Vấn đề đọc các thuật ngữ khoa học và danh pháp khoa học

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ truyền hình Việt Nam - Vấn đề và thảo luận (Trang 68)

6. Kết cấu Luận văn

2.5. Vấn đề đọc các thuật ngữ khoa học và danh pháp khoa học

2.5.1. Về vấn đề sử dụng thuật ngữ khoa học

Thế nào là thuật ngữ khoa học. Định nghĩa sau đây theo chúng tôi là tương đối hợp lý và dễ hiểu:“Thuật ngữ khoa học là từ ngữ dùng để biểu thị một khái niệm xác định thuộc hệ thống những khái niệm của một ngành khoa học nhất định” [20, 150].

Hiện nay, theo khảo sát của chúng tôi, thuật ngữ khoa học được dùng khá phổ biến trong các chương trình của truyền hình Việt Nam. Trong nhiều bản tin nhất là các tin, bài về khoa học, kinh tế, các thuật ngữ xuất hiện khá phổ biến. Kiểu như:

Sáng nay, viện khoa học nghệ Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết năm 2009, triển khai nhiệm vụ năm 2010. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Viện khoa học và công nghệ Việt Nam là cơ quan thực hiện chức năng nghiên cứu cơ bản khoa học tự nhiên, phát triển công nghệ theo hướng trọng điểm và đào tạo nhân lực công nghệ cao cho đất nước. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả trong nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, triển khai công nghệ, đào tạo và phát triển nguồn lực, triển khai dự án đầu tư xây dựng và phóng vệ tinh nhỏ quan sát trái đất Ngoài ra viện cũng đang thực hiện dự án tăng cường mạng lưới trạm quan sát động đất phục vụ công tác báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, dự án chế tạo thử nghiệm tàu thuỷ bay . Tuy nhiên, báo cáo tổng kết của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng thừa nhận có nhiều hạn chế, số lượng phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích còn hạn chế. Phát biểu tại hội nghị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dưng những thành tựu về nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học nghiên cứu ứng dụng, của Viện. Thủ tướng nhấn mạnh: Khoa học, công nghệ

là quốc sách hàng đầu là động lực phát triển, đồng thời là lực lượng sản xuất trực tiếp trong nền kinh tế tri thức. Trên tinh thần này, Thủ tướng cho rằng cần đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, khoa học vật liệu, xây dựng công trình biển, khoa học nghiên cứu biển, giảm nhẹ thiên tai, công nghệ vũ trụ. (Thời sự 19h00- VTV1, ngày 31/12/2009)

Những từ gạch chân trong tin trên là những thuật ngữ khoa học thuộc một số lĩnh vực nhất định như kinh tế, vũ trụ, công nghệ…hầu hết thuật ngữ như thế thính giả có thể hiểu được.

Thực tế cho thấy các tin, bài, chương trình của truyền hình quốc gia (VTV), số lượng thuật ngữ khoa học xuất hiện nhiều hơn so với các đài địa phương. Nguyên nhân của thực tế này có thể là do VTV phản ánh nội dung rộng hơn, bao quát cả nước và thế giới với nội dung thuộc nhiều lĩnh vực, trong khi đó các đài địa phương chỉ phản ánh tình hình địa phương với nội dung hẹp là chủ yếu.

Đây là số liệu thống kê của chúng tôi cho thấy điều này:

Tên chương trình Tên đài Số lượng xuất hiện thuật ngữ

khoa học Tỉ lệ Thời sự 19h00 VTV1 154 5% Việt Nam và các chỉ số VTV1 204 14% Thời sự TRT1 35 1,2% Thời sự DRT 33 1,4% Thời sự THVL 41 1,2% Phổ biến kiến thức HTV 115 2,3% Thời sự NBT 37 2%

Bảng 2.16: Số lần xuất hiện thuật ngữ khoa học trên các kênh sóng truyền hình Việt Nam (Thống kê ngẫu nhiên 5 lần cho mỗi chương trình trong tháng 8/2009)

Những năm gần đây các BTV, PTV, MC của các đài truyền hình Việt Nam đã thật sự có những cố gắng lớn trong việc tìm hiểu và sử dụng khá chuẩn các thuật ngữ khoa học, họ cố gắng phát âm chuẩn, nhất là các thuật ngữ khoa học tiếng nước ngoài không dịch được sang tiếng Việt, cố gắng nắm bắt nội dung của các thuật ngữ và làm “mềm hóa” nó để công chúng dễ dàng tiếp nhận thông tin.

Tuy vậy trên thực tế, vấn đề này lại do mỗi đài, mỗi BTV tự nghĩ và tự làm. Thống nhất một cách thể hiện là một điều vô cùng khó khăn, bởi vậy trên các tin, bài được phát sóng vẫn còn không ít những cách làm có tính qua loa chiếu lệ. Đôi lúc

BTV, PV chỉ đọc cho xong các thuật ngữ mà không cần quan tâm đến nội dung của nó là gì, thậm chí có nhiều BTV, MC đọc một cách khá khổ sở. Xin dẫn ra đây một ví dụ minh chứng:

Festival y học toàn quốc vừa diễn ra tại Đại học Y Dược Huế sáng nay. Các nhà khoa học, đại biểu đã tập trung thảo luận về những thiết bị y tế hiện đại gồm dao mỗ gama, thiết bị đo áp lực. Đồng thời cũng bàn đến các phương pháp chẫn đoán các triệu chứng Abadie I, triệu chứng Abadie II, triệu chứng Abrahams I, Hội chứng Adamkiewicz, Hội chứng Adams-Stokes, Hội chứng Addison (TRT1, Thời sự 18h45

ngày 7/6/2010)

Những khán thính giả theo dõi chương trình thời sự của TRT1, 18h45 ngày 7/6/2010 có lẽ sẽ rất khó chịu bởi cách đọc khá chật vật và khổ sở của BTV Kim Anh về các thuật ngữ khoa học trên. Lẽ ra trong những trường hợp này, các BTV nên phiên dịch ra tiếng Việt, các phát âm sẽ chuẩn và trôi chảy, hiệu quả thông tin sẽ tốt hơn.

Hoặc: Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ đã cho công bố một đoạn băng video về sự lan toả của một loại khí độc hại trong bầu khí quyển trái đất hiện nay, đó là chất cacbon đen. Không giống như cacbon dioxit làm trái đất nóng lên bằng cách tích tụ khí nóng trong khí quyển mà khí cacbon đen làm trái đất thay đổi bằng cách hấp thụ năng lượng mặt trời làm nóng không khí, sinh ra nhiều khí amoniac, hidrocabonac là cho bầu khí quyển trở nên mất ổn định. (Thời sự 19h00 VTV1 ngày 19/11/ 2009)

Một vấn đề khác nữa là cách lắp ghép tùy tiện các từ ngữ để tạo nên các thuật ngữ không đúng chính tả tiếng Việt kiểu như “chiến dịch tình nguyện” “chiến dịch mùa hè xanh”... Cách dùng này theo ý kiến của PGS.TS. Vũ Quang Hào là sẽ làm nhòe, làm rối nghĩa của thuật ngữ [20, 109].

Ngoài ra, trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy sự xuất hiện với tần suất khá lớn của thuật ngữ khoa học mới trong các lĩnh vực như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ cao, kinh tế… nhưng trong khi đọc các BTV, MC lại không giải thích rõ ràng làm cho công chúng rất khó nắm bắt nội dung.

Vì vậy, theo chúng tôi khi mà chúng ta chưa có được một quan niệm thống nhất trong việc dùng thuật ngữ khoa học trên các phương tiện thông tin đại chúng thì các đài, đặc biệt Đài Truyền hình Việt Nam nên đi tiên phong trong việc xây dựng một quy chuẩn riêng cho việc sử dụng các thuật ngữ chuyên môn, thuật ngữ khoa học.

2.5.2. Vấn đề sử dụng các danh pháp khoa học

Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về danh pháp khoa học, mỗi quan điểm dựa trên một cơ sở nhất định. Trong giáo trình Ngôn ngữ báo chí, PGS.TS. Vũ Quang Hào đã dẫn ra khá nhiều cách tiếp cận định nghĩa này:

“Danh pháp khoa học là một hệ thống phù hiệu hoàn toàn trừu tượng và ước lệ, võ đoán, công dụng duy nhất của nó là tạo những phương tiện thuận lợi nhất về mặt thực tiễn để biểu đạt những sự vật không có quan hệ trực tiếp với những nhu cầu của tư duy lý luận lấy sự vật làm căn cứ”, và “Hệ thuật ngữ trước hết gắn với hệ thống khái niệm của một khoa học cụ thể, còn danh pháp chỉ “dán nhãn” cho đối tượng của nó” và “danh pháp không có quan hệ trực tiếp với khái niệm của khoa học”[20, 110]. Thế nên “Những từ và cụm từ thể hiện khái niệm chung thì được coi là là thuật ngữ còn những từ những khái niệm đơn nhất thì được coi là danh pháp” [20, 111].

Theo khảo sát của chúng tôi, danh pháp khoa học xuất hiện khá đều đặn trong các tin, bài của truyền hình Việt Nam. Mặc dù tỉ lệ xuất hiện không nhiều như thuật ngữ khoa học nhưng ở hầu khắp các tin, bài truyền hình từ VTV đến các đài địa phương đều sử dụng với số lượng tương đối ổn định. Đây là số liệu khảo sát của chúng tôi ở một số chương trình:

Tên chương trình Tên đài Số lượng xuất hiện

danh pháp khoa học Tỉ lệ Thời sự 19h00 VTV1 74 3% Việt Nam và các chỉ số VTV1 9 2% Thời sự TRT1 23 0,7% Thời sự DRT 12 0,82% Thời sự THVL 11 0,8% Phổ biến kiến thức HTV 15 2,2% Thời sự NBT 17 1,0%

Bảng 2.17: Số lần xuất hiện danh pháp khoa học trên các kênh sóng truyền hình Việt Nam (Thống kê ngẫu nhiên 5 lần cho mỗi chương trình trong tháng 8/2009)

Các danh pháp khoa học trên xuất hiện với nhiều hình thức khác nhau như danh pháp dược học, danh pháp y học, danh pháp hóa học, danh pháp sinh học, danh pháp tin học-kỹ thuật, danh pháp quân sự…và tỉ lệ của những danh pháp này cũng tương đối đồng đều.

Hầu hết các danh pháp khoa học được đọc ở các tin, bài truyền hình của Việt Nam đều được các BTV, MC đọc theo hai dạng Việt-Anh, Anh-Việt và dạng Hán- Việt. Cách đọc này là phù hợp với việc tiếp nhận thông tin của công chúng Việt Nam. Trong khi đó theo quan sát của chúng tôi, các kiểu phát âm theo Latin-Anh, Latin- Pháp…thường không được các BTV sử dụng nhiều, có lẽ một phần do công chúng Việt Nam chưa quen với cách phát âm này.

Ví dụ: “Theo nghiên cứu của bệnh viện K Trung ương từ năm 2000 – 2008 tỷ lệ bệnh nhân ung thư trẻ em được chữa khỏi đạt khoảng 70%, thậm chí trên 70% đối với một số loại ung thư, ví như : ung thư võng mạc hay là bệnh ulimfo...”(Thời sự 19h00, VTV1 ngày 26 /11 /2009). Hay: Sau hai năm trì hoãn thì chiếc máy bay Boeing 787 Dream Liner, ngày hôm qua đã có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên kéo dài 3 tiếng trên bầu trời nước Mỹ. Chiếc máy bay được xem là chiếc máy bay tiết kiệm nhiên liệu nhất thế giới hiện nay nhờ trọng lượng được cắt giảm đáng kể do vỏ được làm bằng hợp kim cacbon và ti tan. (Thời sự 19h00, ngày 20/10/2009)

Các danh pháp “máy bay Boeing 787 Dream Liner”, “hợp kim cacbon” , “ti tan” được BTV nói dưới dạng Việt –Anh. Trong khi đó, thông tin về tên bệnh bằng tiếng Việt là bệnh “ung thư võng mạc”, được BTV cung cấp thêm bằng danh pháp tiếng Anh “là bệnh ulimfo”.

Sử dụng danh pháp trong tin, bài truyền hình là cách làm hợp lý, tiết kiệm thời gian và tạo hiệu quả thông tin cao đối với công chúng truyền hình. Tuy vậy, với truyền hình, khán giả chỉ được nghe qua một lần nên rất khó nhớ chính xác và đầy đủ tất cả những gì được nghe. Trong khi đó, cũng như chữ tắt, số liệu, kí hiệu, danh pháp là một loại đơn vị gây rất nhiều khó khăn cho việc tiếp cận của khán giả qua sóng truyền hình. Khắc phục tình hình này, các BTV của truyền hình Việt Nam đã sử dụng các dạng danh pháp dễ tiếp nhận ngay từ khâu tạo lập văn bản. Khi đọc, các BTV đọc được dễ dàng, rành mạch, rõ ràng, ít mắc lỗi nên công chúng cũng thu nhận được thông tin.

Vấn đề khác nữa là trong một số bản tin, chương trình nhiều BTV đã đọc nguyên dạng các danh pháp khoa học theo tiếng nước ngoài kiểu như “acidclohidric”, “ampicilline”, “abadie II”, “abadie I” mà không phiên âm thành tiếng Việt.

Mặc khác nhiều danh pháp xuất hiện trong một tin, bài có thể gây dồn nén thông tin, cá biệt có tình trạng lấy danh pháp này giải thích cho danh pháp khác. Những hạn

chế này sẽ làm gián đoạn việc tiếp nhận thông tin và nguy hiểm hơn nếu đó là các bản tin có tính phổ biến kiến thức, kênh chỉ dẫn sẽ làm cho công chúng hiểu sai và làm sai.

Để giải quyết tình trạng này, giải pháp của PGS.TS. Vũ Quang Hào đưa ra trong giáo trình Ngôn ngữ báo chí, theo chúng tôi là hợp lý nhất:

1, Xác lập các tiêu chí để chọn dùng loại danh pháp nào, dạng danh pháp nào. Thậm chí có thể tìm giải pháp chuyển tải nội dung của danh pháp bằng một cách nào đó mà không phương hại đến nội dung của thông tin.

2, Trong những trường hợp cần thiết, danh pháp phải được xuất hiện một cách bắt buộc và đúng như dạng vốn có của nó thì có thể dùng biện pháp vừa đọc vừa bắn chữ [20, 118-119].

2.6.Vấn đề đọc tên riêng tiếng nước ngoài và chữ viết tắt 2.6.1.Vấn đề đọc tên riêng tiếng nước ngoài

Tên riêng theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt là “tên gọi của từng cá nhân, cá thể, phân biệt với những cá nhân, cá thể khác cùng loại” [40, 874]

Theo quan niệm của PGS.TS. Vũ Quang Hào thì “những đơn vị định danh một cá thể người, vật, địa điểm (quốc gia, thủ đô...) tổ chức (tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, trường học, bệnh viện...), sự kiện..” là tên riêng [20, 79]. Và cũng theo PGS. TS. Vũ Quang Hào “một quan niệm như thế chưa hẳn đạt được độ chính xác khả dĩ của một định nghĩa, nhưng trong chừng mực nào đó đã khắc phục được cách hiểu hẹp, theo đó tên riêng chỉ là tên người và tên đất với cách nói khái quát là danh từ riêng” [20, 79].

Thực tế trên truyền hình Việt Nam hiện nay, cách sử dụng tên riêng có nhiều dạng khác nhau như Tên riêng tiếng Việt, Tên riêng tiếng dân tộc thiểu số, Tên riêng tiếng nước ngoài, Tên riêng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi chỉ tập trung vào vấn đề sử dụng tên riêng tiếng nước ngoài, các loại tên riêng khác xin được bàn ở các công trình sau. Bởi vì, tên riêng tiếng nước ngoài trên truyền hình Việt Nam hiện nay đang gặp không ít những vấn đề cần bàn.

Về định lượng, tên riêng nước ngoài xuất hiện khá nhiều và khá đồng đều trong các tin, bài của truyền hình Việt Nam. Sự xuất hiện của tên riêng tiếng nước ngoài nhiều và đều đặn nhất vẫn là ở các bản tin thời sự quốc tế, thể thao quốc tế. Số liệu khảo sát trong 1 tháng (9/2009) trên các kênh sóng của đài truyền hình quốc gia và địa phương cho thấy điều này.

STT Tên chương trình Tên đài Số lần xuất hiện Trung bình 1 Thời sự 19h00 VTV1 1108 36.9 2 Bản tin thể thao 24/7 VTV1 664 22.1 3 3600 thể thao VTV3 1224 40.8 4 Thời sự DVTV 908 30.2 5 Thời sự HVTV 726 24.2

6 Việt Nam &Thế giới TRT1 984 32.8

7 Thời sự HTV 952 31.7

8 Thời sự THVL 684 22.8

9 Thời sự TNRT 690 23.0

Bảng 2.18: Số lần xuất hiện tên riêng nước ngoài trên kênh sóng truyền hình VN

Bảng thống kê trên còn chứng tỏ rằng đối với các tin, bài của VTV, số lượng tên riêng nước ngoài xuất hiện nhiều hơn so với các đài địa phương. Tần suất xuất hiện cao nhất của tên riêng tiếng nước ngoài vẫn là bản tin 3600 thể thao-VTV3 với 40,8 lần, tiếp đến là Thời sự 19h00- VTV1 là 36,9 lần. Các đài địa phương có tần suất xuất hiện ít hơn như Thời sự -HVTV 24,2 lần, Thời sự -TNRT 23 lần.

Theo khảo sát của chúng tôi thì trên truyền hình Việt Nam vấn đề đọc tên riêng nước ngoài có rất nhiều cách khác nhau. Sự không thống nhất này đã gây ra một hiện tượng là có bao nhiêu BTV thì có bấy nhiêu cách đọc, bao nhiêu chương trình, bao nhiêu đài thì cũng có gần bấy nhiêu cách phiên âm. Tựu trung lại có các dạng đọc sau:

1. Đọc theo âm tiếng Việt, dạng này xuất hiện với khoảng 20% Ví dụ:

“Bộ trưởng quốc phòng hai nước Thái LanvàCampuchia, ngày hôm qua đã có cuộc gặp tại Băng Cốc, Thái Lan nhằm thảo luận các biện pháp giảm căng thẳng giữa hai nước. Cuộc gặp diễn ra trong khuôn khổ phiên họp của Ủy ban biên giới chung Camphuchia, Thái Lan. (Thời sự 19h00-VTV1, ngày 28/11 /2009)

Trong khuôn khổ hợp tác phát triển giáo dục giữa Việt Nam và Lào giai đoạn từ năm 2010 đến 2015, sáng nay tại Viêng chăn, đã diễn ra lễ ký biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển giáo dục của hai chính phủ Việt Nam và Lào. Cùng ngày hai đoàn đại

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ truyền hình Việt Nam - Vấn đề và thảo luận (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)