Vấn đề sử dụng âm nhạc và tiếng động

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ truyền hình Việt Nam - Vấn đề và thảo luận (Trang 80)

6. Kết cấu Luận văn

2.7. Vấn đề sử dụng âm nhạc và tiếng động

2.7.1. Vấn đề sử dụng tiếng động

“Đừng sử dụng lời bình kín đặc. Hãy để chỗ thở. Nếu bạn nói hơn ba câu mà không có tiếng động tự nhiên hay phỏng vấn, bạn cần xem lại bài viết của mình." GS. Larry Hatteberg đã khẳng định như vậy trong lớp học về cách viết cho truyền hình tại Oklahoma, năm 1997 [ dẫn theo 65, 68].

Tiếng động mà chúng tôi muốn hướng đến khảo sát trên truyền hình Việt Nam là tiếng động hiện trường. Đó là những âm thanh tự nhiên của thiên nhiên, sự vật và con người như tiếng nước chảy, chim hót, tiếng động cơ xe, tiếng nói chuyện, tiếng vỗ tay, tiếng va chạm của các sự vật với nhau…Chúng tôi không bàn đến tiếng nhân vật trong mục này, phần tiếng nhân vật đã được đề cập đến trong mục Sử dụng đa giọng và đơn giọng trong phần trước.

Theo khảo sát của chúng tôi, có khoảng 52% tin, bài trên các sóng truyền hình Việt Nam có tiếng động. Sự gia tăng hình thức sử dụng tiếng động cho thấy cách làm truyền hình ở Việt Nam đang dần có những thay đổi theo hướng tích cực. Bởi vì nếu sử dụng tiếng động hợp lý sẽ: 1, tạo nên độ tin cậy cao cho nội dung phản ánh; 2, giảm bớt vai trò chuyên chở thông tin quá nhiều từ phía lời bình và hình ảnh; 3, làm dịu căng thẳng và tạo các khoảng trắng (khoảng thời gian không có lời bình) để người xem có thời gian tiếp nhận thông tin. Sau đây là những con số mà chúng tôi thống kê được đã cho thấy hiện trạng trên :

STT Tên chương trình Kênh Tổng số tin, bài Số tin bài có tiếng động Tỉ lệ (%) 1 Thời sự 9h00 VTV1 17 9 53.0% 2 Thời sự 12h00 VTV1 21 7 33.3% 3 Thời sự 16h00 VTV1 17 9 53.0% 4 Thời sự 19h00 VTV1 23 16 69.5% 5 Thời sự 23h00 VTV1 16 8 50% Tổng số 94 49 52.0%

Bảng 2.19: Số lượng tin có tiếng động trên VTV (Số liệu thống kê vào ngày 25/4/2010 trên VTV1)

Và một số đài địa phương là: STT Tên chương trình Kênh Tổng số tin, bài Số tin bài có tiếng động Tỉ lệ (%) 1 Thời sự 18h30 THVL 15 6 40.0% 2 Thời sự 19h45 TRT1 16 9 56.2% 3 Thời sự 18h30 DRT 15 7 46.6% 4 Thời sự 19h45 PTQ 15 7 46.6% 5 Thời sự 18h30 THTG 14 9 64.2% 6 Thời sự 19h45 VP 12 7 58.3% Tổng số 87 45 51.7%

Bảng 2.20: Số lượng tin có tiếng động trên truyền hình địa phương

( Thống kê trên các kênh sóng từ ngày 15-20/05/2010)

Trong các tin, bài có sử dụng tiếng động, xét về mặt thể loại thì các thể loại như phóng sự, phim tài liệu và các chương trình trò chơi truyền hình thường sử dụng tiếng động nhiều. trong khi đó, tin, tọa đàm, phỏng vấn thường ít sử dụng tiếng động hiện trường (10

).

Theo khảo sát của chúng tôi, các tin, bài trên truyền hình Việt Nam sử dụng hai dạng tiếng động, đó là tiếng động tả thựctiếng động kịch tính (11).

Tiếng động tả thực là dạng tiếng động vốn có, ghi nguyên gốc âm phát ra có chức năng tả thực một nội dung nào đó. Loại thứ hai là Tiếng động kịch tính ngoài việc mô tả những âm thanh thực ra còn để tăng sự kịch tính cho câu chuyện tin, bài.

Tiếng động tả thực có tần suất xuất hiện nhiều hơn (thống kê của chúng tôi khoảng 70%) do chúng gắn liền với hành động của nhân vật, sự vật được phản ánh. Chính tiếng động tả thực này làm tăng khả năng thông tin và độ tin cậy cho tin bài. Ngoài ra, nếu dùng hợp lý tiếng động tả thực có thể thay thế vai trò của lời bình trong những trường hợp nhất định. Và đây là một minh chứng:

Tin tức về “bệnh ung thư ở trẻ em” tại bệnh viện K được Bản tin thời sự 19h00 trên VTV1 phát ngày 26 /11/2009 với một phóng sự ngắn chỉ có thời lượng 154 giây nhưng đã gây xúc động cho rất nhiều người xem. Tràn ngập bản tin là hình ảnh những đứa trẻ tội nghiệp: trọc đầu, mắt lồi, thân hình gầy gò. Nhưng trong suốt 154 giây của phóng sự, người xem chỉ nghe khoảng 60 tiếng lời bình (trung bình 0,4 tiếng/giây, lượng lời bình ít hơn rất nhiều mức bình thường). Thay vào đó là âm thanh tả thực

được chủ định ghi lại và lồng vào hình ảnh. Đó là những tiếng khóc khi các em bị căn bệnh hoành hành xen kẽ với những tiếng cười hồn nhiên khi cơn đau tạm qua, là tiếng thở dài xen với tiếng nấc của những người mẹ với khuôn mặt hốc hác, lo lắng... Và âm thanh thực này được sử dụng đến hết phóng sự. Chính việc dùng âm thanh tả thực tài tình này, phóng sự đã tạo nên điểm lắng, sự cảm thông, chia sẻ của người xem với những bệnh nhân nhi bị mắc bệnh ung thư.

Một minh chứng khác:

Một trận bão cát đang hoành hành tại tỉnh Tân Cương, phía Tây Bắc Trung Quốc. Chính quyền địa phương cho biết bão cát đã phá hủy nhiều căn nhà và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp tại địa phương…( Thời sự 19h00, VTV1ngày 13/ 3/ 2010)

Chỉ với ít lời bình và hình ảnh bão cát bay mù trời là âm thanh tả thực được ghi trực tiếp tại hiện trường với tiếng gió, tiếng vật dụng va đậm, tiếng gào thét của những người tháo chạy… đã diễn tả được sự tàn phá dữ dội của trận bão cát.

Tuy xuất hiện ít hơn trong các tin, bài của các kênh sóng truyền hình Việt Nam (khoảng 30%) nhưng tiếng động kịch tính đã có vai trò vô cùng quan trọng trong việc làm tăng giá trị thông tin cho các tin, bài. Nhìn chung những tin, bài của truyền hình Việt Nam với các nội dung như khủng bố, tai nạn, chiến tranh, các trận bão lũ…thường thấy xuất hiện tiếng động kịch tính.

Cảnh dân chúng náo loạn, hình ảnh các xe cấp cứu chạy khẩn trương, lực lượng an ninh vây kín, binh lính nằm rạp người dưới các ụ khói đen…cũng chỉ đem đến một phần thông tin chứ chưa gây được sự kịch tính cần mô tả. Nếu những hình ảnh đó đi kèm với những tiếng động hiện trường như: tiếng la hét của nạn nhân, tiếng còi hú của xe cấp cứu, tiếng gào thét của binh lính, tiếng súng nổ, tiếng gầm rít của xe bọc thép, máy bay….thì sẽ hoàn hảo hơn, bởi vì ngoài chức năng tả thực, những âm thanh đó còn tạo ra sự kịch tính, tạo ấn tượng mạnh nơi người xem.

Về hình thức có thể thấy, tiếng động của tin, bài trên các bản tin, chương trình của các đài truyền hình ở Việt Nam có hai kiểu: tiếng động làm nềntiếng động chủ đạo.

Không phải âm thanh hiện trường nào cũng có âm sắc và độ lớn đủ để tiếp nhận, có những âm thanh nhỏ, không rõ ràng về âm sắc nhưng lại góp phần tạo nên giá trị biểu cảm rất lớn cho tin, bài. Chúng như những tiếng động nền làm tăng tính gợi cảm và giảm sự lấn lướt của lời bình vốn khô cứng và nhàm chán khi không có sự thay đổi. Loại tiếng động này là tiếng động nền.

Tiếng động nền được sử dụng phổ biến trong các tin, bài của truyền hình Việt Nam. Bởi chính nó làm tăng tính chân thật cho sự kiện, vấn đề, làm cho hình ảnh sống động hơn. Khi chúng ta xem một phóng sự, một tin về hoạt động thu hoạch lúa thì sẽ nghe tiếng máy gặt, tiếng máy dập, khi xem hoạt động của xí nghiệp may chúng ta nghe thấy những tiếng lè xè của máy may…dù là rất nhỏ thì đấy là tiếng động nền.

Mặc dù tiếng động nền có giá trị rất lớn song không ít trường hợp các phóng viên và những người làm truyền hình hoặc coi nhẹ hoặc xem tiếng động nền như là phần thêm vào của âm thanh cho phong phú chứ chưa chú trọng và xem nó như một yếu tố làm nên nội dung. Trường hợp này xuất hiện khá nhiều trong tin bài của các đài địa phương. Một số dẫn chứng sau đây của chúng tôi minh chứng cho điều này:

Bản tin thời sự 18h45 của QRT (PT-TH Quảng Nam) phát ngày 15/6/2009 phản ánh về tình trạng công ty khai thác đá ở Quế Sơn gây tiếng ồn nghiêm trọng cho dân trong vùng, nhưng suốt thời lượng 2 phút 36 giây, không có tiếng động hiện trường nào. Tràn ngập phóng sự là lời bình và các hình ảnh. Trong trường hợp này, lẽ ra phóng viên phải thu âm, phải diễn tả sự kiện trên nền của tiếng máy khai thác đá. Như vậy phóng sự mới trở nên có “hơi thở cuộc sống” hơn.

Một ví dụ khác: Một phóng sự được phát trên TRT1 (PT-TH Thừa Thiên-Huế) ngày 05/07/2010, diễn tả một không khí sôi nổi của phong trào sinh viên tình nguyện của Đại học Huế đi giúp dân ở vùng sâu, vùng xa. Trong phóng sự này điều cần nhất là những tiếng reo hò, tiếng trò chuyện, tiếng bước chân khẩn trương…của các cô cậu sinh viên, nhưng kỳ thực cả 142 giây của phóng sự, người xem lại nghe thấy một bài nhạc nền du dương trầm buồn của xứ Huế được lồng vào từ đầu đến cuối phóng sự. Sự lạm dụng âm nhạc và không sử dụng tiếng động hợp lý như trên khiến cho giá trị thông tin giảm đi rõ rệt.

Tiếng động chủ đạo được dùng như âm thanh chủ đạo thay hoặc có giá trị ngang với lời bình. Hiện tượng này trên các tin, bài của truyền hình Việt Nam những nắm gần đây xuất hiện với tần suất tương đối nhiều (12

).

Khi sử dụng tiếng động chủ đạo, âm lượng của âm thanh này được đẩy lên cao thay cho âm của lời bình. Tiếng động chủ đạo khi được sử dụng hợp lý tự nó mang một thông tin độc lập mà người nghe có thể cảm nhận được. Tuy nhiên theo khảo sát của chúng tôi, hầu hết các tin, bài của truyền hình Việt Nam khi sử dụng tiếng động chủ đạo đều sử dụng với thời lượng ngắn, khi ngắt lời bình tạo khoảng trắng cho khán thính giả. Trường hợp phóng sự về “bệnh nhi ung thư ở bệnh viện K” và “bão cát hoành hành ở Trung Quốc” như ví dụ ở phần trên là một minh chứng cho điều chúng tôi vừa trình bày.

2.7.2. Vấn đề sử dụng âm nhạc

Âm nhạc là yếu tố vô cùng quan trọng đối với tin, bài truyền hình. Âm nhạc tạo tâm lí thoả mái, giảm thiểu sự căng thẳng, tạo khoảng trắng thư giản cho công chúng. Trong những trường hợp nhất định âm nhạc mang một nội dung thông tin độc lập.

Âm nhạc đưa đến độ “mềm” cho hình ảnh, tạo độ lắng cho lời bình và chiều sâu nội dung, giúp giảm âm thanh giả và lời bình chủ quan của tác giả. Âm nhạc xuất hiện đúng lúc sẽ làm cho hình ảnh sống động tạo điều kiện cho sự luân chuyển liên tục giữa các cảnh, giúp khắc hoạ được chủ đề tư tưởng cho nội dung. Sự xuất hiện âm nhạc bên cạnh hình ảnh nhân vật sẽ mô tả được trạng thái tâm lý-tình cảm của nhân vật như vui, buồn, hồi hộp, lo âu, sầu lắng...

Quá trình khảo sát việc sử dụng âm nhạc trong các tin, bài, chương trình của truyền hình Việt Nam, chúng tôi thấy âm nhạc xuất hiện với hình thức và phương thức sau đây:

1.Về hình thức xuất hiện, âm nhạc của tin, bài trên truyền hình Việt Nam có nhạc hiệu, nhạc cắt, nhạc nền.

Nhạc hiệu: Xuất hiện ở đầu chương trình như là một sự danh xưng vị thế, tư thế của 1 đài truyền hình, một chương trình. Nhạc hiệu thông báo cho công chúng biết được thời gian xuất hiện các chương trình của đài. Nó có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo tâm lí tiếp nhận và gợi nhớ đối với công chúng. Công chúng có thể lãng quên những chương trình mà các đài thực hiện. Song nếu trở thành thói quen, khi nhạc hiệu xuất hiện người xem có thể trở lại màn hình để tiếp tục theo dõi chương trình. Như vậy nhạc hiệu một phần là thực hiện chức năng thông báo, phần thực hiện việc thu hút đối tượng vào chương trình.

Chẳng hạn nhạc hiệu của bản tin 3600 thể thao là bài Gianana (của ca sỹ nổi tiếng người Ý, Rino Gaetano, ra mắt đầu tiên vào năm 1978), nhạc hiệu của chương trình Rung chuông vàngRung chuông vàng (của ca sĩ Trần Lập)…

Nhạc cắt: làm chức năng phân cách chương trình. Một chương trình có một khoảng thời lượng nhất định và trong một buổi phát sóng có rất nhiều chương trình được truyền tải. Để chấm dứt một chương trình, tiểu chương trình chuyển qua một chương trình mới, người ta sử dụng nhạc cắt, nhạc xen. Chúng ta biết rằng tâm lí tiếp nhận thông tin truyền hình của con người bao giờ cũng theo chiều tuyến tính. Vì thế các chương trình nếu thay đổi đột ngột sẽ gây tâm lí khó chịu và hụt hẫng cho người xem. Khắc phục tình trạng này, nhạc xen, nhạc cắt được đưa vào để làm giảm thiểu tối đa hạn chế đó.

Các đài truyền hình ở Việt Nam đã sử dụng khá nhiều hình thức này để chuyển các chương trình hoặc các tiểu chương trình. Ví dụ Chương trình thời sự 19h00, VTV1 thường được được phân cắt từ 3-5 lần, mỗi lần như vậy sẽ có nhạc cắt xen vào. Trong đó các tiểu chương trình nhỏ được phân cắt bằng nhạc thường xuyên như “chương trình thời sự trong nước”, “chương trình thời sự quốc tế”, “bản tin dự báo thời tiết”…

Nhạc nền: có tác dụng nâng cao tính hiệu quả trong việc truyền đạt thông tin. Trong những trường hợp nhất định, nhạc nền có thể mang một nội dung thông tin nhất định. Nó bổ sung những chi tiết mà đôi khi hình ảnh và âm thanh không thể diễn tả nổi. Phóng sự về những thiệt hại do cơn bão số 1 (Conson) gây ra cho huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), phát vào 20/07/2010 trên đài PT-TH Quảng Ngãi, được khắc họa qua âm nhạc. Trong phóng sự, nhạc nền đã làm lộ rõ những đau thương của những con người có người thân mất tích. Tiếng đàn violon như xét nát tâm can của những người vợ, người mẹ, người con đang mòn mỏi chờ chồng, chờ con, chờ cha. Ở đây nhạc nền đã làm nổi bật được sự bi thương mà lời bình khó có thể diễn tả hết.

Hoặc: Phóng sự Trở lại bãi sa khoáng Phước Sơn của Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng phát 12/04/2009 trên sóng DVTV, cho thấy nhạc nền có vai trò hết sức quan trọng trong việc chuyển tải nội dung. Trong phóng sự này, người ta đã sử dụng những đoạn nhạc réo rắt khi hình ảnh miêu tả những cảnh mà chất độc Xi-a-nua được đổ xuống dòng sông với một lượng cực kỳ lớn. Âm thanh này là sự cảnh báo cho tính chất độc hại và nguy hiểm của chất độc. Đoạn khác trong phóng sự miêu tả cảnh thanh bình của một vùng quê Phước Sơn với một đoạn nhạc hãi hùng xen với nhạc nhẹ làm cho người xem hình dung được rồi đây cái làng quê iên bình ấy sẽ phải gặp những hậu quả nghiêm trọng từ chất độc khai thác sa khoáng gây ra.

2. Về phương thức thể hiện nhạc trong tin, bài, chương trình của các kênh sóng truyền hình Việt Nam có nhạc có lờinhạc không lời.

Nhạc có lời hay nhạc có ca từ. Đó là những ca khúc có sự thể hiện bằng giọng của ca sĩ. Những ca khúc này thường được sử dụng trong các chương trình, các tác phẩm thuộc nhóm tổng hợp truyền hình. Chúng có thể là một chương trình độc lập gồm nhiều ca khúc như chương trình ca nhạc, có thể được xen trong các chương trình khác như trò chơi truyền hình hay chỉ là một đoạn nhạc nhỏ trong các tác phẩm truyền hình nhằm một mục đích nhất định nào đó.

Nhìn chung, các ca khúc xuất hiện trong thể loại trò chơi truyền hình nhiều. Các thể loại khác như Phóng sự, Phim tài liệu rất ít xuất hiện. Đặc biệt trong Tin, Bình luận, Phỏng vấn hầu như không có. Chẳng hạn:

Thể loại Kênh, Đài Tổng số khảo sát

Số lượng sử dụng

nhạc có lời Tỉ lệ

Trò chơi TH VTV3 210 10 0.47%

Phim Tài liệu VTV1 32 5 15.0%

Phóng sự VTV1 356 0 0%

Phỏng vấn VTV1 15 0 0%

Bình luận VTV1 28 0 0%

Tin VTV1 3150 0 0%

Bảng 2.21: Số lượng tin, bài sử dụng nhạc có lời trên VTV ( Số liệu khảo sát các thể

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ truyền hình Việt Nam - Vấn đề và thảo luận (Trang 80)