Các yếu tố cấu thành ngôn ngữ phần lời

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ truyền hình Việt Nam - Vấn đề và thảo luận (Trang 53)

6. Kết cấu Luận văn

2.3.Các yếu tố cấu thành ngôn ngữ phần lời

2.3.1. Ngôn ngữ phần lời dẫn

Số lượng tin, bài, chương trình hiện nay trên truyền hình ở Việt Nam sử dụng phần lời dẫn tăng lên khá rõ rệt. Nếu trước đây phần lời dẫn chỉ được xem là phần phụ

trợ thì nay, phần lời dẫn truyền hình được xem là phần quan trọng không kém phần lời bình trong bản tin chính.

Bởi vì, trong truyền hình hiện đại không thể có hiện tượng BTV đọc hết tin này đến tin khác, hết chương trình này đến chương trình khác mà không có những đoạn giới thiệu, quảng cáo hay một rào chắn quan điểm nào đó. Neil Everton đã từng quả quyết “lời dẫn là món khai vị công phu, một bữa tiệc thông tin thịnh soạn có ngon hay không là nhờ món khai vị [65, 23 ]. Và ông cũng đề nghị để có một lời dẫn hấp dẫn thì lời dẫn đó phải là:

 Điểm khởi đầu của câu chuyện kể, chứ không phải là kho đồng nát chứa đựng những chi tiết bỏ đi;

 Ô kính bày hàng, quầy bán hàng - quảng cáo câu chuyện;

 Một người rao hàng ở các hội chợ - mời mọc người xem vào lều của mình. [65,24]

Theo khảo sát của chúng tôi, hình thức xuất hiện của phần lời dẫn ở truyền hình Việt Nam thường mở đầu cho một chương trình, tin, bài. Đó là lời giới thiệu, lời tóm tắt, lời mào đầu…giống như Chapeau của một bài báo in. Phần này thường được các BTV viết và đọc trước khi dẫn chính thức.

Những lời dẫn này có tác dụng giới thiệu, chuyển cảnh nhằm tăng tính logich, kết nối nội dung, giúp khán giả không bị đột ngột khi tiếp nhận thông tin chính của tin, bài. Ví dụ như “Kính chào quí vị và các bạn. Mời quí vị và các bạn theo dõi chương trình thời sự tối thứ 7, ngày 10 tháng 3 của Đài truyền hình Việt Nam” Hoặc: “Thưa quí vị và các bạn. Sáng nay, ngày 10/3, UBND thành phố Hà Nội đã có buổi tiếp Tổng giám đốc Big C tại Việt Nam. Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo chủ trì buổi tiếp” (Thời sự 19h00-VTV1, ngày 10/3/2010).

Một sự khác biệt rất lớn giữa lời dẫn của tin, bài trên truyền hình Việt Nam với văn bản viết là câu chữ của tin, bài thường ngắn gọn, lượt bỏ hết các thành phần, tiệm cận đến văn nói, khẩu ngữ. “Sáng nay, tại thành phố Đà Nẵng đã diễn ra lễ ký biên bản ghi nhớ của UBND thành phố Đà Nẵng và tập đoàn Moto Thái Lan..”( Thời sự 19h00 -VTV1, ngày 5/04/2010). Nếu xét dưới góc độ ngữ pháp, câu văn trên không có chủ ngữ, tuy vậy trong truyền hình những câu như thế này vẫn được chấp nhận.Vấn đề ở đây là công chúng tiếp nhận được thông tin gì, chứ không phải công chúng học được bài học ngữ pháp gì.

cảnh khó khăn của huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế…(Thời sự 19h00 VTV1, ngày 1/2/2010).

Lời dẫn theo phương thức trên xuất hiện khá nhiều trong các tin, bài của truyền hình Việt Nam. Cách đưa yếu tố “When”, “Where” và “What” lên đầu, yếu tố “Who”, và “How” chuyển vào phần chính với sự hỗ trợ của hình ảnh làm cho lời dẫn khá ngắn gọn nhưng lại đảm bảo nội dung cho lời mào đầu.

Theo số liệu thống kê của chúng tôi, lời dẫn trong tin, bài truyền hình Việt Nam dao động từ 35 đến 100 tiếng/tin, bài, trong khoảng thời lượng 10 đến 25 giây, tốc độ trung bình là 3-4 tiếng/giây. Con số này tương đối phù hợp với khả năng tiếp nhận thông tin của công chúng Việt Nam.

Vấn đề còn lại của lời dẫn trong tin, bài truyền hình Việt Nam là cách dùng các trạng từ, cách dùng thì. Điều đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến tính thời sự của truyền hình. Rất hiếm khi trên các chương trình, tin, bài, nhất là chương trình thời sự của truyền hình Việt Nam người ta nghe thấy các từ “vài phút trước đây”, “chỉ vài giờ trước đây” mặc dù thực tế là người ta đã chứng kiến, đã làm trước đó vài giờ. Cách viết ước lệ, truyền thống “sáng nay”, “chiều qua”, “hôm qua”…vẫn là sự lựa chọn số 1 của các lời dẫn, mặc dù cách viết như thế ảnh hưởng lớn đến tính thời sự. Vậy nên theo chúng tôi, lời dẫn trên truyền hình Việt Nam phải được điều chỉnh đôi chút, cách điều chỉnh có thể là:

Thứ nhất, trong đa số trường hợp, lời dẫn nên vào đề với thông tin mới nhất, viết nó ở thời hiện tại, và chuyển sang thời quá khứ khi bắt đầu cung cấp thông tin bối cảnh cho câu chuyện.

Thứ hai, hãy dùng các từ “vài phút trước đây”, “vài giờ trước đây”, “mới sáng nay” cho lời dẫn nếu ở đây không có nguy cơ của sự sai lệch hay ý đồ dối trá, lường gạt.

Thứ ba, việc chọn lời dẫn và chọn thì của động từ trong lời dẫn nên có mối liên hệ với nhau. Bởi vì khi ngồi vào bàn để viết bài, thói quen suy nghĩ ở thời hiện tại sẽ dẫn dắt người viết tới việc tự hỏi xem có góc độ mới nhất hay không. Tương tự, khi nhận được những tin mới nhất thì chính nó sẽ kéo người viết ra khỏi thì quá khứ.

Thứ tư, khi buộc phải chuyển một cách nhanh chóng từ thì hiện tại trong lời dẫn sang thì quá khứ trong thân tin, bài cần thiết phải theo cách tường thuật, kể câu chuyện theo trình tự thời gian.

đưa vào. Kiểu như “ Khoảng 9h00 sáng qua theo giờ địa phương, tại Băng cốc, đã xảy ra vụ đánh bom liều chết…”

2.3.2.Ngôn ngữ phần lời bình

Cùng với lời dẫn, lời bình là yếu tố quan trọng của truyền hình. Những vấn đề trực quan hình ảnh đảm nhận, những vấn đề trừu tượng lời bình đảm trách.

Khảo sát của chúng tôi cho thấy, phong cách khẩu ngữ đời thường - văn nói đã xuất hiện khá nhiều trong các tin, bài và các chương trình của truyền hình Việt Nam. Đó là cách làm mới và hợp với cách viết của truyền hình hiện đại. "Viết như bạn nói" là lời khuyên đáng ngờ cho văn viết nói chung, nhưng để viết cho truyền hình, đấy là mệnh lệnh.

Ngôn ngữ lời bình trên các đài truyền hình Việt Nam thường dễ nghe, đơn giản và gần gũi. Các câu ngắn gọn và dùng động từ ở dạng chủ động. Khán thính giả của truyền hình Việt Nam hiếm khi tiếp nhận thông tin qua những từ, những thể bị động. Bằng cách này, truyền hình Việt Nam đã một bước tiến dần đến chức năng trò chuyện và là người hầu chuyện thông tin tin cậy cho người xem.

Đứng trước câu hỏi vừa có tính lý luận vừa thực tiễn là lời bình của thông tin truyền hình sẽ là phong cách gì, và đâu là hình thức ngôn ngữ hiện đang được sử dụng nhiều trên truyền hình Việt Nam hiện nay. Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra khá nhiều ý kiến (3

).Tuy vậy qua quá trình khảo sát của chúng tôi, ngôn ngữ lời bình của truyền hình Việt Nam có hình thức và phong cách sau:

1. Hình thức ngôn ngữ lời bình là dạng “ lời bình văn bản” và “lời bình tái tạo- sản sinh” (4)

Nhìn một cách tổng quát trên truyền hình ở Việt Nam, có hai kiểu lời bình được sử dụng, đó là lời bình văn bảnlời bình tái tạo-sản sinh. Thường thì lời bình văn bản (được viết thành văn bản và đọc) là sự lựa chọn để thuyết minh các tin, bài, các chương trình thời sự, còn lời bình tái tạo-sản sinh (trực tiếp, thoát ly văn bản) thường xuất hiện ở các trò chơi truyền hình cùng với tính ngẫu phát của MC hay nhân vật.

2. Phong cách ngôn ngữ kết hợp nói, đọc, viết.

Thông tin trong tác phẩm truyền hình chuyển tải đến công chúng đều phải thông qua một hai dạng thức hoặc BTV đọc hoặc nói, khán giả nghe. Nhưng nói gì, đọc gì thì trước hết phải viết bằng văn bản. Khán giả của truyền hình Việt Nam thường thấy những chương trình đọc như Chương trình thời sự -VTV1, nhưng cũng có những chương trình sử dụng văn bản viết (có âm nhạc làm nền) như Dự báo thời tiết, Giới

thiệu chương trình (VTV), Chương trình xổ số…Có những chương trình chỉ nói là chủ yếu như Gặp nhau cuối tuần, Trò chơi âm nhạc, Hãy chọn giá đúng…hoặc kết hợp cả ba phong cách trên trong các chương trình trực tiếp.

Có thể thấy, lời bình của các tác phẩm, các chương trình trên truyền hình Việt Nam đã cố gắng “nói” cùng với khán giả rất nhiều. Những từ như “và bây giờ”, “hôm nay”, “đến tham dự chương trình với chúng ta hôm nay” là những câu, từ thể hiện khá rõ điều đó. Tuy nhiên theo số liệu thăm dò dư luận của chúng tôi thì khán giả truyền hình Việt Nam lại cho rằng hầu hết các BTV, BLV, PV, MC đều đọc hoặc nửa đọc nữa nói theo văn bản có sẵn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phong cách Đọc Nói Nửa đọc,

nửa nói Không trả lời Tổng số Số người chọn 75 105 320 0 500 Tỉ lệ % 15% 21% 64% 0% 100%

Bảng 2.12: Thái độ của công chúng truyền hình với cách thông tin của BTV(Điều tra công chúng truyền hình tại Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên- Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, tháng 3/2010)

Nhưng vấn đề cần phải được quan tâm nhiều hơn là những ưu điểm nêu trên lại không phải là toàn diện. Đâu đó ở các bản tin, chương trình của truyền hình địa phương và một vài chương trình của truyền hình trung ương vẫn còn những “nhức nhối” trong cách sử dụng lời bình. Xin được dẫn ra đây một số ví dụ:

Thứ nhất, đó là cách dùng từ ngữ thiếu chuẩn xác, dùng thể bị động vướng víu và không tự nhiên.

Anh đã sở hữu đường bóng đẹp nhất trong trận này (3600 thể thao ngày 15/2/2010), Đinh tặc đã xuất hiện tại cầu Cần Thơ (Thời sự 19h00 VTV1, 25/12/2009)

Bác-xa đã khai thác yếu điểm của hàng phòng thủ Rê-an và bằng cách đó để chọc thủng lưới của đối thủ (3600 thể thao ngày 10/2/2010). Mex-xi có thể xem là cứu cánh cho Bac-xa (3600 thể thao ngày 25/2/2010).

Những từ gạch chân trên là những từ hoặc là dùng sai mục đích, hoặc là dùng không đúng nghĩa, lắp ghép tùy tiện.

Chẳng hạn:

Cuộc họp lần này thể hiện thái độ quyết tâm cao chống tệ nạn buôn lậu của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (VTV1-19h00 ngày 24.5.2009)

Hoặc ....Theo số liệu thống kê vừa mới công bố sáng nay, Quảng Nam là một trong những tỉnh duy nhất của miền Trung có lượng lâm tặc hoành hành nhất nước hiện nay. (VTV1-19h00 ngày 1.4.2009)

“Thể hiện thái độ quyết tâm cao chống tệ nạn buôn lậu của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh”, được hiểu: thái độ quyết tâm của Uỷ ban Nhân dân và Tệ nạn buôn lậu của Uỷ ban Nhân dân; “Một trong những tỉnh duy nhất” :tỉnh duy nhất thì không thể là một trong những được, từ “những” dùng cho số nhiều.

Rõ rệt nhất có thể kể đến cấu trúc bị động kiểu như Chương trình được tài trợ bởi Pond và Ômô xin được kết thúc tại đây ( Chiếc hộp đen,VTV3). Tiếp đó là kiểu câu Người chơi thứ hai tham gia chương trình đó là chị Thanh Thuỷ (Hãy chọn giá đúng-VTV3 ngày 16/5/2010). Chưa thể có cú đánh đầu chính xác của Raul, (3600 thể

thao ngày 15/2/2010), Hàng loạt ngôi nhà bị đổ bởi bão, (Thời sự 19h00 VTV1, 25/11/2009), Hàng trăm người đã đổ xô đến các tiệm vàng chờ bán bởi giá vàng đang leo dốc (Thời sự 19h00, HTV, 20/11/2009).

Cách viết “giả Tây” (chữ của Nguyễn Đức Tồn) theo kiểu bị động này thường gây rối rắm và vướng víu cho người nghe nhất là trình độ dân trí không phải đồng đều ở tất cả các khu vực.

Theo khảo sát của chúng tôi, những kiểu cấu trúc “lạ lẫm, ngoại lai” này đã trở nên rất phổ biến trong ngôn ngữ các MC, BTV trong nhiều chương trình truyền hình được công chúng ưa thích, nhất là các chương trình trò chơi của VTV3. Do vậy, việc sử dụng ngôn từ trên các phương tiện thông tin đại chúng nói chung, báo hình nói riêng cần phải cực kì cẩn trọng, đòi hỏi chất lượng và tính chuyên nghiệp cao.

Thứ hai, trong các chương trình trò chơi truyền hình, chương trình trực tiếp, nhiều MC đã dùng câu từ, lối nói khẩu ngữ đôi lúc quá thô và vụng.

Anh là người dân tộc Mèo, vậy trong lễ cưới, người Mèo thường có những lễ vật gì. (Chiếc hộp đen, 20/4/2010- VTV3), Cầu tỏm quê anh vẫn là một kỷ niệm với anh (Bạn của nhà nông- 12/12/2009-CVTV), Ông đã mất 150 triệu ủng hộ vào việc xóa bỏ nhà tạm cho nhân dân xã Bình Định, Thăng Bình, Quảng Nam (Thời sự, DVTV 19/3/2010).

Những từ gạch chân như “dân tộc mèo”, “cầu tỏm”, “mất” không nên dùng trong các chương trình truyền hình và trong ngữ cảnh này. Nếu có thể nên thay thành “người H’mông”, “Toilet”, “ủng hộ” cho ba từ trên là lịch sự và hợp lý hơn.

Thứ ba, sử dụng khá nhiều từ sáo rỗng, nặng về tính chất khẩu hiệu, không có thông tin và theo một mô típ có sẵn.

Nhiều từ được dùng trong tin trở nên quá mơ hồ, chẳng hạn: ...Nhiều người đã lên án mạnh mẽ vụ đánh đập cháu Nguyễn Thị Bình của chủ hàng phở ở Hà Nội nay lại không đồng tình vụ các cháu bé ở trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh bị đánh đập dã man. Công luận đang chờ sự xử lý của các cấp, các ngành. (VTV1, ngày 26.12.2007)

Những từ “nhiều người” “Công luận” hay “các cấp, các ngành” là những từ quá mơ hồ, không cụ thể, thiếu tính chính xác và do vậy nó là những từ thừa không mang nội dung thông tin.

Lại nữa, cách dùng những từ ghép một cách cơ học theo lối mòn đã làm cho người xem có phần không mấy thân thiện và khó hiểu xuất hiện khá nhiều: ...Sau vụ dịch cúm gia cầm anh Nguyễn Phước Thành đã cho ấp nở loại giống gà siêu trứng để phục vụ việc thiếu giống nuôi của bà con tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. (VTV1-19h00, ngày 27.10.2008)

...Nạn tôm tặccá tặc ở đây đang diễn ra rất mạnh. Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang cho biết, trong vòng một tháng qua cả tỉnh đã có 4 tấn tôm và 6 tấn cá bị bọn

tôm tặccá tặc bắt mất.(VTV1-19h00 ngày 3.4.2008)

Những từ in nghiêm đậm trong ví dụ này là các từ được ghép một cách “vô tội vạ” giữa từ Nôm và từ Hán. Lâu nay với cách gọi như “lâm tặc”, “hải tặc”, “siêu âm”...được chấp nhận vì đó là từ ghép đúng còn những từ như “siêu trứng” hay “cá tặc”, “tôm tặc” thì rất phản cảm.

Thứ tư, tính văn hóa trong ngôn ngữ lời bình của các MC, BTV, PTV chưa được chú trọng.

Em làm sao có thể học giỏi được, Những người lên sóng truyền hình thì thường lúc nào cũng nói mình học giỏi.( Đối mặt, VTV3 ngày 19/3/2010), Tính anh có vẻ cộc cằn, Tôi e ở nhà chị là người hay quát nạt con, đúng không? (Vân tay, VTV6, ngày 5/4/2010)

Những lời lẽ như thế này không còn là “con sâu làm rầu nồi canh” nữa mà đã trở thành chuyện phổ biến, chuyện thường ngày trên truyền hình và nguy hiểm hơn nó ngày một gia tăng. Những câu nói trên không chỉ là một sự ngẫu phát đơn giản, sự thiếu tôn trọng nhân vật của MC mà là một sự xúc phạm nghiêm trọng đến phẩm giá đối với người đối thoại.

Trong một mục nhỏ, chúng tôi không thể liệt kê hết được các khuyết điểm của ngôn ngữ lời bình trên truyền hình Việt Nam. Những ví dụ trên chỉ là một sự đánh động đến vấn đề hết sức cấp bách hiện nay: cách viết “ăn xổi” và lối ứng xử thiếu văn hóa của các MC, BTV, PTV mà điều này thật ra liên quan đến cách đào tạo và chọn con người vào các vị trí của các chương trình của nhà đài ( 5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

).

2.3.3. Độ dài của lời

Theo khảo sát của chúng tôi, hiện nay trên truyền hình Việt Nam, ngữ đoạn của các BTV, PTV, MC có độ dài khoảng từ 10 – 25 tiếng. Theo Lô-ic Éc-vu-ê: “độc giả trình độ trung bình có khả năng nhớ được 12 từ (đối với tiếng Việt là âm tiết hoặc

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ truyền hình Việt Nam - Vấn đề và thảo luận (Trang 53)