Xây dựng các chương trình và các phương thức phát sóng theo ngôn ngữ có tính

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ truyền hình Việt Nam - Vấn đề và thảo luận (Trang 118 - 121)

6. Kết cấu Luận văn

3.3.1. Xây dựng các chương trình và các phương thức phát sóng theo ngôn ngữ có tính

ngữ có tính chất phi đại chúng

Nhu cầu thông tin của công chúng ngày một lớn và ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng. Chất lượng thông tin ở đây là những thông cần thiết, thiết yếu nhất mà công chúng cần, không phải là thứ thông tin chung chung cho nhiều người. Hiện nay các nhà làm truyền thông đều hướng tới sản xuất các sản phẩm có tính phi đại chúng (Non mass communication). Nói như Alvin Toffler, nhà tương lai học người Mỹ, thì hiện nay các thông tin đại chúng đã giải đại chúng, tức thông tin bị chia nhỏ, đáp ứng cho từng nhóm đối tượng nhỏ, cụ thể [56, 145].

Chính để đáp ứng nhu cầu đó của công chúng nên ngôn ngữ truyền hình cũng phải dần biến đổi theo. Trước tình hình như vậy, muốn cho các nhóm công chúng tiếp nhận thông tin tốt thì:

1, Về phía xây dựng tin, bài, các chương trình:

+ Xây dựng các chương trình theo nhóm đối tượng cụ thể: theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp,vùng, địa phương…

- Nhóm thanh-thiếu niên: Hiện nay đã có kênh VTV6 nhưng còn chung

chung, kênh thông tin này chỉ là sự trao đổi ở trường quay mà không chú trọng phản ánh thực tiễn, hoạt động. Đặc biệt ngôn ngữ thể hiện của các MC, BTV hơi tùy tiện, ngẫu hứng, chưa kiểm soát được cách nói. Cần điều chỉnh cách nói của các MC, BTV về cách phát âm, giọng, âm sắc.. Khai thác nhiều hơn chất giọng của thanh thiếu niên ở nhiều vùng, miền trên cả nước.

- Nhóm người cao tuổi: Hiện nay đã có chương trình Cây cao bóng cả, Vui khỏe có ích-VTV3, nhưng chỉ là các trò chơi mang tính giải trí. Cần xây dựng thêm cách chương trình khác, tập trung vào thông tin tri thức, thông tin chỉ dẫn, sở thích của nhóm đối tượng này.

- Nhóm thiếu nhi: Đã có các chương trình như Ca nhạc thiếu nhi, Phim hoạt hình, Phim thiếu nhi. Những chương trình đó còn mang nặng tính giải trí. Phải xây dựng các chương trình giáo dục tri thức, nhân cách, các chương trình thông tin về hoạt động của lứa tuổi này ở địa phương và cả nước.

- Nhóm công chúng giới: Đã có các chương trình dành cho nữ giới như

Chuyện làm đẹp, Sức sống mới, Bạn gái cần biết…Tuy vậy đây là các chương trình chỉ dành cho bộ phận người thành thị. Những người phụ nữ ở nông thôn, vùng sâu vùng xa thường thấy xa lạ với các chương trình này mặc dù bộ phận này chiếm đến khoảng 80% số phụ nữa cả nước.

- Nhóm công chúng ngành: Hiện nay chưa phát triển mạnh, chỉ có các kênh truyền hình về An ninh tổ quốc, An toàn giao thông, Bất động sản, Bản tin Tài chính. Mở rộng khu vực này bằng các chương trình thuộc các ngành khách nhau để tạo nên sự cân bằng và tính bình đẳng trong thông tin truyền hình.

- Nhóm công chúng vùng, địa phương: Nhất là các vùng sâu vùng xa cần

quan tâm xây dựng chương trình, tin bài. Ở các đài địa phương đã có chương trình dành cho người vùng sâu, vùng xa nhưng thời lượng rất ngắn, 1 tuần một số, chưa phản ánh hết tình hình địa phương đó.

+ Tạo tính tương tác và tăng cường sự tham gia của công chúng trong các tin, bài, chương trình truyền hình. Ví dụ nếu tổ chức chương trình “sức khỏe sinh sản vị thành niên” thì ngoài việc mời các chuyên gia trong lĩnh vực này thì nhất thiết phải có sự tham gia của những em trong độ tuổi này để các em bày tỏ và trao đổi thông tin.

Hoặc nếu bàn đến Quan họ Bắc Ninh thì nhất thiết phải mời các nghệ sĩ hát quan họ và người Bắc Ninh…

+ Cân bằng tỉ lệ người dẫn, sự kiện với sự tham gia của công chúng. Có thể theo tỉ lệ như sau:

Chương trình MC, BTV Khách mời của Chương trình, chuyên gia…

Công chúng tham gia

Trao đổi, bàn luận,

trò chơi… 15% 15% 70%

Phổ biến kiến thức 10% 70% 20%

Chỉ dẫn 20% 60% 20%

Bảng 3.4: Tỉ lệ người dẫn và người tham gia chương trình

2, Các phương thức phát sóng:

+ Xây dựng các đài truyền hình ở các khu vực phát theo ngôn ngữ của từng vùng.

Ở nước ta có thể xây dựng thành các khu vực sau: - Khu vực phía đông Bắc Bộ

- Khu vực phía tây Bắc Bộ

- Khu vực từ Thanh Hóa đến Nghệ An - Khu vực từ Bình-Trị-Thiên

- Khu vực Đà Nẵng-Bình Định - Khu vực Phú Yên-Khánh Hòa - Khu vực Bình Thuận-Đồng Nai - Khu vực Tây Nam Bộ

- Khu vực Đông Nam Bộ - Khu vực Tây Nguyên

Những căn cứ trên chúng tôi dựa vào hoàn cảnh địa lý-xã hội, văn hóa và đặc biệt là cộng đồng ngôn ngữ (17

).

+ Đài quốc gia nên phát cùng một lúc chương trình chính bằng nhiều ngôn ngữ cho các vùng miền khác nhau. Ở miền Bắc là lấy giọng chuẩn Hà Nội, miền Nam giọng chuẩn là Sài Gòn, miền Trung có thể sử dụng cả hai giọng Bắc và Nam.

Trường hợp này truyền hình Việt Nam đã có các trung tâm truyền hình ở các khu vực như HVTV (từ Huế đến Nghệ An), DVTV (từ Đà Nẵng đến Bình Định),

PVTV (từ Phú Yên đến Đồng Nai) CVTV, VTV9 (cho khu vực tp Hồ Chí Minh và các vùng Đông và Tây Nam Bộ), nhưng nội dung thông tin vẫn còn bó hẹp chưa bao quát và toàn diện.

+ Phát tiếng Anh cho các bản tin chính nhằm cung cấp cho đối tượng là người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam.

Để thực hiện tốt việc xây dựng tin, bài, chương trình, phương thức phát sóng, cần:

3, Khảo sát tính chuyên biệt trên các nhóm đối tượng cụ thể

Khảo sát thái độ của nhóm công chúng chuyên biệt cho từng chương trình, tin, bài phát sóng trong khoảng thời gian nhất định. Nếu chương trình đó có 50% số công chúng ưa thích thì giữ lại, dưới 50% thì giảm thời lượng phát, dưới 30% thì xóa chương trình đó làm lại chương trình mới.

4, Tìm ra được loại hình ngôn ngữ truyền thông có khả năng đáp ứng cao nhất cho từng nhóm đối tượng.

Cần điều tra xã hội học về sở thích, độ tiếp thu thông tin qua các ngôn ngữ của nhóm chuyên biệt cụ thể. Phân loại và xác định ngôn ngữ chiếm ưu thế của từng nhóm.Từ đó, xây dựng kế hoạch xây dựng nội dung và phát sóng.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ truyền hình Việt Nam - Vấn đề và thảo luận (Trang 118 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)