1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ Đặc điểm địa chất kiến tạo phần Đông Bắc Bồn trũng Cửu Long trong thời kỳ EoxenOligoxen

6 316 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 74,5 KB

Nội dung

THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ Tên đề tài: Đặc điểm địa chất - kiến tạo phần Đông Bắc Bồn trũng Cửu Long trong thời kỳ Eoxen-Oligoxen Chuyên ngành: ĐỊA CHẤT Mã số: 62.44.55.05 Nghiên cứu sinh: HOÀNG NGỌC ĐÔNG Khóa: 2006 Cán bộ hướng dẫn: 1. PGS. TS. TRẦN THANH HẢI 2. TS. HOÀNG NGỌC ĐANG Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Mỏ- Địa chất Hà Nội TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN Để làm sáng tỏ đặc điểm địa tầng, cấu trúc địa chất và lịch sử tiến hóa kiến tạo của các thành tạo Eoxen-Oligoxen ở phần Đông Bắc bồn trũng Cửu Long nhằm phục vụ cho công tác tìm kiếm thăm dò, đánh giá tiềm năng dầu khí và dự báo rủi ro cho các đối tượng của các thành tạo địa chất Eoxen-Oligoxen nói trên tác giả đã sử dụng nhóm phương pháp phân tích địa tầng, phương pháp phân tích địa vật lý giếng khoan, phương pháp phân tích thạch địa hóa, nhóm phương pháp giải đóan cấu trúc địa chất và phương pháp xây dựng mô hình địa chất trên cơ sở tài liệu của chính NCS thu thập, xử lý về các vấn đề địa tầng, kiến tạo ở phần Đông Bắc bể Cửu Long từ năm 2006 đến nay. Nghiên cứu sinh (NCS) đã phân tích, xử lý và minh giải trên 570 tuyến địa chấn 2D và khoảng 1350 km 2 địa chấn 3D cho các lô: 15-2/01, 15-1, 15-1/05, 01, 02, 01/97 và 02/97, phân tích, xử lý tài liệu địa vật lý giếng khoan, các tài liệu thạch học và các tài liệu cổ sinh của các giếng HSN-1X, HSD-4X, SN-1X, SN-2X, SN-3X, ST-1X, ST-2X, DM-1X, DM-2X, TL-1X và TL-2X. Ngoài ra NCS còn thu thập các tài liệu liên quan đến các báo cáo từ các nhà thầu, các luận án, các công trình công bố trên các Tạp chí Khoa học, Hội nghị khoa học v.v. Kết quả của việc làm sáng tỏ đặc điểm địa tầng, cấu trúc của các thành tạo Eoxen-Oligoxen phần Đông Bắc bồn trũng Cửu Long để làm cơ sở khôi phục lịch sử tiến hóa địa chất khu vực, phục vụ cho việc đánh giá tiềm năng dầu khí trong các đối tượng này được thể hiện trong các luận điểm sau: - Các thành tạo trầm tích Eoxen-Oligoxen phần Đông bắc Bồn trũng Cửu Long được xếp vào các hệ tầng Trà Cú có tuổi Eoxen?-Oligoxen sớm và Trà Tân tuổi Oligoxen muộn. Các hệ tầng này có đặc điểm trầm tích vả thành phần thạch học phức tạp. Hệ tầng Trà Cú gồm cả các trầm tích vụn và phun trào bazan với sự biến thiên đa dạng về thành phần và đặc điểm trầm tích theo không gian khác với đặc điểm của hệ tầng này được ghi nhận trước đây. - Trong giai đoạn Eoxen-Ologoxen khu vực nghiên cứu đã trải qua ít nhất 4 pha kiến tạo: Pha 1 diễn ra trong Eoxen-Oligoxen sớm liên quan tới sự tách giãn vỏ lục địa và tạo nên các địa hào phương Đông bắc-Tây nam. Pha 2 phát triển trong giai đoạn cuối Oligoxen sớm và tạo ra sự nghịch đảo kiến tạo các địa hào hình thành trong Pha 1 và tạo nên mặt bất chỉnh hợp trên nóc của Hệ tầng Trà Cú. Pha 3 là pha tái tách giãn trong Oligoxen giữa-muộn, gây lên sự tái sụt lún và liên thông các địa hào có trước tạo thành một bồn trầm tích dạng hồ. Pha 4 đặc trưng bởi hệ thống đứt gãy trượt bằng cặp đôi phương á vĩ tuyến và á kinh tuyến, nghịch đảo bồn trầm tích và tạo mặt bất chỉnh hợp trên nóc của Hệ tầng Trà Tân. Bối cảnh kiến tạo của khu vực trong Eoxen-Oligoxen liên quan chặt chẽ với sự tương tác giữa tách giãn sau cung magma và sự phiêu trượt của các địa khối rìa lục địa Đông Nam Á trong Kanozoi sớm. - Hệ thống dầu khí trong các thành tạo Eoxen-Oligoxen ở phần Đông bắc Bồn trũng Cửu Long bị chi phối bởi các cấu tạo địa chất được hình thành trong các pha kiến tạo Eoxen- Oligoxen. Các trầm tích giàu vật chất hữu cơ trong các địa hào và hồ lục địa tạo nên các tầng sinh triển vọng. Các tầng trầm tích vụn độ hạt trung bình và có chiều dày lớn là các cấu tạo chứa thuận lợi trong khi đó các tập sét mịn phát triển khá rộng rãi trong các hệ tầng Trà Cú và Trà Tân là những tầng chắn quan trọng. Sự giao thoa của các cấu trúc phương Đông bắc-Tây nam, á kinh tuyến, Tây bắc-Đông nam và á vĩ tuyến đã tạo nên các cấu trúc chứa dạng vòm bao gồm các nếp lồi hoặc các cấu tạo nâng phát triển khá rộng rãi trong khu vực nghiên cứu. NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN Kết quả nghiên cứu của luận án đã có những đóng góp chính sau: 1. Làm sáng tỏ đặc điểm địa tầng và thành phần vật chất của các phân vị địa tầng Eoxen- Oligoxen ở phần Đông bắc Bồn trũng Cửu Long. Đặc biệt là làm rõ đặc điểm thành phần vật chất, hình thái, và nguồn gốc của hệ tầng Trà Cú và chứng minh được đây là một thành tạo địa chất đa dạng về thành phần gồm cả trầm tích và phun trào với lịch sử phát triển phức tạp và được hình thành trong giai đoạn sớm của chế độ tách giãn vỏ lục địa dọc rìa lục địa Đông nam Việt Nam. 2. Đã xác định được nguồn gốc của các cấu tạo cơ bản liên quan tới sự hình thành và biến cải các thành tạo địa chất Eoxen-Oligoxen trong phần Đông bắc Bồn trũng Cửu Long là hậu quả của 4 pha kiến tạo khác nhau. Các pha này phản ánh chế độ kiến tạo phức tạp ở thềm lục địa Đông nam Việt Nam trong giai đoạn Kainozoi sớm. 3. Đã góp phần làm rõ mối quan hệ giữa các thành tạo địa chất Eoxen-Oligoxen phần Đông Bắc Bồn trũng Cửu Long với các hệ thống dầu khí trong khu vực này và nhận dạng được một số cấu trúc có triển vọng, trong đó có các dạng bẫy địa tầng trong hệ tầng Trà Tân, các bẫy dạng nêm phân bố ở rìa bồn trũng, từ đó làm tiền đề cho việc đề xuất các giải pháp nghiên cứu hoặc phương án thăm dò dầu khí có hiệu quả. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Ý nghĩa khoa học Trên cơ sở giải đoán chi tiết đặc điểm địa tầng và cấu trúc biến dạng của khu vực nghiên cứu cũng như thiết lập lại lịch sử tiến hóa địa chất trong Eoxen – Oligoxen, kết quả nghiên cứu đóng góp thêm những hiểu biết mới về lịch sử tiến hóa địa chất của một phần thềm lục địa Đông Nam Việt Nam trong Kainozoi sớm. Ý nghĩa thực tiễn Những kết quả nghiên cứu này góp phần xác định mối quan hệ giữa các thành tạo địa chất Eoxen-Oligoxen với các hệ thống dầu khí, làm cơ sở dự báo triển vọng và định hướng công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí trong khu vực. Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2011 NGƯỜI HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU SINH PGS.TS. Trần Thanh Hải TS. Hoàng Ngọc Đang Hoàng Ngọc Đông DOCTORAL DISSERTATION INFORMATION Dissertation Title: Geological and Tectonic characteristics in the Northeastern part of Cuu Long Basin during Eocene-Oligocene Major: Geo-Tectonic Code: 62.44.55.05 PhD student name: HOANG NGOC DONG Course: 2006 Supervisors : 1. Associate Professor, Doctor TRAN THANH HAI 2. Doctor HOANG NGOC DANG Training Institutions: The Hanoi University of Mining and Geology DISSERTATION SUMMARY To clarify stratigraphic and structure-tectonic characteristics and geological evolution in Eocene-Oligocene in the Northeastern part of Cuu Long Basin for supporting the exploration task, prospectivity evaluation and risk/uncertainty analysis of Eocene-Oligocene objectives, author have used following study methods: Stratigraphy study, Well log Interpretation, Lithological/petrographic analysis, Structural Interpretation and Geological modeling method. The thesis were studied based on above studied methods associated with database collected, processed, analyzed in terms of stratigraphy, tectonics, structures in the Northeastern part of Cuu Long Basin from 2006 up to date. Author have interpreted and studied on over 570 2D seismic lines and some 1350 sqkm of 3D seismic data for Blocks of : 15-2/01, 15-1, 15-1/05, 01, 02, 01/97 and 02/97 and analyzed well data of wells HSN-1X, HSD-4X, SN-1X, SN-2X, SN-3X, ST-1X, ST-2X, DM-1X, DM-2X, TL-1X and TL-2X. Besides that, author have collected all related reports, thesis, papers published in technical magazines, Forums and conferences (see References section). The results of clarification task for Eocene-Oligocene stratigraphy and tectonic-structural characteristics in the northeastern part of Cuu Long basin in order to restore regionally geological evolution for hydrocarbon potential evaluation of these Formation are presented as following. - Eocene-Oligocene Formations in the Northeastern part of Cuu Long Basin includes Tra Cú Formation aged Eocene?-Early Oligocene and Tra Tan Formation aged of Late Oligocene. These Formations are very complicated in sediment facies and lithology composition. Tra Cu Formation is composed of clastics and alkaline basalt with very high variation of lithology composition, much different from stratotyp section. - In Eocene-Oligocene, the study area underwent 4 tectonic phases: phase 1 experienced in Eocene-Early Oligocene relating to continental crust extension and formed Northeast-southwest trending graben. Phase 2 developed in late Early Oligocene and formed tectonic and structural inversion from phase 1 and unconformity surface of Top Tra Cu Formation. Phase 3 was re- extensional one within Late Oligocene to form subsidence and to merge grabens together into common lake basin. Phase 4 was characterized by couples of strike-slip faults; dextral lateral strike-slip faults and signitral-lateral strike-slip faults and inversion regime to form unconformity surface of Top Tra Tan Formation. Tectonic condition of the study area in Eocene-Oligocene was relating closely to back-arch extension event and movement of micro-plate in Southeast Asia in Cenozoic. - Hydrocarbon system in Eocene-Oligocene Formation in the Northeastern part of Cuu Long Basin was controlled by geological structures formed by tectonic phases in Eocene-Oligocene. High organic content sediments in grabens and lake formed very high potential source rocks. Medium to coarse clastics with high thickness are very good reservoirs while fine grain formations of Tra Cu and Tra Tan Formations developing widely within basin are important seal rock to trap hydrocarbon. Interaction among NE-SW, sub-longitude, NW-SE and sub-latitude trending structures formed closures as anticlines and structural high developing widely within the study area. NEW RESULTS OF THESIS 1) To clarify stratigraphy characteristics and composition of Eocene-Oligocene Formation in the Northeastern part of Cuu Long Basin. Especially, to clarify material composition, form and origin of Tra Cu Formation and prove that this Formation has variation in geological composition including clastics and volcanics formed in complicated geological history, in early extension period of continental crust in Southeast Vietnam continental shelf. 2) To define origin of structures basically relating to the formation and transformation of Eocene- Oligocene Formation by interaction of 4 different tectonic phases. These tectonic phases reflect that tectonic regime in the Southeast Vietnam continental shelf in Early Cenozoic was very complicated. 3) To contribute clarification of relationship between Eocene-Oligocene geological Formation in the Northeastern part of Cuu Long Basin with hydrocarbon system and also to identify several potential prospects including stratigraphic trap within Tra Tan Formation and wedge shape traps in margin areas which are recommended to be further studied and future exploration strategy. CONTRIBUTION OF STUDY IN SCIENCE AND PRACTICE Science Contribution: in the basics of stratigraphy and deformation interpretation and Evaluation in the study area as well as restoration of geological evolution in Eocene-Oligocene, more understanding on geological evolution of Southeastern Vietnam continental shelf in Cenozoic will be achieved. Practical Contribution: the outcomes of study contribute the understanding on relationship between Eocene-Oligocene Formation with hydrocarbon system for basics of prospectively evaluation and planning on exploration activity of the study area. Ha Noi, 12 th October 2011 Supervisors PhD. Student Asso. Prof. Dr. Tran Thanh Hai Dr. Hoang Ngoc Dang Hoang Ngoc Dong

Ngày đăng: 26/08/2015, 21:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w