4. Phương pháp nghiên cứu
3.2.2.2. Nhóm nhân vật chính diện
Theo gợi ý của tiến sĩ Trần Nho Thìn, chúng tôi sẽ tập trung vào các nhân vật chính diện để khảo sát về phƣơng pháp điển hình hóa của Nguyễn Du
Nhân vật chính diện trong Truyện Kiều tạo đƣợc nhiều thiện cảm hơn
cả bao gồm Kim Trọng, Từ Hải, Thúy Kiều. Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu thì các nhân vật này cũng đƣợc Nguyễn Du xây dựng bằng bút pháp linh hoạt. Kim Trọng và Từ Hải là hai nhân vật đƣợc xây dựng theo lối lý tƣởng hóa của truyện Nôm truyền thống, còn nhân vật Thúy Kiều là nhân vật đƣợc miêu tả theo lối trung gian giữa hai lối điển hình hóa. Thúy Kiều là nhân vật có sự kết hợp giữa những yếu tố lý tƣởng hóa và yếu tố hiện thực chủ nghĩa.
Nhân vật đƣợc lý tƣởng hóa là nhân vật có tính cách bất biến từ đầu đến cuối. Nhà thơ khám phá sự phong phú của nhân vật không phải ở quá trình tác động qua lại giữa hoàn cảnh và tính cách, mà ở các biểu hiện của tính
123
cách trong các hoàn cảnh khác nhau. Nhân vật lý tƣởng khác với nhân vật điển hình của CNHT ở chỗ hoàn cảnh có một tác động nào đối với tính cách nhân vật và bản chất xã hội, bản chất giai cấp của nhân vật thƣờng không rõ nét.
Trong Truyện Kiều, Kim Trọng đƣợc biết đến là ngƣời yêu lý tƣởng.
Bởi tình yêu chàng dành cho Thuý Kiều không hề thay đổi cho dù hoàn cảnh có đổi thay nhiều đến mấy. Tính chất lý tƣởng của chàng còn đƣợc thể hiện qua nguồn gốc giai cấp không rõ nét. Ta chỉ biết Kim trọng là một văn nhân “vào trong phang nhã, ra ngoài hào hoa” vì tác giả miêu tả bằng những hình ảnh ƣớc lệ quen thuộc trong văn học cổ:
“Đề huề lƣng túi gió trăng, Sau lƣng theo một vài thằng con con.
Tuyết in sắc ngựa câu dòn, Cỏ pha màu áo, nhuộm non da trời”
Không có một đƣờng nét nào cụ thể - lịch sử ở nguồn gốc của nhân vật này. Tình yêu của chàng cũng là tình yêu lý tƣởng, khó tìm thấy trong hiện thực. Mối tình Kim - Kiều là mối tình “sét đánh”. Vào tiết thanh minh định mệnh, gặp nhau, họ yêu nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên. Đó là một tình yêu không lời “tình trong nhƣ đã, mặt ngoài còn e”. Về phía Kim Trọng, mới nghe tin về Kiều đã “trộm dấu thầm yêu chốc mòng”. Trộm nhớ thầm yêu một ngƣời, không phải là chuyện lạ trong tình yêu muôn thủa vì tình yêu vốn tồn tại tự nhiên nhƣ hơi thở, nó đến với mỗi ngƣời cũng rất tự nhiên. Tình yêu của Kim Trọng cũng vậy. Nhƣng trên bƣớc đƣờng tìm đến tình yêu của chàng bắt đầu xuất hiện những yếu tố phi lô gíc hiện thực mà chỉ có thể giải thích đƣợc bằng bút pháp ƣớc lệ, tƣợng trƣng theo lối lý tƣởng hóa của Nguyễn Du. Sau ngày gặp Kiều ở hội "đạp thanh", Kim Trọng chẳng nghĩ gì khác ngoài tình yêu với Kiều “nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây”. Chàng quyết tâm đi
124
tìm Kiều, nhƣng “dãy thềm hoa rụng biết ngƣời ở đâu”. Lấy lý do thuê nhà trọ học, nhƣng thực chất là để tìm Kiều. Chàng thuê nhà, không hiểu ngẫu nhiên hay duyên số, mà chọn đúng cạnh nhà Vƣơng ông. Kim Trọng vốn là bạn học của Vƣơng Quan lẽ nào lại không biết nhà của bạn mình? Hẳn việc chọn nhà thuê trọ là dụng ý của chàng. Từ đó, ngày ngày chàng ghé mắt trông sang tìm bóng hồng vào ra. Sau hai tuần trăng thì thỏa nguyện mong ƣớc, Kim - Kiều gặp nhau khi Kiều thì tìm chiếc kim thoa đánh rơi còn Kim lại là ngƣời nhặt đƣợc nó. ở đây lại xuất hiện một sự vô lý nữa. Chẳng lẽ sau “hai tuần trăng” Kiều mới ra khỏi nhà? Nếu nhƣ vậy thì việc nàng đánh rơi chiếc trâm càng không thể là hiện thực đƣợc. Nhƣng đã là lý tƣởng hóa thì vẫn có thể chấp nhận đƣợc sự phi lôgíc ấy. Điều đáng nói là gặp Kiều rồi, chàng Kim chuẩn bị sẵn “xuyến vàng đôi chiếc, khăn là một vuông” để trao của tin, còn chàng sẽ nhận lại chiếc kim thoa mà chàng đã bắt đƣợc trên cành đào. Kim - Kiều gặp lại nhau trong hoàn cảnh đó mà đã hẹn hò, thề nguyền "trăm năm tạc một chữ đồng đến xƣơng”, không một chút băn khoăn, do dự vì những ràng buộc của lễ giáo phong kiến. Không những thế, khi mới nói đƣợc vài lời thể hiện tình cảm, Kim Trọng đã tính đến chuyện mai mối, thậm chí còn có những lời khuyên Kiều ngƣợc lại với lễ giáo phong kiến:
“Khuôn thiêng dù phụ tấc thành Cũng liều bỏ phí xuân xanh một thì”
Nhƣ thế là Kim - Kiều đến với nhau mà không chút băn khoăn, do dự vì sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến. Băn khoăn duy nhất của Kim Trọng là tình yêu của Kiều dành cho mình nhƣ thế nào, còn Kiều cũng chỉ có một chút do dự:
“Thói nhà băng tuyết chất hằng phỉ phong Dù khi lá thắm chỉ hồng
125
Nặng lòng xót liễu vì hoa Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thƣa”
Kiều nhắc đến cha mẹ, đến “thói nhà” chẳng qua là để biện hộ cho chính mình và vì nàng ý thức đƣợc sâu sắc phẩm giá của mình nên phải gắn với nề nếp gia phong. Thực tình, nàng không hề hỏi han, xin phép cha mẹ. Mãi tới sau này, khi Kim Trọng về quê hộ tang chú, gia đình họ Vƣơng xảy ra tai biến, nàng trao duyên cho Thúy Vân nhƣng cũng không hề báo cho cha mẹ biết. Thúy Vân đã nói cho Vƣơng ông biết khi Kiều đã đƣợc Mã Giám Sinh đƣa đi Lâm Tri. Vậy là mối ràng buộc duy nhất của tình yêu Kim Kiều là lễ giáo phong kiến thực tế đã không tồn tại trong suy nghĩ của hai ngƣời.
Tình yêu của Kim Trọng dành cho Kiều càng về sau càng mặn nồng hơn cho dù hoàn cảnh của hai ngƣời đã thay đổi quá nhiều. Kim Trọng chấp nhận lấy Thúy Vân cũng vì yêu Kiều. Mặc dù có con với Thúy Vân, Kim Trọng cũng không thôi nhớ Kiều. Khi đỗ đạt, làm quan, nỗi nhớ Kiều càng thôi thúc chàng đến mức có lúc “rắp mong treo ấn từ quan” để đi tìm Kiều. Và nhƣ trên đã nói, trong kết cấu cốt truyện, đoạn đoàn viên là không có thực nhất. Trong tình yêu với Kiều, đây cũng là đoạn phi lôgíc nhất thể hiện phƣơng pháp lý tƣởng đậm đặc của Nguyễn Du.
Gặp lại gia đình, mừng mừng, tủi tủi, nhƣng vẫn chua chát nghĩ tới quãng đời 15 năm lƣu lạc của mình. Điều làm Kiều day dứt nhiều nhất chính là chữ trinh:
“Thiếp từ ngộ biến đến giờ Ong qua bƣớm lại đã thừa xấu xa
Bấy chầy gió táp, mƣa sa
126
Nhƣng Kim Trọng thì chẳng một chút băn khoăn, xem nhƣ không có chuyện gì xảy ra. Thậm chí còn thấy sắc đẹp của Kiều mặn mà hơn, vƣợt qua mọi sự tàn phá của năm tháng, của số phận. Chàng đã lấy đó là cái cớ để bày tỏ tình yêu trƣớc sau nhƣ một của mình:
“Hoa tàn mà lại thêm tƣơi Trăng tàn mà lại hơn mƣời rằm xƣa
Có điều chi nữa mà ngờ
Khách qua đƣờng để hững hờ chàng Tiêu”
Để rồi khi nối lại tình xƣa với Kiều thì thái độ của chàng cũng không giống với những gì ta hình dung trong thực tế:
“Ai ngờ lại họp một nhà Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm”
Đây rõ ràng là những lời phi thực tế. Nếu nhìn nhận những lời nói và hành động của Kim Trọng ở góc độ thực tế cuộc sống, thì chàng không tránh khỏi bị trách cứ là dễ dãi, vô tâm. Nhƣng nếu xem đó là những lời động viên, là hành động của một nhân vật đã đƣợc lý tƣởng hóa thì có thể chấp nhận đƣợc. Chỉ có một "quân tử khác lòng ngƣời ta”, chỉ có nhân vật đã đƣợc lý tƣởng hóa thì mới có những suy nghĩ, những hành động phi lôgic, phi thực tế nhƣ vậy.
Từ Hải cũng là nhân vật đƣợc xây dựng theo lối lý tƣởng hóa nhƣ Kim Trọng. Nếu Kim Trọng là ngƣời tình lý tƣởng thì Từ Hải đƣợc biết đến là ngƣời anh hùng lý tƣởng.
Tính chất lý tƣởng hóa của ngƣời anh hùng Từ Hải bắt đầu bằng sự xuất hiện đột ngột, không rõ nguồn gốc giai cấp “bỗng đâu có khách biên đình sang chơi”. Ngoại hình của Từ cũng đƣợc Nguyễn Du miêu tả hoàn toàn bằng bút pháp ƣớc lệ, tƣợng trƣng của lối lý tƣởng hóa:
127
Vai năm tấc rộng, thân mƣời tấc cao Đƣờng đƣờng một đấng anh hào Côn quyền hơn sức, lƣợc thao gồm tài”
Đây chính là vẻ đẹp hình thức của ngƣời anh hùng theo quan điểm của xã hội phong kiến. Ngƣời anh hùng trong quan niệm phong kiến phải là ngƣời làm đƣợc những điều phi thƣờng vì thế họ phải có sức vóc phi thƣờng, đầu đội trời chân đạp đất, sánh ngang tầm vũ trụ.
Cái cách Từ đi tìm ngƣời tri kỉ cũng thật phi thƣờng - chàng đến lầu xanh. Tìm vào lầu xanh, không phải là Từ tìm đến thú truy hoan hƣởng lạc mà vì lý do rất cụ thể:
“Bấy lâu nghe tiếng má đào Mắt xanh chẳng để ai vào, có không?”
Nhƣ vậy là chàng tìm ngƣời tri kỉ ở chốn lầu xanh. Trong hiện thực không phải không có tình yêu nảy nở ở những nơi này, nhƣng nếu có thì chắc là phải theo quy trình của Thúc Sinh “trƣớc là trăng gió sau ra đá vàng”. Từ Hải hoàn toàn khác. Chàng tìm đến lầu xanh vì đã nghe tiếng của Kiều. Nếu không phải là con ngƣời đƣợc nhào nặn theo lí tƣởng thẩm mỹ chủ quan của tác giả thì không thể nào có đƣợc một con ngƣời của hiện thực nhƣ thế. Việc Từ biết quá khứ của Kiều mà không một chút băn khoăn, trái lại còn “nổi giận đùng đùng sấm vang” trƣớc những kẻ đã đẩy Kiều đến bƣớc đƣờng lƣu lạc, rồi sai quan lính đi bắt chúng về để trị tội, cũng là hành động của một Từ Hải đã đƣợc lý tƣởng hóa. Tất nhiên một Từ Hải của hiện thực nhiều khi cũng không đến nỗi biết quá khứ của Kiều mà làm cho tình yêu tan vỡ. Nhƣng cũng không thể coi nhƣ không hề có chuyện gì nhƣ Từ Hải trong tác phẩm đƣợc. Hành động của Từ Hải là vô lý ở tính cách hiện thực nhƣng lại có lý với tính cách lý tƣởng, lãng mạn. Từ cách dọn đƣờng để Thúy Kiều về quê bằng việc lập “riêng một biên thùy” – triều đình “gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà”
128
đến những chiến công lẫy lừng (dù chỉ đƣợc nhắc đến chứ không đƣợc khắc họa cụ thể), đến màn báo ân báo oán do chàng lập ra để cho Kiều trả thù, và cả cái chết đứng của Từ… tất cả đều mang đậm tính chất lý tƣởng hóa. Tất nhiên không phải “nhà thơ không biết cách khai thác tâm lý nhân vật, mà rõ ràng là một dụng ý, một xu hƣớng điển hình hóa” [16, 399] – xu hƣớng điển hình hóa theo lối lý tƣởng hóa nhƣ trong truyện Nôm truyền thống. Cũng nhƣ Kim Trọng, Từ Hải mang những nét đặc trƣng của kiểu nhân vật đƣợc lý tƣởng hóa nhƣ trong truyện Nôm truyền thống. Nhƣ vậy, hai nhân vật này không phải là nhân vật điển hình hóa của CNHT.
Nhân vật chính diện cần quan tâm nhiều nhất là Thúy Kiều. Không chỉ bởi Kiều là nhân vật chính của tác phẩm mà đây là nhân vật có nhiều nét phức tạp, phức tạp từ trong quan niệm và ngòi bút của Nguyễn Du. Nghệ thuật điển hình hóa của Nguyễn Du ở nhân vật này có nhiều điểm khác với nhóm nhân vật chính diện và cả nhóm nhân vật phản diện nhƣ đã nói ở trên. Kiều là nhân vật trung gian giữa hai loại nhân vật trên về phƣơng diện điển hình hóa. ở Kiều có sự giằng xé mạnh mẽ giữa một bên là điển hình hóa theo lối lý tƣởng hóa với một bên là điển hình hóa theo hƣớng HTCN. Tính cách của Kiều biến đổi dần theo những biến cố trong suốt quãng đời 15 năm lƣu lạc nơi đất khách quê ngƣời. Nhƣng đó lại chƣa hẳn là tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình của CNHT vì ở Kiều ta vẫn tìm thấy những đặc điểm của nhân vật lý tƣởng trong văn học truyền thống.
Thành phần giai cấp của Kiều? Rất khó xác định. Nếu căn cứ vào lời giới thiệu của tác giả “gia tƣ nghỉ cũng thƣờng thƣờng bậc trung” mà cho rằng Kiều thuộc thành phần tiểu thị dân hoặc thành phần phong kiến lớp dƣới thì quả thực là suy diễn, gán ghép thiếu căn cứ. Việc xác định thành phần giai cấp cũng nhƣ đặc điểm tính cách cụ thể đại diện cho một giai cấp, một tầng lớp ở Thúy Kiều là điều không thể. Bởi các lý do: thứ nhất, trong quan niệm,
129
Nguyễn Du không có ý định xây dựng Kiều thành một điển hình trong thực tế, Kiều là “tƣợng trƣng cho tất cả những gì là tinh túy, tinh hoa của con ngƣời theo quan niệm của nhà thơ” [16, 413]; Thứ hai (điều này quan trọng hơn) trong nội dung hình tƣợng, Kiều là một tính cách phức tạp, đôi chỗ mâu thuẫn, không thuần đặc điểm một tầng lớp, một giai cấp nào. Vả lại, trong sâu thẳm suy nghĩ của Kiều nàng không hề có ý thức về thành phần xuất thân và đặc trƣng giai cấp mình. Nghĩ về thân mình chỉ dừng lại ở “thân trâu ngựa”; “thân bồ liễu ”; “thân lạc loài”; “phận đàn bà”; “thân lƣơn”; “kiếp long đong”… chứ Kiều không hề có ý thức về giai cấp, tầng lớp mình. Bởi thế nếu lấy tiêu chí của CNHT là phản ánh bản chất giai cấp của nhân vật mà soi vào nhân vật Thúy Kiều là điều không thể. Đây không chỉ là vấn đề của riêng Nguyễn Du mà của cả thời đại ông. Trƣớc Truyện Kiều, có một số tác phẩm
đã thấp thoáng vấn đề giai cấp ở một số hình tƣợng nhân vật nhƣng chƣa phát triển đến mức trở thành một tính cách điển hình cho một giai cấp ở bản chất xã hội. Trong Truyện Kiều, ở nhóm nhân vật phản diện đã bắt đầu xuất hiện
những nét đặc điểm giai cấp nhƣng cũng chỉ mờ nhạt ở mức độ nghề nghiệp cấu thành giai cấp mà thôi.
Giống nhƣ Kim Trọng và Từ Hải, vẻ đẹp của Kiều cũng đƣợc miêu tả bằng bút pháp ƣớc lệ, tƣợng trƣng thể hiện sự trân trọng của Nguyễn Du đối với những con ngƣời có lối sống, đạo đức phù hợp với quan điểm đạo đức phong kiến và nhân dân.
Bức chân dung “sắc đành đòi một” của nàng là hoàn toàn lý tƣởng. Mối tình của nàng đối với Kim Trọng không một ràng buộc của lễ giáo phong kiến cũng là biểu hiện của lối lý tƣởng hóa. Sau những năm tháng lƣu lạc, Kiều đƣợc đoàn viên với gia đình, cái hạnh phúc “đem tình cầm sắt đổi ra cầm cờ”, và cái lý thuyết của Kim Trọng “lọ là chăn gối mới ra sắt cầm” cũng là biểu hiện cao nhất của bút pháp lý tƣởng hóa trong Truyện Kiều. Nếu không
130
có sự ƣu ái đặc biệt của Nguyễn Du với Kiều thì chắc không thể nào có đƣợc cảnh kết thúc gƣợng ép đến mức phi hiện thực nhƣ cảnh đoàn viên. Mặt khác, cuộc đời, tính cách Kiều bị chi phối không nhỏ bởi tƣ tƣởng định mệnh. Nhƣ đã đề cập ở phần trên, những hành động của Kiều bề ngoài nhƣ bị chi phối bởi tƣ tƣởng định mệnh, sự thực thì tƣ tƣởng ấy hiện hữu thành một lực lƣợng cụ thể chi phối đời Kiều. Song không thể phủ nhận đƣợc nó có chi phối tới tƣ tƣởng, tính cách của Kiều. Những ý niệm về cuộc sống, số phận, ngay cả ý niệm của Kiều cũng dƣờng nhƣ là để minh họa cho tƣ tƣởng định mệnh. Kiều làm việc gì cũng đƣợc Đạm Tiên báo mộng, thực ra xuyên suốt tác phẩm, cuộc đời Kiều đều gắn với chữ mệnh, nếu gạt bỏ chữ mệnh ra cuộc đời Kiều là một việc làm khiên cƣỡng.
Nếu nhƣ Kim Trọng, Từ Hải là những nhân vật lý tƣởng thể hiện khát