6. Kết cấu Luận văn
3.3.2. Linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ của người dẫn chương trình
Theo NSUT Kim Tuyến thì vào khoảng những năm 1980, PTV- người nói trên truyền hình (lúc này chưa có các thuật ngữ BTV, MC) thường khá cứng nhắc. PTV lúc đó phải ngồi thẳng, không được ngồi nghiêng, đọc đúng văn bản - kể cả văn bản bị sai (18). 30 năm đã trôi qua, giờ đây, truyền hình đã thay đổi rõ rệt. Công chúng không còn thụ động tiếp nhận thông tin mà thay vào đó họ cần thông tin họ muốn, cần sự “nói chuyện” chứ không cần sự “đọc chuyện” của BTV.Vì thế, thứ ngôn ngữ hành chính, nghiêm trang, cứ nhắc phải được thay thế bằng ngôn ngữ dễ hiểu, gần gũi có tính tương tác cao.
Làm được điều này cần phải phân loại các thể loại, chương trình phù hợp với từng loại ngôn ngữ:
+ Các thể loại thuộc nhóm Thời sự-Chính luận, nhất là các bản tin thời sự nên giữa phong cách nghiêm trang (nhưng không quá cứng nhắc), nhưng có sự giao lưu với người xem, có thể bằng mắt, miệng, cử chỉ… Nghiêm trang mà vẫn diễn cảm, diễn cảm mà không quá lố.
Các BTV truyền hình và MC dẫn thời sự-chính luận hiện nay có cách dẫn rất sáng tạo, hiện đại và gần gũi với khán giả là Quang Minh, Vân Anh, Hoài Anh, Thanh Lâm, Diệp Anh, Trần Uy…
+ Các chương trình trò chơi truyền hình, Games show nên sử dụng ngôn ngữ có tính tương tác, giao lưu, văn khẩu ngữ, gần gũi nhưng không quá đà, không như ngôn ngữ giao tiếp đời thường mà phải biết chừng mực.Vừa tạo thỏa mái, giao lưu nhưng cũng vừa có tính chuẩn mực. Điều này, nhà báo Tạ Bích Loan, BTV Kim Ngân đã làm khá thành công và để lại ấn tượng tốt trong lòng công chúng.
+ Tùy thuộc vào chương trình mà ngôn ngữ nói cũng phải được vận dụng cho phù hợp. Người dẫn chương trình cần phải đi sâu tìm hiểu đặc điểm của chương trình, nắm vững tôn chỉ của chương trình, nội dung, đặc điểm phong cách, hình thức của một chương trình, đặc biệt là chú ý tới sự khác nhau của chương trình này với chương trình khác.
Có thể thấy rằng, cách xưng hô như thế nào cho thích hợp cũng là một yếu tố rất quan trọng trong ngôn ngữ nói. Chẳng hạn, chương trình Thời sự với những tính chất đã nói như trên, khi dùng từ để xưng hô thì nhất thiết phải dùng "quý vị và các bạn", Với các chương trình Games show nên sử dụng nhiều hơn những ngôn ngữ nói thông thường, cách xưng hô: “các bạn, chúng ta”... Hoặc cách chào cũng phải theo từng chương trình: “xin kính chào quí vị và các bạn, mời quí vị và các bạn xem chương trình thời sự tối thứ…ngày…tháng” là của chương trình thời sự và “chào mừng quí vị và các bạn đã đến với chương trình Việt Nam Idol…”là của Games show.
Còn nhớ, những năm 90 của thế kỷ trước, Trần Bình Minh với chương trình KCT đã làm thành một “cuộc cách mạng” trong nghiệp vụ nói của người dẫn chương trình. Anh được tự do thực hiện theo ý của mình, chủ động và sáng tạo hơn. Đây là một cách dẫn rất hay và được công chúng yêu thích. Cũng nhờ đó những suy nghĩ cứng nhắc trong việc nói trên truyền hình cũng thay đổi. Sau này nhà báo Tạ Bích Loan cũng đã dẫn khá thành công theo phong cách riêng của chị. Học tập Trần Bình Minh, Tạ Bích Loan là điều rất tốt nhưng không phải ai cũng có thể làm giống hai nhà báo kỳ cựu này. Nhiều người dẫn chương trình muốn nói nhanh và rõ từ giống họ nhưng khả năng không cho phép. Vì thế mà họ nói nhanh, nuốt từ, lên bổng xuống trầm một cách đều đặn như máy. Chúng ta nên nhớ rằng dù có thay đổi như thế nào thì cũng phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản của nghiệp vụ nói.