Đổi mới phương thức sử dụng ngôn ngữ hình ảnh và ngôn ngữ âm thanh trong

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ truyền hình Việt Nam - Vấn đề và thảo luận (Trang 123 - 194)

6. Kết cấu Luận văn

3.3.4. Đổi mới phương thức sử dụng ngôn ngữ hình ảnh và ngôn ngữ âm thanh trong

+ Về ngôn ngữ hình ảnh

- Hạn chế sử dụng nhiều cảnh rộng, có thể mở đầu các tác phẩm truyền hình bằng các cảnh quay chi tiết, cận gây chú ý và gây xúc cảm cho người xem.

Ví dụ: Phản ánh về những thân nhân có người thân mất tích trên biển trong các cơn bão vừa qua thì nên mở đầu bằng cận các khuôn mặt hốc hác, bơ phờ, những giọt nước mắt của những người này tiếp đó đến các cảnh trung, trung toàn bối cảnh…Như thế cảnh vừa chi tiết, vừa gây xúc động mạnh cho người xem.

- Loại bỏ các cảnh không chi tiết, các cảnh phụ gây rối cho thông tin và chiếm thời lượng trong tác phẩm.

- Ưu tiên các hình ảnh chứa hàm lượng thông tin cao, đơn giản, dễ hiểu.

+ Về ngôn ngữ âm thanh

- Vận dụng tối đa chức năng của âm thanh truyền hình, có thể sử dụng qui tắc 60-40; 30-70 và 70-30 cho hình ảnh và âm thanh và qui tắc âm thanh của các phóng viên VTV như đã nêu ở các mục trước: 35% âm thanh cho một đề tài cỏn con, 60% âm thanh cho một đề tài có số liệu, 50% cho đề tài thông thường, một đề tài 70% âm thanh nếu có vấn đề nóng bỏng, kịch tính, 80% âm thanh cho một câu chuyện trong đó có lời nói của người trong cuộc và có tình tiết gây nhiều cảm xúc.

- Tăng tiếng động kịch tính, tiếng động hiện trường, nhất là các chương trình trực tiếp, các Games show.

- Điều chỉnh âm lượng và ngữ điệu của các MC, BTV phù hợp với hoàn cảnh. Chẳng hạn, trong một chương trình Games show, khi khán giả hào hứng kể một câu chuyện mà họ cho là thú vị với người dẫn, người dẫn chương trình trong lúc nghe sẽ đệm vào hai tiếng “Thế à”. Nếu từ “Thế à” được nói bằng ngữ điệu trung bình thì sẽ khiến cho người kể mất hứng vì nghĩ rằng người dẫn không thấy thính thú khi nghe câu chuyện. Trong trường hợp này, người dẫn cần nâng ngữ điệu lên cao khi nói “Thế á”. Phần cao giọng ở cuối câu rất quan trọng, vừa thể hiện sự ngạc nhiên lại vừa mang cảm giác người nghe rất háo hức muốn nghe tiếp, trong tình huống này, khán giả sẽ rất hào hứng tiếp tục câu chuyện của mình.

Trường hợp khác, khi đàm thoại, phỏng vấn hay trao đổi trên truyền hình, nếu nhân vật được mời đối thoại muốn chia sẻ cảm xúc của mình thì những từ "Vâng" xen giữa câu chuyện của người dẫn cũng cần phải chú ý đến ngữ điệu. Nếu từ “Vâng” được nói với ngữ điệu trung tính, không bộc lộ rõ thái độ, nhân vật cảm giác người dẫn

không đồng cảm được với mình. Người dẫn trong bối cảnh này nên sử dụng từ “Vâng” với ngữ điệu trầm, thể hiện một sự chia sẻ, cảm thông. Vấn đề BTV Kim Ngân trong chương trình Người xây tổ ấm đã làm khá tròn vai. Chị thật sự đã tạo được dấu ấn riêng và gây được cảm tình từ phía công chúng và nhân vật mà chị tiếp chuyện.

PHẦN KẾT LUẬN

1. Ở Việt Nam, truyền hình ra đời muộn hơn, nhưng nhanh chóng đã tiếp cận được với những thành tựu to lớn của truyền hình thế giới, và đã có chỗ đứng chắc nịch trong lòng công chúng nước Việt. Tuy nhiên trong từng bước đi của mình, truyền hình Việt Nam đã làm nảy sinh những vấn đề hết sức phức tạp cần bàn luận.

Dưới góc độ ngôn ngữ, những vấn đề mới nảy sinh của truyền hình trong thời gian qua đã được bàn luận khá nhiều. Trong đó nổi bật lên những vấn đề có tính thời sự như: Giọng trên truyền hình là gì, đâu là giọng chuẩn; Âm sắc, tốc độ nói của các BTV, PTV, PV, MC như thế nào; Vấn đề tương thích giữa lời và hình ra sao, Vấn đề chức năng của các yếu tố lời và hình; Vấn đề sử dụng số liệu, chữ viết tắt; Vấn đề đọc tên nước ngoài, đọc danh pháp khoa học; Vấn đề sử dụng tiếng động và âm nhạc…Tất cả những vướng mắc này cần phải được luận bàn kỹ lưỡng cả về lý luận và thực tiễn.

Đặc biệt, những vấn đề như: Đâu là giọng chuẩn quốc gia trên VTV và trên các đài truyền hình Việt Nam; Có nên sử dụng giọng miền Nam trên các chương trình chính của VTV hay không; Những vấn đề thay đổi trong ngôn ngữ chuyển tải thông tin của truyền hình hiện đại là như thế nào… là vấn đề đang gây tranh cãi, cần phải có tiếng nói chung và chính thức từ nhiều phía.

Những vấn đề đó, chúng tôi đã đề cập và đã cố gắng khảo sát, lý giải, phân tích trong điều kiện có thể trong những phần trước của Luận văn. Những khảo sát của chúng tôi được tiến hành chủ yếu trên các kênh sóng của VTV, một số đài địa phương đại diện cho từng khu vực trong nước. Cứ liệu như vậy chưa phải là toàn bộ nhưng cũng đủ cho chúng tôi có cái nhìn bao quát hơn về thực trạng sử dụng ngôn ngữ truyền hình trên đài truyền hình quốc gia và các đài truyền hình địa phương của Việt Nam.

2. Trong những vấn đề nêu ra luận bàn, chúng tôi thấy rằng vấn đề mối quan hệ giữa ngôn ngữ hình ảnh và ngôn ngữ âm thanh là vấn đề hết sức quan trọng. Bởi vì đây là hai yếu tố ngôn ngữ chính yếu nhất làm nên tác phẩm truyền hình.Quan hệ về chức năng, tỉ lệ của chúng như thế nào, phương thức xây các cỡ cảnh, bố cục, tiếng động, âm nhạc…đều có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của tin, bài. Bằng những khảo sát thực tiễn của chúng tôi, chúng tôi đã bước đầu có được những kết quả về thực tế sử dụng hai yếu tố ngôn ngữ này trên các kênh sóng của truyền hình Việt Nam. Quan

điểm của chúng tôi là những ưu điểm trong cách sử ngôn ngữ hình ảnh và ngôn ngữ âm thanh cần phải được các phóng viên, biên tập viên và các nhà sản xuất sản phẩm truyền hình chú ý phát huy, nên giảm và đi đến triệt tiêu các hạn chế về cách sử dụng ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh. Đồng thời, những người làm truyền hình ở Việt Nam cần phải học hỏi thêm cách làm truyền hình của các nước có nền truyền hình tiên tiến. Đó có thể là cách sử dụng nhiều cỡ cảnh trung, cận, gia tăng lượng tiếng động, là việc tăng hình ảnh xuất hiện của nhân vật, những người dân bình thường, là sử dụng ngôn ngữ gần gũi với đời thường…

Trong thời đại bùng nổ truyền thông như hiện nay, việc chia sẻ, thậm chí là giành giật công chúng là điều có thật, nếu những người làm truyền hình không nhanh chóng chuyển đổi phương thức thể hiện sẽ lạc hậu và mất dần công chúng.

3. Giải quyết bài toán về hướng đi cho truyền hình trong tương lai là vấn đề cấp thiết mà trong đó vấn đề ngôn ngữ truyền hình là cốt lõi.Vậy nên cần sớm đưa ra các giải pháp hữu hiệu, mạnh mẽ và thực tế hơn cho hướng sản xuất các chương trình, tin bài. Những giải pháp ấy phải có sự tham gia từ nhiều phía: các nhà quản lý, nhà sản xuất và chính những người hưởng thụ thông tin, công chúng.

Nhưng có lẽ vấn đề cấp thiết nhất hiện nay là việc điều chỉnh cách sử dụng các yếu tố ngôn ngữ của truyền hình. Đó là:

1, Xây dựng chương trình với ngôn ngữ phát sóng có tính phi đại chúng

2, Linh hoạt trong cách dùng các yếu ngôn ngữ trong các chương trình, chuyên mục và thể loại truyền hình.

3, Vấn đề xây dựng tính tương tác của ngôn ngữ truyền hình qua các khung ngôn ngữ chuẩn.

4, Giải quyết về độ chênh giữa ngôn ngữ âm thanh và ngôn ngữ hình ảnh của VTV và các đài truyền hình ở các địa phương.

5, Vấn đề đưa ngôn ngữ đời thường, sinh động vào các chương trình, chuyên mục của truyền hình.

Đó là những vấn đề không thể giải quyết nhanh gọn và thấu đáo trong một thời gian ngắn.Nhưng nếu không chú trọng và không quan tâm ngay từ đầu, rất có thể truyền hình Việt Nam trong tương lai sẽ bị tụt hậu và mất dần công chúng.

CHÚ THÍCH

(1 ) Hiện nay trên thế giới người ta đã xúc tiến sản xuất ra các màn hình có thể phát ra mùi vị, khán thính giả khi xem các đoạn quảng cáo nấu món ăn sẽ ngửi được mùi vị của món đó. Nước hoa, sữa tắm..cũng có thể ngửi được mùi nếu phát trên các kênh sóng của loại truyền hình này.

( 2 )Hiện nay, Hà Nội đang “lai tạp” rất nhiều giọng do quá trình di dân ở các tỉnh đến. Vì vậy rất khó phân biệt được đâu là người Hà Nội gốc, cách nói, cách phát âm cũng là một vấn đề.

( 3 ) Xem thêm Nguyễn Thị Thanh Bình (2002) “Vài nét về sự đa dạng của phong cách ngôn ngữ truyền hình”, Bảo vệ và phát triển tiếng Việt trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước, Hội thảo khoa học, thành phố HCM.

( 4 )Thuật ngữ này đã được TS. Phạm Thấu sử dụng trong “Đặc trưng giao tiếp lời nói truyền hình” Tạp chí Báo chí & Tuyên truyền, số 5/2003, tr34.

(5 ) Vấn đề này xin xem thêm: “MC truyền hình: “Sắc” nhiều “Trí” ít”. http://www.vietnamjournalism.com

(6) Xem thêm : Vũ Quang Hào (2009), Ngôn ngữ Báo chí, Nxb Thông tấn, mục II, từ tr80-tr95. (7) Giải pháp cho vấn đề này, Đặng Ngọc Lệ đã đưa ra khá chi tiết trong “Bàn thêm cách viết tên riêng và thuật ngữ nước ngoài trong tiếng Việt”. Đây có thể là những gợi ý có giá trị cho những người làm báo hình tham khảo. Đọc thêm: Đặng Ngọc Lê “Bàn thêm cách viết tên riêng và thuật ngữ nước ngoài trong tiếng Việt”, Bảo vệ và phát triển tiếng Việt trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học, TP Hồ Chí Minh, 2002, tr194.

(8)Theo Nguyễn Đức Dân thì cách nay hơn 100 năm, năm 1909, ở Sài Gòn có xuất bản quyển

Syllabaire quốc - ngữ (Sách vần quốc ngữ) của Diệp Văn Cương. Về tên và cách đọc các chữ cái, sách đó dạy thế này:... B (thì đọc là bê - bờ), C (thì đọc là xê - cờ), D (thì đọc là dê - dờ), Đ (thì đọc là đê - đờ)...Như vậy (theo sách này thì):

1) Cả trăm năm nay ở ta đã có hai cách đọc tên các chữ cái.

2) Bảng chữ cái đọc là a bê xê... không phải là “nét văn hóa của một miền Nam ôn hòa” như ý kiến của bạn Đ.T.L. (TT, 25-4-2010).

3) Chỉ cần bỏ đi cách đọc “Anh hóa” các chữ tắt tiếng Việt là mọi chuyện lại vẫn như cũ. Cố thống nhất chỉ có một cách đọc tên các chữ cái sẽ làm rối thêm tiếng Việt.

Còn tác giả Ngọc Minh thì đề nghị cách đọc bảng chữ cái tiếng Việt a, b, c, d, đ là “a, bê, xê, dê, đê...” theo cách đọc chữ quốc ngữ ban đầu của Việt Nam. Về phát âm, khi ghép vần tiếng Việt, bắt buộc phải phát âm (pronounce) các chữ a, b, c... là /a/, /bờ/, /cờ/... để dễ đọc chữ. Cách phát âm này được áp dụng từ phong trào Bình dân học vụ (1945) đến nay. Đây là cách phát âm rất hợp lý và rất đúng về ngôn ngữ học. (http://tuoitre.vn/Giao-duc/377740/“A-be-xe”-hay-“a-bo-co”.html)

(9) Riêng đối với cách viết tắt định danh tiếng Việt, Mai Xuân Huy trong “Về cách viết cách đọc định danh tắt và một số gợi ý về cách đặt tên tắt”, đề nghị: Về cách viết và cách đọc theo một số nguyên tắc sau: 1.Nguyên tắc hình thức (a, cắt âm tiết; b, giảm thiểu mơ hồ; c, chặt chẽ về cấu tạo, phong phú về kết cấu; d, dùng tiếng Anh với các đoạn cắt chuẩn quốc tế; e, lấy đại diện hoặc cả từ đầy đủ; g, chú ý đến trật tư nguyên âm, phụ âm để đọc cho êm tai) 2. Nguyên tắc nội dung (a, phải giữ ngữ nghĩa tương đối với định danh đầy đủ; b, dễ tái lập định danh gốc đầy đủ; c, phải có văn hóa tránh các tên tục). Xem thêm: Mai Xuân Huy “Về cách viết cách đọc định danh tắt và một số gợi ý về cách đặt tên tắt”, Bảo vệ và phát triển tiếng Việt trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học, TP Hồ Chí Minh, 2002, tr170.

( 10) Theo kinh nghiệm của những người làm phim Canada thì trong phim phóng sự - tài liệu của Canada trước đây 90% lời bình, 5% phỏng vấn, 1% là tiếng động.Sau một thời gian tỉ lệ này đã thay đổi: 80% là lời bình, 15% phỏng vấn, 5% tiếng động. Hiện nay thì 40% lời bình, 40% phỏng vấn, 20%

tiếng động. Điều này cho thấy tiếng động hiện trường rất quan trọng trong các thể loại truyền hình.Vấn đề này chúng tôi dẫn từ : Dương Xuân Sơn (2009), Giáo trình Báo truyền hình, Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội, tr 21.

(11) Trong tác phẩm Ngôn ngữ điện ảnh và truyền hình, Bruno Toussaint đã ghép hai loại tiếng động này vào dạng âm thanh (hay tiếng động) không gian.Và ông cũng phân tách tiếng động ra thành tiếng động con người và tiếng động không gian(tiếng động hiện trường). Vấn đề này xin xem thêm: BrunoToussaint (2007) Ngôn ngữ điện ảnh và truyền hình,Nhà xuất bản Dixit và Hội điện ảnh Việt Nam đồng xuất bản, bản dịch của Nguyễn Thị Hương và Phạm Tố Uyên.

(12) Một trong những tác phẩm sử dụng tiếng động hiện trường làm tiếng động chủ đạo thay cho toàn bộ lời bình là bộ phim tài liệu Đường dây lên sông Đà (1981) của cố đạo diễn, NSND Lê Mạnh Thích. Đây là một trong những bộ phim tài liệu kinh điển sử dụng âm thanh hiện trường làm chủ đạo khá thành công. Bộ phim đã đạt Giải vàng Liên hoan phim quốc tế Lepzich lần thứ 24.

(13 ) Quan điểm về các loại cỡ cảnh và các loại bố cục hình ảnh cũng có những ý kiến khác nhau. Theo quan điểm của Nguyễn Minh Tâm thì:

1, Cỡ cảnh là thuật ngữ nói về kích thước chủ thể trong tương quan với khung hình để xác định loại

cảnh quay (Shot) sẽ được thu hình, cỡ cảnh xác định bởi khoảng cách từ máy quay đến đối tượng và tiêu cự ống kính để thu hình. Trong đó: Đại toàn cảnh là cảnh diễn tả rất rộng, không thấy rõ nhân vật. Cảnh này chủ yếu là để giới thiệu tổng quan không gian, thời gian nơi xảy ra sự kiện; Toàn cảnh là cảnh rộng, đối tượng không nhìn thấy rõ, giới thiệu chung về không gian, thời gian sự kiện, giúp thiết lập cảnh trí, trình bày chủ thể trong bối cảnh chung quanh; Trung toàn cảnh là cảnh giới thiệu khung cảnh và nhân vật. Nếu nhân vật là người thì cạnh dưới của khung hình cắt vào gối của nhân vật; Trung cảnh là cảnh duy trì trọn vẹn chủ thể nhưng loại bớt phần lớn bối cảnh chung quanh, tường thuật về chủ thể phản ánh: cái gì. là ai, làm gì.Nếu chủ thể phản ánh là người thì cạnh dưới của khuôn hình cắt vào khoảng thắt lưng nhân vật; Cận cảnh là cảnh tập trung vào chi tiết tạo nên điểm nhấn và tạo ra sự cảm nhận dễ dàng với người xem.Nếu chủ thể khuôn hình là người thì cạnh dưới khuôn hình cắt vào khoảng vai cạnh trên cắt vào khoảng trán nhân vật; Đặc tả là cảnh tập trung đặc tả vào 1 chi tiết, vào 1 hành động then chốt làm nổi bật chi tiết cần phản ánh.Nếu nhân vật là người và đặc tả khuôn mặt thì cạnh dưới khuôn hình cắt vào cằm, cạnh trên cắt vào giữa trán nhân vật; Đại đặc tả là cảnh diễn tả chi tiết 1 bộ phận cụ thể của đối tượng phản ánh, diễn tả cảm xúc của nhân vật hay tình tiết sự kiện. Thể hiện rõ nội dung tư tưởng, kịch tính được đẩy lên cao trào, đầy kịch tính.

2, Bố cục hình ảnh là sự sắp xếp các chi tiết trong 1 khuôn hình nhằm thu hút người xem tập trung vào

1 vùng nào đó của hình ảnh và loại bỏ sự lán lướt của những yếu tố phụ đối với yếu tố chính trong khuôn hình. Trong đó: Bố cục mảng miếng là màn hình được chia thành nhiều cảnh khác nhau. Ghép các cảnh đó lại với nhau, chúng ta sẽ tạo được 1 khuôn hình có bố cục tương xứng. Nếu nhìn trên bề mặt màn hình chúng ta sẽ hình dung ra một khuôn hình được ghép lại do nhiều “miếng” ảnh; Bố cục 1/3 là chia màn hình làm ba phần theo chiều ngang hoặc chiều dọc, các chi tiết phản ánh được sắp xếp

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ truyền hình Việt Nam - Vấn đề và thảo luận (Trang 123 - 194)