Về mối quan hệ của ngôn ngữ hình ảnh và ngôn ngữ âm thanh

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ truyền hình Việt Nam - Vấn đề và thảo luận (Trang 117 - 118)

6. Kết cấu Luận văn

3.2.4. Về mối quan hệ của ngôn ngữ hình ảnh và ngôn ngữ âm thanh

Sự kết hợp hài hoà giữa ngôn ngữ hình ảnh và ngôn ngữ âm thanh trong tin, bài của các tác phẩm truyền hình cho thấy tính sóng đôi trong việc đưa thông tin của loại hình báo chí này. Hình ảnh hướng tới thị giác, một giác quan nhạy bén của con người, âm thanh hướng tới thính giác, một giác quan hoàn hảo nhất của con người. Ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh đã hướng tới các giác quan trọng nhất của đối tượng tiếp nhận thông tin, vì thế, nó là một loại ngôn ngữ vô cùng quan trọng và có hiệu quả cao nhất so với các yếu tố ngôn ngữ khác.

Đối với các kênh sóng của truyền hình Việt Nam, những vấn đề này đã được chú trọng hay chưa và thực tiễn về mối quan hệ này thế nào đã được chúng tôi khảo trong chương 2. Vấn đề ở đây là chức năng và tỉ lệ của ngôn ngữ hình ảnh và ngôn

ngữ âm thanh trong các tin, bài truyền hình là như thế nào.

Thứ nhất, phải khẳng định chắc chắn rằng, không có một qui tắc nào cho việc ấn định tỉ lệ của hai loại ngôn ngữ này trong các tin, bài truyền hình. Vì rằng, tỉ lệ này phụ thuộc vào các chương trình, chuyên mục, thể loại, thậm chí là tâm lý, nhu cầu tiếp nhận thông tin nơi công chúng.

Thứ hai, việc coi trọng hoặc là yếu tố ngôn ngữ hình ảnh hoặc yếu tố âm thanh trong mối quan hệ âm thanh-hình ảnh là việc làm thiển cận và thiếu khách quan. Trường hợp khảo sát trong mục 2.9.1. Vấn đề về vai trò của lời và hình trong chương trước là thực tế chứng minh cho điều này.

Theo đó chúng tôi cho rằng tỉ lệ của yếu tố ngôn ngữ hình ảnh và ngôn ngữ âm thanh của truyền hình Việt Nam hiện nay phải được kết cấu theo nội dung đề tài.Cụ thể:

1, 40% âm thanh, 60% hình ảnh dùng cho các sự kiện thời sự bình thường. 2, 70% hình ảnh và tiếng động, 30% lời bình cho các sự kiện về bão lũ, các đám cháy, động đất…Đây là những sự kiện mang kịch tính cao, bản thân hình ảnh và tiếng động sẽ nói lên nội dung chúng, yếu tố lời bình chỉ giải thích thêm yếu tố “ở đâu”, “khi nào”.

3, 30% hình ảnh và 70% lời bình cho các sự kiện có tính chất lý giải, trừu tượng, không có hình ảnh trực tiếp như các chương trình bình luận, phỏng vấn và các nội dung về chỉ số tăng trưởng, thất nghiệp, các báo cáo, nghị quyết…

Tương tự như vậy, chức năng của yếu tố ngôn ngữ hình ảnh và ngôn ngữ lời bình cũng phải được qui định tương đối trong các trường hợp cụ thể:

1, Ngôn ngữ hình ảnh nói lên nội dung cơ bản, trực quan của vấn đề, cho người xem biết ai, cái gì.

2, Ngôn ngữ âm thanh, nhất là lời bình không được diễn xuôi hình ảnh, giải thích hình ảnh mà làm nhiệm vụ bổ trợ thông tin cho hình ảnh, giải thích thêm những những gì hình ảnh không nói được.

Ví dụ trường hợp cảnh quay là một cây cầu mới khánh thành thì lời bình đi kèm phải là các nội dung về chiều dài, trọng tải của cầu, phương tiện nào được lưu thông…

Tuy nhiên, không quá rạch ròi chức năng của ngôn ngữ hình ảnh và ngôn ngữ âm thanh trong cùng một tác phẩm truyền hình. Vấn đề là làm thế nào hai yếu tố ngôn ngữ này bổ trợ cho nhau, hòa quyện nhau làm thành một thể thống nhất chuyển tải tốt nhất nội dung thông tin.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ truyền hình Việt Nam - Vấn đề và thảo luận (Trang 117 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)