Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du (Trang 120)

4. Phương pháp nghiên cứu

3.2.2.Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Xƣa nay, các nhà nghiên cứu đã rất quan tâm tới vấn đề nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Truyện Kiều. Họ đồng tình với nhau rằng, Truyện Kiều

cũng giống nhƣ các truyện Nôm khác, cũng có nhiều tuyến nhân vật, nhƣng không phải là tuyến Trung- Nịnh, Thiện - ác, Chính - Tà theo quan niệm nhà nƣớc phong kiến mà theo quan niệm đạo đức của nhân dân. Tuy nhiên, trong

115

khuôn khổ của luận văn, chúng tôi sẽ quan tâm nhiều hơn tới nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả.

Giáo sƣ Nguyễn Lộc đã phân loại nhân vật trong Truyện Kiều theo ba

nhóm khác nhau về phƣơng thức điển hình hóa: Nhóm nhân vật đƣợc xây dựng theo lối điển hình hóa của văn học truyền thống; Nhóm nhân vật đƣợc xây dựng theo nguyên tắc điển hình hóa của CNHT và loại nhân vật thứ ba đƣợc xây dựng theo nguyên tắc trung gian giữa hai kiểu trên. Đây là một ghi nhận sự đóng góp độc đáo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều so với các

truyện Nôm khác.

Các nhân vật trong truyện Nôm nhƣ Phạm Tải Ngọc Hoa; Tống Trân Cúc Hoa; Quỳnh Nhƣ…đều nhất quán theo phƣơng thức điển hình hóa theo phƣơng thức lý tƣởng hóa. Nghĩa là nhân vật chính diện đƣợc ngợi ca, tôn vinh, đã tốt lại càng tốt hơn và đƣợc khoác thêm nhiều đức tính tốt đẹp khác. Còn kẻ xấu thì tột cùng xấu xa gây sự căm phẫn cho ngƣời đọc. Nói một cách khác, nhân vật trong truyện Nôm truyền thống là nhân vật có tính cách một chiều, đơn điệu. Còn trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã xây dựng đƣợc một

hệ thống nhân vật đa dạng về phƣơng thức điển hình hóa.

Nhân vật đƣợc xây dựng theo nguyên tắc điển hình hóa của CNHT là nhân vật mang đậm bản chất giai cấp, tính cách và số phận chịu sự chi phối của hoàn cảnh.

Nhân vật đƣợc xây dựng theo lối trung gian giữa hai kiểu nhân vật trên là nhân vật vừa mang nét lý tƣởng hóa nhƣ trong văn học truyền thống, vừa có những nét tính cách chịu ảnh hƣởng của hoàn cảnh và bƣớc đầu tác động lại hoàn cảnh.

Giáo sƣ Nguyễn Lộc đã tìm trong Truyện Kiều những nhân vật đƣợc xây dựng theo lối lý tƣởng hóa trong văn học truyền thống là Kim Trọng, Từ Hải;

116

nhóm nhân vật thứ hai là những nhân vật phản diện nhƣ: Tú Bà, Hoạn Thƣ, Sở Khanh, Mã Giám Sinh… Và đại diện cho kiểu điển hình hóa thứ ba là nhân vật Thúy Kiều. Đây là những phát hiện rất đáng trân trọng của nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, khi nhìn nhận vấn đề nguyên tắc điển hình hóa để có những kết luận chính xác về CNHT trong Truyện Kiều, chúng tôi đặc biệt quan tâm tới gợi ý của tiến sĩ Trần Nho Thìn: “Xét về phƣơng diện điển hình hóa để nghiên cứu xem đã tồn tại CNHT ở truyện Nôm hay chƣa, chủ yếu cần phải tìm hiểu sự đột phá của điển hình hóa hiện thực chủ nghĩa ở loại nhân vật chính diện” [20, 182]. Từ gợi ý này, chúng tôi sẽ xem xét vấn đề điển hình hóa trong Truyện Kiều dựa trên sự khảo sát hai nhóm nhân vật: phản diện và chính diện .

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du (Trang 120)