Những vấn đề cần giải quyết ở các cấp độ nghiên cứu khác

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ truyền hình Việt Nam - Vấn đề và thảo luận (Trang 111)

6. Kết cấu Luận văn

3.2. Những vấn đề cần giải quyết ở các cấp độ nghiên cứu khác

3.2.1. Ngôn ngữ truyền hình trong các chương trình tương tác

Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, trong tương lai truyền hình tương tác sẽ chiếm dần vị trí quan trọng ở Việt Nam. Tuy nhiên việc phát triển truyền hình tương tác ở nước ta sẽ đặt ra những vấn đề về ngôn ngữ cần giải quyết cấp bách.

+ Vấn đề thứ nhất:

Cách phát triển có vẻ như "mạnh ai nấy làm" về truyền hình tương tác ở hầu khắp các đài truyền hình từ trung ương đến địa phương sẽ tạo nên những sản phẩm hết sức phức tạp cả về nội dung và hình thức. Đặc biệt hiện nay, đang có xu hướng xã hội hoá việc sản xuất sản phẩm nên việc định tính ngôn ngữ truyền hình ngày càng khó khăn hơn.

+ Vấn đề thứ hai:

Trong quá trình sản xuất tin, bài phải coi trọng các ý kiến của công chúng, thì liệu rằng ngôn ngữ truyền hình có còn giá trị và chức năng hướng dẫn thông tin nữa

hay không và dung lượng của các chức năng, giá trị đó với các chức năng khác của ngôn ngữ phải được kết cấu với tỉ lệ là bao nhiêu.

Trong khi công chúng có quyền thực hiện các quyền tham gia vào sản xuất sản phẩm thì ngôn ngữ của họ có thực sự là Interactive Language hay chỉ là những

CommentLanguage thông thường khác.

Vấn đề càng nghiêm trọng hơn khi Comment Language hiện nay được giới trẻ sử dụng như việc giải toả, bày tỏ tâm tư tình cảm cá nhân chứ chẳng liên quan gì đến các chương trình hay sản phẩm truyền hình nghiêm túc.

+ Vấn đề thứ ba:

Khi thực hiện truyền hình tương tác sẽ tạo ra một lượng công chúng chuyên biệt. Mỗi loại công chúng chuyên biệt ấy có một “format” riêng, có một thứ ngôn ngữ riêng. Làm sao để đáp ứng được những nhu cầu, yêu cầu chính đáng của từng nhóm công chúng này dưới góc độ ngôn ngữ là điều rất khó.

+ Vấn đề thứ tư:

Sẽ có sự bất bình đẳng giữa các tầng lớp công chúng trong việc hưởng thụ các thông tin truyền hình. Một tin, bài, chương trình truyền hình có tính tương tác chỉ có một loại ngôn ngữ do một nhóm đối tượng chuyên biệt tham gia tạo ra, nếu được phát sóng vậy thì các nhóm khác sẽ phải hưởng thụ thông tin truyền hình như thế nào.

Hiện nay ở Việt Nam, những chương trình truyền hình tương tác phát triển nhất là chương trình dành cho giới trẻ, đặc biệt VTV đã có hẳn một kênh VTV6, trong khi đó chưa có một công trình nghiên cứu giới công chúng này một cách cụ thể.

Vấn đề này liệu có phải là các nhà sản xuất xem công việc kinh doanh sản phẩm báo chí hơn các chức năng quan trọng khác của báo chí hay không.

+ Vấn đề thứ 5

Có sự chênh lệch khá lớn giữa ngôn ngữ thông tin chỉ dẫn và nhu cầu của công chúng. Nhiều tin, bài với ngôn ngữ có tính chuyên biệt cao vốn chỉ dành cho lượng công chúng ít nhưng lại dành nhiều thời lượng của chương trình.

+ Vấn đề 6

Trong các chương trình truyền hình tương tác tính chuyên môn cao, sự phi đại chúng trong tính chất thông tin ngày càng rỏ rệt. Tuy thế làm cho các thuật ngữ, từ chuyên môn dễ hiểu, bình thường hoá các từ chuyên môn này đã không được các kênh truyền hình tương tác tính đến.

Các chương trình có tính tương tác khá cao như O2TV, InfoTV...có quá nhiều những thuật ngữ chuyên môn mà lớp công chúng chuyên biệt cũng không hiểu nhiều chứ chưa nói đến đại chúng (16

).

Đó là những vấn đề cơ bản được đặt ra cho quá trình phát triển truyền hình tương tác ở Việt Nam. Để giải quyết những vấn đề đó cần có những chính sách, những mục tiêu và kế hoạch cụ thể mà việc hoạch định những chính sách này cần phải nhanh chóng để truyền hình tương tác ở nước ta sớm đi vào ổn định. Nhiệm vụ này là của Đảng, Nhà nước, các cơ quan quản lý báo chí, nhà sản xuất sản phẩm báo chí và của toàn xã hội.

3.2.2. Sử dụng các loại cỡ cảnh, bố cục như thế nào của ngôn ngữ hình ảnh trên truyền hình là hợp lý trên truyền hình là hợp lý

Ngôn ngữ hình ảnh là yếu tố quan trọng nhất trong hai yếu tố làm nên ngôn ngữ truyền hình.Vậy nên vấn đề sử dụng các loại cỡ cảnh, bố cục khuôn hình ra sao đã trở thành vấn đề cấp thiết ảnh hưởng lớn đến chất lượng thông tin của tác phẩm truyền hình.

Thực tế cho thấy ngôn ngữ hình ảnh trên các kênh sóng của truyền hình Việt Nam những năm gần đây đã có những thay đổi quan trọng. Chung qui lại vẫn là làm sao để những hình ảnh ấy chuyển tải đến công chúng những thông tin tốt nhất, hợp lý nhất.Tuy thế, trong rất nhiều trường hợp người làm truyền hình ở Việt Nam hoặc quá quen với cách thể hiện của ngôn ngữ hình ảnh của điện ảnh đã làm thiên lệch chức năng và tính chất của loại ngôn ngữ này trong các tác phẩm báo hình. Vậy nên trong điều kiện có thể theo chúng tôi, những người làm truyền hình cần phải:

Một là, chú ý đến cách tạo cỡ cảnh và bố cục khuôn hình hợp lý.

Những cảnh quay với bố cục và cỡ cảnh phức tạp thường đem lại vẻ hào nhoáng cho các thể loại thuộc chương trình Games show, kích thích sự thích thú cho những người xem chương trình này. Trong khi đó, những bố cục, cỡ cảnh chuẩn ít động tác máy lại là ưu tiên số một cho các thể loại như tin hay phỏng vấn.

Hai là, trong những trường hợp cụ thể nên ưu tiên thông tin sự kiện hơn việc quá coi trọng hay trau chuốt các loại cỡ cảnh, bố cục.

Trường hợp tác nghiệp các sự kiện kịch tính như chiến tranh, bão lũ, khủng bố…người phóng viên không nhất thiết phải chỉnh sửa bố cục, cỡ cảnh vì làm như thế sẽ chậm ghi hình và thời khắc, tình huống quan trọng sẽ qua đi.

Khoa học kỹ thuật phát triển, người ta có thể tạo dựng một tin truyền hình mà không cần phải đi thực tế ghi hình. Điều đó đôi lúc làm nản lòng người xem. Cho nên lắm lúc những cỡ cảnh, bố cục khuôn hình không theo quy cách nào lại gây được lòng tin nơi công chúng. Những chi tiết sắp xếp không theo ý chủ quan của người làm truyền hình lại mang lại một giá trị thông tin cao, cái mà người ta vẫn gọi là quay thật, không qua Mongtage. Trong những những trường hợp này, tính chất nhẵn nhụi cổ điển đã bị thay thế bởi tính sần sùi, sinh động của hình ảnh, làm cho người xem tiến gần hơn tới cảm xúc trọn vẹn về sự chân thật của khoảnh khắc đời sống. Tính bất thường, ngẫu nhiên, sự bất ngờ trong cách sắp xếp các chi tiết, sự đảo ngược các bố cục khuôn hình...những cái đó làm cho người ta tin rằng người phóng viên chính thức có mặt tại hiện trường mà không phải dựng lại cảnh để làm tin.

Ba là, nên sử dụng nhiều cỡ cảnh trung và cận.

Như đã trình bày trong Mục 2.8.Vấn đề sử dụng ngôn ngữ hình ảnh trên truyền hình Việt Nam, việc sử dụng các cảnh trung cận có những ưu điểm rõ rệt hơn

các loại cỡ cảnh khác.

Đối với truyền hình, những cảnh gần (trung, cận) bao giờ cũng làm nổi rõ các chi tiết của sự kiện, vấn đề, và do vậy làm tăng tính hấp dẫn và hàm chứa được lượng thông tin cao. Mặc khác, màn hình của máy thu hình tương đối nhỏ hơn so với màn hình điện ảnh nên các cảnh gần mới có hiệu quả trong việc chuyển tải thông tin.Thực tế này nếu so sánh cách xây dựng các tin, bài kể cả phim truyện truyền hình của truyền hình Việt Nam với các nước có nền truyền hình phát triển chúng ta sẽ thấy một độ chênh đáng kể.

Bốn là biết cách sắp xếp các cỡ cảnh hợp lý trong từng nội dung tin, bài.

Lâu nay người làm truyền hình thường sắp xếp các loại cỡ cảnh, bố cục theo mô tiếp cổ điển, đó là sắp xếp các cỡ cảnh từ toàn đến trung đến cận, rồi đặc tả. Đây là cách sắp xếp ổn định nhưng thường không gây nhiều chú ý đến công chúng. Sắp xếp cỡ cảnh một cách “phá cách” của tin về cuộc chiến ở Iraq mà chúng tôi dẫn ra dưới đây của CNN là một cách làm táo bạo, mới mẽ nhưng đã đem lại hiệu quả rất cao. Người xem đã không phải ngán ngẫm chờ từ cỡ cảnh theo sự sắp xếp thứ tự như trước, cái mà người ta cần nhất đã được miêu tả một cách ấn tượng nhất qua hình ảnh đầy đau thương và xúc cảm.

Người xem truyền hình không thể không nhớ tới bản tin quốc tế của CNN được các biên tập viên biên tập một cách chỉnh chu và đầy trách nhiệm. Trong số đó có

những tin về chiến sự Iraq, một mãnh đất không phút giây bình iên. Có một tin được phát vào 19h40 ngày 8.9.2008 đã gây bao nhiêu xúc động trong mỗi người xem truyền hình. Cảnh được các biên tập viên sắp xếp theo các cỡ cảnh khác nhau, nhưng lại hoà quyện vào nhau và cùng làm nỗi rõ một nội dung mà khán giả truyền hình quan tâm nhất: sự chết chóc, đau thương, niềm vô vọng của con người trong chiến tranh. Mở đầu là cận cảnh em bé đứng trong ngôi nhà đổ nát, đôi mắt lo âu, tiếp đó là toàn cảnh khoảng trời mênh mông mà trên đó là những chiếc máy bay ù réo, đêm ngày nhả hàng vạn tấn bom xuống mãnh đất yêu thương của em bé. Phía xa xa, bằng những trung cảnh, toàn cảnh rồi trung cận những nòng súng B40 của những tay súng hồi giáo hướng lên trời xanh, những cái chớp lửa liên tục xé toạt khoảng trời mênh mông và sự bình iên thơ ngây của em bé. Cuối cùng là cận cảnh khuôn mặt com rúm của những đứa trẻ khác vì bom đạn đang co cụm lại trong các hốc nhà.

Chỉ có bấy nhiêu cỡ cảnh thôi, với sự sắp xếp các cỡ cảnh theo một logich nhất định, chủ đề và nội dung đã được chuyển đến công chúng đầy đủ. Ở đây không chỉ là một tin thuần tuý theo đúng nghĩa 5W+1H mà còn hơn thế nữa, tin đã hướng người xem vào những nỗi đau của con người, nỗi đau chiến tranh.

Sự chọn lựa các cỡ cảnh phù hợp với nội dung hình ảnh là điều rất quan trọng. Trở lại với tin trên ta thấy, nhân vật chính được miêu tả ở đây là cậu bé. Hầu như không có một toàn cảnh hay trung cảnh miêu tả cậu bé mà chỉ là cận cảnh và đặc tả. Đó là cỡ cảnh miêu tả nhân vật rất đắt đối với những thông tin thời sự. Những cỡ cảnh ấy không chỉ miêu tả hình thức con người mà còn thể hiện được tâm lý, tình cảm. Có thể thấy tác giả bản tin đã làm tốt công việc này mà không phải ai cũng có thể làm được.

Không phải là không có lý khi nhiều người cho rằng cỡ cảnh, bố cục là hình thức của thông tin. Mỗi cỡ cảnh, bố cục, mỗi cách nhìn ở những góc nhất định của sự vật sẽ đem đến cho tin, bài những nội dung thông tin khác nhau. Không chỉ là sự sắp xếp nhiều cỡ cảnh mới tạo nên thông tin. Có rất nhiều tác phẩm trình truyền hình chỉ sử dụng hầu như từ một đến hai cỡ cảnh mà vẫn tạo ra được hiệu quả thông tin cao. Đây có thể xem là những gợi ý để những người làm truyền hình Việt Nam quan tâm.

3.2.3. Lượng tiếng động, âm nhạc, lời trong mối tương quan với hình ảnh trong tin, bài truyền hình là như thế nào trong tin, bài truyền hình là như thế nào

Trong xu thế và sức ép của tính hiệu quả cũng như buộc phải giành được số lượng công chúng tối đa, các phóng viên truyền hình chuyên nghiệp của VTV1 đã đưa

ra kết luận về sử dụng âm thanh trong tin, bài truyền hình: “Phóng viên phải biết những giới hạn của việc sử dụng âm thanh. 35% âm thanh cho một đề tài cỏn con, 60% âm thanh cho một đề tài có số liệu, 50% cho đề tài thông thường, đó là qui tắc căn bản. Một đề tài 70% âm thanh nếu có vấn đề nóng bỏng, kịch tính, 80% âm thanh cho một câu chuyện trong đó có lời nói của người trong cuộc và có tình tiết gây nhiều cảm xúc. Nếu vượt ra khỏi giới hạn âm thanh đó thì vô cùng phiêu lưu vì nguy cơ sập bẫy sẽ tăng lên khôn lường [ dẫn theo 55, 56 ].

Tất nhiên đó là những kinh nghiệm đúc rút khi làm nghề, còn hiện trạng sử dụng âm thanh của các tin, bài trên sóng truyền hình Việt Nam lại có nhiều vấn đề để bàn luận.

Trước tiên, những các tin, bài của truyền hình Việt Nam, nhất là ở các đài truyền hình địa phương, phóng viên thường viết lời trước khi đi ghi hình tại hiện trường nên có tình trạng lời quá nhiều, lấn át yếu tố ngôn ngữ hình ảnh vốn là thế mạnh của tin, bài truyền hình.

Thứ hai, sự xuất hiện của tiếng động trong các tin, bài không hợp lý. Những thông tin cần tiếng động như bão, lũ, mưa gió, ô nhiễm tiếng ồn… âm thanh kịch tính này rất ít được các phóng viên ghi lại.

Thứ ba, sự xuất hiện của những nhân vật với những lời phát biểu của họ chỉ có tính chất biểu trưng chứ chưa mang lại thông tin đích thực và cần thiết bổ trợ cho nội dung thông tin.

Vấn đề cấp bách nhất hiện nay theo chúng tôi, những người làm truyền hình Việt Nam cần thay đổi một số phương thức xây dựng âm thanh trong tin, bài sau:

1, Gia tăng sự xuất hiện của âm thanh.

Kinh nghiệm của những nhà làm phim Phóng sự-Tài liệu truyền hình Canada là 40% lời bình, 40% phỏng vấn, 20% tiếng động [dẫn theo 46, 21]. Nếu truyền hình Việt Nam chưa tiếp cận được với cách làm trên thì nên tăng lượng tiếng động, và phỏng vấn nhân vật, nhất là các tiếng động kịch tính.

2, Gia tăng sự xuất hiện của các nhân vật phỏng vấn, để họ bày tỏ và cung cấp thông tin thay cho các lời bình thiếu khách quan.

Tuy nhiên phải lựa chọn những đoạn âm thanh phỏng vấn của các nhân vật nghe được, dễ hiểu.Tránh tình trạng nhân vật phát âm bằng ngôn ngữ địa phương khó nghe, sự xuất hiện của nhân vật chỉ là biểu trưng mà không đem đến thông tin gì.

3.2.4. Về mối quan hệ của ngôn ngữ hình ảnh và ngôn ngữ âm thanh

Sự kết hợp hài hoà giữa ngôn ngữ hình ảnh và ngôn ngữ âm thanh trong tin, bài của các tác phẩm truyền hình cho thấy tính sóng đôi trong việc đưa thông tin của loại hình báo chí này. Hình ảnh hướng tới thị giác, một giác quan nhạy bén của con người, âm thanh hướng tới thính giác, một giác quan hoàn hảo nhất của con người. Ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh đã hướng tới các giác quan trọng nhất của đối tượng tiếp nhận thông tin, vì thế, nó là một loại ngôn ngữ vô cùng quan trọng và có hiệu quả cao nhất so với các yếu tố ngôn ngữ khác.

Đối với các kênh sóng của truyền hình Việt Nam, những vấn đề này đã được chú trọng hay chưa và thực tiễn về mối quan hệ này thế nào đã được chúng tôi khảo trong chương 2. Vấn đề ở đây là chức năng và tỉ lệ của ngôn ngữ hình ảnh và ngôn

ngữ âm thanh trong các tin, bài truyền hình là như thế nào.

Thứ nhất, phải khẳng định chắc chắn rằng, không có một qui tắc nào cho việc ấn định tỉ lệ của hai loại ngôn ngữ này trong các tin, bài truyền hình. Vì rằng, tỉ lệ này phụ thuộc vào các chương trình, chuyên mục, thể loại, thậm chí là tâm lý, nhu cầu tiếp nhận thông tin nơi công chúng.

Thứ hai, việc coi trọng hoặc là yếu tố ngôn ngữ hình ảnh hoặc yếu tố âm thanh trong mối quan hệ âm thanh-hình ảnh là việc làm thiển cận và thiếu khách quan. Trường hợp khảo sát trong mục 2.9.1. Vấn đề về vai trò của lời và hình trong

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ truyền hình Việt Nam - Vấn đề và thảo luận (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)