1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn hình thành năng lực tự học cho học sinh qua dạy học bài đọc thêm ở sách giáo khoa ngữ văn lớp 10 và lớp 11

44 1,6K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 287,5 KB

Nội dung

Vì những lí do thực tế nêu trên, chúng tôi mạnh dạn đề xuất nghiên cứu đề tài: Hình thành năng lực tự học cho học sinh qua dạy học bài đọc thêm ở sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 và lớp 11

Trang 1

HÌNH THÀNH NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC BÀI ĐỌC THÊM Ở SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN LỚP 10 VÀ LỚP 11

- ĐT (Giáo dục – Đào tạo) phải nhanh chóng đổi mới mục tiêu, nội dung và phươngpháp dạy học phù hợp với thực tiễn, đào tạo cho thế hệ trẻ có được những năng lựcmới đủ khả năng đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ mà đời sống xã hội đang đặt ra

Khoa học công nghệ thông tin phát triển tạo ra những phương tiện, phươngpháp giao lưu mới, mở rộng khả năng tự học, tạo cơ hội cho mỗi người có thể tiếpcận trí thức dưới nhiều hình thức khác nhau theo khả năng và điều kiện cho phép.Giáo dục nhà trường không còn là nguồn duy nhất đem đến cho HS (học sinh) nhữngthông tin mới, đa dạng và phong phú của loài người Bên cạnh đó, việc dạy học theoquan điểm mới hiện nay không cho phép chúng ta tiếp tục đơn điệu với các phươngpháp dạy học thụ động một chiều Cái quan trọng hơn, kịp thời hơn là trang bị cho

HS một hệ thống kỹ năng, kỹ xảo, một quan điểm đúng đắn về tự học, một hệ thốngphương pháp dạy tự học

Bồi dưỡng năng lực tự học cho HS là việc làm rất quan trọng và cần thiết trongđiều kiện hiện nay Có thể khẳng định, thời gian tự học là lúc HS có điều kiện tựnghiền ngẫm vấn đề học tập theo một yêu cầu, phong cách riêng và với tốc độ thíchhợp, điều đó không chỉ giúp các em nắm vấn đề một cách chắc chắn và bền vững màcòn là dịp tốt để các em rèn luyện ý chí và năng lực hoạt động sáng tạo Đây là nhữngphẩm chất mà không ai cung cấp được nếu các em không thông qua hoạt động bảnthân, nó là vấn đề cần thiết cho sự phát triển và thành đạt lâu dài của mổi con người

Trong thời đại mà khoa học, kỹ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay nhàtrường dù có cố gắng đến mấy cũng không đáp ứng được nhu cầu phong phú đa dạng

và đang phát triển của cuộc sống Vì vậy, chỉ có tự học, tự bồi dưỡng, mỗi người mới

có thể bù đắp cho mình những lổ hổng về kiến thức để thích ứng với yêu cầu củacuộc sống Như vậy, tự học là một trong những phẩm chất quan trọng mà nhà trườnghiện đại cần trang bị cho HS, vì nó có ích không chỉ khi các em còn ngồi trên ghế nhà

Trang 2

trường mà cả khi đã bước vào cuộc sống.

Đổi mới phương pháp dạy học là một trọng tâm của đổi mới giáo dục THPT

(trung học phổ thông) Luật giáo dục điều 28 yêu cầu: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh” Dạy văn nhất thiết phải đổi mới theo hướng HS là bạn đọc

sáng tạo, GV (giáo viên) đóng vai trò tổ chức, định hướng để HS tự chiếm lĩnh tácphẩm Hướng học sinh vào hoạt động để cảm thụ văn học được xem là một trongnhững vấn đề cơ bản có ý nghĩa phương pháp luận trong đổi mới phương pháp dạyhọc văn hiện nay Tuy vậy, việc dạy và học văn ở trường THPT vẫn còn nhiều bấtcập cần phải giải phóng từ cả hai phía giáo viên và học sinh Trong những năm gầnđây dù đã có nhiều thay đổi nhưng so với yêu cầu của thực tế chẳng được là bao.Giáo viên phần nhiều vẫn dạy theo lối cũ, vẫn là thầy thuyết giảng trò ghi chép, làmtheo hoặc có phát vấn có trả lời nhưng cuối cùng vẫn là ý kiến chủ quan áp đặt củagiáo viên Đặc biệt hơn là những bài đọc thêm trong chương trình vì nhiều lí dokhách quan có chủ quan có mà cả GV và HS chưa nhận thức một cách đầy đủ về vaitrò ý nghĩa của nó Do vậy, việc dạy học bài đọc thêm hết sức qua loa, sơ sài Giáoviên dạy mang tính chất đối phó, HS học hay không học bài đọc thêm cũng chẳngsao Đây là một thực tế mà mỗi GV dạy văn chúng ta cần phải nhanh chóng khắcphục, vì nó chính là một trong những nguyên nhân tạo nên sức ỳ, thói quen xấu dẫnđến giảm sút chất lượng dạy học văn ở trường THPT hiện nay

Vì những lí do thực tế nêu trên, chúng tôi mạnh dạn đề xuất nghiên cứu đề tài: Hình

thành năng lực tự học cho học sinh qua dạy học bài đọc thêm ở sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 và lớp 11 với mong muốn sẽ đề xuất được các biện pháp sư phạm để

góp phần nâng cao hiệu quả trong giờ dạy học bài đọc thêm nói riêng và dạy học Ngữvăn nói chung

II CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1 Cơ sở lí luận

1.1 Quan niệm về tự học và vấn đề hình thành năng lực tự học cho học sinh trong dạy học

1.1.1 Quan niệm về tự học

Tự học là một vấn đề có tính truyền thống và tính phổ biến không chỉ ở nước ta

mà còn là vấn đề của toàn thế giới Con người ta ngay khi sinh ra đã phải tự học, tựhọc để nhận biết thế giới xung quanh, tự học để tồn tại và phát triển Khổng Tử chorằng cách học như thế nào quan trọng như học cái gì, học không chỉ ở trường còn học

ở bạn bè “Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư” (trong 3 người đi cùng, tất có thầy

Trang 3

ta trong đó).

Cha ông ta từ xưa cũng luôn đặt tự học làm trọng Người đã kế thừa và phát

huy cao nhất truyền thống đó là Bác Hồ Bác đã từng căn dặn: “Còn sống thì còn phải học, còn phải hoạt động cách mạng” Theo Người, tự học chính là sự nỗ lực của

bản thân người học, sự làm việc của bản thân người học một cách có kế hoạch trêntinh thần tự giác học tập Người cho rằng trong tự học, ý chí tự học tập và sự sáng tạo

là điều vô cùng quan trọng Rubakin trong cuốn “Tự học như thế nào” đã kết luận rằng: “Hãy mạnh dạn tự mình đặt ra câu hỏi rồi tự mình tìm lấy câu trả lời đó là phương pháp tự học” [33] Theo ông tự học không chỉ là xem sách mà phải biết so

sánh cái viết trong sách với thực tế cuộc sống, biết so sánh cái khoa học với cái khôngkhoa học Không nên sợ bất đồng ý kiến với người khác, không nghiên cứu cái chungchung, mà phải nghiên cứu vấn đề đang được tranh luận - những vấn đề chủ yếu củathời đại mở rộng tầm nhìn cho bản thân

Như vậy với Rubakin tự học là một quá trình người học tự so sánh đối chiếu, tựhỏi và đáp, sự so sánh giữa lí thuyết với thực hành, giữa sách vở với thực tế cuộcsống, từ đó mà rút ra cho mình một trí thức riêng đầy sáng tạo

Cũng bàn về tự học, Chu Mạnh Nguyên cho rằng: “Tự học, tự nghiên cứu là một quá trình trong đó mỗi người tự suy nghĩ, tự sử dụng các năng lực trí tuệ và các phẩm chất của bản thân, tự khai thác vận dụng những điều kiện vật chất có thể để biến một kiến thức nào đó của người khác (của nhân loại) thành kiến thức sở hữu của mình, vận dụng một kiến thức nào đó của người khác để làm cho công việc của bản thân có hiệu quả hơn” Giáo sư Nguyễn Văn Đạo khẳng định: “Phương pháp tự học khởi nguồn từ việc thay đổi câu hỏi nên làm gì bằng câu hỏi làm như thế này có được không.”

Tương tự, tác giả Nguyễn Kỳ cũng đưa ra một quan niệm “Tự học là tự đặt mình vào tình huống học, vào vị trí của người tự nghiên cứu, xử lí các tình huống, giải quyết các vấn đề được đặt ra cho mình, nhận biết vấn đề, thu thập xử lí thông tin, tái hiện kiến thức cũ, xây dựng các giải pháp, kết quả, kiến thức mới mình đã tự lực tìm ra, tự học thuộc quá trình cá nhân hóa việc học” [29].

Trong bộ sách: “Tuyển tập tác phẩm tự giáo dục, tự học, tự nghiên cứu” gồm

2 tập, GS Nguyễn Cảnh Toàn, người có nhiều tâm huyết với vấn đề tự học đã đưa ra

một quan niệm về tự học có thể xem là hoàn chỉnh: “Tự học là tự mình dùng các giác quan để thu nhận thông tin rồi tự mình động não, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh cho được một lĩnh vực hiểu biết nào đó, một số kỹ năng nào

đó, một số phẩm chất nào đó của nhân loại hay cộng đồng biến chúng thành sở hữu của mình Phát minh ra cái mới cũng có thể coi là một hình thức tự học cao cấp” [35,

Trang 4

đa dạng và phong phú Tuy nhiên, tất cả mọi người tự học đều nhằm đến mụcđích biết được càng nhiều càng tốt để nâng mình lên đến một trình độ cao hơn,phục vụ cho công việc của mình thuận lợi và có hiệu quả hơn Thế giới đangbước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của thông tin, của khoa học và công nghệ hiện đại,bất cứ ai, ở bất cứ địa vị và vị trí nào trong xã hội cũng đều phải tự học, bởi chỉ

có như vậy mỗi người mới tồn tại, tự đứng vững trên đôi chân của mình và gópphần thúc đẩy xã hội phát triển

1.1.2 Vấn đề hình thành năng lực tự học cho học sinh trong nhà trường phổ thông

Hình thành năng lực tự học cho học sinh trong nhà trường phổ thông là mộtviệc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với dạy học hiện nay Bởi lẽ từ mục tiêunày dẫn đến sự thay đổi nội dung dạy học và đặc biệt là phương pháp dạy học Nhiềuphương pháp dạy học mới được áp dụng, cơ chế dạy học cũng thay đổi từ cơ chế đơnchiều sang cơ chế đa chiều Học sinh không còn là đối tượng thụ động mà là chủ thểtích cực, năng động tham gia vào mọi hoạt động để tự chiếm lĩnh tri thức

Đặt vấn đề tự học của học sinh trong nhà trường không có nghĩa là chúng ta hạthấp hay phủ nhận vai trò của đào tạo Ngược lại đặt vấn đề hình thành năng lực tự

Trang 5

học cho học sinh là chúng ta đặt lên vai người giáo viên và nhà trường trách nhiệmnặng nề hơn, quan trọng hơn Vì ở đây, người giáo viên không đơn thuần là dạy chohọc sinh kiến thức mà còn dạy cho họ cách tự học Lâu nay nhà trường của chúng tacoi trọng nhiều đến tri thức lí thuyết ít lưu tâm đến tri thức thực hành Đào tạo theohướng hình thành năng lực tự học là dạy cho học sinh cách nắm bắt tri thức và ứngdụng tri thức Để làm được điều đó người giáo viên bên cạnh thay đổi phương phápgiảng dạy thì bản thân họ cũng cần có sự nỗ lực trau dồi tri thức và nhân cách (quátrình tự học) Có như vậy người giáo viên mới thực sự vững vàng trên bục giảng, đápứng được mục tiêu giáo dục đào tạo là biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đàotạo.

Tự học có nhiều cấp độ Hiểu theo nghĩa rộng thì ai cũng phải tự học, phải trảinghiệm trong trường đời mới có hiểu biết và kinh nghiệm sống Trường đời chính lànơi rèn luyện và hình thành năng lực tự học một cách hiệu quả nhất Tự học của họcsinh THPT (theo cách phân chia cấp độ của GS Nguyễn Cảnh Toàn) thuộc cấp độmột (hiểu theo nghĩa hẹp), cụ thể thông qua mỗi bài học thầy cô giáo có nhiệm vụhình thành năng lực tự học cho học sinh Mỗi học sinh dưới sự hướng dẫn của giáoviên đều có khả năng tự học ở những mức độ khác nhau Với giới hạn nghiên cứu củaluận văn, “Hình thành năng lực tự học cho học sinh qua dạy học bài đọc thêm ở Sáchgiáo khoa ở Ngữ văn 10, 11” được hiểu theo cấp độ hẹp, tức là thông qua dạy bài đọcthêm người giáo viên hướng dẫn rèn luyện năng lực tự học cho học sịnh

“Tự học” trong nhà trường THPT trên thực tế vẫn còn là một vấn đề mới mẻmặc dù giáo dục hiện đại đã đề cập đến hàng mấy thập kỉ nay Trong giới học đườngcũng không ít những học sinh ham mê học hỏi và luôn có ý thức tự học nhưng thực sự

số đó chưa nhiều Trong xu thế khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, vấn đề “tự học”trong nhà trường lại càng được quan tâm hơn bao giờ hết Tự học cần phải trở thànhmột trong những kỹ năng quan trọng số một của giáo dục, trở thành năng lực không thểthiếu trong mỗi cá nhân học sinh Bản thân mỗi học sinh cần làm quen với vấn đề tựhọc, hình thành một năng lực tự học để sau này dù có điều kiện học tiếp nữa hay khôngvẫn có thể tự học hỏi trau dồi tri thức để tiến kịp và thích nghi với bước tiến của thờiđại Đặt vấn đề tự học của học sinh trong nhà trường THPT là một việc làm cần thiếtmang tính chiến lược

“Tự học” của học sinh THPT luôn gắn liền với năng lực chủ động tích cực, họcsinh phải tự nghiên cứu tài liệu, tự mình phát hiện kiến thức, nắm bắt kiến thức, tựmình biết vận dụng chuyển hóa kiến thức bài học dưới sự dẫn dắt, định hướng củagiáo viên “Tự học” của học sinh THPT chỉ mới dừng ở cấp độ một nhưng đây chính

là cơ sở, là nền móng vững chắc cho kinh nghiệm tự học, tự nghiên cứu ở mức độ caosau này Phạm vi kiến thức tự học của học sinh THPT trước hết thuộc chương trình

sách giáo khoa phổ thông và những tài liệu có liên quan “Đối với học sinh, tự học, tự nghiên cứu phải dựa trên cơ sở của viêc học và nắm vững một hệ thống kiến thức cơ

Trang 6

bản, đồng thời được trang bị để nắm đựoc cách học và cách nghiên cứu, có kỹ năng học nghiên cứu, tiến tới có kỹ xảo và thói quen tự học, tự nghiên cứu, vì vậy ở đây vai trò của các nhà giáo dục trực tiếp hơn, cần thiết hơn [35, tr 68].

Theo Nguyễn Kỳ “tự học” của học sinh THPT có bốn đặc trưng cơ bản

- Người học tự tìm kiến thức bằng chính hành động của mình

- Người học tự thể hiện mình

- Người thầy hướng dẫn tổ chức cho trò tự nghiên cứu

- Người học tự đánh giá, tự kiểm tra, tự sửa chữa, tự điều chỉnh, tự hoàn thiệnđồng thời tự rút kinh nghiệm về cách học, cách giải quyết vấn đề của mình

Như vậy, quá trình tự học của học sinh có thể chia ra làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Học sinh tự phát hiện vấn đề, định hướng cách giải quyết vấn đề

và ghi lại những nghiên cứu ban đầu

Giai đoạn 2: Tự thể hiện bằng văn bản, trình bày và bảo vệ ý kiến của mình,ghi lại những ý kiến của bạn bè, thầy giáo

Giai đoạn 3: So sánh đối chiếu kết luận của thầy, bạn với ý kiến của mình, tựsửa chữa điều chỉnh, tự rút kinh nghiệm về cách học, cách giải quyết vấn đề

Tương ứng với 3 giai đoạn của học sinh là 3 giai đoạn dạy tự học của giáoviên

Giai đoạn 1: Hướng dẫn thông qua những tình huống và đề ra những nhiệm vụhọc tập cho học sinh

Giai đoạn 2: Tổ chức các hoạt động trao đổi thảo luận, thuyết trình…

Giai đoạn 3: Làm trọng tài kiểm tra đánh giá nhận thức của học sinh

Trong quá trình “tự học” người học sinh phải luôn luôn tự chủ, năng động vàsáng tạo, biết học hỏi và đánh giá, biết so sánh và đối chiếu, biết tự kiểm nghiệm và

xử lí tình huống Và quan trọng hơn là học sinh phải biết tự tìm cho mình một cách tựchiếm lĩnh tài liệu Cùng với việc phát huy tối đa nội lực của học sinh trong quá trình

tự học, thì vai trò của giáo viên cũng hết sức quan trọng Nếu việc “tự học” ngoài xãhội, người học có quyền chọn kiến thức để tự học, và tự học một cách tự do, thì “tựhọc” trong nhà trường mang tính chất bắt buộc và định hướng Người giáo viên cótrách nhiệm tổ chức, hướng dẫn các em tự nghiên cứu sách giáo khoa, đến việc điềuchỉnh kiến thức mà các em thu nhận được nhằm tạo ra sự “biến đổi về chất” rất quantrọng Qua quy trình dạy tự học giáo viên hình thành cho học sinh một kỹ năng tự họcvới những cách suy nghĩ tìm tòi để có thể tự đặt vấn đề, tự giải quyết vấn đề và tựnghiên cứu Những định hướng của giáo viên có tác dụng phát huy tính năng động, tựgiác và lòng ham mê học hỏi trong quá trình học tập của học sinh

Trang 7

Như vậy, nói đến vấn đề tự học của học sinh THPT không phải là nói tới mộtvấn đề gì cao siêu khó thực hiện Tự học của học sinh không đòi hỏi mức độ cao như

tự học của một nhà nghiên cứu Tự học của các em chủ yếu dựa vào các bài học cụthể trong Sách giáo khoa, những tài liệu có liên quan đến bài học để đối chiếu, sosánh mở rộng làm cho quá trình nhận thức của các em mang tính chủ động và có tínhchất nghiên cứu Quan trọng hơn việc tự học của học sinh được hình thành và rènluyện dưới sự hướng dẫn định hướng của giáo viên Mục đích “tự học” của học sinhTHPT là làm sao giúp các em hiểu sâu sắc trọn vẹn bài học bằng chính năng lực củamình và biết vận dụng nó như một “kinh nghiệm” của bản thân Đây chính là yêu cầuhàng đầu cần đặt ra trong quá trình học tâp của học sinh Điểm mấu chốt để rèn luyệncho học sinh có được năng lực tự học tốt trong mỗi giờ học, chính là người giáo viênphải biết cách hướng dẫn các em phương pháp tự học cũng như biết tự học từ mức độthấp đến cao để khi rời ghế nhà trường các em có được một năng lực tự học hoànthiện

2 Cơ sở thực tiễn

2.1 Thực trạng dạy học bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn ở phổ thông hiện nay

2.1.1 Thực trạng dạy bài đọc thêm của giáo viên

Những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung và đổimới dạy học Ngữ văn nói riêng đã được nhà trường phổ thông thực hiện một cáchtích cực và bước đầu đã mang lại hiệu quả nhất định trên cả hai bình diện lí luận vàthực tiễn Trước hết, giáo viên đã có nhận thức một cách đúng đắn hơn về một sốquan điểm dạy học tích cực như đặt học sinh vào vị trí trung tâm của hoạt động dạyhọc, dạy học nêu vấn đề, dạy học tương tác, dạy học theo dự án, dạy học điều khiển,dạy tự học… Trong đó, việc dạy tự học cũng thu hút được sự quan tâm của nhiềugiáo viên Hầu hết giáo viên được khảo sát đều cho rằng tự học có vai trò trọng trongquá trình dạy học nhất là trong cơ chế dạy học hướng vào người học hiện nay Giáoviên không phải là diễn viên mà chỉ là người hướng dẫn, tổ chức học sinh tự chiếmlĩnh tri thức và hình thành kỹ năng Tuy nhiên, vẫn còn một số lớn giáo viên chưanhận thức một cách đầy đủ bản chất về phương pháp dạy tự học

Như đã nói trên, đa số giáo viên được khảo sát đều nhận thức được vai trò quantrọng của việc rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh và cũng đã sử dụngphưong pháp này trong quá trình dạy học Tuy nhiên, hiệu quả của việc sử dụngphương pháp này chưa cao, chưa phát huy được tính chủ động tích cực của người họcthậm chí còn làm cho học sinh trở nên thủ động, quá trình dạy học trở thành sự tácđộng một chiều của giáo viên tới học sinh, các mối quan hệ trong dạy học khôngđược thể hiện đúng như bản chất vốn có của nó đặc biệt là đối với các bài học đọcthêm

Trang 8

Hạn chế này xuất phát từ nhận thức và quan niệm chưa đầy đủ của giáo viên vềbài đọc thêm và phương pháp dạy tự học cho học sinh thông qua hệ thống các bài đọcthêm.

Bảng 1 Nhận thức của giáo viên về bài đọc thêm

Từ bảng số liệu ta nhận thấy, giáo viên nhận thức về tầm quan trọng của bàiđọc thêm trong quá trình dạy học là không thống nhất: 25% cho rằng rất cần thiết;50% cho rằng cần thiết; 25% cho rằng bình thường Không có GV nào lựa chọn mức

độ không cần thiết Các nhận định trên đã cho thấy được việc dạy và học bài đọcthêm trong nhà trường phổ thông hiện nay có những vấn đề cần phải giải quyết Đặcbiệt là vấn đề nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của bài đọc thêm ở chương trìnhtrung học phổ thông

Bảng 2 Việc dạy học bài đọc thêm của giáo viên

Từ nhận thức không giống nhau nên việc dạy học bài đọc thêm của GV cũng

có những khác biệt Kết quả ở bảng trên cho thấy việc dạy học bài đọc thêm của GV

ở trường phổ thông là không đồng đều: 33,33% dạy như bài học chính; 50% dạy chocó; 16,66% bài dạy, bài không Điều này cũng là một trong những nguyên nhân làmcho HS không thích học văn, coi thường môn văn

2.1.2 Thực trạng học bài đọc thêm của học sinh

Việc đổi mới phương pháp dạy học suy cho cùng là làm sao để bài dạy đạt

Trang 9

được hiệu quả cao, tác động tới được từng đối tượng làm cho đối tượng có được say

mê và hứng thú trong quá trình học Phương pháp dạy tự học cũng không năm ngoàimục tiêu đó Học sinh THPT cùng với quá trình học tập và sinh hoạt đã tích lũy chobản thân một lượng tri thức và kinh nghiệm sống nhất định, tâm lí của các em cũng

có sự thay đổi đáng kể so với học sinh THCS Cá tính, thói quen, tính độc lập trongcuộc sống và học tập cũng bắt đầu hình thành Sự thay đổi nói trên tác động rất lớnđến quá trình dạy học Ngữ văn ở bậc THPT

Trong quá trình dạy học Ngữ văn, đặc biệt là dạy học bài đọc thêm, đa số họcsinh tỏ ra tích cực, chủ động trong việc tìm hiểu bài, xây dựng bài, bày tỏ quan điểmcủa mình về các vấn đề được nêu ra trong bài học Đây có thể xem là một tín hiệuđáng mừng đối với việc dạy học Ngữ văn ở nhà trường phổ thông Tuy nhiên, bêncạnh mặt tích cực đó thì việc học Ngữ văn của học sinh nói chung còn bộc lộ nhiềuvấn đề đáng lo ngại Điều này được thể hiện rất rõ qua thái độ, phương pháp học tậpcủa các em, nhiều học sinh tỏ ra thờ ơ, xem nhẹ môn học nhất là với những bài họcđọc thêm trong chương trình Thái độ “lạnh nhạt” đó dẫn đến việc học tập thiếu tínhchủ động tích cực của học sinh Phần nhiều học sinh được khảo sát cho thấy các emkhông quan tâm đến hệ thống bài học này, đây là một thực tế đáng lưu tâm

Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng theo chúngtôi nguyên trước nhất và quan trọng nhất là từ phía giáo viên Nhận thức và quanniệm không đầy đủ của giáo viên về bài học đọc thêm đã dẫn đến nhận thức sailầm của học sinh: coi thường bài đọc thêm, không học bài đọc thêm

Bảng 3 Nhận thức của học sinh về bài đọc thêm

Qua những số liệu trên, chúng ta nhận thấy đa số HS có nhận thức không thực

sự thỏa đáng về tầm quan trọng của bài đọc thêm: 5,84% cho rằng rất quan trọng;12.33% cho rằng quan trọng; 21,42% bình thường; đặc biệt số HS cho rằng khôngquan trọng chiếm hơn một nửa số lượng được điều tra 60,38% Thực trạng này xuấtphát từ những nguyên nhân nào? Có nhiều nguyên nhân; khi hỏi về ý kiến của họcsinh, có nhiều học sinh cho rằng: giáo viên chưa giúp cho các em nhận thức được tầmquan trọng của hệ thống bài đọc thêm trong chương trình Có thể nói, đây là một

Trang 10

trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự nhận thức không đúng của học sinh về bàiđọc thêm.

Bảng 4 Việc học bài đọc thêm của học sinh

Do những nhận thức không đúng nên việc đa số học sinh không bao giờ họcbài đọc thêm cũng là điều dễ hiểu Tuy vậy, trong quá trình điều tra chúng tôi cònphát hiện được một số nguyên nhân khác có tác động trực tiếp đến nhận thức cũngnhư việc dạy, việc học bài đọc thêm của cả giáo viên và học sinh

Đó là thời lượng dành cho mỗi bài đọc thêm quá hạn hẹp; các bài kiểm tra, các

kì thi kiến thức ít liên quan đến hệ thống bài học này; dạy bài học chính không kịpchương trình nên dùng quỹ thời gian này để dạy bù Hiểu được những nguyên nhântrên chúng ta sẽ có những định hướng nghiên cứu, đề xuất những giải pháp sư phạmphù hợp và hiệu quả

Từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên, chúng tôi nhận thấy việc hướng dẫn học sinhhình thành năng lực tự học thông qua hệ thống bài đọc thêm là vấn đề vô cùng cần thiết.Bởi lẽ, một giờ đọc văn có thành công hay không, không khí giờ học như thế nào, chấtlượng dạy học văn ra sao không phải ở chỗ giáo viên truyền đạt được bao nhiêu kiếnthức mà chính là ở chỗ học sinh nắm bắt và hiểu được gì qua bài học đó Và lẽ dĩ nhiênhình thành năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học bài đọc thêm ở sách giáokhoa Ngữ văn 10, 11 là một trong những yếu tố làm nên chất lượng dạy học văn trongnhà trường phổ thông hiện nay

III CÁCH THỨC TỔ CHỨC VÀ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN

1 Định hướng tổ chức dạy - học bài đọc thêm nhằm hình thành năng lực

Trang 11

không phải thụ động tiếp thu những trí thức đã được giáo viên sắp đặt Được đặt vàonhững tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, giảiquyết vấn đề đặt ra theo suy nghĩ của mình Từ đó, nắm được kiến thức, kỹ năng mới,vừa nắm được phương pháp “làm ra” kiến thức kỹ năng đó: không rập khuôn theonhững khuôn mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo.

Có thể nói, tính tích cực của người học trong quá trình học tập là yếu tố cơbản, có tính quyết định đến chất lượng và hiệu quả học tập Cho nên, phát huy tínhtích cực của người học là mục tiêu của mọi sự đổi mới Việc công nhận người học

là lực lượng tích cực, lực lượng chủ đạo trong quá trình nắm bắt tri thức - học và

tự phát hiện các tiềm năng của bản thân trong quá trình đó - là điểm tựa chủ yếucho việc định hướng lại giáo dục

Như vậy, hình thành năng lực tự học cho học sinh qua dạy học bài đọc thêmphải thông qua tổ chức các hoạt động, bởi chỉ từ hoạt động và trong hoạt động củachính mình các em mới có thể chiếm lĩnh tri thức một cách trọn vẹn nhất, hiệu quảnhất

1.2 Dạy học bài đọc thêm phải giúp học sinh biết dựa vào nỗ lực của cá thể với hợp tác nhóm

Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của HS không đồng đều thìkhi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, tiến

độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗihoạt động độc lập

Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kỹ năng đều được hìnhthành bằng những hoạt động độc lập cá nhân Lớp học là môi trường giao tiếp thầy -trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnhnội dung học tập Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhânđược bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ

mới Chẳng hạn, khi dạy bài Khóc Dương khuê ngoài việc yêu cầu những hoạt động

cá nhân, giáo viên phải đưa ra những tình huống học tập như Hãy khái quát và rút ra những đánh giá ngắn gọn về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? Để học sinh hợp tác

thảo luận, tranh luận và đưa ra kết quả

Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết nhữngvấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoànthành nhiệm vụ chung Trong hoạt động theo nhóm sẽ không thể có hiện tượng ỷ lại;tính cách năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn; phát triển đựoc tình bạn,

ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ một yếu tố quan trọng của giáo dục hiện nay

Phối hợp hài hòa giữa học tập cá thể với học tập hợp tác (học nhóm) sẽ tạonên bước nhảy trong quá trình hình thành năng lực tự học cho học sinh Vì với

Trang 12

phương pháp học này học sinh sẽ biết tự điều chỉnh mình trong việc chiếm lĩnh trithức đồng thời cũng từ đó mà năng lực tư duy của các em phát triển hơn

1.3 Dạy bài đọc thêm phải có sự kết hợp giữa đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò

Đây là bước vô cùng quan trọng trong quá trình dạy học: sự đánh giá của thầy

sẽ là những định hướng để học sinh kiểm nghiệm lại cách hiểu của mình ngược lại, sự

tự đánh giá của học sinh lại là những thông tin phản hồi có giá trị để giáo viên nắmbắt được đối tượng của mình Từ đó, cả hai phía có những điều chỉnh cho phù hợp

Trước đây giáo viên giữ độc quyền đánh giá học sinh Trong phương pháptích cực, giáo viên phải hướng dẫn HS phát triển kỹ năng tự đánh giá để tự điềuchỉnh cách học Liên quan đến điều này, GV cần tạo điều kiện thuận lợi để HStham gia đánh giá lẫn nhau Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời lànăng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị chohọc sinh

Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực để đào tạo những con ngườinăng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội, thì việc kiểm tra, đánh giá không thểdừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà phải khuyếnkhích trí thông minh, óc sáng tạo khi giải quyết những tình huống thực tế Ví dụ khi

dạy đoạn trích Tiễn dặn người yêu ngoài những nội dung như tâm trạng mâu thuẫn nửa như muốn chấp nhận sự thật, nửa như muốn níu kéo tình yêu; lòng quyết tâm giữ trọn tình yêu giữa chàng trai và cô gái… Giáo viên khuyến khích học sinh:

- Phác thảo chân dung chàng trai và cô gái Thái trong tình yêu qua những lời tiễn dặn.

- Liên hệ giữa tình yêu đẹp và đầy đau khổ của hai người trong chế độ cũ với tình yêu hôn nhân tự do của nam nữ thanh niên Thái ngày nay để thấy tính nhân văn, tiến bộ của xã hội mới.

Từ dạy học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không còn đóng vaitrò đơn thuần là truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức,hướng dẫn các hoạt động độc lập, hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếmlĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theoyêu cầu của chương trình Trên lớp, học sinh hoạt động là chính, giáo viên có vẻnhàn nhã hơn nhưng trước đó, khi soạn giáo án, giáo viên đã phải đầu tư công sức,thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động mới có thể thực hiện bài lênlớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạtđộng tìm tòi hào hứng, tranh luận của học sinh

Trang 13

1.4 Dạy bài đọc thêm phải kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo các phương pháp dạy học

Trong một bài dạy, không bao giờ chỉ dùng một phương pháp, vấn đề đặt ra làphải phối hợp các phương pháp như thế nào? Vấn đề phối hợp phải bắt đầu từ sựphân tích nội dung Nội dung rất đa dạng, mà mỗi phương pháp thường chỉ giải quyếtđược một nội dung nhận thức nào đó; vì vậy, phải sử dụng nhiều phương pháp Tuynhiên, cần lưu ý bao giờ cũng có một phương pháp chủ đạo, phương pháp khác chỉ là

hộ trợ cho phương pháp chủ đạo này

Như vậy, để hình thành được năng lực tự học cho học sinh một cách hiệu quảngười giáo viên phải thực sự linh động, sáng tạo trong việc sử dụng phương pháp dạyhọc Vì tất cả mọi phương pháp không có phương pháp nào là vạn năng, là tuyệt đối

mà mỗi phương pháp đều có ưu việt và hạn chế riêng của nó Kết hợp nhuần nhuyễn,sáng tạo các phương pháp trong quá trình dạy học là yêu cầu bắt buộc đối với mỗigiáo viên

Có nhiều kiểu dạy, cách dạy và có nhiều con đường học tập Trong dạy học,không chỉ duy nhất có một con đường đảm bảo cho mọi HS học tốt mà điều cốt yếu

là sử dụng một cách hợp lí các phương pháp GV mới có thể đảm bảo cho HS điềukiện tốt nhất để học tập tự học, tự nghiên cứu Vì trong quá trình dạy học không chỉ

có hoạt động dạy của thầy mà còn có những hoạt động học của học sinh.

2 Các hình thức tổ chức dạy - học bài đọc thêm ở Sách giáo khoa Ngữ văn

10, 11 nhằm hình thành năng lực tự học cho học sinh

2.1 Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà

* Hướng dẫn học sinh đọc Sách giáo khoa và trả lời câu hỏi trong Sách giáo khoa.

Sách giáo khoa là sự cụ thể hóa chương trình, là nguồn trí thức thống nhất và làchỗ dựa cơ bản cho GV khi dạy học Ở nước ta, Sách giáo khoa có vai trò vô cùngquan trọng Điều 25 của Luật Giáo dục đã khẳng định: “Sách giáo khoa để sử dụngchính thức, thống nhất, ổn định trong giảng dạy, học tập ở nhà trường và các cơ sởgiáo dục khác”

Đã từ lâu, các nhà nghiên cứu lý luận dạy học đã khẳng định vai trò quan trọngcủa Sách giáo khoa trong quá trình học tập của học sinh Sách giáo khoa là nguồn cungcấp tri thức đúng đắn, khoa học và thống nhất trong nền giáo dục quốc dân Tri thứcđược đưa vào Sách giáo khoa có tính tinh giản, cô đọng, súc tích, phong phú Nó có thểgiúp người học nghiên cứu, tìm tòi, phát huy tính sáng tạo linh hoạt, đa dạng Để giúp

HS có phương pháp tự học, tự nghiên cứu GV cần có những định hướng cho HS trongcác hoạt động tiếp xúc với Sách giáo khoa, tập cho các em biết gia công tìm tòi, sángtạo trong quá trình lĩnh hội tri thức

Trang 14

Đối với tác phẩm văn học để hiểu trước hết HS phải đọc để thâm nhập Cónhiều mức độ đọc khác nhau: đọc lướt, đọc kỹ, đọc sâu… Nói cách khác cảm nhậnvăn chương điều đầu tiên là phải đọc; đọc để rung động, để thẩm thấu Đối với họcsinh, việc soạn bài ở nhà yêu cầu không thể thiếu là phải đọc văn bản nhưng cốt yếu

là GV hướng dẫn HS khi đọc phải thực hiện các công việc sau:

- Đọc âm vang và cả đọc thầm để tưởng tượng

- Đọc và ghi lại những cảm nhận, những ấn tượng ban đầu về tác phẩm

- Đọc để tìm nội dung chính, xác định những kiến thức cơ bản, trọng tâm.Chuẩn bị bài là một yêu cầu bắt buộc đối với HS khi hoạt động dạy học Ngữvăn tiến hành theo tư tưởng đổi mới: học sinh là chủ thể tích cực trong giờ học Nó cótác dụng giúp HS có “cơ hội” phát huy vai trò chủ thể của mình trong giờ học Quanniệm cho rằng việc chuẩn bị bài sẽ làm cho HS tiếp nhận văn chương “mất đi”cảmxúc tươi rói về tác phẩm, những run rẫy thẩm mỹ bị tiêu tan… đã bị phản bác Tráilại, nhờ chuẩn bị bài (đọc văn bản và giải quyết các vấn đề liên quan văn bản về mặttiếp nhận) mà HS có điều kiện chủ động hơn khi tranh luận, tìm kiếm… về tác phẩm

ở giờ học trên lớp

Hướng dẫn HS soạn bài ở nhà trước hết và quan trọng nhất vẫn là yêu cầu các

em trả lời các câu hỏi ở phần Hướng dẫn học bài Việc đọc Sách giáo khoa như đãnói trên trước hết là để trả lời được các câu hỏi này.Tuy vậy, muốn công việc nàycủa các em đạt hiệu quả đòi hỏi GV phải có những cách thức,biện pháp phù hơp.Giáo viên vừa yêu cầu vừa khuyến khích, động viên các em tự trả lời các câu hỏitrong phần hướng dẫn theo cách hiểu của mình, tránh viêc ghi lại, chép lại theo sáchgiải một cách đối phó, thụ động Trong quá trình soạn bài chỗ nào các em chưa hiểuhay còn thắc mắc, giáo viên yêu cầu các em chú ý ghi lại hoặc gạch chân, đánh dấu

để có thể trao đổi trong quá trình đọc hiểu văn bản trên lớp

Một điều nữa không kém phần quan trọng là khi hướng dẫn học sinh trả lời cáccâu hỏi trong Sách giáo khoa GV cần hướng các em vào những ý trọng tâm, câu hỏitrọng tâm điều này rất có ích cho việc đọc hiểu văn bản ở trên lớp Muốn làm đượcđiều này GV phải có đầu tư suy nghĩ trước một bước Và như vậy, việc hướng dẫn

HS chuẩn bị bài ở nhà sẽ mang lại hiệu quả hơn Chẵng hạn khi soạn bài Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến) giáo viên yêu cầu các em chú ý và trả lời kỹ những vấn đề sau: Tình bạn thắm thiết, thủy chung được thể hiện như thế nào qua bài thơ? Biện pháp nghệ thuật nào thể hiện nổi trống vắng của nhà thơ khi bạn qua đời?

Như vậy, việc hướng dẫn HS đọc Sách giáo khoa và trả lời câu hỏi là việc làm

vô cùng quan trọng, bởi đây là một bước chuẩn bị trước làm cơ sở cho việc đọc tácphẩm trên lớp Nếu giáo viên làm tốt bước này thì khâu lên lớp sẽ nhẹ nhàng hơn, giờhọc sôi nổi hơn và tất nhiên hiệu quả giờ học sẽ cao hơn đặc biệt là đối với bài đọc

Trang 15

thêm khi mà lượng thời gian không có nhiều Ta dễ dàng nhận thấy rằng, khi đọc tácphẩm và trả lời những câu hỏi theo yêu cầu của Sách giáo khoa, của giáo viên thì họcsinh đã làm việc với đối tượng(tác phẩm văn học) và đã có những suy nghĩ, những lýgiải đối tượng theo ý riêng của mình Tuy nhiên cũng cần hiểu đây không phải lànhững ý riêng vô căn cứ, tùy tiện mà là ý riêng có định hướng có tác động sư phạm.

(định hướng của SGK, của GV) Ví dụ, khi hướng dẫn HS soạn bài Vi hành của Hồ Chí Minh điều mà người GV phải làm là dặn dò các em chú ý đến tình huống nhầm lẫn mà tác giả tạo nên trong câu truyện, tình huống đó đã mang đến những hiệu quả nghệ thuật gì?

Tổ chức phân công từng vấn đề cụ thể cho từng nhóm học sinh.

Sau khi kết thúc một giờ học công việc thường thấy từ trước tới nay là GV dặn

dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài mới cho giờ học tiếp theo Đây là việc làm lấy

lệ máy móc, qua loa, chung chung làm cho xong vì thế tính hiệu quả thấp Kinhnghiệm cho thấy đối với tuổi của các em giao việc càng cụ thể thì tính hiệu quả càngcao Vì vậy, tổ chức phân công vấn đề cho HS chuẩn bị trước là bước đệm rất quantrọng cho bài học mới đạt kết quả Để việc làm này có chất lượng GV phải thực hiệnnhững bước sau:

- Giáo viên chuẩn bị trước các vấn đề

- Chia nhóm

- Phân công vấn đề cụ thể cho từng nhóm

- Thời gian: giáo viên dành khoảng 5 phút cuối mỗi giờ học để làm việc này

Chẳng hạn khi dạy bài Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh ngoài việc HS

chuẩn bài theo phần hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa, GV có thể chuẩn bịtrước các vấn đề sau để giao cho HS và yêu cầu mỗi nhóm phải chuẩn bị kĩ phần việc

của nhóm mình Đọc kĩ và tóm tắt đoạn trích? Phân tích, làm rõ tình nghĩa cha con trong đoạn trích? Hãy tìm hiểu và làm rõ những tình huống nghệ thuật giàu kịch tính trong đoạn trích? Giáo viên chia lớp làm 3 nhóm mỗi nhóm đều phải có nhóm trưởng

nhóm phó để đôn đốc các thành viên và chịu trách nhiệm chung cho cả nhóm củamình (Lưu ý việc phân nhóm trưởng, phó phải được luân phiên trong suốt năm học).Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác giáo dục ý thức trách nhiệm chohọc sinh; khắc phục tính chây lười, ỷ lại; phát huy được tính chủ động tích cực tronghọc tập của các em

Có thể khẳng định rằng, nếu công việc này được GV làm một cách đều đặn vàtâm huyết thì khả năng tự học, tự nghiên cứu của HS sẽ được nâng cao Đây cũng làmột trong những hình thức tốt để nâng cao chất lượng dạy học tác phẩm văn chương

ở trường phổ thông Bởi bất cứ một công việc gì khi đã có sự hợp tác chuẩn bị kĩlưỡng từ hai phía thì chắc chắn hiệu quả sẽ tốt hơn Ưu điểm của cách làm này là tiết

Trang 16

kiệm được thời gian khi lên lớp, phát huy được cách học hợp tác, vấn đề trọng tâmcủa bài học sẽ được mổ xẻ một cách sâu sắc hơn Quan trọng khi thực hiện điều này,

GV phải nắm sát đối tượng để khuyến khích, động viên HS sinh một cách kịp thời,chân thành kể cả học sinh làm tốt và học sinh làm chưa tốt

2.2 Tổ chức cho học sinh học tập trên lớp

* Nêu vấn đề của bài học.

Mở đầu bài học, giáo viên phải kích thích, động viên, tạo động lực học tập, saocho học sinh học tập với tinh thần tích cực, tự giác và hứng thú nhất Bởi chỉ có nhưvậy giờ học mới đạt hiệu quả cao Muốn thực hiện được điều này, giáo viên phải biết

sử dụng thủ thuật sau:

- Tạo ra những tình huống có vấn đề, trong đó có những mâu thuẫn về nhận thức mà HS hứng thú, thỏa mản nhu cầu và phù hợp với năng lực của họ (vừa sức).

Để tạo ra được một tình huống như thế đòi hỏi GV phải có tri thức, kinh nghiệm, có

sự nhạy cảm cần thiết, nắm được nhu cầu nguyện vọng của HS; có tinh thần tráchnhiệm và sự dày công trong khâu chuẩn bị bài

- Nêu lên mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể mà các em phải có trách nhiệm hoànthành qua giờ học Làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng về mặt khoa học và xã hội của hệthống tri thức mà các em cần nắm vững trong bài học

* Tổ chức cho học sinh giải quyết các vấn đề của bài học.

Giáo viên căn cứ vào những bài học, tiết học, lớp học cụ thể để đưa ra nhữngcách thức, biện pháp tổ chức hoạt động phù hợp để HS chiếm lĩnh bài học một cáchhiệu quả nhất Tuy nhiên, cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Phối hợp chặt chẽ hoạt động của thầy và trò.

- Tạo tình huống để HS rõ vấn đề,

thấy mâu thuẫn cần giải quyết

- Nghe, tiếp thu, chuyển mâu thuẫn bên ngoàithành mâu thuẫn bên trong, có nhu cầu giảiquyết mâu thuẩn

- Giao nhiệm vụ học tập (đặt câu

Trang 17

chức nhóm thảo luận, đặt câu hỏi bổ

sung khi cần thiết

trao đổi bạn bè để thảo luận giải quyết nhiệm

- Phối hợp hiệu quả các phương pháp dạy học.

1 Diễn giảng nêu vấn đề

- Tạo ra tình huống có vấn đề.

- Thầy trò cùng giải quyết vấn đề qua các thủthuật như: đặt câu hỏi; thuyết trình; nêu vấn

đề để các em trao đổi tìm cách giải quyết

- Viết tóm tắt, lập sơ đồ, bảng biểu

- Thảo luận, kết luận

6 Tổ chức cho HS thuyết trình, báo

Trang 18

* Hướng dẫn học sinh tự hệ thống hóa kiến thức bài học.

Hệ thống hóa kiến thức bài học là việc làm vô cùng quan trọng không thể bỏqua trong quá trình dạy học Vì vậy, mỗi giáo viên phải rèn luyện cho học sinh củamình có được kỹ năng này để đảm bảo tính hiệu quả của giờ dạy Như chúng ta đãbiết, học sinh THPT phải học rất nhiều môn học chứ không chỉ riêng môn Ngữ Văn

Vì thế, cứ hết 45 phút của môn học các em lại phải chuẩn bị tâm thế cho một môn họckhác với những tri thức khác cho nên, việc hướng dẫn các em hệ thống hóa kiến thứcbài học chính là một bước củng cố, khắc sâu kiến thức cho các em về môn học củamình Đồng thời, những đơn vị kiến thức này sẻ là tài liệu rất quan trọng để các emhọc sau những giờ lên lớp có hứng thú và hiệu quả Có thể khẳng định rằng: conngười sẽ rất hứng thú trước sản phẩm tự tay mình làm ra hoặc có sự đóng góp côngsức Học sinh cũng vậy, các em sẽ học tập một cách hiệu quả những kiến thức mà tựcác em suy nghĩ rút ra hoặc có sự đóng góp ý kiến

Tuy nhiên khi hệ thống hóa kiến thức giáo viên cần lưu ý học sinh phải làmtheo ý riêng của mình, nghĩa là, mỗi học sinh hệ thống theo một kiểu mà các em thấyphù hợp với bản thân khi học Nhưng yêu cầu phải ngắn gọn sao cho dễ học và phảiđảm bảo được kiến thức trọng tâm

Ví dụ: Hướng dẫn học sinh hệ thống hóa bài “Lời tiễn dặn” (trích “Tiễn dặnngười yêu” dưới dạng dàn bài Giáo viên yêu cầu học sinh khi hệ thống phải thể hiệnđược những vấn đề sau:

- Lòng quyết tâm giữ trọn tình yêu giữa chàng trai và cô gái

2 Cử chỉ, hành động và tâm trạng của chàng trai lúc ở nhà chồng của cô gái

- Cử chỉ:

+ Vỗ về, an ủi lúc cô gái bị nhà chồng đánh đập, hắt hủi

+ Làm thuốc cho cô gái uống

- Tâm trạng:

+ Nỗi xót xa, niềm thương cảm mà chàng trai dành cho cô gái

+ Ý chí mãnh liệt của chàng trai nhất quyết giành lại tình yêu để đoàn tụ cùng

cô gái

Trang 19

* Hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả của mình

Tự đánh giá kết quả học tập của mình sau mỗi bài học là việc làm vô cùng cầnthiết đối với bản thân mỗi học sinh Thông qua hoạt động này các em sẽ tự nhận biếtđược khả năng của mình: thấy được điểm mạnh, điểm hạn chế để phát huy và khắc

phục Cũng từ việc làm này mà học sinh sẽ tự lớn lên trên con đường học tập của mình.

Các em sẽ tự mình biết được năng lực của mình đạt đến đâu so với mục tiêu bài họcđặt ra ở cả ba phương diện: kiến thức, kỹ năng, thái độ

Như chúng ta đã biết, cơ chế dạy học văn mới đặc biệt quan tâm đến đối tượngngười học, đặt người học vào vị trí trung tâm của hoạt động dạy học: học sinh làngười tự giác tham gia tích cực vào việc khám phá tác phẩm; giáo viên chỉ giữ vai trò

tổ chức, định hướng Vì thế, mà hoạt động tự đánh giá của học sinh sau mỗi tiết học

là rất quan trọng Ở đây, các em sẽ có một lượng thời gian nhất định để so sánh, đốichiếu giữa cái mình đã hệ thống qua tiết học ở lớp và bài soạn của chính mình ở nhà.Với việc làm này, học sinh sẽ có cái nhìn sâu sắc và khách quan hơn về tác phẩm,đồng thời, cũng tự mình rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân khi đứng trước côngviệc tìm hiểu và khám phá một tác phẩm văn học

Như vậy, việc hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình phảiluôn được duy trì trong mỗi tiết học Ngữ văn Phải hình thành được cho các em kỹnăng tự đánh giá, tự ý thức về bản thân sự hiểu biết của mình đối với môn học Từ đó,các em sẽ tự có sự điều chỉnh cho phù hợp

3 Các biện pháp cụ thể hướng dẫn học sinh giải quyết các vấn đề của bài đọc thêm ở lớp

3.1 Giáo viên xác lập, định hướng cho học sinh những kiến thức trọng tâm

* Đặc điểm, phạm vi sử dụng

Kiến thức trọng tâm chính là cái cốt lõi nhất của bài học, từ kiến thức này họcsinh tự suy nghĩ thêm ra theo cách cảm, cách hiểu của mình Kiến thức trọng tâmluôn luôn gắn kết với mục tiêu cần đạt làm sáng rõ mục tiêu cần đạt Hai bộ Sáchgiáo khoa Ngữ văn cơ bản và nâng cao ở những tác phẩm đựợc giảng chính đều có

mục: kết quả cần đạt học sinh dựa vào đây để xác định trọng tâm bài học.

Đối với bài đọc thêm: cả hai bộ sách đều không có mục: kết quả cần đạt, do

vậy, việc xác định trọng tâm kiến thức sẽ khó hơn đối với học sinh Cho nên, giáo

Trang 20

viên phải có bước xác lập và định hướng cho các em Điều này sẽ giúp cho các em cóhướng xác định đúng, không ra khỏi quỹ đạo của bài học và cũng vì thế mà tiết họcnhẹ nhàng hơn, hiệu quả đạt cao hơn Có thể khẳng định rằng: trong dạy học Ngữ vănnếu muốn hiệu quả của mỗi tiết học, bài học đạt chất lượng cao thì đây là một côngviệc không thể không làm đối với mỗi giáo viên dạy văn ở tất cả các bài học chứkhông chỉ có bài đọc thêm.

* Cách thức tiến hành

Bước 1: Xác định chính xác trọng tâm kiến thức bài học

Lượng thông tin, kiến thức trong mỗi tác phẩm đề cập đến có thể nói là khánhiều, việc lựa chọn nội dung nào, phương pháp gì để giảng dạy phụ thuộc rấtnhiều vào kinh nghiệm, sự linh hoạt sáng tạo và bản lĩnh của người giáo viên Tuynhiên, phải thấy rằng bất cứ bài học nào(TPVH) cũng có nhũng nội dung kiến thứccốt lõi - kiến thức xương sống, những thông tin kiến thức khác trong tác phẩm hayngoài tác phẩm cốt yếu là làm sáng rõ nội dung này Vì vậy, để một bài dạy họcđạt hiệu quả, đi vào đúng bản chất của vấn đề nêu ra trong bài học (TPVH) thìcông việc nghiên cứu trước tác phẩm để tìm tòi, phát hiện, xác định trọng tâm kiếnthức bài học là việc làm nghiêm túc của mỗi giáo viên dạy học Ngữ văn Đối vớibài đọc thêm thì điều này lại càng quan trọng, bởi lẽ, xác định đúng kiến thứctrọng tâm giáo viên và học sinh sẽ dễ dàng xác định kết quả cần đạt của bài họcvấn đề mà hai bộ Sách giáo khoa không đưa ra trong bài đọc thêm

Bước 2: Xây dựng những tình huống học tập nhất là những tình huống có

vấn đề xoáy vào trọng tâm

Giáo viên phải căn cứ vào trọng tâm kiến thức của từng bài học, từ đó, cóhướng xây dựng tình huống có vấn đề một cách phù hợp Hệ thống tình huống cóvấn đề sẽ nhằm làm sáng rõ trọng tâm và thực hiện mục tiêu bài học Chẳng hạn:

Nhân cách cao đẹp và những cống hiến lớn lao của Trần Quốc Tuấn đối với đất nước được thể hiện qua những việc làm cụ thể nào? Liên hệ với lòng yêu nước của quân và dân ta trong thời điểm hiện tại? Lập sơ đồ kết cấu bài học? Lưu ý: để kích

thích hứng thú học tập, hứng thú nhận thức của học sinh, các tình huống có vấn đềphải chứa trong đó những mâu thuẫn những nghịch lí và gợi ra nhiều cách hiểu, thuhút học sinh tham gia vào các cuộc tranh luận để bảo vệ những quan điểm của mình.Tuy nhiên, việc xây dựng tình huống có vấn đề và giải quyết vấn đề cần thời gian.Chính vì vậy, tùy theo lượng thời gian và yêu cầu của tiết học mà giáo viên lựa chọnlinh hoạt những vấn đề đưa ra giải quyết

Bước 3: Động viên, khuyến khích và có cách thức uốn nắn, thích hợp khi học

sinh sai lệch

Động viên, khuyến khích, kích thích nhu cầu giao tiếp, trao đổ thông tin là việc

Trang 21

làm đặc biệt phải chú trọng khi thực hiện quá trình dạy học Trong dạy học Ngữ văn,giáo viên không chỉ chú trọng đến việc cung cấp thông tin, định hướng nhận thức màphải kích thích nhu cầu giao tiếp, trao đổi thông tin của học sinh Hoạt động nàykhông chỉ giúp giáo viên phát hiện tín hiệu ngược từ phía học sinh mà còn kịp thờiđiều chỉnh hành vi nhận thức của các em Để kích thích nhu cầu giao tiếp và trao đổithông tin, giáo viên phải có những biện pháp phù hợp dựa trên những đặc điểm tâm

lí, thói quen giao tiếp của học sinh Trước hết, giáo viên phải tạo ra môi trường giaotiếp tốt, gần gũi và phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học.Môi trường giao tiếp trong dạy học Ngữ văn được hiểu là không khí lớp học Đó là,

sự tổng hợp các yếu tố như lời nói, cử chỉ, thái độ của giáo viên, tinh thần, thái độhọc tập của học sinh… Trong đó, giáo viên là người đóng vai trò chủ đạo trong việctạo ra môi trường giao tiếp nhằm kích thích nhu cầu giao tiếp của học sinh Vì vậy,giáo viên phải có thái độ hòa đồng, thân thiện, gần gũi khi giao tiếp, xóa bỏ đi khoảngcách giữa giáo viên và học sinh trong khi bàn luận về các vấn đề cả hai bên cùngquan tâm, động viên, khuyến khích, khơi gợi để các em tranh luận, bày tỏ quan điểmcủa mình Đồng thời, cũng phải có biện pháp uốn nắn để tạo cho học sinh có thóiquen biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác

Mỗi học sinh là một chủ thể với những vốn sống, kinh nghiệm, cá tính vàquan niệm khác nhau, đặc biệt là học sinh THPT lứa tuổi luôn muốn khẳng địnhmình Tuy nhiên, điều này không phải bao giờ cũng được bộc lộ ra ngoài Để kíchthích được nhu cầu bày tỏ quan điểm của học sinh, giáo viên phải luôn luôn có thái

độ tôn trọng các ý kiến, nhận xét của học sinh trong giờ học Sự nghiêm khắc vàcứng nhắc trong việc đánh giá ý kiến của học sinh sẽ làm hạn chế tính chủ độngtích cực của các em khi tranh luận cũng như bày tỏ quan điểm của bản thân Có thểnói, động viên, khuyến khích và có cách thức uốn nắn phù hợp khi học sinh sailệch sẽ tạo ra một giờ học dân chủ, sôi nổi và hiệu quả

Bước 4: Đưa ra hệ thống câu hỏi để củng cố, khắc sâu kiến thức trọng tâm

Cuối tiết học, bài học giáo viên phải dành một lượng thời gian để đưa ra một sốcâu hỏi nhằm kiểm tra việc nắm bắt bài học của học sinh đồng thời cũng thông quacác câu hỏi này mà khắc sâu những trọng tâm kiến thức cần phải nhớ, phải hiểu chocác em

Trong dạy học tồn tại nhiều loại câu hỏi khác nhau Dựa vào chức năng tổ chứcquá trình lĩnh hội, câu hỏi được chia làm ba nhóm: nhóm câu hỏi hình thành trí thức,nhóm câu hỏi củng cố trí thức và nhóm câu hỏi vận dụng trí thức Ba nhóm câu hỏinày đều rất quan trọng trong quá trình dạy học đọc hiểu tác phẩm văn chương Tuynhiên ở bước thứ 4 của biện pháp này giáo viên cần phải chú trọng đến nhóm câu hỏicủng cố tri thức

Ví dụ: khi dạy đoạn trích “THỀ NGUYỀN” (trích TRUYỆN KIỀU của

Trang 22

Nguyễn Du) cuối tiết học, giáo viên cần phải đưa ra những câu hỏi khái quát nhưsau:

? Cuộc thề nguyền của KIM - KIỀU được Nguyễn Du miêu tả trong một không gian như thế nào, không gian đó gợi cho em suy nghĩ gì?

? Hãy cho biết quan niệm tình yêu của Thúy Kiều thể hiện trong đoạn trích?

* Yêu cầu

Phương pháp dạy học mới đặc biệt quan tâm đến đối tượng người học, đặtngười học vào vị trí trung tâm của hoạt động dạy học Sự thành công hay thất bại củamột giờ dạy được nhìn nhận trong sự tương tác nhiều chiều: không chỉ là giáo viêndạy cái gì, dạy như thế nào mà quan trọng hơn là học sinh tham gia học tập như thếnào, các em nắm bắt, thông hiểu được những gì sau tiết học Vì vậy, một yêu cầu bắtbuộc giáo viên phải thực hiện được khi sử dụng biện pháp này trong quá trình dạy: đó

là, học xong bài học HS phải nắm vững được toàn bộ trọng tâm kiến thức của bàihọc Từ trọng tâm đó các em phải biết vận dụng để giải quyết được các vấn đề liênquan khi gặp phải

3.2 Tổ chức cho học sinh thuyết trình trong giờ đọc thêm

* Đặc điểm, phạm vi ứng dụng

Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là phát huy tính tích cực chủ động sángtạo của học sinh, vì thế việc thay đổi tư duy và cách thức, phương pháp lên lớp là yêucầu đặt ra cho mỗi giáo viên Lựa chọn phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạyhọc như thế nào nhằm giúp học sinh học tập tích cực, sôi nổi, chủ động và sáng tạophụ thuộc rất nhiều vào năng khiếu và nghệ thuật sư phạm của từng giáo viên

Tổ chức thuyết trình là một vấn đề tương đối khó đối với HS Đây chính là quátrình “chế biến” kiến thức Theo Nguyễn Cảnh Toàn thì “qua hoạt động này HS cóđiều kiện để khẳng định mình khi trình bày trước GV và bạn bè điều mà các em hiểu,các em tâm đắc Tổ chức cho học sinh thuyết trình chính là cách tạo dựng cho các emkhả năng sử dụng ngôn ngữ và lòng tin vào chính bản thân mình” Tuy nhiên, để tổchức được giờ học hợp tác, theo nhóm, giờ học cémina, thuyết trình, trao đổi thì đòihỏi phải có sự chuẩn bị kỹ càng và chu đáo từ cả hai phía giáo viên và học sinh Đặcbiệt là học sinh Vì vậy, để tiến hành biện pháp này một cách có hiệu quả giáo viênphải căn cứ vào từng bài học, lớp học cụ thể để tổ chức thực hiện

* Cách thức tiến hành

Bước 1: Giáo viên đưa ra các vấn đề đã giao cho học sinh từ tiết học trước,

kiểm tra việc chuẩn bị bài của từng học sinh, nhóm học sinh yêu cầu các nhóm cử đạidiện của nhóm mình lên thuyết trình

Bước2: Học sinh tự chọn một vấn đề mà mình, nhóm mình đã chuẩn bị để

Ngày đăng: 28/02/2015, 11:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w