TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KIẾN TẠO PHẦN ĐÔNG BẮC BỒN TRŨNG CỬU LONG TRONG THỜI KỲ EOXENOLIGOXEN

26 540 0
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KIẾN TẠO PHẦN ĐÔNG BẮC BỒN TRŨNG CỬU LONG TRONG THỜI KỲ EOXENOLIGOXEN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT HOÀNG NGỌC ĐÔNG ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT- KIẾN TẠO PHẦN ĐÔNG BẮC BỒN TRŨNG CỬU LONG TRONG THỜI KỲ EOXEN-OLIGOXEN Chuyên ngành: Địa Kiến tạo Mã số: 62.44.55.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT Hà Nội – 2011 1 Công trình được hoàn thành tại Bộ môn Địa chất Khoa Địa Chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Trần Thanh Hải, Đại học Mỏ - Địa chất 2. TS Hoàng Ngọc Đang, Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp trường họp tại Đại học Mỏ - Địa chất, Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội, vào hồi … giờ…ngày … tháng … năm 2012. Luận án có thể được tham khảo tại Thư viện Quốc gia hoặc Thư viện Trường Đại học Mỏ - Địa chất 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở bồn trũng Cửu Long, ngoài hai đối tượng chứa dầu quan trọng là đá móng trước Kainozoi và các thành tạo Mioxen dưới, các thành tạo Eoxen-Oligoxen bao gồm các hệ tầng Cà Cối? Trà Cú và Trà Tân là các đối tượng thăm dò dầu khí rất đáng được quan tâm. Tuy nhiên, đặc điểm địa tầng, cấu trúc địa chất, lịch sử tiến hóa địa chất và tiềm năng dầu khí của các thành tạo Eoxen-Oligoxen này chưa được nghiên cứu thỏa đáng. Để phục vụ công tác tìm kiếm thăm dò, đánh giá tiềm năng và dự báo rủi ro cho các đối tượng này trong phần Đông Bắc Bồn trũng Cửu Long, việc làm sáng tỏ bản chất địa tầng, cấu trúc kiến tạo, lịch sử tiến hóa địa chất trong giai đoạn Eoxen-Oligoxen đã trở thành vấn đề cấp thiết. Xuất phát từ những vấn đề trên, NCS chọn đề tài nghiên cứu “Đặc điểm địa chất kiến tạo phần Đông Bắc Bồn trũng Cửu Long trong thời kỳ Eoxen-Oligoxen” để làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu của luận án Làm sáng tỏ đặc điểm địa tầng, cấu trúc của các thành tạo Eoxen- Oligoxen phần Đông Bắc bồn trũng Cửu Long để làm cơ sở khôi phục lịch sử tiến hóa địa chất khu vực, phục vụ cho việc đánh giá tiềm năng dầu khí trong các đối tượng này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Là các thành tạo địa chất có tuổi Eoxen-Oligoxen ở phần Đông Bắc của bồn trũng Cửu Long trong phạm vi phần Đông Bắc bồn trũng Cửu Long, được giới hạn bởi tọa độ địa lý từ 10 o 00’ 09” vĩ độ Bắc đến 11 o 00’ 01” vĩ độ Bắc và từ 107 o 41’ 22” kinh độ Đông đến 109 o 19’ 46” kinh độ Đông. 4. Nhiệm vụ của luận án 3 1) Nghiên cứu chi tiết đặc điểm địa tầng của các thành tạo Eoxen- Oligoxen 2) Nghiên cứu các đặc điểm cấu trúc, phân chia các giai đoạn kiến tạo chính và khôi phục lịch sử tiến hóa địa chất trong Eoxen-Oligoxen 3) Đánh giá vai trò của các yếu tố địa chất Eoxen-Oligoxen đối với hệ thống dầu khí ở phần Đông bắc Bồn trũng Cửu Long. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Ý nghĩa khoa học: Trên cơ sở giải đóan chi tiết đặc điểm địa tầng và cấu trúc biến dạng của khu vực nghiên cứu cũng như thiết lập lại lịch sử tiến hóa địa chất trong Eocence – Oligocence, kết quả nghiên cứu đóng góp thêm những hiểu biết mới về lịch sử tiến hóa địa chất của một phần thềm lục địa Đông nam Việt Nam trong Kainozoi sớm. Ý nghĩa thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu này góp phần xác định mối quan hệ giữa các thành tạo địa chất Eoxen-Oligoxen với các hệ thống dầu khí, làm cơ sở dự báo triển vọng và định hướng công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí trong khu vực. 6. Các luận điểm bảo vệ Luận điểm 1: Các thành tạo trầm tích Eoxen-Oligoxen phần Đông bắc Bồn trũng Cửu Long được xếp vào các hệ tầng Trà Cú có tuổi Eoxen?- Oligoxen sớm và Trà Tân tuổi Oligoxen muộn. Các hệ tầng này có đặc điểm trầm tích và thành phần thạch học phức tạp. Hệ tầng Trà Cú gồm cả các trầm tích vụn và phun trào bazan với sự biến thiên đa dạng về thành phần và đặc điểm trầm tích theo không gian khác với đặc điểm của hệ tầng này được ghi nhận trước đây. Luận điểm 2: Trong giai đọan Eoxen-Oligoxen khu vực nghiên cứu đã trải qua ít nhất 4 pha kiến tạo: Pha 1 diễn ra trong Eoxen-Oligoxen sớm liên quan tới sự tách giãn vỏ lục địa và tạo nên các địa hào phương Đông bắc-Tây nam. Pha 2 phát triển trong giai đoạn cuối Oligoxen sớm và tạo ra sự nghịch đảo kiến tạo các địa hào hình thành trong Pha 1 và 4 tạo nên mặt bất chỉnh hợp trên nóc của Hệ tầng Trà Cú. Pha 3 là pha tái tách giãn trong Oligoxen giữa-muộn, gây lên sự tái sụt lún và liên thông các địa hào có trước tạo thành một bồn trầm tích dạng hồ. Pha 4 đặc trưng bởi hệ thống đứt gãy trượt bằng cặp đôi phương á vĩ tuyến và á kinh tuyến, nghịch đảo bồn trầm tích và tạo mặt bất chỉnh hợp trên nóc của Hệ tầng Trà Tân. Bối cảnh kiến tạo của khu vực trong Eoxen- Oligoxen liên quan chặt chẽ với sự tương tác giữa tách giãn sau cung magma và sự phiêu trượt của các địa khối rìa lục địa Đông Nam Á trong Kanozoi sớm. Luận điểm 3: Hệ thống dầu khí trong các thành tạo Eoxen-Oligoxen ở phần Đông bắc Bồn trũng Cửu Long bị chi phối bởi các cấu tạo địa chất được hình thành trong các pha kiến tạo Eoxen-Oligoxen. Các trầm tích giàu vật chất hữu cơ trong các địa hào và hồ lục địa tạo nên các tầng sinh triển vọng. Các tầng trầm tích vụn độ hạt trung bình và có chiều dày lớn là các cấu tạo chứa thuận lợi trong khi đó các tập sét mịn phát triển khá rộng rãi trong các hệ tầng Trà Cú và Trà Tân là những tầng chắn quan trọng. Sự giao thoa của các cấu trúc phương Đông bắc-Tây nam, á kinh tuyến, Tây bắc-Đông nam và á vĩ tuyến đã tạo nên các cấu trúc chứa dạng vòm bao gồm các nếp lồi hoặc các cấu tạo nâng phát triển khá rộng rãi trong khu vực nghiên cứu. 7. Các điểm mới trong luận án 1) Làm sáng tỏ đặc điểm địa tầng và thành phần vật chất của các phân vị địa tầng Eoxen-Oligoxen ở phần Đông bắc Bồn trũng Cửu Long. Đặc biệt là làm rõ đặc điểm thành phần vật chất, hình thái, và nguồn gốc của hệ tầng Trà Cú và chứng minh được đây là một thành tạo địa chất đa dạng về thành phần gồm cả trầm tích và phun trào với lịch sử phát triển phức tạp và được hình thành trong giai đoạn sớm của chế độ tách giãn vỏ lục địa dọc rìa lục địa Đông nam Việt Nam. 5 2) Đã xác định được nguồn gốc của các cấu tạo cơ bản liên quan tới sự hình thành và biến cải các thành tạo địa chất Eoxen-Oligoxen trong phần Đông bắc Bồn trũng Cửu Long là hậu quả của 4 pha kiến tạo khác nhau. Các pha này phản ánh chế độ kiến tạo phức tạp ở thềm lục địa Đông nam Việt Nam trong giai đoạn Kainozoi sớm. 3) Đã góp phần làm rõ mối quan hệ giữa các thành tạo địa chất Eoxen- Oligoxen phần Đông Bắc Bồn trũng Cửu Long với các hệ thống dầu khí trong khu vực này và nhận dạng được một số cấu trúc có triển vọng, trong đó có các dạng bẫy địa tầng trong hệ tầng Trà Tân, các bẫy dạng nêm phân bố ở rìa bồn trũng, từ đó làm tiền đề cho việc đề xuất các giải pháp nghiên cứu hoặc phương án thăm dò dầu khí có hiệu quả. 8. Kết cấu cuả luận án Luận án được trình bày trong 170 trang, 3 biểu bảng, 63 hình, 1 ảnh và 121 tài liệu tham khảo ngoài mở đầu và kết luận, gồm các chương : Chương 1. Tổng quan khu vực nghiên cứu Chương 2. Các phương pháp nghiên cứu Chương 3. Đặc điểm địa tầng các thành tạo Eoxen – Oligoxen của phần Đông Bắc bồn trũng Cửu Long Chương 4. Đặc điểm cấu trúc-kiến tạo và lịch sử tiến hóa địa chất của phần Đông Bắc bồn trũng Cửu Long trong thời kỳ Eoxen - Oligoxen Chương 5. Mối quan hệ giữa cấu trúc - kiến tạo với hệ thống dầu khí. 9. Cơ sở tài liệu của luận án Luận án được xây dựng trên cơ sở tài liệu của chính NCS thu thập, xử lý về các vấn đề địa tầng, kiến tạo ở phần Đông Bắc bể Cửu Long từ năm 2006 đến nay. Nghiên cứu sinh (NCS) đã phân tích, xử lý và minh giải trên 570 tuyến địa chấn 2D và khoảng 1350 km 2 địa chấn 3D cho các lô: 15-2/01, 15-1, 15-1/05, 01, 02, 01/97 và 02/97, phân tích, xử lý tài liệu địa vật lý giếng khoan, các tài liệu thạch học và các tài liệu cổ 6 sinh của các giếng HSN-1X, HSD-4X, SN-1X, SN-2X, SN-3X, ST-1X, ST-2X, DM-1X, DM-2X, TL-1X và TL-2X. Ngoài ra NCS còn thu thập các tài liệu liên quan đến các báo cáo từ các nhà thầu, các luận án, các công trình công bố trên các Tạp chí Khoa học, Hội nghị khoa học v.v. (xem tài liệu tham khảo) 10. Nơi thực hiện đề tài Luận án được thực hiện tại Bộ môn Địa Chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội và Công ty Liên doanh Điều hành Chung Thăng Long thuộc Tổng công ty Thăm Dò và Khai thác Dầu khí. 11. Lời cảm ơn Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đối với PGS.TS. Trần Thanh Hải và TS. Hoàng Ngọc Đang đã hướng dẫn tận tình NCS trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và viết luận án. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban lãnh đạo và phòng Địa chất - Mỏ Công ty Điều hành chung Thăng Long đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành luận án này…và rất nhiều đồng nghiệp khác đã chia sẻ động viên, giúp đỡ và khích lệ trong nhiều năm qua. Tác giả xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô bộ môn Địa chất, khoa Địa chất, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Ban Giám hiệu Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội đã giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận án này. Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn đối với người thân, gia đình, bạn bè đã khích lệ và chia sẻ khó khăn trong nhiều năm qua Chương 1 - TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.1 Vị trí kiến tạo và đặc điểm địa chất của khu vực nghiên cứu 1.1.1 Vị trí kiến tạo Khu vực nghiên cứu chiếm phần Đông Bắc bồn trầm tích Kainozoi sớm Cửu Long. Nhiều nhà địa chất (Nguyễn Xuân Bao, Phạm Huy Long, Ngô Thường San) đều cho rằng, vào thời kỳ Eoxen – Oligoxen, đây là một bồn rift phát triển trên vi mảng Đông Dương. Do 7 ảnh hưởng của quá trình tách giãn Biển Đông và sự húc trồi của mảng Ấn Úc vào mảng Âu Á. Từ Kainozoi muộn, Bồn trũng Cửu Long là một phần của thềm lục địa Việt Nam có chế độ kiến tạo bình ổn. 1.1.2 Đặc điểm địa chất 1.1.2.1 Địa tầng : Tham gia vào cấu trúc địa chất phần Đông Bắc bồn trũng Cửu Long gồm phân vị địa tầng thạch học: hệ tầng Biển Đông(N 2 - Qbd)- tập A, Đồng Nai (N 1 3 đn)-tập BIII, Côn Sơn (N 1 2 cs)-tập BII, Bạch Hổ (N1 1 bh)-tập BI, Trà Tân (E 3 2 tt)-tập C và D, Trà Cú (E 3 1 tc)-tập E, Cà Cối(E 2 cc)-tập F?. 1.1.2.2 Tiềm năng dầu khí : Cho đến nay, trong khu vực nghiên cứu đã được phát hiện và khai thác trong đối tượng chứa móng trước Kainozoi, cát kết Mioxen dưới; bên cạnh đó có một số phát hiện gặp trong các thành tạo Eoxen-Oligoxen, và vài chỗ gặp trong cát kết của Mioxen giữa. 1.2 Lịch sử nghiên cứu địa chất-dầu khí và các tồn tại - Giai đoạn 1- trước năm 1975: Một số công tác từ, trọng lực và địa chấn đã được khảo sát để đánh giá tiềm năng dầu khí ở thềm lục địa Nam Việt Nam trong đó có vùng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã xác lập được các phân vị địa chấn địa tầng ở bồn trũng Cửu Long bao gồm các tập A, BIII, BII, BI, C, D, E. - Giai đoạn 2 (1975-1979): Năm 1976, 1.210,9 km địa chấn 2D được khảo sát bởi CGG; minh giải tầng phản xạ chính: từ CL20 đến CL80, khẳng định sự tồn tại của bể trầm tích Kainozoi Cửu Long. Lô 15 đã được khảo sát 3.221,7 km địa chấn 2D (3,5 x 3,5 km) bởi Deminex và Geco và 4 giếng được khoan bao gồm 15-A-1X, 15-B-1X, 15C-1X và 15-G-1X. - Giai đoạn 3 (1980-1988): Các tác giả Ngô Thường San và Lê Văn Cự đã nghiên cứu chi tiết địa tầng của 4 giếng khoan nói trên để xác lập các hệ tầng Trà Tân (tại 15-A-1X), Côn Sơn (tại 15-B-1X), Biển Đông 8 và Đồng Nai (tại 15-G-1X). Tập E được xác định bởi tài liệu địa chấn và được đối sánh với hệ tầng Trà Cú của giếng khoan CL-1. - Giai đoạn 4 (1989 đến nay): Hàng loạt hợp đồng tìm kiếm thăm dò được ký kết và triển khai trong khu vực ở các lô 01&02 , 15-1/01, 15-2, 15-2/01 với hàng loạt giếng được tiến hành khoan và kết quả đã khống chế được các hệ tầng Trà Tân, khoan qua các thành tạo tập E, móng granite trước Kainozoi. 1.3 Các tồn tại: Từ tổng quan về lịch sử nghiên cứu nêu trên,NCS đánh giá những tồn tại cần phải tiếp tục nghiên cứu về địa tầng,về lịch sử phát triển địa chất và hệ thống dầu khí, đồng thời cũng nhấn mạnh chưa có một công trình nào nghiên cứu chi tiết về một khu vực cụ thể, như khu vực Đông Bắc bồn trũng. Vì vậy NCS đã lựa chọn đối tượng nghiên cứu là các thành tạo địa chất Eoxen-Oligoxen trong phạm vi Đông Bắc bồn trũng Cửu Long cho luận án của mình. Chương 2 - CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cách tiếp cận 2.1.1 Tiếp cận truyền thống kết hợp với hiện đại 2.1.2 Tiếp cận tổng hợp 2.1.3 Tiếp cận hệ thống 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Nhóm phương pháp phân tích địa tầng 2.2.1.1 Phương pháp địa chấn-địa tầng. Để phục vụ cho việc nhận diện các tầng thạch học và luận giải môi trường lắng đọng trầm tích ở quy mô khu vực, NCS đã sử dụng phương pháp địa chấn địa tầng dựa trên các đặc điểm phản xạ và tướng địa chấn. Nhờ đó đã phân chia các tầng thạch học có đặc tính vật lý riêng biệt. Trên mặt cắt địa chấn ta cũng xác định được các hệ thống đứt gẫy theo các đặc trưng gián đoạn và dịch chuyển của các bề mặt phản xạ 9 Kết quả chi tiết thu được từ việc minh giải địa chấn được trình bày trong chương 4 2.2.1.2 Phương pháp thạch địa tầng Phương pháp thạch-địa tầng là phương pháp phân chia chi tiết các phân vị địa tầng theo đặc điểm thạch học. NCS đã sử dụng thang thạch- địa tầng địa phương theo Quy phạm địa tầng năm 1994 với đơn vị phân chia cơ bản là hệ tầng. Để phân chia chi tiết địa tầng Eoxen-Oligoxen, NCS đã chia vùng nghiên cứu thành các khối cấu trúc: Phan Thiết, Hải Sư Đen-Hổ Đen, Hải Sư Nâu-Agate, Phương Đông-Jade- Thăng Long . Trong mỗi khối, NCS đã chọn các giếng khoan đại diện để nghiên cứu và mô tả chi tiết, phân chia đến các tập thuộc các phân vị thạch địa tầng trong Eoxen-Oligoxen. 2.2.2 Phương pháp phân tích địa vật lý giếng khoan Trong luận văn NCS đã sử dụng tài liệu địa vật lý giếng khoan của các giếng HSĐ-4X, HSN-1X, HST-1X kết hợp với kết quả phân tích- mô tả thạch học từ các mẫu vụn, mẫu sườn, mẫu lõi (nếu có) để phục vụ cho việc phân chia các tầng thạch học khác nhau. 2.2.3 Nhóm các phương pháp phân tích 2.2.3.1 Phương pháp phân tích thạch học Tác giả đã tiến hành thu thập các mẫu đá bao gồm mẫu vụn, mẫu lõi và mẫu sườn trong các giếng khoan HSĐ-4X, HSN-1X, HST-1X, Emaral, Diamond, Ruby, STĐ, STV, LĐV-1X, LĐN-1X, RĐ.và thực hiện các bước nghiên cứu như sau: Mô tả bằng mắt thường các mẫu đã được thu thập ; gia công lát mỏng thạch học cho các mẫu ;Phân tích các mẫu lát mỏng dưới dưới kính hiển vi quang học và dưới kính hiển vi điện tử. 10 [...]... chứa nhiều vật chất hữu cơ 17 Chương 4 - ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC-KIẾN TẠO VÀ LỊCH SỬ TIẾN HÓA ĐỊA CHẤT CỦA PHẦN ĐÔNG BẮC BỒN TRŨNG CỬU LONG TRONG EOXEN-OLIGOXEN 4.1 Giới thiệu chung 4.2 Các pha kiến tạo : NCS đã phân chia lịch sử kiến tạo khu vực nghiên cứu ra thành 4 pha kiến tạo 4.2.1 Pha kiến tạo I, tách dãn trong Eoxen-Oligoxen sớm Đây là pha tách dãn phương TB-ÐN xảy ra trong thời kỳ EoxenOligoxen sớm... trên , xây dựng thành mô hình địa chất thể hiện mối quan hệ không gian, thời gian, lịch sử phát triển kiến tạo cho các đối tượng địa chất thuộc khu vực nghiên cứu trong thời kỳ Eoxen-Oligoxen Chương 3 – ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG CÁC THÀNH TẠO EOXENOLIGOXEN CỦA PHẦN ĐÔNG BẮC BỒN TRŨNG CỬU LONG 3.1 Khái quát chung 13 3.2 Khái quát đặc điểm các khối cấu trúc Tác giả đã khái quát đặc điểm của 5 khối cấu trúc có... trong giai đoạn Eoxen-Oligoxen khá phức tạp, đặc trưng bởi các hệ thống đứt gãy, nếp uốn được hình thành trong nhiều pha kiến tạo khác nhau trong đó nhiều cấu tạo hoạt động lặp lại đa kỳ Pha kiến tạo sớm nhất xảy ra trong EoxenOligoxen sớm, được đặc trưng bởi các đứt gãy thuận đồng trầm tích hình thành trong giai đọan đầu của quá trình tách giãn lục địa và tạo nên các bán địa hào phương Tây bắc – Đông. .. khối lục địa Đông Dương làm cho các trầm tích trong bị biến vị, đứt gãy và bào mòn tạo ra bề mặt bất chỉnh hợp nóc Oligoxen 4 Hệ thống dầu khí trong Eoxen-Oilgoxen ở phần Đông bắc Bồn trũng Cửu Long bị chi phối bởi tất cả các sự kiện kiến tạo diễn ra trong giai đoạn này Các pha kiến tạo tách giãn (trong Eoxen-Oligoxen sớm và trong Oligoxen muộn) tạo nên các trũng trầm tích là tiền đề hình thành các tầng... Cửu Long Tạp Chí Địa Chất, loạt A số 323, Trang 36-47 Hoàng Ngọc Đông, 2011 Lịch sử phát triển địa chất trong giai đoạn Eocen-Oligocen Đông Bắc bồn trũng Cửu Long Tạp Chí Dầu Khí, số 7, Trang 29-32 Hoàng Ngọc Đông, 2011 Bàn về các phân vị địa tầng của các thành tạo Eoxen-Oligoxen phần Đông Bắc bồn trũng Cửu Long Tuyển tập báo cáo hội nghị khoa học công nghệ Biển toàn quốc-lần thứ II, Quảng Ninh Bingjian... giai đọan EoxenOligoxen thành 2 thời kỳ: thời kỳ Eoxen-Oligoxen sớm (T1) và thời kỳ Oligoxen muộn (T2) Mỗi thời kỳ được bắt đầu bởi pha tách dãn và kết thúc bởi pha nén ép Thời kỳ Eoxen-Oligoxen sớm (T1): Đây là thời kỳ phát triển địa chất từ Eoxen đến cuối Oligoxen sớm Đặc trưng của thời kỳ này là khu vực bị tách dãn kiểu Rift liên quan đến quá trình tách dãn tạo biển Đông trẻ Tại khu vực nghiên cứu xẩy... Eoxen-Oligoxen của phần Đông Bắc Bồn trũng Cửu Long được chia thành 2 thời kỳ Thời kỳ sớm (T1) liên quan tới quá trình tách giãn sau cung do sự tiến hóa của một cung magma núi lửa dọc rìa đông nam của Đông Nam Á, dẫn tới sự dập vỡ và tách giãn vỏ lục địa và theo sau là sự lắng đọng 24 trầm tích và phun trào Hệ tầng Trà Cú trong các địa hào nội lục Kết thúc thời kỳ này là pha nghịch đảo kiến tạo để hình thành bất... đến F5) đóng vai trò tạo các cấu trúc móng nâng và các đới trũng bán địa hào Các đứt gãy có quy mô nhỏ từ Ft1 đến Ft17 nằm nội trong khối cấu trúc và đóng vai trò tạo hình dáng các cấu tạo và làm phức tạp cấu tạo Pha kiến tạo I có phương tách dãn tây bắc -đông nam 18 4.2.2 Pha kiến tạo II, nén ép cuối Oligoxen sớm Đây là pha nén ép xảy ra cuối Oligoxen sớm, tác động lên các thành tạo trầm tích phun trào... nghịch đảo kiến tạo góp phần tạo nên các bẫy chứa, trong đó điển hình nhất là các hệ thống bẫy cấu trúc 4 chiều cho hệ thống dầu khí, cả trong nội bộ các tập trầm tích EoxenOligoxen lẫn trong các cấu tạo móng trước Kainozoi nằm dưới các thành tạo này Ngoài ra, các pha nén ép kiến tạo còn làm cho các thành tạo địa chất bị đứt gãy, phá hủy và nứt nẻ, làm gia tăng độ rỗng của đá và cải thiện chất lượng... đá đặc trưng Viêc định tuổi phần thấp của Hệ tầng Trà Cú có thể được thực hiện bằng các nghiên cứu đồng vị các tập bazan kiềm khá phổ biến trong thành phần của đá, đặc biệt là ở phần thấp của hệ tầng này Bên cạnh đó, việc xác định chính xác tuổi của bazan còn có ý nghĩa trong việc xác định chính xác thời gian tách giãn vỏ lục địa của khu vực Bồn trũng Cửu Long và rìa lục địa Đông nam Việt Nam 3 Trong

Ngày đăng: 26/08/2015, 21:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1.1 Vị trí kiến tạo

  • 1.1.2 Đặc điểm địa chất

    • 1.1.2.1 Địa tầng : Tham gia vào cấu trúc địa chất phần Đông Bắc bồn trũng Cửu Long gồm phân vị địa tầng thạch học: hệ tầng Biển Đông(N2 - Qbd)- tập A, Đồng Nai (N13đn)-tập BIII, Côn Sơn (N12cs)-tập BII, Bạch Hổ (N11 bh)-tập BI, Trà Tân (E32tt)-tập C và D, Trà Cú (E31tc)-tập E, Cà Cối(E2 cc)-tập F?.

    • 1.3 Các tồn tại:

    • 2.2.1.1 Phương pháp địa chấn-địa tầng.

    • 2.2.1.2 Phương pháp thạch địa tầng

    • 2.2.3.1 Phương pháp phân tích thạch học

    • 2.2.3.2 Phương pháp phân tích thạch địa hóa:Tại giếng khoan HSD-4X, tác giả đã gửi 4 mẫu sườn của đá phun trào tại tập phun trào dày nhất nơi đã lấy mẫu gửi phân tích thạch học.Việc gia công và phân tích mẫu địa hóa này đã được thực hiện theo một quy trình nghiêm ngặt tại Phòng phân tích của Liên đoàn Bản Đồ Địa chất Miền Nam.

    • 2.2.4.1. Phương pháp phân tích hình thái cấu trúc:

    • 3.3.1. Giới thiệu chung

    • 4.2.1. Pha kiến tạo I, tách dãn trong Eoxen-Oligoxen sớm

    • 4.2.2. Pha kiến tạo II, nén ép cuối Oligoxen sớm

    • 4.2.3. Pha kiến tạo III, tách dãn trong Oligoxen muộn

    • 4.2.4. Pha kiến tạo IV, nén ép cuối Oligoxen muộn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan