Tương thích giữa lời và hình

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ truyền hình Việt Nam - Vấn đề và thảo luận (Trang 98)

6. Kết cấu Luận văn

2.9.2. tương thích giữa lời và hình

Tương thích theo cách hiểu chung nhất là “phù hợp, thích hợp, tương ứng với nhau”[34, 1044]. Trong mục này khi khảo sát sự tương thích của lời và hình, chúng tôi khảo sát trên hai khía cạnh: độ tương thích giữa lời và hình về mặt thời gian và độ tương thích giữa lời và hình về mặt nội dung.

2.9.2.1.Vấn đề tương thích của lời và hình về mặt thời gian

Hiện nay, thời lượng của một chương trình, tin, bài trên sóng truyền hình ở Việt Nam có sự khác biệt nhau rất lớn. Xét về chương trình, các chương trình thời sự có thời lượng ngắn hơn các chương trình trò chơi truyền hình. Xét về thể loại, các thể loại như Phim tài liệu, Phóng sự dài có thời lượng dài hơn tin.

Chẳng hạn:

Stt Tên chương trình Kênh Thời lượng

(phút) 1 Thời sự 9h00 VTV1 25-30 2 Thời sự 12h00 VTV1 20-30 3 Thời sự 16h00 VTV1 15-25 4 Thời sự 19h00 VTV1 40-45 5 Thời sự 23h00 VTV1 15-25 6 Thời sự 18h30 THVL 20-25 7 Thời sự 19h45 TRT1 20-30 8 Thời sự 18h30 DRT 20-25 9 Thời sự 19h45 PTQ 25-30 10 Thời sự 18h30 THTG 20-25 11 Thời sự 19h45 VP 20-30 12 Hãy chọn giá đúng VTV3 45-50 13 Ai là triệu phú VTV3 30-35 14 Trò chơi âm nhạc VTV3 45-50 15 Chúng tôi là chiến sĩ VTV3 50-55

Bảng 2.30: Thời lượng các chương trình của các đài truyền hình ở Việt Nam

Khảo sát Chương trình thời sự 19h00, VTV1 thì thời lượng và hình ảnh sẽ được bố trí như sau:

+ Hình hiệu và nhạc hiệu: 16s

+ Giới thiệu chương trình của BTV: 10s + Nội dung phản ánh trong nước: 1800-2100s + Nội dung thông tin quốc tế: 600s-900s + BTV nói lời kết thúc chương trình: 10s

Trong đó, khảo sát tin và phóng sự ngắn, chúng tôi có kết quả cụ thể là: Thể loại Thời gian/tin, bài (giây) Số lượng tiếng Số lượng hình ảnh Trung bình tiếng/hình Trung bình giây /hình Tin 25-90 75-320 5-18 15-17/hình 4-5s/hình Phóng sự 90-180 360-600 18-40 15/hình 5-7s/hình

Bảng 2.31: Số lượng tiếng, hình ảnh trong Tin, Phóng sự của VTV1

Nhìn bảng thống kê trên có thể thấy, số lượng hình ảnh và tiếng như vậy là tương đối phù hợp. Mỗi hình ảnh được ghi với độ dài từ 4-5s cho tin và 5-7s cho phóng sự. Trong đó, mỗi hình ảnh được BTV, MC, PV nói độ 15 tiếng, trung bình 3 tiếng/giây là hợp với sự tiếp nhận thông tin của công chúng. Thực tế trên cũng chứng tỏ một điều, với thể loại tin, hình ảnh và lời ngắn hơn, BTV nói nhanh hơn, trong khi đó, với phóng sự lượng thời gian dài hơn và hình ảnh cũng nhiều hơn nên BTV nói chậm hơn.

Về tổng thể, cách thể hiện thông tin qua yếu tố hình ảnh và lời như trên là phù hợp. Song trong một số tin, bài cụ thể, hình ảnh và lời vẫn còn một số vấn đề cần phải quan tâm sau:

Thứ nhất, hiện trạng hình ảnh và lời bị “lố”: hình ảnh và lời không trùng khít nhau. Nhiều lúc lời chậm hơn hình ảnh, có lúc hình ảnh chậm hơn lời.

Thứ hai, hiện trạng “già hình”: khi đã hết lời nhưng hình ảnh vẫn còn xuất hiện trên màn hình với thời gian khá dài.

Thứ ba, hiện trạng “non hình”: hình ảnh không còn nhưng BTV vẫn còn đọc lời. Tình trạng này xảy ra khá phổ biến do lời bình quá dài trong khi hình ảnh ít.

Thứ tư, hiện trạng “đúp hình”: sử dụng hình ảnh lặp lại nhiều lần để trám cho lời. Những bản tin quốc tế thường mắc phải lỗi này. Nguyên nhân của thực trạng này là do các bản tin quốc tế phát trên các kênh sóng truyền hình Việt Nam được mua lại từ các hãng thông tấn, các đài truyền hình lớn trên thế giới. Khi được dịch sang tiếng Việt, lời thường dài trong khi hình ảnh thì ít. Vì vậy độ chênh ở đây khá lớn. Để trám vào lời không có cách nào khác ngoài việc cho lặp lại hình ảnh.

Ba hạn chế đầu tiên có thể có khá nhiều cách để khắc phục. Song hạn chế thứ tư là vấn đề hết sức nan giải. Theo chúng tôi: 1, Lặp hình ảnh là có thể nhưng phải là

hình ảnh “đinh” và lặp ở mức độ vừa phải; 2, Hình ảnh lặp lại phải tương thích với lời bình đi kèm; 3, Nên giảm tối đa lượng lời bị thừa và những lời giải thích hình ảnh dài dòng.

Làm được điều này, theo chúng tôi, việc lặp hình sẽ giảm đi rất nhiều.

2.9.2.2.Vấn đề tương thích của lời và hình về mặt nội dung

Như đã trình bày, việc ăn khớp giữa hình ảnh và lời về mặt nội dung là yêu cầu bắt buộc đối với các tin, bài truyền hình. Những năm qua, các đài truyền hình trong cả nước đã làm tốt công việc phản ánh thông tin với sự kết hợp khá chuẩn và hài hòa giữa hình và lời. Mặc dù, hiện trạng dùng hình ảnh trám lời xảy ra rất nhiều ở các đài truyền hình, nhất là các đài địa phương, lắm lúc làm mất giá trị thông tin và sự sinh động của tin, bài. Song công chúng vẫn chờ đợi sự hoàn thiện ở các tác phẩm được nhà đài cung cấp cho họ.

Qua quá trình khảo sát tin, bài của truyền hình cả nước, chúng tôi nhận ra qui luật của sự khớp hình và lời về mặt nội dung như sau:

Stt Hình ảnh

(cỡ cảnh) Lời Nội dung

1 MS, MCU

Kết quả của sự kiện, các con số thống kê cụ thể.

Nội dung chính của sự kiện. Trả lời câu hỏi: What, Who.

2 LS, MLS

Mô tả bối cảnh chung của sự kiện.

Trả lời câu hỏi: When, Where.

3 CU, BCU, ECU

Xác định nguyên nhân,

diễn biến sự kiện Trả lời câu hỏi: Why, How

4 MS, LS, MCU

Bổ sung những chi tiết liên quan đến sự kiện, vấn đề.

Các vấn đề liên quan, giải thích nhằm làm rõ sự kiện, vấn đề.

5 MCU, CU

Phỏng vấn nhân chứng, Lời dẫn trực tiếp tại hiện trường…

Giải pháp, kiến nghị và các thông tin bổ sung khác.

Bảng 2.32: Qui luật khớp hình và tiếng trên VTV

Bảng khảo sát trên đã trỏ cho chúng ta biết một điều: cách làm tin, bài của truyền hình ở Việt Nam hiện vẫn đang theo lối mòn cũ và có tính cổ điển. Những cảnh

rộng làm công việc giới thiệu bối cảnh chung quanh, nơi xảy ra sự kiện, tiếp đến những cảnh trung nói rõ hơn về sự kiện, những cảnh cận mô tả những chi tiết. Logich sắp xếp hình và lời như thế là cách làm có tính “an toàn”, giảm thiểu sai sót. Nhưng cách làm ấy là cách thể hiện nội dung của điện ảnh mà truyền hình tuyệt nhiên không phải là điện ảnh, nhất là trong bối cảnh hiện nay.

Những năm gần đây, các tin, bài trên các kênh sóng của VTV đã có những thay đổi trong việc cấu trúc câu chuyện và khớp hình với lời. Thật mừng là đã có những cách làm hết sức hiện đại, những hình ảnh táo bạo, các cỡ cảnh trung, cận và đặc tả cùng với lời bình gãy gọn được ưu tiên dùng đã tạo ra sự hoàn chỉnh của tác phẩm truyền hình. Nhưng những cố gắng như vậy vẫn còn rất hạn chế, nhất là các tin, bài của các đài ở truyền hình địa phương vẫn cứ “một mình biết, một mình hay”mà không có một động thái thay đổi nào.

Thói quen của công chúng truyền hình là, họ nghiễm nhiên tin vào thông tin được chuyển tải từ hình ảnh và lời mà không cần kiểm chứng và trải nghiệm. Từ niềm tin ấy dẫn đến thói quen khác là xem truyền hình là xem những hình ảnh trực quan và những lý giải hợp lý của lời, nghĩa là lời và hình phải tương thích về mặt nội dung, có hình rồi mới viết lời, lời phải đi cùng hình và bổ sung thông tin cho hình.

Nói chung, bằng cách nào đó, khi xây dựng nội dung tin, bài, phóng viên phải biết có hình ảnh và lời là gì trong đó, việc của họ là kết nối chúng lại với nhau một cách nhuần nhuyễn sao cho cái này tăng cường sức mạnh cho cái kia để truyền đến cho khán thính giả những thông điệp hấp dẫn và dễ hiểu.

Nhưng trong thực tế, một số người vẫn thường xây dựng tin, bài dựa trên những lời viết. Và như vậy, họ đã “nô dịch” hóa hình ảnh. Hình ảnh chỉ được dùng để minh họa cho lời thay vì tự thể hiện ý nghĩa của mình. Khi phóng viên làm tin, bài với định hướng như vậy, hình ảnh phải chạy theo lời. Hậu quả là hình ảnh dễ trở nên thiếu gắn kết, tùy tiện, ít hoặc không có sự liên tục và sức mạnh bị giảm thiểu. Xây dựng lời trước khi dựng hình rõ ràng có lợi cho người làm tin, bài về mặt thời gian, nhưng sẽ tiêu huỷ sự phong phú của cách thể hiện bằng hình ảnh, và sẽ làm cho tin, bài lộ vẻ khuôn sáo.

Charles Kuralt, một nhà báo kỳ cựu của hãng CBS, có một nguyên tắc, cũng là sự nhắc nhớ cho những người làm tin, bài truyền hình là: “ Tôi cho rằng không bao

giờ viết một dòng mà không biết chính xác hình ảnh, nên khi bài viết hoàn thành thì ít nhất câu chuyện đã được dựng xong trong đầu tôi."[dẫn theo: 38, 162].

Bob Dotson, nhà sản xuất chương trình truyền hình lão luyện trong việc khớp hình với lời của hãng truyền hình Mỹ NBC cũng đã đưa ra lời khuyên: “Hãy viết hình ảnh trước” [dẫn theo: 38,162].

Những phóng viên truyền hình có lẽ cần phải luyện thói quen suy nghĩ bằng hình ảnh. Đừng nói: “Tôi đang viết điều này. Cái gì sẽ minh hoạ cho những từ ngữ của tôi?", mà hãy nói “Những hình ảnh nào sẽ kể câu chuyện với lời là gì?”

Vấn đề tiếp theo là, nhiều lúc hình ảnh và âm thanh đi lệch nhau trong một tác phẩm. Đây là điều rất tối kị trong các tin, bài truyền hình. Minh chứng sau đây có lẽ nói hộ cho công chúng những khó chịu khi phải tiếp nhận các tin, bài mắc phải hạn chế này:

Tối qua, tại LosAngeles, ca sĩ Lennox Annie đã nhận giải thưởng âm nhạc cao quý của Mỹ nhờ những đóng góp của bà cho âm nhạc. Giải thưởng này được trao cho những nhà soạn nhạc có đóng góp lớn cho âm nhạc và gây ảnh hưởng tới các đồng nghiệp. Lennox là một trong những giọng ca tuyệt vời của thời đại này, không giống giọng ca nào khác, không thay đổi và gây ảnh hưởng lớn tới nhiều ca sĩ khác. Lennox đã rất thành công trong mảng âm nhạc như Jazz, Rock. ( VTV1-19h00 ngày 8.5.2009).

Tin này có thời lượng 40 giây, số hình ảnh là 7, tuy vậy lời bình và hình ảnh không hề ăn nhập gì nhau. Đa số các hình ảnh là quan cảnh đường phố, đến các quán bar và khán giả ở nhà hát nào đó không biết địa chỉ. Với lời bình như vậy, lẽ ra hình ảnh phải là những cảnh quay về nhân vật chính trong câu chuyện này (Who), tức là ca sĩ Lennox Annie và bối cảnh nơi xảy ra sự kiện nhận giải của ca sĩ (What) nhưng chẳng thấy những hình ảnh này.

Một vấn đề khác nữa là, nhiều tin, bài đã quá chú trọng đến lời bình mà quên mất đến việc trau chuốt hình ảnh. Người làm tin, bài truyền hình vẫn thường được khuyến khích ghi lại những hình ảnh thực tế, mạnh mẽ, khách quan và sống động. Tuy nhiên, nếu những vấn đề không mang tính thời sự cao, trong một hoàn cảnh ghi hình bình thường mà không đáp ứng các yêu cầu về cỡ cảnh, bố cục, động tác máy...thì khó có thể chấp nhận. Vì rằng, hình thức bao giờ cũng chuyên chở một nội dung nhất định, hình thức tốt thì nội dung sẽ được chuyển tải tốt, đó là đặc thù của tin,

bài truyền hình. Vậy nên, những hình ảnh không chú trọng đến cỡ cảnh, bố cục tương xứng với sự kiện cần phản ánh thì có lẽ không nên sử dụng.

Tiểu kết

Kể một câu chuyện bằng hình ảnh và âm thanh là một công việc khó khăn. Khó khăn hơn là phải biết kết hợp hài hòa hình ảnh và âm thanh, làm cho hai yếu tố đó vừa bổ sung cho nhau vừa làm tăng sức mạnh thông tin nhưng không quá thừa hay quá thiếu hoặc mâu thuẩn nhau. Trong khi đó, công chúng truyền hình hiện nay đã có thói quen tiếp nhận thông tin với thái độ nghiêm túc, rất nhạy với những lỗi sai dù là rất nhỏ. Thông thường những lỗi sai về phần lời thường được phát hiện nhanh hơn. Thế nhưng, hiện trạng này lại xuất hiện khá nhiều trong các tin, bài của các đài truyền hình ở Việt Nam. Mặc dù đã có những thay đổi, đã có những cố gắng, thậm chí là rất cố gắng của những người làm báo hình, song thực tế là việc sử dụng các yếu tố ngôn ngữ trong các tin, bài trên các kênh, sóng của truyền hình ở Việt Nam vẫn còn nhiều điều để bàn. Và điều cần thiết hơn bao giờ hết trong tình hình đó có lẽ là ý thức cầu thị của mỗi cá nhân người làm báo và sự quan tâm đổi mới của các đài truyền hình trong cả nước.

Chương 3

THẢO LUẬN VỀ NGÔN NGỮ TRUYỀN HÌNH VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRUYỀN HÌNH

TRÊN TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM 3.1. Những vấn đề đang gây tranh cãi, cần thảo luận

3.1.1. Đâu là giọng chuẩn của quốc gia trên đài Truyền hình Việt Nam

Đặt câu hỏi đâu là giọng chuẩn trên sóng truyền hình quốc gia Việt Nam, nhất là các chương trình chính như chương trình thời sự, hẳn là một vấn đề lớn và hết sức phức tạp. Thế nhưng thực tiễn cho thấy cuộc tranh luận này vẫn đang có chiều hướng phát triển mạnh trong công chúng xem truyền hình cả nước (14

).

Một cuộc điều tra xã hội học về thái độ của công chúng của chúng tôi tiến hành tại 7 tỉnh khu vực miền Trung đã chỉ ra rằng, giọng chuẩn trên VTV là không thể phân định. 34.2% số người được hỏi chọn giọng miền Bắc, 33.0% chọn giọng miền Nam, số còn lại, 32.8% chọn cả giọng Nam lẫn Bắc. Con số thống kê ấy chứng tỏ một điều: để chọn giọng chuẩn nhất, duy nhất phát trên các kênh sóng VTV là điều không thể.

Theo thiển ý của chúng tôi, chúng ta không nên áp đặt một giọng chuẩn duy nhất trên VTV, bởi vì “Chuẩn” của ngôn ngữ là kết quả sự đánh giá và lựa chọn của xã hội (cộng đồng ngôn ngữ) đối với những hiện tượng ngôn ngữ thực tế (tức, thực tế sử dụng ngôn ngữ) vào một thời gian nhất định. Nói nôm na thì, a/ chuẩn phải được xã hội chấp nhận, tức mang tính quy ước; b/ phù hợp với quy luật phát triển của ngôn ngữ; c/ có tính lịch sử. Mà thực tế, sự lựa chọn của công chúng truyền hình Việt Nam hiện nay là không rõ ràng, không nghiêng về bên nào cả.

Vì thế, theo quan điểm của chúng tôi:

Một là, chọn giọng chuẩn về phát âm, tròn vành rõ chữ, giọng mà công chúng cả nước có thể nghe được, không nhất thiết là giọng vùng miền nào. Trước đây người ta coi giọng Bắc (chủ yếu là giọng Hà Nội) là tương đối chuẩn nhất vì phát âm dễ nghe. Nhưng nếu giọng Nam dễ nghe, phát âm chuẩn thì vẫn có thể sử dụng như trường hợp BTV Hoài Anh.

Tất nhiên, không thể chọn giọng miền Nam theo cách phát âm của người An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre… hay giọng miền Bắc, miền Trung của người Thanh

Hóa, Nghệ An, Lào Cai, Nam Định, Hải Phòng, Huế....vì những giọng này phát âm không chính xác và rất khó nghe.

Hai là, ưu tiên phát giọng miền Bắc (chủ yếu là giọng Hà Nội) trong các chương trình quan trọng như các chương trình thời sự-chính luận. Vì đây là những chương trình cần phát âm chuẩn, có ngữ điệu, phù hợp với cách tuyên truyền. Nếu phát giọng đều đều thì không đem lại hiệu quả gì (người miền Nam và người miền Trung nói giọng này khá phổ biến).

Ba là, nếu có thể thì nên chọn theo vùng miền. Giọng chuẩn miền Nam là giọng mà người miền Nam nói nhiều nhất và được mọi người chấp nhận là nói như thế đúng

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ truyền hình Việt Nam - Vấn đề và thảo luận (Trang 98)