Ấn Âu, đại bộ phận hình vị trong tiếng Việt trùng với âmtiết, tiếng (theo truyền thống ngữ văn Việt Nam) và từ đơn Nói khác đi ranh giới củahình vị cũng là ranh giới của âm tiết, của tiếng và từ đơn Đặc điểm này là kết quả củađặc trưng gốc về loại hình đơn lập của từ tiếng Việt – sự phân tiết tính Nguyễn TàiCẩn viết “Ở tiếng Việt, giữa hình vị và âm tiết có một mối tương quan rõ rệt… trên đạithể, hình vị kiểu Việt Nam trùng với âm tiết” [3, 38] Cao Xuân Hạo cũng khẳng định

“Trong tiếng Việt, tiếng vừa là âm vị, vừa là hình vị, vừa là từ và nếu ta có thể hìnhdung một ngôn ngữ Âu châu như một cơ chế hoạt động trên ba cái trục chính – âm vị,

Trang 17

hình vị và từ thì tiếng Việt dường như gộp ba cái trục ấy lại làm một: cái trục hợp nhất

ấy là tiếng” [33, 210] Như thế, âm tiết, hình vị, từ đơn là những đơn vị được bàn đếntrong ngôn ngữ học đại cương thế giới, còn thuật ngữ tiếng chỉ được đặt ra trong tiếngViệt Thế nhưng dù cho có sự trùng làm một về ranh giới thì hình vị, tiếng, âm tiết, từđơn vẫn là những đơn vị có sự khác biệt, thuộc vào những cấp độ khác nhau Gọi làtiếng vì đây là đơn vị được phát âm bằng một luồng hơi, gọi là âm tiết vì âm tiết là đơn

vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất của lời nói hay là đơn vị được chia tách trong lời nói Âmtiết là đơn vị thuộc cấp độ ngữ âm – âm vị học, có chức năng tạo vỏ vật chất cho ngônngữ Hình vị là đơn vị để cấu tạo từ, thuộc cấp độ hình vị còn từ đơn (những từ có vỏngữ âm một âm tiết) thuộc cấp độ từ, có chức năng biểu nghĩa và tạo câu Trong bốnđơn vị này thì âm tiết và hình vị là hai đơn vị dễ lẫn hơn cả Dù cho chỗ bắt đầu hay kếtthúc của âm tiết cũng là chỗ bắt đầu hay kết thúc của hình vị thì về nguyên tắc khôngphải bất kỳ âm tiết nào cũng là hình vị Người ta đã tiến hành tính đếm tổng số lượng

âm tiết trên lý thuyết và có được 11990 đơn vị (Hoàng Tuệ - Hoàng Minh), 19520(Nguyễn Quang Hồng) hay 35328 (theo cấu trúc âm tiết do Đoàn Thiện Thuật và CaoXuân Hạo) Tuy nhiên trong thực tế, âm tiết được sử dụng chỉ có 6100 đơn vị (HoàngTuệ - Hoàng Minh), 5890 (Nguyễn Quang Hồng) hay theo luận án “Dùng thuyết Tâm

và Biên cho khảo sát âm vị học tiếng Việt hiện đại” của Trần Thị Minh Phương thì có

6142 đơn vị âm tiết hành chức Bộ phận “âm tiết thực” này là bộ phận có sự trùng làmmột với hình vị còn số lượng âm tiết tiềm năng trên thực tế không được sử dụng hoặcxuất hiện trong một vài trường hợp riêng lẻ trong tiếng Việt còn khá nhiều, đây mớichính là bộ phận điển hình cho khái niệm âm tiết (11990 – 6100 = 5800 đơn vị (HoàngTuệ - Hoàng Minh), 19520 – 5890 = 13630 đơn vị (Nguyễn Quang Hồng)) Về sự phânbiệt giữa âm tiết và hình vị, cũng cần nói tới hai trường hợp mà tác giả giáo trình “Từ

vựng ngữ nghĩa tiếng Việt” đã đưa ra Trường hợp một trong các từ láy như dễ dàng,

dễ dãi, lúng túng… “Dễ” và “túng” là những âm tiết có nghĩa vì thế chúng là các hình

vị, điều đó bất tất phải bàn cãi Nhưng “dàng”, “dãi”, “lúng” là âm tiết không có nghĩathì có phải là hình vị hay không? Tác giả cho rằng “chúng là hình vị song không phải là

Trang 18

hình vị cơ sở mà là sản phẩm được sinh ra từ hình vị cơ sở Xác định được hình vị cơ

sở thì xác định được chúng” [5, 32] Trường hợp hai trong các từ như ốc bươu, diều

hâu, bọ xít, sâu róm… “Ốc”, “diều”, “bọ”, “sâu” là âm tiết có nghĩa cho nên là hình vị

còn “bươu”, “hâu”, “xít”, “róm” ở trạng thái hiện nay tự thân không có nghĩa, tuynhiên vẫn coi là hình vị bởi có thể giả định rằng (những yếu tố này) sau khi được sảnsinh ra theo quy tắc chung thì trong quá trình sử dụng rất có thể chịu tác động củanhững quy tắc khác như quy tắc lịch sử, quy tắc hành chức mà có sự “chỉnh hình ngữnghĩa” biến đổi và dẫn tới mất nghĩa

Đặc trưng thứ hai của hình vị tiếng Việt theo chúng tôi là đặc trưng gắn liền với chứcnăng cấu tạo từ Muốn tạo ra các từ thì hình vị phải là đơn vị tự thân có nghĩa Cái nghĩa

tự thân của hình vị chính là nghĩa từ vựng Chính đặc trưng này đã loại bỏ tất cả nhữnghình vị có ý nghĩa bổ sung, nghĩa phân biệt trong từ láy (“đẽ” trong “đẹp đẽ”, “rãi” trong

“rộng rãi”, “dàng” trong “dễ dàng”…), trong từ ghép (“bươu” trong “ốc bươu”, “nẹt”trong “bọ nẹt”, “núc” trong “bếp núc”…) và hình vị có ý nghĩa ngữ pháp Nói khác đinhững hình vị này chỉ tồn tại trong những từ đã sinh ra còn từ nay về sau chúng không còn

có thể là “nguyên liệu” để tạo từ mới, chúng đã mất đi năng lực cấu tạo từ

c) Phân loại hình vị tiếng Việt

Việc phân loại hình vị trong tiếng Việt từ trước đến nay đã được các nhà Việt ngữ học

đề cập và nghiên cứu khá tỉ mỉ (xem bảng 1.1 [23,23]) Phần lớn các nhà nghiên cứu đềucăn cứ vào tiêu chí chức năng – ngữ nghĩa để phân loại Bởi xét đến cùng đây là tiêu chí

có tính bản chất, quyết định chức năng chung của hình vị, chức năng cấu tạo từ

Xét về ý nghĩa, hình vị trong tiếng Việt được phân biệt thành hình vị thực (hay hình

vị từ vựng) và hình vị hư (hay hình vị ngữ pháp) Hình vị thực là những hình vị biểu

hiện các ý nghĩa từ vựng như người, nhà, cây, xe, đi, học, tốt, năm, quốc, thủy, sơn… Hình vị hư là những hình vị biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp như đã, hãy, chớ, rất, vì…

Xét về năng lực cấu tạo từ, hình vị tiếng Việt được phân biệt thành hình vị độc lập vàhình vị không độc lập Hình vị độc lập là hình vị có khả năng được từ hóa thành từ như

người, đi, chạy, tốt, sẽ, chứ… Hình vị không độc lập là hình vị cho đến nay chưa được từ

Trang 19

hóa thành từ tức là nó chỉ làm một bộ phận trong từ như hình vị láy trong từ láy (làm lụng, đẹp đẽ, vất vả, lung tung…); hình vị gốc Hán mà mức độ Việt hóa còn thấp (lính thủy, chiến binh, trường kỳ, sĩ số…); hình vị mờ nghĩa trong từ ghép (bếp núc, tre pheo, chó

má, xe cộ…) Giữa hai loại hình vị này có một loại hình vị mang tính trung gian hình vị

bán độc lập (“hình vị tuy không gắn bó chặt chẽ với một hình vị khác, vẫn có thể tách rờikhỏi các từ khác trong câu song chúng rất ít khi một mình làm thành phần chính và phụ

của câu” [5, 34]) như đã, sẽ, đang, vẫn, cứ, còn, hãy, đừng, chớ…

Trên đây là hai cách phân loại hình vị tiếng Việt được nhiều nhà Việt ngữ học sửdụng Tuy vậy tùy theo quan điểm nghiên cứu riêng, mỗi tác giả có những cách phânchia cụ thể khác nhau Nguyễn Tài Cẩn trong công trình “Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng –

Từ ghép – Đoản ngữ)” (1975) đã dựa trên hai phương diện để phân chia các loại tiếng

là phương diện ý nghĩa và phương diện cách dùng Về phương diện ý nghĩa, “tiếng”

(hình vị) được chia thành hai loại tiếng tự thân có nghĩa và tiếng tự thân vô nghĩa Vềphương diện cách dùng, tiếng cũng được chia thành hai loại tiếng độc lập và tiếngkhông độc lập Kết hợp hai hướng phân loại theo ý nghĩa và cách dùng, tác giả kết luận

“Tiếng vô nghĩa thì bao giờ cũng là tiếng không độc lập, tiếng có nghĩa thì có khi độclập có khi không” [3, 28] Tác giả tiếp tục phân loại nhỏ hơn những tiếng có nghĩathành tiếng có ý nghĩa chân thực (tiếng thực) và tiếng có ý nghĩa ngữ pháp (tiếng hư).Kết hợp hai loại độc lập và không độc lập đã chia ở trên, chúng ta có bốn trường hợp:tiếng độc lập, thực (thực từ); tiếng độc lập, hư (hư từ); tiếng không độc lập, thực (yếu

tố trong từ ghép – căn tố); tiếng không độc lập, hư (phụ tố ở trong từ) Có thể hìnhdung qua bảng sau:

Bảng 1.2: Bảng phân loại tiếng theo quan điểm của Nguyễn Tài Cẩn

Trang 20

Một sự phân loại khác cũng phải nói tới là sự phân loại của Hồ Lê trong công trình

“Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại” (1976) Tác giả gọi các hình thức ngữ âm

có nghĩa, nhỏ nhất là các nguyên vị (hình vị) và theo ông trong tiếng Việt có sáu loạinguyên vị chính: nguyên vị thực, nguyên vị ngữ pháp, nguyên vị hệ thống, nguyên vịtiềm tàng, nguyên vị tình cảm, nguyên vị mục đích Từ sáu loại này, tác giả đưa ra cácloại nguyên vị trung gian: nguyên vị thực – ngữ pháp, nguyên vị thực – hệ thống,nguyên vị ngữ pháp – hệ thống, nguyên vị thực – tiềm tàng và có hai loại chưa thật rõràng là nguyên vị thực – tình cảm, nguyên vị thực – mục đích Rõ ràng sự phân loạinày là sự phân loại dựa trên tính chất ngữ nghĩa của các nguyên vị tuy nhiên theochúng tôi đây chỉ là sự phân loại giúp chúng ta có được cái nhìn hệ thống chứ chưa làm

rõ chức năng cấu tạo từ của các nguyên vị (dẫu rằng trong khi phân loại tác giả cũnggắn các nguyên vị với các mẫu cấu tạo từ) Đó là chưa kể sự phân loại này khá phứctạp, nhiều chỗ chưa rõ ràng, vì thế chưa có tác dụng nhất định đối với thực tế ngôn ngữ

Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Từ và nhận diện từ tiếng Việt”, “Vấn đề từ trong

tiếng Việt” phân loại cụ thể hơn tư cách từ của các tiếng Theo tác giả, trong tiếng Việt

có 5 loại tiếng với những đặc điểm khác nhau:

-Những tiếng mang ý nghĩa thực, có tính độc lập cao về ngữ pháp như nhà,

-Những tiếng mờ nghĩa và trống nghĩa có thể làm thành phần câu trong điều

kiện hạn chế như lè (xanh), chiền (chùa), mênh, mông…

-Những tiếng không độc lập về ngữ pháp như bồ, hóng, mặc, cả…

Ngoại trừ trường hợp cuối cùng được xếp vào những từ ngữ phản quy tắc, NguyễnThiện Giáp cho rằng tiếng Việt chỉ gồm 4 kiểu tiếng, từ kiểu thứ nhất đến kiểu thứ tư

và mỗi kiểu tiếng cũng thỏa mãn tiêu chuẩn về từ ở những mức độ khác nhau

Trang 21

Kiểu 4:

xít (bọ xít), dãi(dễ dãi)

Dựa hẳn vào tính chất ngữ nghĩa của các hình vị trong chức năng cấu tạo từ, ĐỗHữu Châu trong hai công trình “Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt” (1981) và “Các bìnhdiện của từ và từ tiếng Việt” (1986) đã phân chia hình vị tiếng Việt theo khả năng cấutạo từ Đó là những hình vị có khả năng cấu tạo từ cao và những hình vị có khả năngcấu tạo từ thấp Những hình vị có khả năng cấu tạo từ cao là những hình vị có thể đivào nhiều phương thức, nhiều kiểu cấu tạo để tạo ra được nhiều từ mới hơn như các

hình vị chỉ loại lớn cá (cá nục, cá mòi, cá ngừ, cá voi…), máy (máy bơm, máy may,

máy nổ, máy móc…), làm (làm thuê, làm mướn, làm duyên…)… Những hình vị có khả

năng cấu tạo từ thấp là những hình vị tạo ra số lượng các từ mới ít hơn như trườn,

lươn… Từ quan niệm như trên, các bước phân loại hình vị tiếng Việt của tác giả lần

lượt được vận dụng: bước 1 phân chia thành các hình vị có khả năng cấu tạo từ (hình vịđộc lập, thực, có nghĩa) và các hình vị không có khả năng cấu tạo từ (hình vị láy, hình

vị đã mất nghĩa trong từ ghép); bước 2 đến lượt các hình vị có khả năng cấu tạo từphân chia thành các hình vị có khả năng cấu tạo từ cao và các hình vị có khả năng cấutạo từ thấp như đã dẫn ở trên Cách phân loại này bao quát được cả hai cách phân loại

Trang 22

phổ biến đã nói ở trên (độc lập / không độc lập, thực / hư) Từ đó Đỗ Hữu Châu khẳngđịnh “Phân loại hình vị theo khả năng cấu tạo từ thì mới có thể dùng sự phân loại đó để

lý giải các sự kiện cấu tạo từ”[5, 36] Đây là cách phân loại tương đối đơn giản và dễứng dụng vào thực tế, có khả năng lý giải thực tế Chúng tôi chọn cách phân chia này

để xem xét những vấn đề tạo từ trong luận án

1.1.1.2 Phương thức cấu tạo từ

Như đã nói, cấu tạo từ là một quá trình “động”, là “bộ máy chuyên chế tạo ra

các từ” [7, 66] cho nên nói đến cấu tạo từ không chỉ nói tới nguyên liệu tạo từ (hình vị)

mà còn phải nói tới các phương thức cấu tạo từ Theo Đỗ Hữu Châu “Phương thức cấutạo từ là những cơ chế, những quá trình xử lý các nguyên liệu hình vị để cho ta các từcủa ngôn ngữ” [7, 66] Phương thức cấu tạo từ không phải là một cỗ máy có tính chấtđộc lập mà nó có mối quan hệ chặt chẽ với hình vị (tức nguyên liệu ở đầu vào) và từmới (tức sản phẩm ở đầu ra) Nói khác đi đây là mối quan hệ bộ ba chặt chẽ mà mỗithành tố đều có giá trị và sự tác động nhất định Mỗi phương thức cấu tạo đòi hỏinhững hình vị thích hợp với mình cũng như biết hình vị thuộc loại nào thì cũng có thểđoán biết phương thức xử lý chúng là phương thức nào (quan hệ phương thức – hìnhvị) Nhờ phương thức cấu tạo xử lý hình vị mà các từ mới được tạo ra cho nên nhìn vàocác từ mới với những đặc trưng đồng nhất – khác biệt người ta có thể phân biệt từ sảnsinh theo phương thức này hay phương thức khác (quan hệ phương thức – từ mới) Vìthế về nguyên tắc “nghiên cứu phương thức cấu tạo từ phải phát hiện ra các kiểu loại từ

- ngữ nghĩa (có tính tổng quát) mà một phương thức nhất định sản sinh ra” [7, 72].Trong tiếng Việt, người ta thường nói đến ba phương thức chủ yếu để tạo từ: từ hóahình vị, láy hình vị và ghép hình vị

Phương thức từ hóa hình vị là phương thức tác động vào bản thân một hình vị rời,

có nghĩa, chuyển hình vị đó từ cấp độ hình vị lên cấp độ từ mà không làm thay đổi vỏngữ âm của hình vị Phương thức này có thể hình dung như sau:

Hình vị Từ

A A

Từ hóa hình vị

Trang 23

Thí dụ những từ nhà, người, cây, đi, chạy, tốt, đẹp, xấu… là những từ được hình

“âm tiết hóa” (ra – di- o, a – xít, ban – công, ti – vi…); từ hóa các yếu tố mô phỏng âm thanh (cạch, đốp, đét, bịch…) và từ hóa các yếu tố của từ phức theo con đường rút gọn

(tổng số → tổng, phẫu thuật → phẫu, te - le - phon → phôn…) Cũng như từ hóa hình

vị, phương thức láy hình vị hiện nay tạo ra được ít từ láy cho hệ thống từ vựng vì

“nguyên liệu” của láy không dễ tìm mặc dù phương thức ấy vẫn còn tác dụng Phương

Láy hình vị

A →A'; A + A'

Ghép hình vị

A + B (b)

Trang 24

thức ghép hình vị là phương thức hiện nay đang phát huy tác dụng tạo từ rất lớn Nhờphương thức ghép, từ ngữ trong tiếng Việt đã tăng lên mạnh mẽ và phong phú đáp ứngđòi hỏi của sự phát triển của thực tế khách quan và nhu cầu giao tiếp của con người.Phương thức ghép với các kiểu ghép năng động đang sản sinh ra các từ mang tính thế

hệ rất cao đã góp phần bù đắp chỗ “bất cập” của phương thức từ hóa hình vị và phươngthức láy hình vị Tất nhiên cũng phải nói rằng, về phương thức từ hóa hình vị, mộtphương thức tạo từ mà Đỗ Hữu Châu đưa ra, sau này được Hoàng Văn Hành tán đồng,một số nhà ngôn ngữ học chưa hoàn toàn nhất trí về sự tồn tại của nó Nguyễn ĐứcTồn cho rằng “khi một âm tiết nào đó đã có thuộc tính bản thể là từ thì người ta chẳngcần phải sử dụng phương thức tạo từ nào đó tác động vào bản thân âm tiết – hình vị ấy

để “làm cho nó có những đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa của từ, biến hình vị thành từ

mà không thêm bớt gì cả vào hình thức của nó” hay cũng không cần (trong trường hợp

âm tiết đã vốn là từ) và cũng không thể (trong trường hợp âm tiết chỉ là hình vị, khôngthể là từ) “cấp (cho âm tiết là hình vị) những đặc trưng nào đó về ngữ âm, ngữ nghĩa vàngữ pháp theo những quy tắc nhất định để thành từ đơn” [105, 8] Chúng tôi không đisâu vào việc xem xét trong tiếng Việt có hay không cái gọi là phương thức từ hóa hình

vị mà chỉ nhận thấy rằng đây là một phương thức tồn tại ở góc độ lí thuyết còn trongthực tiễn thì không có khả năng giải thích cao

Như vậy, về cơ bản chúng tôi hoàn toàn nhất trí với quan điểm “động” về cấu tạo từcủa Đỗ Hữu Châu, quan điểm nhằm phát hiện ra các quá trình, các cơ chế tạo từ củacác phương thức tạo từ như đã nói Các phương thức tạo từ sẽ được vận dụng triệt đểtrong quá trình xem xét các từ ngữ trong ngành kinh tế

1.1.1.3 Các kiểu từ tiếng Việt xét về mặt cấu tạo

Từ mới được tạo ra là sản phẩm của các phương thức xử lý hình vị cho nên nómang theo những đặc điểm nhất định của từng phương thức Tuy nhiên vấn đề đặt ra ởđây là cần phân chia các từ về mặt cấu tạo như thế nào để có thể giải thích được phầnlớn những trường hợp cụ thể và quan trọng hơn là phát hiện ra các cơ chế điều khiểnquá trình tạo từ cho hệ thống ngôn ngữ (xem bảng 1.4 [23,11]) Từ trước đến nay các

Trang 25

nhà Việt ngữ học đều căn cứ vào số lượng hình vị để phân chia từ trong tiếng Việtthành hai loại lớn từ đơn và từ ghép (từ đa tiết, từ phức hợp) Từ đơn là từ chỉ gồm cómột hình vị, từ ghép là một đơn vị phức hợp do hai hình vị tổ hợp lại Từ đơn là loại từđơn giản về cấu tạo vì thế có sự thống nhất về quan niệm của nhiều tác giả Chỗ phứctạp và có những ý kiến khác nhau thường xảy ra ở việc quan niệm về các từ ghép Cáctác giả thường căn cứ vào ba tiêu chuẩn để phân chia từ ghép (từ đa tiết): phương thứccấu tạo, tính chất và quan hệ giữa các yếu tố cấu tạo Tuy nhiên do cách hiểu ba tiêuchuẩn này khác nhau và thứ tự vận dụng khác nhau cho nên các kết quả phân loại cũngkhông giống nhau Dựa vào những kết quả phân loại này, chúng tôi thấy các nhà Việtngữ học có hai khuynh hướng phân chia nội bộ các từ ghép, khuynh hướng thiên vềhình thức (Đỗ Hữu Châu (1962), Nguyễn Văn Tu (1976), Nguyễn Tài Cẩn (1975)…)

và khuynh hướng thiên về ngữ nghĩa (Hồ Lê (1976), Đỗ Hữu Châu (1981,1986)…).Trong công trình “Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng – Từ ghép – Đoản ngữ)” (1975),Nguyễn Tài Cẩn đã dành gần 100 trang viết để phân tích những vấn đề về từ ghép.Dựa trên cơ sở thành tố trực tiếp và quan hệ giữa các thành tố, tác giả đã chia các từghép thành từ ghép nghĩa, từ ghép láy âm và từ ghép ngẫu hợp Từ ghép nghĩa là từghép trong đó các thành tố trực tiếp được kết hợp với nhau theo quan hệ ý nghĩa Từghép láy âm là từ ghép các thành tố trực tiếp được kết hợp lại với nhau theo quan hệngữ âm Còn từ ghép ngẫu hợp là từ ghép trong đó các thành tố trực tiếp được kết hợpvới nhau một cách ngẫu nhiên Với việc phân chia thành ba loại từ như trên, tác giảdường như đã xóa nhòa sự khác nhau cơ bản giữa các phương thức mà cho rằng đâyđều là sự ghép lại của các thành tố, mặc dù có chú ý tới tiêu chuẩn quan hệ giữa cácthành tố Vì thế “nó đã không chú ý đầy đủ đến các cơ chế tạo nghĩa của các phươngthức tạo từ và của các kiểu nhỏ trong một phương thức, do đó tự nó đã không vạch

được hướng đi cho những sự tìm tòi về ngữ nghĩa cấu tạo” [7,148] Điều đó cũng được

phản ánh trong việc phân chia các kiểu nhỏ trong loại như phân chia từ ghép nghĩathành từ ghép phụ nghĩa (tương đương với từ ghép có cấu tạo chính phụ) và từ ghép láynghĩa (tương đương với từ ghép có cấu tạo bình đẳng)

Trang 26

Nguyễn Văn Tu trong giáo trình “Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại” (1976) đã chia

từ trong tiếng Việt thành hai loại lớn, từ đơn và từ ghép Đến lượt từ ghép, từ ghép lạiđược phân chia thành ba loại nhỏ: từ ghép hợp nghĩa (từ ghép có sự tổng hợp nghĩa củacác từ tố), từ ghép bổ nghĩa (từ ghép được tạo ra bằng hai từ tố theo quan hệ khôngngang nhau về kết cấu và về nghĩa) và từ ghép láy âm (từ gồm hai từ tố có quan hệ vềngữ âm) Sự phân loại này được tác giả thuyết giải dựa trên những tiêu chí: thành tốtrực tiếp, mối quan hệ giữa các thành tố của từ, mối quan hệ về nghĩa của các từ tố, mốiquan hệ âm thanh của các thành tố Theo chúng tôi sự phân loại các từ tiếng Việt củatác giả vẫn chưa có sự rõ ràng về phương thức cấu tạo bởi quan hệ về nghĩa của các từ

tố và quan hệ âm thanh của các thành tố về bản chất là khác hẳn nhau, không thể xemchúng ngang nhau cùng thuộc một bậc phân loại Thêm nữa tuy có gọi tên theo nguyêntắc ngữ nghĩa của các từ (từ ghép hợp nghĩa và từ ghép bổ nghĩa) nhưng khi phân loạicác kiểu nhỏ trong từ ghép bổ nghĩa thực chất tác giả vẫn thiên về hình thức cấu tạo để

có các loại từ như danh từ ghép danh – danh, danh – động, danh – tính; tính từ ghép

tính – tính, tính – danh, tính – động; động từ ghép động – danh, động – động, động – tính Những phạm trù ngữ pháp của các từ như danh, động, tính chỉ là những phạm trù

chung, khái quát, chưa có khả năng làm rõ các quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tốtrong từ Cũng vì thế có nhiều trường hợp các từ cùng một kiểu quan hệ ngữ nghĩanhưng lại được xếp ở các kiểu từ khác nhau

Hồ Lê trong công trình “Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại” (1976) đã đặtvấn đề phân loại từ tiếng Việt theo tiêu chuẩn thứ nhất là tiêu chuẩn tính chất của các

yếu tố cấu tạo (nguyên vị) Cụ thể từ 12 mẫu cấu tạo: nguyên vị thực, nguyên vị ngữ

pháp, nguyên vị tình cảm, nguyên vị mục đích, nguyên vị trung gian, nguyên vị thực + nguyên vị hệ thống phụ thuộc, nguyên vị thực + nguyên vị thực – tiềm tàng, nguyên vị tiềm tàng + nguyên vị thực, nguyên vị tiềm tàng + nguyên vị tiềm tàng, nguyên vị tiềm tàng + nguyên vị hệ thống, nguyên vị thực + nguyên vị thực, hợp tố + nguyên vị tiềm tàng, tác giả đã phân loại các từ tiếng Việt thành từ đơn (từ có cấu tạo một nguyên vị),

từ ghép thực bộ phận (từ ghép mà trong cấu tạo chỉ có một thành phần là nguyên vị

Trang 27

thực) và từ ghép thực hoàn toàn (từ ghép mà trong thành phần cấu tạo đều là nguyên vịthực) Sau khi phân loại ở bước thứ nhất, tiếp theo tác giả vận dụng tiêu chuẩn quan hệngữ pháp để chia nhỏ các loại lớn thành các kiểu nhỏ Các từ ghép thực hoàn toàn đượcchia thành hai loại là từ ghép song song (từ ghép mà quan hệ ngữ pháp giữa các bộ phậncấu tạo của nó là quan hệ song song) và từ ghép chính phụ (từ ghép mà quan hệ ngữ phápgiữa các bộ phận cấu tạo của nó là quan hệ chính phụ) Sau đó tác giả lại chia nhỏ các kiểu

từ dựa trên tính chất từ loại của các yếu tố Thí dụ từ ghép chính phụ được chia thành từghép chính phụ là danh từ, từ ghép chính phụ là động từ, từ ghép chính phụ là tính từ Cóthể thấy việc phân loại các từ dựa trên tiêu chuẩn nguyên vị làm cơ sở thứ nhất và tiêuchuẩn quan hệ ngữ pháp làm cơ sở thứ hai của tác giả vẫn chưa làm rõ được sự khác nhau

về các phương thức cấu tạo từ, nhất là sự khác nhau cơ bản giữa phương thức láy vàphương thức ghép Vì thế, có nhiều trường hợp, tác giả xếp các từ khác nhau về phương

thức cấu tạo vào cùng một kiểu, một nhóm (đẹp đẽ, thoang thoảng, cũ rích, đồng áng, giết

chóc…) nhưng cũng có những từ cùng một phương thức cấu tạo lại được xếp vào những

loại, những nhóm khác nhau (bí đao, bí đỏ, bí xanh…) Sự phân loại này đã bộc lộ một số

điểm không hợp lý và không nhất quán, làm cho bức tranh cấu tạo từ của tiếng Việt kháphức tạp, ít có khả năng vận dụng vào thực tế ngôn ngữ

Để khắc phục những hạn chế của các tác giả khác và của chính mình hai mươi nămtrước, Đỗ Hữu Châu trong “Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt” (1981) “Các bình diện của

từ và từ tiếng Việt” (1986) đã phân chia các loại từ tiếng Việt theo kiểu cấu tạo dựa hẳntrên nguyên tắc ngữ nghĩa, trong đó coi trọng quá trình tạo từ là một quá trình vận độngsản sinh về mặt ngữ nghĩa của các từ Bởi thế theo tác giả “phân loại không chỉ là sự sắpxếp các sự kiện đã có thành từng loại cho triệt để, dứt khoát mà để phát hiện ra cơ chế của

sự cấu tạo, từ đó để nhận thức các từ, để tiếp tục cấu tạo thêm các từ mới và cải tiến nếucần các từ đã có … có thể điều khiển được quá trình cấu tạo từ của ngôn ngữ” [5,39] Nhưthế cơ chế ngữ nghĩa chính là hạt nhân để “thống nhất những từ cùng thuộc một kiểu loại”[7, 148] Nói khác đi phải lấy tiêu chí ngữ nghĩa làm tiêu chí hàng đầu để tiến hành phânloại thì mới thấy được sự khác biệt về các phương thức cấu tạo từ cũng như các kiểu nhỏ

Trang 28

trong từng phương thức Các tiêu chí khác như quan hệ, tính chất của hình vị có thể đượcvận dụng nhưng chúng phải lệ thuộc vào tiêu chí ngữ nghĩa

Theo Đỗ Hữu Châu việc phân loại các từ về mặt cấu tạo được vận dụng lần lượtnhư sau: số lượng các hình vị (từ đơn, từ phức), phương thức cấu tạo (trong từ phức có

từ láy và từ ghép), các kiểu nhỏ trong từng phương thức xét về kiểu loại hình thức và

cơ chế ngữ nghĩa (kiểu loại nhỏ trong từ láy và từ ghép) Vì thế từ tiếng Việt có thểđược phân chia thành ba loại, tương ứng với ba phương thức đã nêu: từ đơn (sản phẩmcủa phương thức từ hóa hình vị), từ láy (sản phẩm của phương thức láy hình vị) và từghép (sản phẩm của phương thức ghép hình vị) Mô hình phân loại này là mô hinhtương đối đơn giản, có khả năng ứng dụng thực tế, giải thích thực tế ngôn ngữ Luận áncủa chúng tôi chọn cách phân loại này làm cơ sở lý luận nghiên cứu

a) Từ đơn

Trong tiếng Việt, từ đơn là những từ do một hình vị tạo nên Chúng có thể dùng độclập về phương diện ngữ pháp nhưng lại không lập thành những hệ thống ngữ nghĩa củanhững kiểu cấu tạo từ như các loại từ khác

Đại bộ phận từ đơn trong tiếng Việt là từ đơn một âm tiết – từ đơn đơn âm Đây làdạng thức điển hình của từ đơn và cũng là bộ phận có sự thống nhất trong quan điểmcủa các nhà nghiên cứu Bên cạnh các từ đơn đơn âm cũng có một số từ đơn đa âm như

ễnh ương, bồ hóng, mồ hôi, tắc kè, chèo bẻo, mặc cả… (từ đơn thuần Việt)… hay axít,

cà phê, apatit, xà phòng… (từ vay mượn) Những trường hợp này tác giả giáo trình

“Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng – Từ ghép – Đoản ngữ)” (1975) chủ trương xếp vào loại

từ ghép do quan niệm tiếng là hình vị Đỗ Hữu Châu thì dựa vào ngữ nghĩa của cáchình vị cho rằng những âm tiết để tạo thành từ đơn này hiện nay đã mất nghĩa, mấtnăng lực cấu tạo từ, nói khác đi là mất tư cách hình vị, vì thế hai hay ba âm tiết này kếthợp với nhau mới thành một hình vị có nghĩa cho nên xếp chúng vào khu vực từ đơn

đa âm tiết

Từ đơn là những từ được tạo ra ở thế hệ thứ nhất Từ đơn cũng được “hình vị hóa”

để trở thành “nguyên liệu” chính tạo ra các từ phức, các từ ở thế hệ thứ hai, thứ ba

Trang 29

từ láy đôi toàn bộ và từ láy đôi bộ phận Từ láy đôi toàn bộ là từ láy đôi mà kết quả củaphương thức láy cho ta hình vị láy có hình thức ngữ âm giống như âm tiết của hình vị cơ sở,

nói khác đi toàn bộ cấu trúc âm tiết đều được giữ nguyên như xanh xanh, xinh xinh, đêm

đêm, ngày ngày, gật gật, lắc lắc…, ngoài ra có hai trường hợp biến thể thanh điệu như đo

đỏ, tim tím, nho nhỏ… và biến thể âm cuối vần như đèm đẹp, tôn tốt, khang khác, bình bịch… cũng được xếp vào loại này Từ láy đôi bộ phận là từ láy đôi mà kết quả của phương

thức láy cho ta hình vị láy khác với hình vị cơ sở ở phụ âm đầu hoặc vần Căn cứ vào sựgiống nhau của từng bộ phận trong cấu trúc âm tiết, từ láy đôi bộ phận được chia thành hailoại: từ láy âm (từ láy mà phụ âm đầu của hình vị cơ sở được giữ nguyên còn vần thì thayđổi ở hình vị láy), từ láy vần (từ láy mà phụ âm đầu của hình vị cơ sở thay đổi còn vần thìgiữ nguyên trong hình vị láy) Trong hai loại này, từ láy âm có số lượng nhiều hơn cả Đếnđây căn cứ vào vị trí của hình vị cơ sở, tác giả chia mỗi loại từ láy âm và từ láy vần thànhcác nhóm nhỏ hơn: láy âm / láy vần có hình vị cơ sở ở trước và láy âm / láy vần có hình vị

cơ sở ở sau Sau đó căn cứ vào vần của hình vị láy để xếp các từ láy âm mà hình vị có vầngiống nhau, căn cứ vào âm đầu của hình vị láy để xếp các từ láy vần mà hình vị có phụ âmđầu giống nhau vào những nhóm nhỏ Theo chúng tôi sự phân loại này đã chú ý đến cơ chế

Trang 30

láy và hệ thống phân loại khá rõ ràng, nhờ đó có thể giải thích được những trường hợp trunggian và những trường hợp chưa thống nhất giữa các tác giả.

c) Từ ghép

Từ ghép là những từ được tạo ra từ phương thức ghép (phương thức kết hợp hai haymột số hình vị tách biệt, riêng rẽ, độc lập với nhau) Việc phân loại từ ghép từ trướcđến nay đã có nhiều ý kiến khác nhau giữa các nhà nghiên cứu Vì thế đường ranh giớiphân chia giữa các loại và các tiểu loại của từ ghép ở các tác giả là không trùng nhau,

và có những tranh luận chưa thống nhất

Dựa trên quan niệm “phân loại các từ ghép trong tiếng Việt thực chất là phát hiện racác cách thức cụ thể mà phương thức ghép đã vận dụng để sản sinh ra các từ ghép cho

tiếng Việt” [5, 55] đồng thời “làm bộc lộ tính đồng nhất (tương đối) về ngữ nghĩa của

những từ ghép trong cùng một loại” [7, 203], Đỗ Hữu Châu đã phân loại từ ghép dựatrên sự đồng nhất – đối lập của ba tiêu chí sau đây:

- Ý nghĩa của các từ mới được tạo ra (ý nghĩa của cả từ)

- Tính chất của các hình vị (ý nghĩa của các thành tố cấu tạo)

- Quan hệ ngữ pháp giữa các hình vị (quan hệ ngữ nghĩa – ngữ pháp)

Áp dụng lần lượt các tiêu chí trên, tác giả đã chia từ ghép trong tiếng Việt thành baloại từ ghép hợp nghĩa, từ ghép phân nghĩa và từ ghép biệt lập

Từ ghép hợp nghĩa (nhiều tác giả gọi là từ ghép đẳng lập) là loại từ ghép được cấutạo bởi cách ghép hai thành tố (hai hình vị, tiếng hay âm tiết) có ý nghĩa cùng loại,cùng phạm trù (sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái, quan hệ…), theo quan hệ ngữ nghĩa (đồng nghĩa, cận nghĩa hoặc trái nghĩa), trên cơ sở của quan hệ ngữ pháp đẳng lập (hay song song) để tạo ra một từ ghép có ý nghĩa khái quát tổng hợp bao trùm so với ý nghĩa của từng thành tố cấu tạo Có thể hình dung qua mô hình sau

Trang 31

Dựa trên ý nghĩa của từ mới và tính chất của các hình vị, tác giả chia từ ghép hợpnghĩa thành các kiểu nhỏ hơn Đó là từ ghép hợp nghĩa phi cá thể và từ ghép hợp nghĩakhông phi cá thể Tiếp đó từ ghép hợp nghĩa phi cá thể lại chia thành từ ghép hợp nghĩa

phi cá thể tổng loại như ếch nhái, đi đứng, mua bán, buôn bán…, từ ghép hợp nghĩa phi cá thể chuyên chỉ loại như chợ búa, đường sá, viết lách, mắt mũi… và từ ghép hợp nghĩa phi

cá thể bao gộp như gang thép, điện nước, rau quả, nghiện hút… Từ ghép hợp nghĩa

không phi cá thể lại chia thành từ ghép hợp nghĩa mà “ý nghĩa của cả từ còn có thể giải

thích được bởi ý nghĩa của từng hình vị một cách khá rõ ràng” [5, 64] như chứng cớ,

đường lối, xây dựng… và từ ghép hợp nghĩa mà “quan hệ ngữ nghĩa của cả từ với nghĩa

của từng hình vị đã bị quên lãng” [5, 64] như mực thước, chắp vá, bóc lột…

Loại thứ hai trong từ ghép tiếng Việt là từ ghép phân nghĩa Từ ghép phân nghĩa (nhiềutác giả gọi là từ ghép chính phụ) là những từ ghép được cấu tạo từ hai hình vị trong đó một hình vị chung chỉ loại lớn (sự vật, hoạt động, tính chất…) và một hình vị có tác dụng phân hóa loại lớn thành những loại nhỏ hơn, cùng loại, độc lập với loại lớn và độc lập đối với nhau Về mặt ý nghĩa, hai hình vị có quan hệ “loại – chủng” Về mặt ngữ pháp, hai hình vị có quan hệ chính phụ Ý nghĩa của từ ghép phân nghĩa là ý nghĩa phân loại, phân tích, ý nghĩa này nằm trong ý nghĩa của hình vị chỉ loại lớn.

Có thể hình dung qua mô hình

Cấu tạo A + b → Ab

Ý nghĩa S1 + S2 → S(Mô hình này được giải thích như sau: A là thành tố thứ nhất có ý nghĩa S1, b làthành tố thứ hai có ý nghĩa S2, tổ hợp Ab cho ta nghĩa S với điều kiện S là một kiểunhỏ trong S1 (có tính chất loại))

Dựa vào ý nghĩa của từ mới, tính chất và quan hệ ngữ nghĩa của các hình vị, tác giảchia từ ghép phân nghĩa thành hai loại từ ghép phân nghĩa một chiều và từ ghép phânnghĩa hai chiều Tiếp đó, từ ghép phân nghĩa một chiều lại chia thành ba nhóm nhỏ từ

ghép phân nghĩa một chiều dị biệt như xe đạp, áo phông, làm dáng, khó tính…, từ ghép phân nghĩa một chiều đồng đẳng như cá rô, cây táo, chim sẻ… và từ ghép phân nghĩa một chiều sắc thái hóa như xanh lè, thẳng đuột, sưng vù…

Trang 32

So với từ ghép hợp nghĩa, từ ghép phân nghĩa là loại từ ghép có số lượng nhiều hơn

và đang có sức sản sinh theo thế hệ rất lớn

Loại từ ghép thứ ba là từ ghép biệt lập Từ ghép biệt lập là những từ ghép cũng hìnhthành trên quan hệ ngữ pháp chính phụ hay đẳng lập nhưng chúng không lập thànhnhững hệ thống và những kiểu ngữ nghĩa chung như từ ghép hợp nghĩa và từ ghépphân nghĩa Việc lĩnh hội và ghi nhớ chúng như lĩnh hội và ghi nhớ các từ đơn Thí dụ

đầu ruồi, hoa sen, mắt cá, đầu gối, bả vai, cổ tay, lá lách, cổ hũ, bụng chân…

Sự phân chia các từ ghép tiếng Việt từ lớn đến nhỏ của tác giả giáo trình “Từ vựng– ngữ nghĩa tiếng Việt” là khá rõ ràng Trong khi phân chia, tác giả đã vạch ra nhữngđường ranh giới “chất lượng” giữa các kiểu từ, giúp người nghiên cứu có thể nhận biếtđược các từ cũng như sắp xếp các từ vào các kiểu nhỏ và lý giải được những hiệntượng trung gian trong cấu tạo từ Mô hình phân chia này theo chúng tôi giúp ích chongười nghiên cứu gắn với thực tiễn ngôn ngữ và có tác dụng giải thích thực tiễn ngônngữ để phục vụ tốt hơn cho đời sống con người

Một vấn đề cũng cần nói đến là sự phân biệt giữa từ ghép và cụm từ Về lí thuyết,một tổ hợp đã là từ thì sự kết hợp giữa các hình vị phải chặt chẽ, tính thành ngữ về ýnghĩa cao Những tổ hợp lỏng lẻo, có thể “tách” “mở rộng” “thay thế”… các thành tố,tính thành ngữ về ý nghĩa thấp được xếp vào cụm từ Vùng rắc rối, đáng ngờ nhiềunhất trong sự phân biệt này là giữa từ ghép phân nghĩa và cụm từ tự do bởi chúng đều

có sự tương đồng về cấu trúc: một thành tố trung tâm và các thành tố phụ đồng thờihình thức của chúng thường kém chặt chẽ Tất nhiên cấu trúc ngữ nghĩa của từ ghépphân nghĩa với cụm từ tự do chính – phụ theo Đỗ Hữu Châu có điểm khác biệt căn bản

“Trong các cụm từ tự do, cấu trúc từ - ngữ nghĩa của từ trung tâm, từ chính vẫn giữnguyên không đổi Có thay đổi chỉ là những nét nghĩa của nó theo hướng cụ thể hóa,hiện thực hóa bằng ý nghĩa của các từ phụ Bởi vậy, muốn nắm được ý nghĩa của cảcụm từ, không thể không nắm ý nghĩa của các từ phụ và quan hệ giữa chúng với từchính, trung tâm” [7,255] Ở từ ghép phân nghĩa “dù ý nghĩa của hình vị B có mất haykhông thì toàn bộ cấu trúc ngữ nghĩa của hình vị chỉ loại lớn đã thay đổi… Lúc này

Trang 33

không phải một dấu hiệu nào đó của cấu trúc ngữ nghĩa của hình vị chỉ loại lớn biếnđổi theo hướng cụ thể hóa, hiện thực hóa bằng ý nghĩa của các B mà toàn bộ các nétnghĩa của nó được tổ chức lại theo hướng tách ra thành một loại nhỏ độc lập” [7, 256].

Đỗ Hữu Châu trong “Các bình diện của từ và từ tiếng Việt” có chú ý một trường hợptrong đó quan hệ cú pháp – ngữ nghĩa ở một bộ phận kém tính thành ngữ nhưng ýnghĩa của chúng lại nằm trong một kiểu ý nghĩa của một kiểu cấu tạo từ đã biết như

máy phát hiện tia hồng ngoại, nhà nghiên cứu văn học dân gian… Tác giả cho rằng

những phức thể này “mặc dầu có những đặc điểm của cụm từ nhưng các hình vị tạonên chúng thường là cố định, hành vi ngữ pháp của các đơn vị tạo nên chúng đã mấtkhả năng tình thái hóa và quan hệ hóa, cho nên những đặc trưng của từ phức đã thẩmthấu sang chúng Vả chăng, điều quan trọng là từ - ngữ nghĩa của chúng là từ - ngữnghĩa của từ phức như các từ phức khác cùng kiểu, cho nên tư cách từ của chúng là rõràng” [7,260] Tác giả cũng tạm gọi những trường hợp này là những trường hợp trung

gian từ ghép – cụm từ.

Chúng tôi nhận thấy, trong số liệu từ ngữ kinh tế mà chúng tôi có được, bên cạnhnhững trường hợp ghép phân nghĩa có hình thức cố định, phần lớn là những trường hợpghép phân nghĩa có hình thức tương đối lỏng lẻo Những trường hợp này gần với cụm

từ nhiều hơn Có điều sự xuất hiện của chúng lại có tính đồng loạt, tính hệ thống rấtcao và chúng đảm bảo quy tắc định danh như các từ cho nên cũng có thể có căn cứ đểđưa những trường hợp này về phạm vi từ Thiết nghĩ sẽ vẫn còn nhiều tranh cãi ở

những trường hợp trung gian này cho nên chúng tôi đề xuất sử dụng thuật ngữ biểu

thức định danh theo kiểu ghép phân nghĩa để dùng chung cho cả từ ghép phân nghĩa

và cụm từ tự do chính – phụ

1.1.2 Vận động vay mượn từ của các ngôn ngữ tiếp xúc với tiếng Việt

Vay mượn từ vựng là hiện tượng phổ biến của mọi ngôn ngữ Nó phản ánh sựgiao lưu tiếp xúc văn hóa giữa những người nói ngôn ngữ này với những người nói

Trang 34

ngôn ngữ khác Đồng thời đây cũng là một trong những phương thức quan trọng để bổsung nguồn từ ngữ mới phản ánh những sự vật, hiện tượng, khái niệm mới mà hệ thống

từ vựng của một ngôn ngữ chưa có hoặc có nhưng chưa có từ biểu thị Nằm trong dòngchảy chung đó, trong tiếng Việt, bên cạnh việc tạo ra các từ mới bằng các phương thứccấu tạo từ của tiếng Việt, người ta cũng sử dụng triệt để sự vay mượn từ các ngôn ngữ

có tiếp xúc Những đơn vị từ vựng của ngôn ngữ nước ngoài mang vào sử dụng trong

hệ thống từ vựng tiếng Việt được gọi là từ vay mượn (từ mượn, từ ngoại lai) Hiện

tượng từ vay mượn đã được các nhà Việt ngữ học nghiên cứu và tìm hiểu trong cáccông trình về Từ vựng học như Đỗ Hữu Châu với “Giáo trình Việt ngữ tập 2” (1962),

“Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt” (1981); Nguyễn Văn Tu với “Từ và vốn từ tiếngViệt hiện đại” (1976), Nguyễn Thiện Giáp với “Từ vựng học tiếng Việt” (1985)… vàgần đây nhất là công trình chuyên sâu “Từ ngoại lai trong tiếng Việt” (2007) củaNguyễn Văn Khang

Xét về nguồn gốc, có thể thấy các từ ngữ gốc ngoại trong tiếng Việt về cơ bản

có thể tách ra thành hai nguồn chính (1) Những từ ngữ vay mượn có nguồn gốc từ tiếngHán (từ mượn Hán) (2) Những từ ngữ vay mượn có nguồn gốc từ Ấn Âu Tuy nhiênnhư Nguyễn Văn Khang có nhấn mạnh “nguồn gốc” ở đây chỉ nên hiểu một cách tươngđối tức là “tạm chỉ” những từ ngữ được mượn trực tiếp từ một ngôn ngữ cụ thể bởitrong thực tế có một số từ vay mượn nếu truy nguyên về nguồn gốc thì lại là cả mộtvấn đề phức tạp và còn có nhiều tranh cãi

Sự vay mượn từ tiếng Hán và các thứ tiếng Ấn Âu này là hệ quả của sự ảnhhưởng lẫn nhau giữa các ngôn ngữ có nguyên nhân từ tiếp xúc ngôn ngữ, mà rộng hơn

là sự tiếp xúc văn hóa, lịch sử do các nhân tố xã hội – ngôn ngữ thúc đẩy, từ đó mớihình thành các cách mượn khác nhau

Trước hết là từ ngữ vay mượn từ tiếng Hán Tiếng Việt đã có sự tiếp xúc lâu dài

về mặt lịch sử với tiếng Hán Hàng nghìn năm trước đây nước ta đã bị các thế lựcphong kiến phương Bắc đô hộ cũng như trong hàng trăm năm, các triều đại phong kiếnViệt Nam đã lấy tiếng Hán và văn tự Hán làm ngôn ngữ chính thống Điều đó giải

Trang 35

thích vì sao trong tiếng Việt số lượng đơn vị từ vựng mượn từ tiếng Hán nhiều hơn cả,chiếm tới 65% Hơn nữa, xuất phát từ loại hình học ngôn ngữ, có thể thấy tiếng Việt vàtiếng Hán tuy khác nhau về cội nguồn nhưng lại gần gũi về loại hình Đó đều là nhữngthứ ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập, âm tiết tính Thêm vào đó, trong quá trình vaymượn ông cha ta đã sáng tạo ra cách đọc Hán Việt, một cách đọc làm giảm đi tínhngoại lai, tăng cường tính dân tộc Vì thế việc chuyển dịch và mô phỏng về âm và chữcủa tiếng Hán khá thuận lợi thúc đẩy việc hòa nhập nhanh chóng vào tiếng Việt Đểvay mượn từ ngôn ngữ Hán, có một số phương hướng và biện pháp sau được thực hiện:

- Vay mượn trọn vẹn, giữ nguyên kết cấu ý nghĩa Những từ được tiếp nhận theokiểu này chiếm một tỷ lệ rất lớn trong từ vựng tiếng Việt Nó thuộc đủ mọi lĩnh vựchoạt động như chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, luật pháp…

- Rút gọn kết cấu, chỉ giữ lại một vài yếu tố

- Đổi yếu tố hoặc đảo vị trí các yếu tố cho phù hợp với quy tắc nói năng củangười Việt

- Thu hẹp ý nghĩa của từ nhiều nghĩa, đổi nghĩa hoặc mở rộng nghĩa, thêm ýnghĩa cho riêng với người Việt

- Chuyển đổi màu sắc tu từ (có ý nghĩa đánh giá biểu cảm)

- Dùng từ Hán (đơn tiết) tạo ra từ mới riêng của tiếng Việt

- Dùng yếu tố Hán đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với yếu tố Việt để tạo ra các từmới của tiếng Việt

- Dịch, suy phỏng về nghĩa [22, 187]

Đồng thời với quá trình chuyển dịch Hán Việt là quá trình Việt hóa các yếu tốHán Việt làm cho các từ vay mượn mang màu sắc bản địa, giảm đi màu sắc ngoại lai.Đây là quá trình diễn ra lâu dài và được nhà nước ta coi là một chính sách ngôn ngữ,trong đó Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại là người đã nêu một tấm gương sáng về việcdùng từ, vay mượn từ ngữ Hán Ngày nay việc mượn các từ ngữ Hán vẫn tiếp tục diễn

ra nhưng với một tinh thần mới, ý thức mới, vì thế nó được chính xác hóa, khoa họchóa mang tính chuyên ngành và tính thuật ngữ

Trang 36

Nguồn vay mượn thứ hai là từ các ngôn ngữ Ấn Âu mà chủ yếu là tiếng Pháp(trước đây) và tiếng Anh (hiện nay) Sự vay mượn từ tiếng Pháp (từ mượn Pháp) gắnvới đợt tiếp xúc văn hóa thứ hai trong lịch sử dân tộc là tiếp xúc văn hóa Việt – Pháp.Hơn tám mươi năm đô hộ của thực dân Pháp, cùng với sự ảnh hưởng của văn minh,văn hóa phương Tây – văn hóa Pháp, tiếng Pháp đã có ảnh hưởng không nhỏ đến tiếngViệt Đặc biệt tiếng Pháp còn là phương tiện giảng dạy và thi cử ở trường học, là công

cụ của viên chức, công chức nước ta dưới thời thuộc Pháp Điều này đã để lại trongtiếng Việt một số lượng lớn các từ ngữ mượn Pháp mang tải những khái niệm mới vềkhoa học kỹ thuật và văn hóa văn minh phương Tây Tất nhiên sự hòa nhập vào tiếngViệt của từ mượn Pháp không thuận lợi như từ mượn Hán mà phải trải qua một quátrình “đồng hóa” phức tạp do có sự khác nhau về loại hình học giữa hai ngôn ngữ Đốivới từ mượn Pháp, thông thường trong quá trình vay mượn chúng ta nhận thấy có haicách chuyển dịch Đó là sự chuyển dịch theo âm và chuyển dịch theo ý nghĩa

- Chuyển dịch theo âm là sự chuyển dịch giữ nguyên cách phát âm của ngôn

ngữ tiếp xúc còn chữ viết thì được “âm tiết hóa” như thêm thanh điệu: cà rốt (carotte),

phét – ti – van (festival), xắc – cốt/ xà – cột (sacoche), xốt – vang (sauce au vin), áp – phe (affaire)…bỏ bớt phụ âm kép: lốc (bloc), lát xê (glacé); bỏ các âm câm: kem (crème)…; thay đổi âm: bate (paté), van (valse), vô – lăng (volant), xà lan (chaland), cop –pi (copier)…[22, 290]

- Chuyển dịch theo ý nghĩa là sự chuyển dịch dùng hình vị thuần Việt để dịch

nghĩa của từ gốc Pháp như đường sắt (chemin de fer)… nhưng thường thì dùng thông qua những từ Hán Việt như triết lí, triết học (philosophie), văn hóa (culture), cộng hòa

(republique)… Cũng có một số từ mới vào tiếng Việt được Việt hóa theo mô hình cấu

tạo từ đã có của tiếng Việt như radio → máy thu thanh (máy + X), fri-gi-de → tủ lạnh

(tủ + X), television → máy thu hình (máy + X)…

Tiếp theo các từ mượn tiếng Pháp là sự xuất hiện của các từ tiếng Anh trongtiếng Việt Sự xuất hiện này bắt nguồn từ đợt tiếp xúc thứ ba là tiếp xúc văn hóa Việt –phương Tây trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa Với xu hướng giao lưu quốc tế

Trang 37

“Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”, công cuộc đổi mới đất nước với sự xuấthiện của nền kinh tế thị trường, sự thay đổi, phát triển của cuộc cách mạng khoa họccông nghệ, hàng loạt từ ngữ tiếng Anh mang những khái niệm mới ồ ạt tràn vào tiếngViệt Vì thế, ngày nay việc biết và sử dụng tiếng Anh là điều kiện để người Việt có thểnắm bắt được mọi vấn đề xuất hiện trong đời sống như cách dùng các thiết bị sảnphẩm, sử dụng máy tính, mạng internet, xem chương trình quảng cáo, thể thao, ca nhạcbằng tiếng Anh và đặc biệt là những khái niệm mới trong lĩnh vực kinh tế Các từ tiếngAnh xuất hiện trong tiếng Việt dưới các hình thức sau đây

- Dùng nguyên dạng cách viết tiếng Anh Thí dụ những từ ngữ dùng nguyên

dạng đã quen với đại đa số người Việt như chat, computer, dollar, download, e-mail,

fairplay… hay dùng nguyên dạng nhưng chỉ được người Việt nhận biết theo lối bắt

chước, theo cách nói như côc –tai (cocktail), đai – rếch (direct), đi-dai (design), hat –

trich (hat – trick), hét – phôn (headphone)…

- Một số từ được sử dụng theo cách phỏng âm và viết bằng chính tả tiếng Việt

như cao bồi (cowboy), sô (show), anbum (album), công – te – nơ (container)…

- Một số từ được dịch ra tiếng Việt tức là cái “hình thái bên trong” là của từ Anh

còn vỏ ngữ âm là từ Việt như cổ điển (classic; nhạc), chuột (mouse; máy tính), thị

trường hối đoái (exchange market), giá trần (ceiling price)…

Trong các hình thức này, hiện nay hình thức thiên về việc sử dụng nguyên dạngtiếng Anh có xu hướng tăng mạnh Bởi người ta cho rằng điều này sẽ tạo ra sự quốc tếhóa từ vựng và nhất quán trong cách dùng Đó cũng là lý do làm cho khái niệm “Việthóa” – một khái niệm được nhắc đến mỗi khi xem xét một từ nước ngoài đã là từ mượnhay chưa trở nên không đơn giản

Trong lĩnh vực kinh tế, những từ ngữ có nguồn gốc từ tiếng Anh có vai trò quantrọng, nó mang theo những khái niệm mới về kinh tế thị trường, về sự giao lưu giữacác quốc gia, có tư cách là những thuật ngữ Tất nhiên phần lớn các từ kinh tế gốc Anhnày đều thông qua từ Hán – Việt để đi vào cuộc sống của các tầng lớp xã hội Nhưvậy, có thể thấy vay mượn từ ngữ vừa là một hiện tượng tất nhiên, không tránh khỏi

Trang 38

vừa là biện pháp tích cực làm phong phú thêm tiếng nói của dân tộc Tuy nhiên tronggiai đoạn hiện nay, khi xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ thì người sử dụngngôn ngữ cần phải giải quyết được mâu thuẫn giữa tiếng nói của dân tộc với các từnước ngoài ồ ạt tràn vào để hướng tới công cuộc vừa giữ gìn, bảo vệ sự trong sáng củatiếng Việt vừa cập nhật với xu hướng phát triển mang tính toàn cầu Về vấn đề này, chủtịch Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ quan điểm của mình trong tác phẩm “Chống thói bahoa”, đó là phải “dựa vào bản thân tiếng Việt” để phát triển là chính “vay mượn làphụ”, phải mượn “có chừng mực”, “… chúng ta không chống mượn tiếng ngoại quốc

để làm cho tiếng ta đầy đủ thêm Nhưng chúng ta phải chống cách mượn không phảilối, mượn đến nỗi bỏ cả tiếng ta, đến nỗi quần chúng không hiểu”

Ý nghĩa của từ là thành phần “cốt tủy” làm nên diện mạo của từ Cho nên xét đếncùng, quá trình tạo từ chính là tạo nghĩa Vận động tạo nghĩa của từ ngữ là quá trình sảnsinh nghĩa mới của từ trong lòng hệ thống đồng thời cũng là quá trình xem xét sự thay đổi,phát triển về nghĩa của từ qua thời gian Như thế sự vận động ở đây cũng được nhìn nhậntrên hai hướng: hướng nghiên cứu đồng đại và hướng nghiên cứu lịch đại

Trong khuôn khổ của luận án này, chúng tôi chỉ dừng lại ở việc xem xét quátrình vận động tạo nghĩa của từ ngữ kinh tế theo cách nhìn đồng đại tức là xem xét cáchthức tạo ra nghĩa mới của từ ngữ kinh tế - nghĩa có tính chất thuật ngữ, từ đó khái quát

về một xu hướng tạo từ ngữ kinh tế mới hiện nay

Tuy nhiên, để có một cái nhìn toàn diện và chính xác hóa về vận động tạo nghĩacủa từ ngữ kinh tế, chúng ta cần nhìn nhận lại những vấn đề cơ bản về nghĩa

1.2.1 Nghĩa của từ và các thành phần nghĩa của từ

Nghĩa là một phạm trù thuộc phương diện tinh thần Nó là toàn bộ nội dungthông tin được ngôn ngữ truyền đạt hoặc được đơn vị nào đó của ngôn ngữ thể hiện.Đây là một phạm trù bên trong, phức tạp và khá mơ hồ

Trang 39

Vận dụng lí thuyết của các nhà ngôn ngữ học thế giới, giới Việt ngữ học cũng

đã có những kiến giải về nghĩa Sơ đồ tam giác nghĩa được đề cập đến đầu tiên ở ViệtNam là trong “Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại” (1976) của Nguyễn Văn Tu Viện dẫntam giác nghĩa của Zveginxev, tác giả chỉ ra rằng “Nghĩa từ vựng của từ được quy địnhbằng những yếu tố tác động lẫn nhau như: (1) Thuộc tính của đối tượng (2) Khái niệm

về đối tượng (3) Hệ thống ngôn ngữ giúp cho việc diễn đạt nghĩa [111,105] NguyễnThiện Giáp trong “Từ vựng học tiếng Việt” (1985) cũng đã tổng hợp khá kĩ các quanniệm về nghĩa Tác giả nhận thấy rằng “những ý kiến cho nghĩa của từ là quan hệ (quan

hệ của từ với đối tương hoặc quan hệ của từ với khái niệm – chúng tôi nhấn mạnh) gầngũi với chân lí hơn” “nghĩa của từ là một đối tượng phức tạp, bao gồm một số thành tốđơn giản hơn” như sau “nghĩa sở chỉ”, “nghĩa sở biểu”, “nghĩa sở dụng”, “nghĩa kếtcấu” [22,126] Hoàng Phê, trong tác phẩm Logic – Ngôn ngữ học (1989) quan niệmrằng “Nghĩa của từ cần được nghiên cứu trong mối quan hệ nhiều mặt, không nhữngtrong quan hệ với nhận thức và với hiện thực mà còn quan hệ với cấu trúc nội tại, cũngnhư trong quan hệ hệ thống và quan hệ tổ hợp với những nghĩa từ khác trong ngữ,trong câu, trong lời” [83,10] Gần đây, Lê Quang Thiêm trong tập bài giảng “Ngữnghĩa học” đã có những đề nghị về vấn đề nghĩa “nghĩa là một thực thể tinh thần(…)nên quan điểm chức năng phải được xem là nòng cốt trung tâm của kiến giải nghĩa”

“nghĩa (từng loại) hay mỗi loại nghĩa thể hiện trong quan hệ với chức năng… songkhông là chức năng riêng rẽ trong hoạt động mà là một loại chức năng thể hiện qua văncảnh Trong phạm vi nghĩa từ vựng là các loại hình chức năng từ vựng ngữ nghĩa,trong phạm vi nghĩa ngữ pháp, ngữ dụng cũng là khái quát loại chức năng ngữ pháp vàdụng học” [97,86]

Trong lịch sử nghiên cứu ngữ nghĩa học, từ là đơn vị được phần lớn các nhànghiên cứu tập trung xem xét về phương diện ý nghĩa cho nên ngữ nghĩa học cũngđồng nghĩa với ngữ nghĩa học từ vựng (hay ngữ nghĩa học cấu trúc) Nói khác đi nóiđến ngữ nghĩa học cũng là nói đến ngữ nghĩa trong phạm vi từ (tất nhiên hiện nay ngữnghĩa học đã mở rộng hơn sang cấp độ câu, cấp độ văn bản) Dưới đây chúng tôi chỉ

Trang 40

tập trung làm rõ vấn đề nghĩa của từ và các thành phần ý nghĩa của từ theo quan điểmcủa Đỗ Hữu Châu

Theo Đỗ Hữu Châu trong các công trình ngữ nghĩa học, ý nghĩa của từ là mộtkhối thống nhất nhưng có thể được phân hóa thành nhiều lớp nghĩa khác nhau Nóikhác đi từ một sự kiện “đại – ngữ nghĩa”, người ta đi sâu nghiên cứu vấn đề “vi – ngữnghĩa” của từ Trong từ có hai lớp nghĩa lớn là lớp nghĩa cấu trúc hóa (lớp nghĩa ngônngữ) và lớp nghĩa liên hội (lớp nghĩa lời nói) Nếu lớp nghĩa cấu trúc có tính chất cốđịnh, bền vững, chung cho mọi thành viên xã hội thì lớp nghĩa liên hội lại là nhữngnghĩa chưa cố định, biến động theo sự biến động của xã hội, tùy thuộc vào cá nhânngười sử dụng Trong lớp nghĩa cấu trúc, thông thường theo quan niệm truyền thống,người ta phân hóa thành hai loại ý nghĩa là ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp Ýnghĩa từ vựng là ý nghĩa riêng của từng từ, thể hiện mối quan hệ giữa từ với sự vật,hiện tượng trong thực tế khách quan, là ý nghĩa hướng ngoại Ý nghĩa ngữ pháp là ýnghĩa chung cho nhiều từ cùng loại, thể hiện mối quan hệ giữa từ với từ trong hệ thốngngôn ngữ, là ý nghĩa hướng nội Ý nghĩa từ vựng của từ đến lượt nó tiếp tục được chiathành ba thành phần ý nghĩa là ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm và ý nghĩa biểu thái.Dưới đây là sự phân tích cụ thể về các thành phần ý nghĩa này

1.2.1.1 Ý nghĩa biểu vật

Ý nghĩa biểu vật là “thành phần nghĩa của từ liên quan đến sự vật hoặc phạm vi

sự vật trong thế giới mà từ gợi ra khi ta tiếp xúc với nó” [12, 199] Đây là thành phầnnghĩa gọi tên các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan Thực tế khách quan ấybao gồm hiện thực thực có được nhận biết bởi các giác quan của con người, chiếm mộtkhoảng không gian nhất định trong hiện thực và hiện thực của tư tưởng, của tinh thầncon người mà nói như Đỗ Hữu Châu là “nơi khởi phát các quá trình và nơi gắn vào cácthuộc tính” [8, 157] Về mối liên hệ giữa ý nghĩa biểu vật và sự vật, hiện tượng trongthế giới khách quan cũng phải được hiểu một cách đúng đắn Ý nghĩa biểu vật liênquan đến các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan nhưng không phải là chínhcác sự vật, hiện tượng đó “Ý nghĩa biểu vật của các từ là các ánh xạ của sự vật, thuộc

Ngày đăng: 03/03/2015, 08:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Belakhov L.Iu, Những vấn đề tiêu chuẩn hóa Nhà nước về thuật ngữ, Tài liệu dịch của Viện Ngôn ngữ học (Như Ý dịch) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề tiêu chuẩn hóa Nhà nước về thuật ngữ
2. Phan Văn Các (2003), Từ điển từ Hán – Việt, Nxb thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển từ Hán – Việt
Tác giả: Phan Văn Các
Nhà XB: Nxb thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2003
3. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng – Từ ghép – Đoản ngữ), Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng – Từ ghép – Đoản ngữ)
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: NxbĐại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1975
4. Đỗ Hữu Châu (1962), Giáo trình Việt ngữ - tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Việt ngữ
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1962
5. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1981
6. Đỗ Hữu Châu (1981), Trường từ vựng ngữ nghĩa và hiện tượng nhiều nghĩa từ vựng, Một số vấn đề ngôn ngữ học Việt Nam, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trường từ vựng ngữ nghĩa và hiện tượng nhiều nghĩa từvựng
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Đại học và Trung học chuyênnghiệp
Năm: 1981
7. Đỗ Hữu Châu (1986), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các bình diện của từ và từ tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Khoa học xãhội
Năm: 1986
8. Đỗ Hữu Châu (1987), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Đại học và Trung họcchuyên nghiệp
Năm: 1987
9. Đỗ Hữu Châu (chủ biên) (1994), Tiếng Việt 10, Ban KHXH, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt 10
Tác giả: Đỗ Hữu Châu (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1994
10. Hoàng Văn Châu (chủ biên) (2003), Từ điển kinh tế ứng dụng Anh – Việt, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển kinh tế ứng dụng Anh – Việt
Tác giả: Hoàng Văn Châu (chủ biên)
Nhà XB: NxbThống kê
Năm: 2003
11. Trần Nhật Chính (2002), Sự phát triển của từ vựng tiếng Việt hiện đại (30 năm đầu thế kỉ XX: 1900 – 1930), Luận án Tiến sĩ, ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự phát triển của từ vựng tiếng Việt hiện đại (30 năm đầuthế kỉ XX: 1900 – 1930)
Tác giả: Trần Nhật Chính
Năm: 2002
12. Mai Ngọc Chừ (chủ biên) – Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ Việt Hùng, Bùi Minh Toán (2007), Nhập môn ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn ngôn ngữ học
Tác giả: Mai Ngọc Chừ (chủ biên) – Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ Việt Hùng, Bùi Minh Toán
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
13. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2009), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ họcvà tiếng Việt
Tác giả: Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
14. Cosunop G.G, Xumburôva X.I (1968), Công tác thuật ngữ, nguyên lí và phương pháp, Matxcơva, Tài liệu dịch của Viện Ngôn ngữ học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác thuật ngữ, nguyên lí và phươngpháp
Tác giả: Cosunop G.G, Xumburôva X.I
Năm: 1968
15. Công ti dịch thuật quốc tế (1996), Từ điển Việt – Anh thương mại – tài chính thông dụng, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Việt – Anh thương mại – tài chính thôngdụng
Tác giả: Công ti dịch thuật quốc tế
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 1996
16. Hồng Dân (1979), Tham luận về chuẩn hóa thuật ngữ khoa học , Tạp chí Ngôn ngữ, Số 3 +4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tham luận về chuẩn hóa thuật ngữ khoa học
Tác giả: Hồng Dân
Năm: 1979
17. Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (2001), Mấy vấn đề về tiếng Việt hiện đại, Nxb ĐHQG, Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề về tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
Nhà XB: Nxb ĐHQG
Năm: 2001
18. Einar Haugen (1953), Quá trình vay mượn, trong Các công trình ngôn ngữ học nước ngoài, Tập bài dịch của Viện Ngôn ngữ học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá trình vay mượn
Tác giả: Einar Haugen
Năm: 1953
19. Gerd, A.C (1978), Ý nghĩa thuật ngữ và các kiểu loại ý nghĩa thuật ngữ (Lê Ngọc Văn dịch), Tài liệu của Viện Ngôn ngữ học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ý nghĩa thuật ngữ và các kiểu loại ý nghĩa thuật ngữ
Tác giả: Gerd, A.C
Năm: 1978
20. Gak V.G (2002), Từ mới và từ điển từ mới, trong Một số vấn đề Từ điển học (tập tài liệu dịch), Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ mới và từ điển từ mới
Tác giả: Gak V.G
Năm: 2002

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w