Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn này là khảo sát, thống kê tương đối đầy đủ các từ, ngữ chỉ rau củ quả trong tiếng Việt, cụ thể là từ từ đơn, từ ghép, là
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
LÊ THỊ THANH TÌNH
TIẾNG VIỆT SANG TIẾNG ANH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
LÊ THỊ THANH TÌNH
KHẢO SÁT CHUYỂN DỊCH TỪ NGỮ CHỈ RAU QUẢ
TIẾNG VIỆT SANG TIẾNG ANH
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.02.40
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Hoàng Anh Thi
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính bản thân tôi thực hiện Các số liệu và kết quả được nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được các tác giả khác công bố
Tác giả luận văn
Lê Thị Thanh Tình
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã truyền thụ kiến thức và giúp đỡ tôi trong học tập cũng như nghiên cứu suốt khóa học vừa qua
Lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất xin được gửi tới PGS.TS.Hoàng Anh Thi, người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi hoàn thành luận văn này với sự nhiệt thành và những khích lệ quý báu
Tôi đặc biệt cảm ơn những người thân trong gia đình đã chia sẻ, gánh vác mọi khó khăn để tôi có điều kiện chuyên tâm hoàn thành luận văn này
Tác giả luận văn
Lê Thị Thanh Tình
Trang 5DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1 ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội
2 ĐHQGTPHCM Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.Các từ chỉ rau củ quả là từ đơn 86
Bảng 2.2.Các từ ngữ chỉ rau củ quả là từ ghép phụ nghĩa 87
Bảng 2.3.Các từ ngữ chỉ rau củ quả là từ láy âm 90
Bảng 2.4.Từ ngoại lai 91
Trang 7DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Tỉ lệ (%) đặc điểm cấu tạo từ ngữ chỉ rau củ quả trong tiếng Việt
và tiếng Anh 45 Biểu đồ 2.2 Tỉ lệ (%) đặc trưng định danh từ ngữ chỉ rau củ quả trong tiếng Việt
và tiếng Anh 48
Trang 8MụC LụC
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ v
MụC LụC 1
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1 Lí do chọn đề tài 3
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Tư liệu và phương pháp nghiên cứu .5
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT 7
1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu 7
1.2 Khái quát chung về từ và cấu tạo từ, ngữ 8
1.3 Vấn đề định danh trong ngôn ngữ 12
1.3.1 Khái niệm về định danh 12
1.3.2 Các phương thức định danh trong ngôn ngữ 16
1.4 Nghiên cứu đối chiếu từ vựng 17
1.5 Sơ lược về dịch thuật 21
1.5.1 Sự cần thiết phải có dịch thuật 21
1.5.2 Tương đương dịch thuật 22
1.5.3 Chuyển dịch từ, ngữ (định danh) 27
Tiểu kết chương 1 29
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ ĐẶC TRƯNG ĐỊNH DANH CỦA TỪ, NGỮ CHỈ RAU CỦ QUẢ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH 31
2.1 Đặc điểm cấu tạo từ, ngữ chỉ rau củ quả trong tiếng Việt 31
2.1.1.Từ, ngữ chỉ rau củ quả có cấu tạo là từ đơn 31
2.1.2 Từ, ngữ chỉ rau củ quả có cấu tạo là từ ghép 32
Trang 92.2 Đặc trưng định danh của từ, ngữ chỉ rau củ quả trong tiếng Việt 35
2.3 Đặc điểm cấu tạo từ, ngữ chỉ rau củ quả trong tiếng Anh 39
2.3.1 Từ, ngữ chỉ rau củ quả có cấu tạo là từ đơn trong tiếng Anh 39
2.3.2 Từ, ngữ chỉ rau củ quả có cấu tạo là từ ghép trong tiếng Anh 41
2.4 Đặc trưng định danh của từ, ngữ chỉ rau củ quả trong tiếng Anh 43
2.5 Nhận xét 44
Tiểu kết chương 2 50
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG THỨC CHUYỂN DỊCH TỪ, NGỮ CHỈ RAU CỦ QUẢ TRONG TIẾNG VIỆT SANG TIẾNG ANH 53
3.1 Khảo sát chuyển dịch về đặc trưng cấu trúc và đặc trưng định danh của từ, ngữ chỉ rau củ quả trong tiếng Việt sang tiếng Anh 53
3.1.1 Khảo sát chuyển dịch về đặc trưng cấu trúc 53
3.1.2 Khảo sát chuyển dịch về đặc trưng định danh 63
3.2 Khảo sát chuyển dịch từ, ngữ chỉ rau củ quả trong tiếng Việt sang tiếng Anh trên cứ liệu văn học (tiểu thuyết “Thời xa vắng” của nhà văn Lê Lựu và bản dịch tiếng Anh “A time far past” của nhóm tác giả Ngô Vĩnh Hải, Nguyễn Bá Chung, Kevin Bowen and David Hunt) 70
Tiểu kết chương 3 75
PHẦN KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
DANH SÁCH TƯ LIỆU VĂN HỌC 85
PHỤ LỤC 86
Trang 10PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Hiện nay, nhu cầu về kiến thức ngôn ngữ nói chung và ngoại ngữ nói riêng trong xã hội ngày càng lớn do sự mở rộng giao lưu văn hóa, kinh tế, xã hội của Việt Nam với nước ngoài, đặc biệt là từ khi Việt Nam trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế Trong bối cảnh đó, việc học tập, tìm hiểu ngôn ngữ, văn hóa của các dân tộc khác là nhu cầu tất yếu
Ở mỗi ngôn ngữ thường có những sự vật, khái niệm tồn tại chung và phổ biến cho mọi dân tộc, mọi quốc gia Tuy nhiên, cũng có những sự vật, khái niệm khác chỉ có ở dân tộc này, quốc gia này mà lại không có ở quốc gia khác, dân tộc khác Cách thức gọi tên, biểu đạt ý nghĩ, hình dung, tưởng tượng về cái tồn tại chung là không giống nhau
Trong mọi ngôn ngữ đều có những từ, ngữ chỉ rau củ quả, chúng lập thành một trường từ vựng, ngữ nghĩa riêng, gọi là trường rau củ quả Tính chất quan trọng của trường từ vựng – ngữ nghĩa này thể hiện ở chỗ đa số các tên gọi đều thuộc vốn từ vựng cơ bản của một ngôn ngữ, chúng là lớp từ thuần và có biến đổi Các từ thuộc lớp từ này đều rất phong phú và đa dạng về chủng loại và được sử dụng rộng rãi trong đời sống
Cũng như nhiều ngôn ngữ khác, từ, ngữ chỉ rau củ quả trong từ vựng của tiếng Việt vô cùng phong phú Chúng có tương ứng hoặc không có tương ứng với các ngôn ngữ khác Việc chuyển dịch từ vựng ra các ngôn ngữ, một mặt, giúp ta biết được những gì mà các ngôn ngữ khác có thể có, mặt khác, nó cũng cho ta biết được những gì mà ngôn ngữ khác không thể có Và việc chuyển dịch ra tiếng Anh là một cách để xác định các đặc điểm của từng ngôn ngữ và hiểu sâu sắc hơn những nét đặc thù của chúng Qua đó, con người hiểu ngôn ngữ của mình rõ hơn, đồng thời cũng giúp cho việc học ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Anh và tiếng Việt (với tư cách một ngoại ngữ)
Trang 11Đề tài mà chúng tôi lựa chọn không chỉ tập trung nghiên cứu đặc trưng của các từ, ngữ chỉ rau củ quả trong tiếng Việt, mà còn tìm hiểu cách liên hệ chuyển dịch các từ này sang tiếng Anh Kết quả khảo sát chuyển dịch này sẽ cung cấp chứng tích liên quan đến sự giống và khác nhau giữa hai ngôn ngữ cũng như văn hóa xã hội của hai đất nước Làm được điều này, chúng tôi hi vọng giúp ích cho việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài nói tiếng Anh và việc dạy tiếng Anh cho người Việt, cung cấp những cơ sở khoa học để từ đó người học có phương pháp hiệu quả hơn trong việc học tiếng và sử dụng tốt hơn văn hóa giao tiếp bằng ngôn từ, cũng như hiểu được một phần nào về đặc điểm văn hóa xã hội bộc lộ qua nhóm từ, ngữ này
2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi mà chúng tôi nghiên cứu là nhóm từ, ngữ chỉ rau
củ quả trong tiếng Việt và việc chuyển dịch sang tiếng Anh Phạm vi là các
từ, ngữ chỉ rau củ quả tiếng Việt và dịch tương ứng của chúng, thu thập từ một số cuốn từ điển, các bài báo, tạp chí
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn này là khảo sát, thống kê tương đối đầy đủ các từ, ngữ chỉ rau củ quả trong tiếng Việt, cụ thể là từ (từ đơn, từ ghép), là ngữ (ngữ định danh)
Thông qua các cuốn từ điển, điều tra thực tế và vốn hiểu biết ngôn ngữ của bản thân, chúng tôi lên danh sách tạm gọi là đầy đủ những từ, ngữ chỉ rau
củ quả Với các dữ liệu thu được, chúng tôi phân tích, thống kê và tổng hợp
để tìm ra kết quả chuyển dịch từ tiếng Việt ra tiếng Anh Trong đó, tiếng Việt
là ngôn ngữ nguồn và tiếng Anh là ngôn ngữ đích
Do đó, luận văn nhằm thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản sau:
Trang 12- Phân tích đặc điểm các từ, ngữ rau củ quả về cấu tạo (hình thức) và về đặc điểm định danh (nội dung), để từ đó thấy được đặc trưng của chúng trong tiếng Việt
- Chỉ ra các phương thức chuyển dịch của từ, ngữ rau củ quả trong tiếng Việt sang tiếng Anh
4 Tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Tư liệu nghiên cứu
Để tránh chủ quan và đảm bảo độ tin cậy nhất định, trước hết chúng tôi dựa vào các tài liệu tổng hợp, đó là các cuốn từ điển
Về tiếng Việt, chúng tôi tiến hành thu thập các tài liệu cụ thể là các từ,
ngữ chỉ rau củ quả trong tiếng Việt trên cơ sở dữ liệu từ các cuốn từ điển
Trong quá trình chọn lọc từ điển, chúng tôi lựa chọn cuốn Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh, bởi vì chúng tôi nhận thấy cuốn này là tiêu biểu hơn cả
Về tiếng Anh, chúng tôi tiến hành thu thập tài liệu chủ yếu từ các cuốn
từ điển sau:
English - English - Vietnamese, Vietnamese - English Dictionary, Từ
điển Anh - Anh - Việt, Việt - Anh 750.000 từ (2014) của Nxb Văn hóa-Thông tin
Vietnamese – English Dictionary, Từ điển Việt – Anh (2005) của Ban
biên soạn chuyên từ điển New Era, Nxb Văn hóa thông tin, gồm 250.000 mục
từ
Trong quá trình khảo sát, chúng tôi cũng sử dụng các tài liệu khác như: các bản dịch, các bài báo, tạp chí … được coi là các tài liệu thể hiện rõ nét nhất về các từ, ngữ chỉ rau củ quả và các nét nghĩa của các từ, ngữ này trong hoạt động hành chức của chúng
Trang 134.2 Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu
Để thực hiện những mục tiêu đã đề ra của luận văn, trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu
cơ bản sau:
- Thống kê định lượng: thông qua các nguồn tài liệu tin cậy, chúng tôi tiến hành điều tra, tập hợp và thống kê các ngữ liệu, tức là các từ,
ngữ chỉ rau củ quả trong tiếng Việt
- Phân tích, miêu tả cấu tạo và ngữ nghĩa của các từ, ngữ này Tức là phân tích cấu tạo từ, cấu tạo ngữ, phân tích các thành tố nghĩa, kể cả phân tích liên hợp giữa các đặc điểm cấu tạo và nội dung nghĩa với cách tư duy, diễn đạt của người Việt để chỉ ra các đặc trưng của từ,
ngữ chỉ rau củ quả trong tiếng Việt
- Phân tích thành tố cấu tạo: nói chung phương pháp phân tích thành
tố có thể được hiểu là phương pháp nghiên cứu về các đơn vị, được khởi thảo ra trong phạm vi cấu tạo, cấu trúc và có mục đích là phân giải cấu tạo, cấu trúc ra thành các thành phần cấu tạo nên đơn vị đó Quá trình ngược lại là sự tổ hợp các cấu tạo, cấu trúc (từ, ngữ) bằng thành tố cấu tạo nên từ, ngữ Ở cấp độ từ là hình vị, hình tiết; ở cấp
độ ngữ là các tổ hợp thành ngữ định danh (phân biệt với nghĩa biểu trưng và biểu tượng) Đây là phân tích thành tố cấu tạo Phân tích thành tố nghĩa có nội dung thành phần cấu tạo là nét nghĩa, nghĩa vị
để tạo nên nghĩa và hệ thống con nghĩa [24, tr.77]
- Đối chiếu chuyển dịch: luận văn tập trung đưa ra danh sách các từ, ngữ chỉ rau củ quả trong tiếng Việt và khảo sát các phương thức
chuyển dịch của các từ, ngữ này từ tiếng Việt sang tiếng Anh
Trang 14CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu
Tại Việt Nam, từ khoảng những năm 1980 tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu đối chiếu liên ngôn ngữ nhằm phục vụ mục đích giảng dạy, dịch thuật Những công trình đối chiếu liên ngôn ngữ tiếng Anh – tiếng Việt khá phong phú Trong dữ liệu tra cứu đề tài luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ ngành ngôn ngữ học tại ĐHQGHN và ĐHQGTPHCM, chúng tôi thấy có khá nhiều công trình nghiên cứu đối chiếu tiếng Anh và tiếng Việt Trong đó có một số công trình tiêu biểu như:
+ Các nghiên cứu đối chiếu Anh - Việt/ Việt – Anh
- Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt so sánh
với thành ngữ tiếng Anh (Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Bảo)
- Khảo sát đặc trưng từ, ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt
liên hệ chuyển dịch sang tiếng Anh (Luận văn thạc sĩ Phạm Thị Tuyết Thanh)
- Cấu tạo và ngữ nghĩa danh từ ghép tiếng Anh (so sánh với danh từ ghép
tiếng Việt) (Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Uyên Phương)
- Cấu trúc ngữ nghĩa của kết cấu gây khiến trong tiếng Việt (so sánh với
tiếng Anh) (Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thanh Bình)
+ Các nghiên cứu về từ, ngữ chỉ rau củ quả trong tiếng Việt
- Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
(Luận văn thạc sĩ của Lê Hồng Nhiên)
- “Vai trò của thực vật trong đời sống văn hóa Việt Nam và Đông Nam
Á” (Trần Ngọc Thêm)
Trang 15Những công trình nghiên cứu đối chiếu kể trên đã đóng góp không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả giảng dạy tiếng Anh cho người Việt và dạy tiếng Việt cho người Việt cũng như người nói tiếng Anh
Từ, ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt được các tác giả đi trước đề cập đến ở nhiều góc độ: ngôn ngữ, văn hóa, tri nhận hay đối chiếu liên ngôn Tuy nhiên, những nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch từ, ngữ chỉ rau củ quả trong tiếng Việt sang tiếng Anh còn khá khiêm tốn Bởi vậy, trong luận văn này chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát, nghiên cứu từng góc độ của nhóm từ này nhằm tìm ra sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ và đặc trưng chuyển dịch tiếng Việt – Anh
1.2 Khái quát chung về từ và cấu tạo từ, ngữ
Trong thực vật học, quả hoặc trái/ trái cây là một phần của những loại thực vật có hoa, chuyển hóa từ những mô riêng biệt của hoa, có thể có một hoặc nhiều bầu nhụy và trong một số trường hợp là mô phụ Quả là phương tiện để thực vật phân tán hạt của chúng Nhiều loại thực vật cho quả ăn được, được nhân giống do sự chuyển dịch của con người và các loài động vật theo mối quan hệ cộng sinh như là cách phân tán hạt giống và chất dinh dưỡng nói riêng
Còn rau là tên gọi chung của các loại thực vật có thể ăn được dưới dạng lá là
phổ biến tuy nhiên trong thực tế có nhiều loại ăn hoa, củ, quả và rễ cũng có thể gộp chung vào các loại rau
Theo tập quán ở Việt nam, thực vật được gọi là rau nghĩa là có thể nấu chín hoặc ăn sống (tươi) đều được cả Như giá đỗ, có thể xào, nấu canh, luộc
nhưng thường dùng ăn sống nhiều hơn Các loại rau gia vị cũng vậy Tóm lại,
rau là một loại thực vật có thể ăn được, vừa là thực phẩm, vừa là dược thảo,
Trang 16Theo ngôn ngữ chung, thì “quả” hay “trái cây” có nghĩa là một kết cấu
nhiều thịt của các loại thực vật, có vị chua hay ngọt và có thể ăn sống được,
như táo, cam, nho… Mặt khác, ý nghĩa của “quả” theo thực vật học bao gồm
nhiều loại kết cấu mà thường không được gọi là quả như các dạng quả đậu,
bắp ngô, hạt lúa mì… Trong cuốn Đại từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý,
“quả” được định nghĩa là bộ phận của cây do bầu nhụy hoa phát triển mà thành, bên trong chứa hạt; Còn “củ” được định nghĩa là phần thân hay rễ cây
phát triển phình và chứa chất dự trữ
Trong tiếng Việt, ở các phương ngữ “quả” còn bao gồm những vật có hình như các quả/trái cây (hình cầu tròn) có tên gọi như quả bóng, quả đấm, quả trứng, quả tim…những quả đó không phải là những quả thực vật Hay trường hợp ngoại lệ của “rau” là rau câu tuy mang “danh hiệu” rau nhưng
công dụng không phải là một loại rau theo nghĩa thông thường Do vậy, chúng sẽ không nằm trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này
1.2.1 Quan niệm về từ
Một số tác giả nước ngoài quan niệm rằng từ là đơn vị định danh độc
lập, như B.Golovin trong cuốn sách Dẫn luận ngôn ngữ học, ông đã viết: “Từ
là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ được vận dụng độc lập, tái hiện tự
do trong lời nói để xây dựng nên câu”, hay tác giả L.Bloomfield đã nhận xét
từ là một “hình thái tự do nhỏ nhất”, có nghĩa là từ là một hình thái nhỏ nhất
có thể xuất hiện độc lập được [Dẫn theo 6, tr.136-138]
Ở Việt Nam, có nhiều tác giả đã đưa ra quan điểm về từ như Nguyễn Thiện Giáp [9], Đỗ Hữu Châu [4], Nguyễn Tài Cẩn [1], …
Để giải quyết nhiệm vụ của luận văn, chúng tôi không bàn luận về quan niệm từ mà chỉ chọn một quan niệm để làm cơ sở cho việc xem xét, phân tích các đơn vị từ, ngữ tương ứng Quan niệm được lựa chọn cũng có điều kiện tương ứng nội dung trong hai ngôn ngữ Anh – Việt Vì vậy, để chọn một quan
Trang 17niệm làm cơ sở nghiên cứu cho luận văn, chúng tôi chấp nhận quan điểm của Nguyễn Tài Cẩn chia từ thành từ đơn (tiếng) và từ ghép Quan điểm của tác giả cho rằng: “từ là đơn vị nhỏ nhất có thể vận dụng độc lập ở trong câu” [1; tr.326] và “từ đơn (từ đơn tiết)” “có tổ chức tối đơn giản và cũng có giá trị về mặt ngữ pháp” [1; tr.38-39] Từ ghép là “kết hợp tiếng với tiếng chúng ta sẽ được những đơn vị cao hơn, gọi chung là tổ hợp … tổ hợp cố định thường được gọi là từ đa tiết hoặc từ ghép” Từ ghép gồm từ ghép nghĩa và từ láy âm
Về mặt cấu tạo, “từ đơn chỉ gồm một tiếng nên làm thành một đơn vị đơn giản Từ ghép, trái lại, là một đơn vị phức hợp, có tổ chức nội tại Từ ghép là một loại đơn vị có tổ chức cao hơn từ đơn một bậc” [1; tr.50-51] Quan điểm này đồng thời cũng phù hợp với quan điểm của tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến (2001) và khá gần gũi với một quan niệm trong Anh ngữ học tương ứng, tạo điều kiện cho việc phân tích đối chiếu chuyển dịch như mục đích mà luận văn đã chỉ rõ
1) Từ đơn là từ “gồm những tiếng vừa có nghĩa, vừa độc lập Đa số đều
nằm trong vốn từ cơ bản của tiếng Việt, đã có từ lâu đời: cha mẹ, tay, chân, cơm, nước, ăn, uống, nói, cười, dài, ngắn, và, nhưng, à, nhỉ v.v… những tiếng gốc Hán hay gốc Âu đã được Việt hóa cao độ (ví dụ: tim, gan, buồng, buồm, cồn, xăng, xăm, lốp) và những tiếng Hán Việt không
có một từ Việt đồng nghĩa cạnh tranh (ví dụ: tuyết, bút, cao, thấp, học, đáp) [1; tr.29-30]
2) Từ ghép “là một đơn vị phức hợp, có tổ chức nội tại: trong từ ghép bao giờ cũng có thể tìm ra ít nhất là hai tiếng được kết hợp với nhau theo một loại quan hệ này hay quan hệ nọ Từ ghép là loại đơn vị có tổ chức cao hơn tiếng, nói chung, và cao hơn từ đơn, nói riêng, một bậc” [1;
Trang 183) Từ láy âm là loại từ ghép trong đó, theo con mắt nhìn của người Việt hiện nay các thành tố trực tiếp được kết hợp lại với nhau chủ yếu là theo quan hệ ngữ âm
4) Từ ngẫu hợp là “kiểu từ ghép trong đó các thành tố trực tiếp được kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên, không dựa trên quan hệ ý nghĩa, cũng không dựa trên cơ sở quan hệ ngữ âm, có thể tạm gọi là từ ghép ngẫu hợp” [1; tr.139]
Đó là quan niệm về từ trong tiếng Việt Quan niệm về từ trong tiếng Anh cũng có những điểm tương đồng nhất định mà chúng tôi có thể dựa vào làm
cơ sở cho việc nghiên cứu của luận văn Theo Dale (1981) từ ghép được hiểu
là sự kết hợp của hai căn tố (word + word), ví dụ: blue + bird, butter + cup, suit + case … Bên cạnh đó, còn có các loại ghép nữa như từ meanwhile, futhermore cũng là những từ ghép, trong tiếng Anh gọi là compound words
Từ ghép gồm có từ ghép song song/ đẳng lập và từ ghép chính phụ Từ ghép chính phụ bao gồm từ ghép phái sinh với các tiền tố và hậu tố: thành phần phụ trước là tiền tố (prefixes) và thành phần phụ sau là hậu tố (suffixes)
Tiền tố, hậu tố và trung tố là yếu tố cấu tạo từ để tạo ra các từ phái sinh và
có ý nghĩa từ vựng bổ sung, không phải ý nghĩa thuần túy ngữ pháp Chỉ có những phụ tố biến đổi từ mới có ý nghĩa ngữ pháp thuần túy Phụ tố cấu tạo
từ là có ý nghĩa từ vựng Các phụ tố không hoạt động độc lập
Để làm căn cứ cho luận văn, chúng tôi chấp nhận quan điểm rằng ghép là một phương thức trong đó có ghép căn tố và phụ tố là ghép phái sinh và ghép căn tố với một căn tố vào gọi là từ ghép Từ ghép gồm từ ghép chính phụ và
từ ghép đẳng lập
1.2.2 Quan niệm về ngữ
Ngữ hay còn có cách gọi khác là cụm từ, tuy nhiên cách dùng tương đối phổ biến hiện nay là ngữ Ngữ là một tổ hợp cấu tạo gồm có các từ kết hợp
Trang 19với nhau mà thành Với cách hiểu chung như vậy, trong so sánh với cấu tạo từ thì từ được cấu tạo từ các từ tố (từ tố là yếu tố nhỏ hơn từ), còn ngữ có thành
tố cấu tạo là các từ, nên gọi là từ tổ hoặc ngữ Ngữ gồm ngữ cố định và ngữ tự
do, trong đó, ngữ tự do thuộc địa hạt ngữ pháp, nên phải là đối tượng quan
tâm của chúng tôi
Phạm vi chúng tôi quan tâm là ngữ cố định Đó là một tổ hợp cố định gồm có thành phần cấu tạo là từ, ngữ Trong nghiên cứu từ, ngữ chỉ rau của quả, ngữ được xem xét thuộc phạm vi ngữ định danh Chức năng của chúng dùng để gọi tên các sự vật, hiện tượng trong hệ thống từ, ngữ chỉ rau củ quả Khác với ngữ định danh, thành ngữ, quán ngữ - cũng thuộc lĩnh vực từ vựng, nhưng có nghĩa bóng, đa nghĩa, có tính biểu trưng, biểu tượng, thì không thuộc phạm vi khảo sát của luận văn này
Như vậy, phạm vi nghiên cứu về từ, ngữ chỉ rau củ quả của luận văn,
ngữ được hiểu là ngữ cố định định danh vì các ngữ này không có nghĩa hàm ý (thành ngữ), cũng không có chức năng đưa đẩy, rào đón (quán ngữ), mà dùng
để gọi tên các loại rau củ quả Trong luận văn dùng gọn là ngữ
1.3 Vấn đề định danh trong ngôn ngữ
1.3.1 Khái niệm về định danh
Khi nghiên cứu về ngôn ngữ học, người ta không thể không nói đến sự hình thành cách định danh trong hệ thống ngôn ngữ Vậy định danh là gì? Thuật ngữ này thường được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau Theo quan niệm của G.V.Consanski thì định danh là “sự cố định (hay gắn) cho một kí hiệu ngôn ngữ một khái niệm – biểu niệm (significat) phản ánh cái đặc trưng nhất định của một biểu vật (denotat) – các thuộc tính, phẩm chất và quan hệ của đối tượng và quá trình thuộc phạm vi vật chất và tinh thần, nhờ đó các
Trang 20Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia có một cách phân cắt và tri nhận thực tại khách quan khác nhau, cho nên trong cách định danh ở các ngôn ngữ cũng không giống nhau Thông thường, từ, ngữ có định danh hai bậc trở lên sẽ bao gồm một yếu tố chỉ loại (định danh bậc 1), và các yếu tố khu biệt (định danh bậc 2 trở lên) Trong đó, yếu tố chỉ loại có chức năng gọi tên, chỉ ra lớp sự vật, đối tượng cùng kiểu, cùng đặc điểm với nhau, còn yếu tố khu biệt sẽ làm
chức năng phân biệt đối tượng này với đối tượng khác Chẳng hạn, trong rau cải, rau là yếu tố định danh bậc 1 để chỉ loại (phân biệt với quả, hoặc củ ), cải là yếu tố định danh bậc 2 để khu biệt loại rau này với các loại rau khác
Quan hệ giữa yếu tố chỉ loại và yếu tố khu biệt là mối quan hệ giữa cái được hạn định và cái hạn định, cái được hạn định có tính khái quát, còn cái hạn định mang tính cụ thể, và chúng là khác nhau trong các ngôn ngữ Sự khác biệt này cũng thể hiện rõ nét ở trật tự của yếu tố được hạn định và yếu tố hạn định Trong tiếng Việt, yếu tố được hạn định chỉ loại bao giờ cũng đứng trước
các yếu tố hạn định, chẳng hạn như rau cải, rau cải thảo, rau cải thảo Đà Lạt đều có yếu tố được hạn định là rau đứng trước
Khi bàn về bản chất của quá trình định danh ngôn ngữ, tác giả Hoàng Lai (1970) đã trích dẫn ý kiến của viện sĩ hàn lâm khoa học Nga B A Serebrenikov về những nhân tố để tạo ra những đơn vị định danh Đó là:
Những tri thức lịch sử, xã hội, văn hóa cho phép nhận ra những đặc điểm của sự vật, hiện tượng, chức năng của chúng, cần thiết phải phân biệt chúng với những sự vật, hiện tượng khác bằng cách cho chúng những tên gọi riêng Đây chính là chức năng của yếu tố hạn định Con người giữ vai trò quan trọng vì chính con người là chủ thể sử dụng ngôn ngữ của cộng đồng để tạo ra các đơn
vị định danh mới, có cấu tạo dài ngắn khác nhau Số lượng các âm tiết tạo nên
từ, ngữ khác nhau tùy theo loại hình ngôn ngữ, theo kiểu tư duy của cộng đồng ngôn ngữ Như tiếng Việt, từ đơn phần nhiều là từ 1 âm tiết, nhưng tiếng
Trang 21Anh không như vậy, từ đơn có thể gồm nhiều âm tiết Chẳng hạn, rau là một
từ đơn 1 âm tiết trong tiếng Việt, tương ứng với tiếng Anh là vegetables gồm
4 âm tiết
Một nhân tố quan trọng khác ảnh hưởng tới số phận của các đơn vị định danh mới là đơn vị định danh đó được xã hội chấp nhận hay không Bởi cộng đồng xã hội là nhân tố quyết định trong việc tạo đơn vị định danh mới
Và một nhân tố không kém phần quan trọng trong quá trình định danh là đặc điểm cấu trúc ngôn ngữ hay nói rộng hơn là loại hình ngôn ngữ Do đó, trong các ngôn ngữ khác nhau, các phương thức định danh cũng khác nhau, định danh theo từ căn, định danh từ phái sinh, định danh từ tổ hợp từ, định danh gián tiếp trên cơ sở các ý nghĩa liên hệ của từ Theo đó thì từ được nghiên cứu
từ quan điểm của mối liên hệ sự vật của nó với thế giới khách quan ngoài ngôn ngữ
Còn bình diện ngữ nghĩa, nghiên cứu từ xem xét nội dung của các đơn
vị từ vựng từ quan điểm của mối liên hệ bên trong hệ thống, bên trong từ Việc nghiên cứu các đặc điểm của sự biểu hiện bằng các đơn vị ngôn ngữ trước hết gắn liền với việc nghiên cứu từ trong mối quan hệ của nó với đối tượng, sự vật xung quanh Theo tác giả Đỗ Hữu Châu (1983), chức năng định danh chỉ là một dạng của chức năng biểu vật Từ đã có chức năng định danh thì
có chức năng biểu vật Nhờ các tên gọi mà sự vật, hiện tượng thực tế khách quan tồn tại trong lí trí của chúng ta, phân biệt được với các sự vật, hiện tượng khác cùng loại và khác loại Vì các tên gọi làm cho tư duy trở nên rành mạch rõ ràng, cho nên một sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan chỉ thực sự trở thành một sự vật được nhận thức, một sự vật của tư duy khi nó đã có một tên gọi cụ thể trong ngôn ngữ
Trang 22đặc trưng nào đó là tiêu biểu, để nó chính là nó và để khu biệt nó với những đối tượng khác thì những đặc trưng ấy cũng có tên gọi trong ngôn ngữ Vấn
đề này có liên quan tới việc sử dụng đối tượng nào đó trong thực tiễn và phụ thuộc vào nhu cầu, mục đích của một cộng đồng ngôn ngữ nhất định Đó là lí
do mà mỗi dân tộc chọn đặc điểm để định danh theo cách riêng của mình, và cùng một đối tượng trong các ngôn ngữ khác nhau sẽ được gọi tên theo các cách khác nhau Cùng một đối tượng có thể được gọi tên trong các ngôn ngữ khác nhau phụ thuộc vào đối lập kiểu nào về lịch sử, dân tộc và xã hội làm cơ
sở cho sự định danh Quan điểm này hoàn toàn hợp lí, sự đối lập làm cơ sở cho sự định danh ấy phụ thuộc vào chủ thể định danh Việc tách các đặc trưng của các khách thể khi gọi tên chúng, hay ngược lại, gộp chúng lại thành một chủng loại dựa trên đặc điểm chung nào đó, cũng làm nên đặc trưng văn hóa – dân tộc của từ vựng trong một ngôn ngữ nhất định Chẳng hạn, trong tiếng
Việt, chủng loại táo được tách ra thành táo ta, tào tàu, táo Mĩ là dựa trên yếu
tố định danh nguồn gốc của sự vật, trong khi tiếng Anh gọi là sugar apple, water apple, hay star apple thì lại dựa trên định danh về đặc điểm của sự vật Hoặc trong tiếng Việt, cải, muống, dền, mùng tơi được tập hợp loại
thành chủng loại thực vật chung gọi là rau (rau cải, rau muống, rau dền, rau
mùng tơi ), trong khi ở tiếng Anh, những loại thực vật này lại tồn tại với
những tên gọi riêng, không thể hiện bất kì “tính chủng loại” nào theo kiểu
“cabbage vegetables” (rau bắp cải) Chính việc chọn đặc trưng làm cơ sở cho
tên gọi đối tượng đã quy định hình thái bên trong của từ, thành từ đơn, hay từ ghép, hay ngữ Đó là đặc trưng định danh được biểu thị bằng từ và tham gia với tư cách là một thành tố đặc biệt vào thành phần ý nghĩa từ vựng của từ
Như vậy có thể nói, việc tìm hiểu một lớp từ nào đó trong vốn từ vựng của mỗi dân tộc sẽ giúp chúng ta hiểu biết thêm về cách tư duy, cách lựa chọn đặc điểm để mỗi sự vật “có tên”, và cả tư duy văn hóa của dân tộc đó
Trang 231.3.2 Các phương thức định danh trong ngôn ngữ
Trong bài nghiên cứu của mình, Vũ Thế Thạch (1996) có chỉ ra rằng: khi định danh một khái niệm mới, chủ thể có thể sử dụng một trong ba cách sau: Sử dụng một đơn vị từ vựng đã có sẵn trong ngôn ngữ và chuyển nghĩa
nó Tên gọi được tạo ra bằng cách này chính là đơn vị định danh thứ sinh Tạo
ra một đơn vị hoàn toàn mới Đó là đơn vị định danh nguyên sinh, vay mượn
- Định danh trên cơ sở nghĩa liên hệ của từ
Việc xác định các dạng định danh trong tiếng Việt liên quan tới việc xác định đặc điểm cấu tạo của nó Trong tiếng Việt có một số lượng lớn từ một âm tiết Đó là những đơn vị định danh cơ bản, định danh gốc, định danh tạo từ và định danh tổ hợp từ
Nhìn chung mỗi dân tộc, mỗi loại hình ngôn ngữ khác nhau có những lựa chọn khác nhau để định danh Theo Nguyễn Đức Tồn (2003), mỗi tên gọi một sự vật hiện tượng đều có lý do – đó là lý do chủ quan hoặc khách quan
Tư duy, văn hóa của dân tộc có ảnh hưởng lớn tới việc định danh, việc lựa chọn các yếu tố, tính chất nào đó của sự vật để định danh So sánh tiếng Anh
và tiếng Việt, tiếng Anh thuộc loại hình ngôn ngữ biến hình, từ được cấu tạo bởi căn tố (yếu tố gốc) và phụ tố, trong khi tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập (từ ngữ được cấu tạo chủ yếu là ghép các thành tố) Đặc trưng văn hóa dân tộc bộc lộ rõ ràng ở phạm trù hóa hiện thực và bức tranh ngôn
Trang 24loại hình ngôn ngữ khác nhau, cách thức định danh khác nhau, một phần nữa
là do văn hóa khác biệt – một phương Đông (thâm trầm, kín đáo), một phương Tây (cởi mở, phóng khoáng) Do vậy, trong quá trình chuyển dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia, hầu như không có tương đương hoàn toàn
Chẳng hạn, định danh món ăn thường chỉ ra đặc trưng về cách chế biến,
mùi vị và phương thức làm nên món ăn như bánh rán, tôm chiên, đậu phụ sốt
cà chua…, nhóm từ nghề nghiệp thường chỉ ra công cụ sản xuất, nguyên liệu,
vật liệu nghề nghiệp…Còn nhóm từ, ngữ chỉ rau củ quả lại có đặc trưng khác,
dựa theo hình dáng, tính chất và màu sắc để gọi tên như xoài voi, dưa bở, dưa vàng, mướp đắng, cà tím, cà chua Điều này làm nên sự khác biệt trong
cách định danh của từng nhóm từ khác nhau Thậm chí, ngay ở một ngôn ngữ, cùng một sự vật mà mỗi địa phương lại có cách định danh khác nhau như
trường hợp “dưa chuột” (định danh theo hình dáng), và “dưa leo” (định danh
theo cách thức sinh trưởng) Chính vì vậy mà phương thức định danh trong ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trong trong việc tìm hiểu đặc trưng của một nhóm từ vựng nói chung, nhóm từ, ngữ chỉ rau củ quả nói riêng
1.4 Nghiên cứu đối chiếu từ vựng
Vào những năm 80 của thế kỉ trước, lĩnh vực nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ ở bình diện từ vựng được chú ý nhiều hơn Đối tượng của việc phân tích đối chiếu về từ vựng là những điểm giống và khác nhau của thành phần
từ vựng và quan hệ từ vựng trong các ngôn ngữ đối chiếu Dĩ nhiên, khó có thể nghiên cứu đối chiếu toàn bộ hệ thống từ vựng của hai ngôn ngữ, vì ai cũng biết đó là một hệ thống mở, có số lượng yếu tố cực kì lớn
Chính R Lado (1957) cũng đã nhận thấy “khối từ vựng đầy đủ của bất kì ngôn ngữ phát triển nào cũng đều vô cùng lớn và đòi hỏi phải nghiên cứu cả đời để so sánh từng mục từ một với khối từ vựng đầy đủ của một
ngôn ngữ khác” Vì vậy, trong Linguistics across Cultures, phần đối chiếu
Trang 25về hệ thống từ vựng của hai ngôn ngữ, ông giới hạn phạm vi đối chiếu ở khối từ vựng hạn chế, bao gồm: các từ “chức năng” (thực hiện các chức
năng ngữ pháp như do (trợ động từ), các từ thay thế (các đại từ như he, she, they, …), các từ bị quy định nghiêm ngặt về phân bố (như some, any ) và
những từ chỉ sự vật, hành động, quá trình, phẩm chất… được lựa chọn tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu cụ thể [12, tr.194]
R Lado xác định 3 cấp độ đối chiếu từ: hình thức, ý nghĩa và sự phân
bố Ông hiểu phân bố không chỉ là những chu cảnh có thể có của từ, mà còn gồm cả ngữ cảnh hay tình huống mà từ được sử dụng R Lado cũng lưu ý các khả năng có thể có trong quá trình nghiên cứu đối chiếu từ vựng của hai ngôn ngữ:
- Giống nhau về hình thức và ý nghĩa, chẳng hạn như các từ hotel
“khách sạn”, capital “thủ đô”, calendar “lịch” và hàng ngàn từ khác trong
tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha Đó thường là những từ vay mượn hoặc có quan hệ cội nguồn, vì vậy nếu đối chiếu tiếng Anh và nhiều ngôn ngữ Châu
Âu khác thì sẽ gặp nhóm từ này nhiều hơn hẳn khi đối chiếu tiếng Anh với tiếng Việt hay tiếng Hán
- Giống nhau về hình thức nhưng khác nhau về ý nghĩa Có thể phân biệt hai loại khác nhau: khác nhau một phần và khác nhau hoàn toàn Về loại
thứ nhất, chẳng hạn như tiếng Nhật mượn từ milk “sữa” từ tiếng Anh, tuy hình
thức giống nhau, nhưng ý nghĩa chỉ giống nhau một phần: từ trong tiếng Nhật
không có kiểu tổ hợp như fresh milk trong tiếng Anh Về loại thứ hai, chẳng hạn như từ asistir tiếng Tây Ban Nha và assist tiếng Anh, có hình thức giống nhau, nhưng nghĩa khác nhau hoàn toàn: asistir có nghĩa là “tham gia” còn assist có nghĩa là “giúp đỡ”
- Giống nhau về ý nghĩa nhưng khác nhau về hình thức Đây là trường
Trang 26trường hợp hai từ trong hai ngôn ngữ mà giống nhau ở tất cả các nghĩa vị và nét nghĩa là rất hiếm
- Khác nhau về hình thức và ý nghĩa như first floor trong tiếng Anh (Mĩ) (tầng trệt) và primer piso (lầu 1, primer có nghĩa là “tầng đầu tiên ở trên
tầng trệt”) Tương tự như vậy, trong tiếng Việt, tầng được hiểu khác nhau
trong phương ngữ Bắc và phương ngữ Nam Trong phương ngữ Bắc, tầng 1 tương ứng với tầng trệt trong phương ngữ Nam, cái mà người Bắc gọi là tầng
2, người Nam gọi là lầu 1 Thật ra, trong trường hợp này, có lẽ R Lado không
nói đến tất cả những trường hợp các từ khác nhau về hình thức và ý nghĩa, vì điều đó không có ý nghĩa gì, mà chỉ có ý đề cập đến những trường hợp tuy khác nhau nhưng dễ gây nhầm lẫn
- Khác nhau về kiểu cấu tạo, liên quan đến cấu trúc hình thái học của từ
- Giống nhau về nghĩa gốc, nghĩa cơ sở, nhưng khác nhau về nghĩa
phái sinh, nghĩa liên tưởng, chẳng hạn như mèo trong tiếng Việt có nghĩa phái sinh là “nhân tình”, còn cat trong tiếng Anh có nghĩa phái sinh là
“người đàn bà tinh ranh”
- Giống nhau về ý nghĩa, nhưng có những giới hạn về địa lí, chẳng hạn
petrol “xăng” của tiếng Anh (Anh) và gasoline “xăng” của tiếng Anh (Mĩ)
Hiện nay các nhà nghiên cứu chủ yếu tiếp cận theo hướng đối chiếu từ vựng trong các ngôn ngữ khác nhau Đây là hướng nghiên cứu chiếm vị trí quan trọng trong lĩnh vực đối chiếu về từ vựng, đến mức đôi khi nó được đồng nhất với đối chiếu từ vựng nói chung (Krzeszowski 1990) Trường từ vựng, còn được gọi là trường ngữ nghĩa, là một nhóm từ ngữ có cùng chung một phần nghĩa nào đó Các trường từ vựng phổ biến nhất thường được chọn
để nghiên cứu như: từ chỉ sự chuyển động, từ chỉ phương tiện đi lại, từ chỉ quan hệ thân tộc, từ chỉ màu sắc, từ chỉ bộ phận cơ thể của người, từ chỉ động vật, từ chỉ thực vật… (Khanegrefs 1980)
Trang 27Theo cách tiếp cận đối chiếu trường từ vựng, người ta thường đối chiếu danh sách các đơn vị từ vựng thuộc một trường nhất định, cấu trúc nghĩa của trường đó và của từng đơn vị cũng như tần số sử dụng, đặc điểm kết hợp và tu
từ của những đơn vị từ vựng…
Xét ở cấp độ từ vựng, nếu cho rằng các ngôn ngữ của nhân loại đều giống nhau hoàn toàn về ý nghĩa, chỉ khác nhau về hình thức biểu hiện thì không thỏa đáng, vì “ngôn ngữ không hiện ra như một tập hợp những dấu hiệu đã được phân định sẵn mà ta chỉ cần nghiên cứu ý nghĩa và cách kết hợp” Xét trong bản thân nó, tư duy cũng tựa hồ như một đám tinh vân, trong
đó không có gì được phân giới một cách tất nhiên Không làm gì có những ý niệm được xác lập từ trước, và không có gì tách biệt, trước khi hai ngôn ngữ xuất hiện” (Saussure 2005) Như vậy, các ngôn ngữ của nhân loại không chỉ khác nhau về sự lựa chọn âm thanh để biểu đạt các ý niệm mà còn khác nhau
ở chính cách thức vạch ra những đường phân giới trong cái “đám tinh vân” là
tư duy để hình thành nên những ý niệm khác nhau [12, tr.198]
Các ý nghĩa thay đổi tùy thuộc vào nền văn hóa Một số ý nghĩa được tìm thấy trong nền văn hóa này có thể không tồn tại trong nền văn hóa khác Theo A Suprun (1988), ngay các ngôn ngữ thuộc cùng một khu vực văn hóa như các ngôn ngữ châu Âu cũng có 5 – 10 % vốn từ không có tương đương trong ngôn ngữ khác Khi đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc cùng một trường từ vựng nào đó trong hai ngôn ngữ, có thể thấy sự khác biệt đáng kể
Sự khác biệt đó trước hết thể hiện ở chỗ một sự phân biệt ý niệm có trong ngôn ngữ này mà không có trong ngôn ngữ khác, từ đó có sự khác biệt về số lượng các đơn vị thuộc trường từ vựng được xem xét Ngoài việc đối chiếu số lượng các đơn vị từ vựng thuộc một trường nghĩa nào đó, có thể đối chiếu cấu
Trang 28Những khái niệm được biểu thị trong các đơn vị từ vựng của các ngôn ngữ khác nhau không phải được cho sẵn, mà do cách tri giác của người bản ngữ quy định Vì vậy, các đơn vị từ vựng của các ngôn ngữ không chỉ khác nhau trong cách dùng hình thức ngữ âm để biểu thị, mà còn khác nhau ở cách cấu trúc hóa thế giới thể hiện qua hệ thống các khái niệm tương ứng với các chủng loại sự vật được đặt tên Từ đó có sự khác biệt trong cấu trúc ngữ nghĩa của hệ thống từ vựng của các ngôn ngữ Cùng một ý nghĩa nhưng trong ngôn ngữ này là ý nghĩa từ vựng, còn trong ngôn ngữ khác có thể là ý nghĩa ngữ pháp Sự khác biệt về số lượng và cấu trúc nghĩa của các đơn vị từ vựng sẽ kéo theo sự khác biệt về khả năng kết hợp của chúng Khi định danh (gọi tên) các sự vật, hiện tượng, hoạt động, các ngôn ngữ khác nhau dựa vào những đặc trưng khác nhau Thông qua đối chiếu có thể thấy rõ điều đó Các đơn vị từ vựng không chỉ được đối chiếu về mặt nghĩa mà còn có thể được đối chiếu về đặc điểm cấu tạo hay đặc điểm phân bố trong văn bản
1.5 Sơ lƣợc về dịch thuật
Dịch thuật là hoạt động ở những mức độ nhất định có sự ứng dụng lí thuyết ngôn ngữ học so sánh đối chiếu, đặc biệt với nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch từ, ngữ chỉ rau củ quả trong tiếng Việt sang tiếng Anh thì việc cần sự chính xác cao khi đối chiếu ở các đơn vị từ và ngữ là hết sức cần thiết Trong phần này, chúng tôi sẽ nói đến sự cần thiết phải có dịch thuật và vấn đề tương đương trong dịch thuật cũng như cách chuyển dịch từ ngữ (định danh)
1.5.1 Sự cần thiết phải có dịch thuật
Dịch thuật gắn với cuộc sống con người từ xa xưa do sự đa dạng của ngôn ngữ Dịch thuật giúp gắn kết giao tiếp các cộng đồng con người có tiếng nói khác nhau Đi cùng với sự phát triển xã hội hiện đại cũng như nhu cầu tiếp xúc, giao lưu và học ngoại ngữ ngày càng gia tắng giữa các dân tộc, nhu cầu
về dịch thuật càng lớn Đúng như Nguyễn Hồng Cổn đã viết dịch thuật không
Trang 29chỉ “xuất hiện trong xã hội trước hết như một hoạt động ngôn từ nhằm khắc phục sự bất đồng ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp giữa người và người” mà còn “đáp ứng nhu cầu bảo tồn, truyền bá hoặc tiếp nhận tri thức văn hóa và khoa học của các dân tộc và các cộng đồng” [7] Cùng quan điểm với Nguyễn Hồng Cổn về tầm quan trọng của dịch thuật với sự phát triển của xã hội loài người do tác động của nó vào sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, Delisle và Woodsmoth (1995) đã chỉ ra tầm quan trọng của dịch thuật: “Người dịch đã lập ra chữ cái, giúp xây dựng ngôn ngữ và các từ điển Họ đóng góp vào việc hình thành các nền văn hóa và nhân tố chủ chốt của các thời điểm lớn của lịch
sử, biên dịch và phiên dịch viên đã đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của xã hội và sự hình thành lịch sử tri thức” [32]
Hồ Đắc Túc (2012) cũng khẳng định rằng trong quá trình hiện đại hóa của Việt Nam, nhu cầu tiếp thu nhanh và hữu hiệu tri thức nhân loại, công nghệ hiện đại và chuẩn bị cho việc sáng tạo công nghệ và thẩm thấu các nền văn hóa cũng như khoa học trên thế giới lại càng cần thiết Việc tiếp thu và lĩnh hội các kiến thức này đòi hỏi phải có các dịch phẩm trong các lĩnh vực
Đáp ứng nhu cầu phát triển đó, thị trường dịch thuật cũng không ngừng thay đổi trong các lĩnh vực đời sống và khoa học chuyên ngành, càng khẳng định được vị trí quan trọng của dịch thuật trong hoạt động giao tiếp, trao đổi văn hóa giữa các nước
Tóm lại, dịch thuật có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người, giúp cho quá trình giao lưu giữa các cộng đồng, đáp ứng như cầu bảo tồn, truyền bá hoặc tiếp nhận tri thức văn hóa và khoa học của các dân tộc và các cộng đồng, đóng góp vào việc hình thành các nền văn hóa dân tộc, truyền
bá kiến thức và tôn giáo, góp phần vào sự phát triển của xã hội và sự hình
Trang 30Cùng với hoạt động dịch thuật, tương đương dịch thuật với tư cách là mối quan hệ tương đương giữa văn bản nguồn và văn bản đích đã được các dịch giả cũng như các nhà nghiên cứu quan tâm từ lâu với nhiều ý kiến khác nhau Một số người hoàn toàn phủ nhận khả năng chuyển dịch tương đương một văn bản từ ngữ này sang ngữ khác Một số khác thừa nhận khả năng chuyển dịch tương đương nhưng lại thần bí hóa quá trình dịch thuật, phủ nhận tính khách quan của tương đương dịch thuật Trong luận văn này, chúng tôi tiếp thu quan điểm của Nguyễn Hồng Cổn: “Tương đương dịch thuật là sự trùng hợp hay tương ứng trên một hoặc nhiều bình diện (ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng) giữa các đơn vị dịch thuật của văn bản nguồn và văn bản đích với tư cách vừa là sản phẩm vừa là phương tiện của dịch thuật như một quá trình giao tiếp” [7, tr.51] Điều đó có nghĩa là tương đương dịch thuật
có một thuộc tính khách quan, có mối quan hệ giữa văn bản nguồn và văn bản đích Mức độ tương đương đơn vị văn bản nguồn và văn bản địch biến đổi theo số lượng và tính chất của các bình diện tương đương được dịch Thêm vào đó, người dịch phải chịu ảnh hưởng và sự chi phối của các nhân tố như loại hình văn bản, nội dung thông tin trong văn bản nguồn, mục đích giao tiếp, yếu tố văn hóa của đối tượng tiếp nhận văn bản khi thực hiện thao tác tìm tương đương trong dịch thuật Từ quan niệm trên, tác giả đưa ra bốn bình diện tương đương dịch thuật: tương đương ngữ âm, tương đương ngữ pháp, tương đương ngữ nghĩa và tương đương ngữ dụng
-Tương đương ngữ âm: Thuộc về tương đương này là những tương
đương về hình thức như âm vị, ở cấp độ từ Thường thể hiện ở các từ vay
mượn, hoặc phiên âm như “café” – “cà phê” …
-Tương đương ngữ pháp: Ở cấp độ câu sự tương đương âm vị ít xảy
ra và thường đi liền với tương đương ngữ pháp Tương đương ngữ pháp là tương đương về các phương diện phạm trù từ loại của các từ, trật tự từ, cấu
Trang 31trúc cú pháp và kiểu câu như We have already signed the contract – Chúng tôi đã kí hợp đồng
- Tương đương ngữ nghĩa: Tương đương ngữ nghĩa là khả năng tương
đương giữa các đơn vị dịch của văn bản nguồn và văn bản đích về nghĩa sở biểu và nghĩa sở chỉ ở cấp độ từ; nghĩa mô tả hoặc nghĩa mệnh đề ở cấp độ câu Vì có hiện tượng đa nghĩa nên ngữ nghĩa của từ có tương đương ngữ nghĩa khác nhau trong từng ngữ cảnh, ví dụ “effect” là “ảnh hưởng” nhưng
“special effects” trong điện nhr được dịch là “kĩ xảo điện ảnh” và “butterfly effect” dịch là “hiệu ứng cánh bướm”
- Tương đương ngữ dụng: Tương đương về mục đích thông báo, về
giá trị thông báo hay tiêu điểm thông tin, về nghĩa tình thái hay giá trị biểu cảm là các khả năng tương đương trong tương đương ngữ dụng
* Xét theo sự có mặt và vắng mặt của bốn bình diện tương đương
cơ bản nêu trên, ông phân chia các tương đương dịch thuật thành hai nhóm
lớn với các kiểu tương đương sau:
- Các tương đương hoàn toàn: bao gồm hai kiểu tương đương sau:
+ Tương đương hoàn toàn tuyệt đối: là các tương đương dịch thuật
tương ứng với nhau trên cả bốn bình diện ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng Ở cấp độ từ, đó là việc dịch bằng cách dùng lại các từ ngữ mà ngữ đích vay mượn trực tiếp từ ngữ nguồn bằng các phiên âm hay để nguyên dạng Ở cấp độ câu, kiểu tương đương tuyệt đối chỉ xảy ra khi các ngôn ngữ
có quan hệ họ hàng rất gần gũi hoặc có tiếp xúc, vay mượn từ lâu đời
+ Tương đương hoàn toàn tương đối: là các tương đương dịch thuật
giống nhau trên ba bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng Ở cấp độ từ,
đó là các tương đương đồng nghĩa ngữ cảnh và phi ngữ cảnh Ở cấp độ câu,
Trang 32trọng nhất như phạm trù từ loại của từ, trật tự từ, cấu trúc cú pháp, kiểu câu,
có thể thấy các tương đương dịch thuật này cũng khá phổ biến
- Các tương đương bộ phận: là các tương đương dịch thuật chỉ tương
ứng với nhau trên một hoặc hai bình diện Chúng bao gồm các kiểu sau:
+ Tương đương ngữ pháp – ngữ nghĩa: đây là kiểu tương đương dịch
thuật mà do sự khác biệt tinh tế giữa hai ngôn ngữ mà người dịch không thể chuyển tải được hết các thông tin dụng học khác nhau của các đơn vị dịch
+ Tương đương ngữ pháp – ngữ dụng: là kiểu tương đương trong đó
các đơn vị dịch của văn bản nguồn và văn bản đích chỉ tương đương nhau về ngữ pháp và ngữ dụng nhưng không tương đương về nghĩa
+ Tương đương ngữ nghĩa – ngữ dụng: đây là kiểu tương đương phổ
biến nhất Ở kiểu tương đương này đơn vị gốc và đơn vị đối dịch có nghĩa biểu hiện và nghĩa ngữ dụng (đích ngôn trung, giá trị thông báo…) tương ứng với nhau nhưng giữa chúng có những khác biệt nhất định về mặt ngữ pháp
+ Tương đương thuần ngữ dụng: Đây là kiểu tương đương tự do nhất,
trong đó các khía cạnh tương đương khác nhau về thông tin ngữ dụng (đặc biệt là đích ngôn trung, giá trị thông báo) hầu như độc lập với tương đương ngữ pháp và ngữ nghĩa, và nếu chúng ta cố liên kết chúng khi dịch, câu đối dịch sẽ trở nên vô nghĩa giống như dịch từng từ Vì vậy, ở đây tương đương ngữ dụng là ưu tiên dịch duy nhất Kiểu tương đương này thường gặp khi dịch các câu có tính nghi thức hoặc tính thành ngữ cao [7, tr.53-55]
Theo tổng hợp về các loại hình tương đương của nhà nghiên cứu Lê Hùng Tiến (2008), có 4 cách phân loại tương đương dịch thuật:
1) Tương đương hình thức (form-based equivalence): tương đương ở
cấp độ từ, cấp độ câu và cấp độ văn bản (Baker)
2) Tương đương ngữ nghĩa (meaning-based equivalence): tương
đương biểu vật, biểu thái, dụng học và hình thức (Koller)
Trang 333) Tương đương chức năng (function-based equivalence): tương
đương động và tương đương hình thức (Nida)
4) Tương đương dựa trên số lượng các phần tương đương based equivalence): có tương đương một với một như “auction” –
(quantity-“đấu giá”, “embargo” – “cấm vận”; có tương đương một đối chiếu với nhiều hơn một như “interest” – “thích thú, quan tâm, tiền lãi”,
“bank” – “bờ, mép, ngân hàng”; tương đương một với một bộ phận nhỏ hơn một
Vậy khi nghiên cứu về dịch thuật, người ta đưa ra các cấp độ tương đương Đó là tương đương ở cấp độ từ, tương đương ở cấp độ câu, tương đương vượt khỏi cấp độ câu, hoặc bỏ qua quan điểm tương đương, hoặc vượt khỏi tương đương về nghĩa hoặc tương đương trong mô hình dịch thuật động Tương đương có thể là tương đương về nghĩa, có thể tương đương hoàn toàn hoặc tương đương một phần trong các văn bản dịch Tương đương có thể là tương đương về ngữ cảnh, về ngữ nghĩa, ngữ pháp, từ vựng … Tương đương
có thể là tương đương từ đối với từ, ngữ đối với ngữ, câu đối với câu Dù đưa
ra các cấp độ tương đương nhưng đó chỉ là tương đương tương đối, còn tương đương tuyệt đối trong dịch thuật được xem là không thể có
Nói tóm lại, tương đương là vấn đề trung tâm trong lí thuyết dịch thuật Đối với nội dung nghiên cứu của luận văn, chúng tôi sử dụng lí thuyết dịch và
tương đương dịch thuật và chúng tôi áp dụng tương đương hình thức/ tương đương khuôn mẫu (formal equivalence) để khảo sát việc dịch từ, ngữ chỉ rau
củ quả trong tiếng Việt sang tiếng Anh Nghĩa là tập trung so sánh, đối chiếu hình thức và nội dung của ngôn ngữ đích (tiếng Anh) tương xứng với ngôn ngữ nguồn (tiếng Việt) Cụ thể là hình thức và nội dung của từ, ngữ chỉ rau củ
Trang 34đương từ vựng: nghĩa là biểu đạt chính xác khái niệm, tên gọi của từ, ngữ chỉ rau củ quả
1.5.3 Chuyển dịch từ, ngữ (định danh)
Là một quá trình của hoạt động ngôn ngữ, dịch từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích rất cần thống nhất nội dung và hình thức giữa hai ngôn ngữ nguồn và đích, tức là phải thiết lập sự tương đương ở nhiều cấp độ khác nhau:
từ vựng, ngữ pháp, phong cách, nhằm đảm bảo văn bản đích gần nhất với băn bản nguồn Thực tế là một sự tương đương hoàn toàn gần như là không thể có được, nhất là khi hai ngôn ngữ không cùng loại hình như tiếng Việt và tiếng Anh Tuy nhiên, tương đương dịch thuật vẫn cần hướng tới đảm bảo sự tương ứng Chuyển dịch từ, ngữ cũng không ngoài qui tắc này Chẳng hạn, từ, ngữ chỉ rau củ quả tiếng Việt khi chuyển dịch sang tiếng Anh hầu hết vẫn có tương ứng từ với từ, ngữ với ngữ Về nghĩa, tương đương dịch, theo Nguyễn Hồng Cổn, phải là “sự trùng hợp, hay tương ứng trên một hay nhiều bình diện ” chứ không phải là sự giải thích, định nghĩa, tuy rằng việc chuyển dịch những tên gọi sự vật, hiện tượng vốn không tồn tại trong ngôn ngữ đích thực
sự là rất khó khăn (như phần khảo sát cụ thể của chúng tôi ở các chương sau)
Chuyển dịch từ, ngữ từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, như Newmark, J.P.Vinay&J.Darbelnet, Nguyễn Hồng Cổn (dẫn theo Khổng Minh Hoàng Việt) Theo các nhà nghiên cứu này, dịch thường được tiến hành theo những phương pháp chủ yếu sau
Dịch nguyên văn, tức là dịch từ đối từ, cấu trúc cú pháp của ngôn ngữ
nguồn thay thế bằng cấu trúc của ngôn ngữ đích Cách dịch này áp dụng cho trường hợp có tương đương giữa ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích, và ở những trường hợp câu có cấu trúc cú pháp đơn giản Chẳng hạn trường hợp
chuối, cam, chanh của tiếng Việt dịch sang tiếng Anh là banana, orange,
Trang 35lemon Hoặc câu “Anh cũng mua sẵn bánh đậu xanh, chuối, trứng luộc, bánh chưng” (Thời xa vắng) được dịch gần như nguyên văn thành “He also stocked up on green pea cake, bananas, hard boiled eggs and soft rice cake”
(bản dịch tiếng Anh)
Phiên âm (chuyển tự), là dùng hệ thống chữ cái của ngôn ngữ đích để
ghi cách phát âm của ngôn ngữ nguồn Kiểu dịch này chỉ áp dụng cho bậc từ, ngữ, và thường là trường hợp phiên âm từ, ngữ tiếng nước ngoài khi vay
mượn vào tiếng Việt, chẳng hạn như bánh ga-tô, (chơi) gôn là phiên âm từ gâteau của tiếng Pháp, golf của tiếng Anh
Chuyển tự thì áp dụng trong trường hợp ngôn ngữ đích có hệ thống văn
tự khác ngoài Latin (thường là những ngôn ngữ như Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Thái Lan)
Dịch vay mượn nguyên dạng là khi từ, ngữ của ngôn ngữ nguồn được
đưa thẳng sang ngôn ngữ đích Phương pháp này có ưu điểm là giữ nguyên
được nghĩa chính xác của từ, ngữ Chẳng hạn trường hợp “phở, áo dài” của tiếng Việt, phiên âm sang tiếng Anh chỉ bỏ dấu thanh điệu thành “pho, ao dai”
Ngoài ra còn có dịch tương đương và dịch thoát như là 2 cách dịch đối
lập nhau Chẳng hạn, để dịch thành ngữ tiếng Nga “mặt vàng như chanh” thì tiếng Việt phải tương đương với “mặt vàng như nghệ”, tức là chanh đã được thay bằng nghệ thì mới phù hợp với sự so sánh của người Việt Còn dịch thoát chẳng hạn như câu “Một bát rau muống hoặc rau cải xào hoặc luộc chấm tương” trong tiểu thuyết “Thời xa vắng” được dịch thoát là “A pot of corn pudding and a bowl of boiled bindweed or stir-fry spinach to eat with salted soybean was enough to make any family enthusiastic”
Trang 36đó, tư duy tộc người, văn hóa của tộc người có ảnh hưởng nhiều đến việc lựa chọn các yếu tố, tính chất của sự vật để định danh
Những nghiên cứu về đối chiếu từ vựng và sơ lược về dịch thuật Ở mỗi vấn đề, chúng tôi đã cố gắng đưa ra một bức tranh khái quát nhất cũng như cố gắng xác lập một cách hiểu mà theo chúng tôi là phù hợp nhất với nghiên cứu
Định hướng của sự vận dụng vào phân tích ngữ liệu tiếng Việt chúng tôi sẽ tiến hành hai bình diện chính là cấu tạo và ngữ nghĩa của các từ, ngữ chỉ rau củ quả trong tiếng Việt (có khảo sát chuyển dịch sang tiếng Anh) Cơ sở lí thuyết về cấu tạo từ và ngữ chúng tôi đã chọn cách hiểu truyền thống, phổ biến của các nhà Việt ngữ học nhằm khai thác ngữ liệu từ điển đã có kết hợp với những kiến giải có tính đổi mới gần đây Sau cùng là sơ lược về dịch thuật: sự cần thiết phải có dịch thuật, tương đương trong dịch thuật và chuyển dịch từ, ngữ (định danh) để tìm ra điểm giống và khác nhau giữa hai ngôn ngữ trong nhóm từ này
Có thể khẳng định, với mục tiêu bước đầu tìm hiểu về từ, ngữ chỉ rau
củ quả trong tiếng Việt thì việc nắm vững và vận dụng hiệu quả các vấn đề lí thuyết nêu trên với tư cách là công cụ nghiên cứu là một việc làm hết sức quan trọng Một mặt, nó cho phép chúng ta có điều kiện kiểm chứng lại
Trang 37những lí thuyết trên Mặt khác, cách thức chuyển dịch của nhóm từ này sang tiếng Anh sẽ góp phần hoàn thiện, bổ sung những luận điểm mới cho các lí thuyết đang tồn tại
Trang 38CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ ĐẶC TRƯNG ĐỊNH DANH CỦA TỪ, NGỮ CHỈ RAU CỦ QUẢ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
2.1 Đặc điểm cấu tạo từ, ngữ chỉ rau củ quả trong tiếng Việt
Như chúng ta đã biết các từ, ngữ chỉ rau củ quả nói chung thường không được thống kê, giới thiệu đầy đủ và chi tiết trong các cuốn từ điển riêng Với mục đích là khảo sát và thống kê tương đối đầy đủ tên gọi của các loại rau củ quả, ngoài tư liệu là các cuốn từ điển thông dụng như từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê và cuốn Đại từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý, chúng
tôi còn tiến hành khảo sát trên nhiều nguồn tư liệu khác như: các cuốn từ điển bằng tranh rau củ quả của nhà xuất bản Hồng Đức, qua vốn từ của bản thân,
của bạn bè và người thân Sau khi khảo sát các nguồn tư liệu này, chúng tôi thu được 314 đơn vị từ, ngữ chỉ rau củ quả trong tiếng Việt
2.1.1 Từ, ngữ chỉ rau củ quả có cấu tạo là từ đơn
Theo quan điểm của Nguyễn Tài Cẩn: từ đơn là tiếng có khả năng hoạt động độc lập, tự do tạo câu nói Số lượng từ đơn chỉ rau củ quả trong tiếng Việt
mà chúng tôi thống kê được là 76/314 đơn vị, chiếm 24,2% Và đã được chúng tôi thống kê tổng hợp ở trang 78 phần phụ lục
Về phương diện ý nghĩa, chúng tôi nhận thấy tất cả những từ này đều là những từ tự thân có nghĩa, hoạt động độc lập, là danh từ chỉ tên một loại rau
củ quả trong tiếng Việt
Trên quan điểm về cách sử dụng, những từ này không bị ràng buộc vào một hay một số tổ hợp nào nhất định, nó có thể tách ra khỏi tổ hợp chứa đựng
nó để tham gia vào sự thành lập tất cả mọi tổ hợp mà điều kiện có nghĩa và từ loại cho phép Nói khác đi, chúng chính là những từ độc lập
Ví dụ:
bưởi trong bưởi cơm, bưởi đào, bưởi đường…
Trang 39chuối trong chuối hột, chuối lá, chuối ngự…
cải trong cải bẹ, cải canh, cải cúc, cải xoong…
mướp trong mướp đắng, mướp hương, mướp tàu …
hành trong hành củ, hành lá, hành tăm, hành tây …
2.1.2 Từ, ngữ chỉ rau củ quả có cấu tạo là từ ghép
Như đã đề cập ở trên, theo Nguyễn Tài Cẩn, tất cả các tổ hợp có âm tiết chặt chẽ, cố định đều là từ ghép Ông dựa vào quan hệ giữa các thành tố trực tiếp, phân loại từ ghép thành ba kiểu lớn: từ ghép nghĩa, từ láy âm và từ ngẫu kết Số lượng từ ghép chỉ rau củ quả trong tiếng Việt mà chúng tôi thống kê được là 238/314 đơn vị, chiếm 75,8%
2.1.2.1 Từ ghép phụ nghĩa
Từ ghép phụ nghĩa là từ ghép có một thành tố trực tiếp đứng làm nòng cốt rồi bên cạnh ghép thêm một thành tố khác đứng làm thành tố phụ, tức là yếu tố sau hạn định cho yếu tố thứ nhất Trong số 238 từ ghép nghĩa trên, phần lớn đều là từ ghép phụ nghĩa như:
cà bát – cà chua – cà pháo – cà tím
cải canh – cải thìa – cải bẹ - cải cúc – cải xoong
Loại từ ghép này chiếm 83,6% (199/238) Và đã được chúng tôi thống
kê tổng hợp ở trang 79 phần phụ lục
Kết quả khảo sát của chúng tôi về kiểu từ ghép này hoàn toàn trùng khớp với nhận xét của Nguyễn Tài Cẩn: từ ghép phụ nghĩa là kiểu từ ghép phổ biến nhất trong số các từ ghép của tiếng Việt Trong số 238 từ ghép nghĩa thì có tới 199 từ ghép phụ nghĩa, chiếm 83,6%
Có thể thấy, đây cũng chính là những từ có định danh bậc 2 Xét về quan hệ giữa các thành tố trực tiếp, chúng tôi nhận thấy phần lớn các từ ghép
Trang 40gốc làm cơ sở cho ý nghĩa của cả tổ hợp, còn thành tố phụ chỉ bổ sung thêm một chi tiết phụ làm cho ý nghĩa của cả tổ hợp trở nên cụ thể hơn
Thành tố phụ chỉ màu sắc của rau củ quả như bí đỏ, cà tím, dền tía, củ cải trắng, khoai nghệ, khoai tía, dưa vàng, trám trắng, trám đen… Thành tố phụ chỉ nguồn gốc, xuất xứ của rau củ quả như: cần ta, cần tây, hành tây, mướp tàu, khoai tây, đậu Hà Lan, ớt Đà Lạt, táo tàu, táo
+ Về các yếu tố âm đoạn tính: các thành tố trực tiếp phải tương ứng
với nhau, hoặc ở phụ âm đầu có: giâu gia, núc nác
Hoặc ở vần: chà là, chòi nòi, thồm lồm
Có khi các thành tố trực tiếp tương ứng cả ở phụ âm đầu, cả ở vần
(láy toàn bộ): chôm chôm, su su
Về mặt yếu tố siêu âm đoạn tính, các thành tố nói chung đều phải có
thanh thuộc cùng một âm vực như: bòn bon, đu đủ