Cuộc đời và tư tưởng Nguyễn Du

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du (Trang 66)

4. Phương pháp nghiên cứu

1.2.Cuộc đời và tư tưởng Nguyễn Du

Nguyễn Du sinh ra vào đúng lúc đất nƣớc loạn lạc, chứng kiến nhiều

“cuộc đổi thay sơn hà”, tác giả gọi đó là “cuộc bể dâu” của đời ngƣời, của triều đại phong kiến và của chính mình. Trong một xã hội đầy những biến thiên về cả kinh tế, chính trị, tƣ tƣởng, hệ tƣ tƣởng nào chi phối Nguyễn Du?

Sinh ra trong một gia đình đại quý tộc dƣới triều Lê, Nguyễn Du mang niềm tự hào của cả dòng họ - dòng họ đã đƣợc nhân dân ngợi ca bằng những câu ca dao quen thuộc:

"Bao giờ ngàn Hống hết cây Sông Rum hết nƣớc, họ này hết quan"

Sinh trƣởng trong một gia đình nhƣ vậy, tƣ tƣởng chi phối Nguyễn Du trƣớc hết vẫn là tƣ tƣởng Nho giáo, trung quân. Có một điều chắc chắn rằng, qua thực tiễn gia đình và dòng họ, Nguyễn Du nhận thức đƣợc nhiều điều về thế giới quan lại bấy giờ. Chẳng nói đâu xa, ngay tới cha của Nguyễn Du – một quan văn thỉnh thoảng lại cầm quân đi đánh giặc, có công đƣợc khen thƣởng cũng đƣợc hƣởng cuộc sống sa hoa, phú quý trong khi đa số nhân dân đói khổ. Sống trong một gia đình nhƣ thế tƣ tƣởng của Nguyễn Du không thể là cái gì khác ngoài tƣ tƣởng Nho giáo trung quân. Nhƣng trải qua những “cuộc bể dâu” của cuộc đời, tƣ tƣởng Nguyễn Du cũng có nhiều biến chuyển. Khảo sát các chặng trong cuộc đời của ông ta rõ hơn về điều này.

61

Là một cậu ấm con quan, song cuộc đời Nguyễn Du không phải lúc nào cũng sống trong nhung lụa gấm vóc. Từ khi lên 10 tuổi, ông liên tiếp gặp bất hạnh. 10 tuổi mồ côi bố, 12 tuổi mồ côi mẹ, anh em Nguyễn Du phải ở cùng với ngƣời anh - cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản (bấy giờ đang làm Tả thị lang Bộ Hình kiêm Hiệp trấn xứ Sơn Tây). Nguyễn Khản là ngƣời nổi tiếng phong lƣu, thích nghe hát cô đầu “gặp khi con hát tang trở, cũng cứ cho tiền bắt hát, không lúc nào bỏ tiếng tơ, tiếng trúc” [16, 298]. Sống với ngƣời anh nhƣ vậy, Nguyễn Du có điều kiện hiểu sâu sắc hơn về cuộc đời của những ngƣời phụ nữ, cụ thể hơn là số phận của những ngƣời ca kỹ. Có lẽ chính những ngƣời ca nữ mà ông bắt gặp ở nhà anh mình đã trở thành nguyên mẫu cho các nhân vật trong các tác phẩm của ông nhƣ: Đạm Tiên, Thuý Kiều trong Truyện Kiều và ngƣời gảy đàn trong Long thành cầm giả ca…

Song cuộc sống phong lƣu của Nguyễn Khản cũng không kéo dài đƣợc lâu vì sự kiện "phế trƣởng lập thứ” trong phủ chúa Trịnh. Năm 1780, Đặng Thị Huệ cùng Quận Huy Hoàng Đình Bảo mƣu giành ngôi thế tử của Trịnh Tông cho Trịnh Cán, gây ra nạn kiêu binh nổi dậy cuớp lại quyền bính cho Trịnh Tông. Nguyễn Khản đứng về phe Trịnh Tông. Việc bại lộ, Nguyễn Khản bị cách chức và bị giam. Khi Trịnh Tông lên ngôi chúa, ông đƣợc tha và đƣợc giao những chức vụ quan trọng nhƣ: Lại bộ thƣợng thƣ, Tham tụng. Nhƣng kiêu binh vẫn tiếp tục cậy thế làm càn mà Trịnh Tông không thể làm gì để dẹp yên nạn này. Thậm chí chúng còn kéo đến phá nhà, toan giết chết ông. Nguyễn Khản phải trốn vào phủ chúa, rồi cải trang chạy lên Tây Sơn, sau đó thì về quê ở Hà Tĩnh. Thời gian đầy biến động này, Nguyễn Du còn ít tuổi, nhƣng “cuộc bể dâu” từ chính gia đình mình không thể không ảnh hƣởng tới nhận thức của ông. Có lẽ, những gì đƣợc chứng kiến đã khiến ông thay đổi nhãn quan của mình về cuộc đời.

62

Năm 1786, Tây Sơn kéo quân ra Bắc đánh tan 20 vạn quân Thanh. Nhờ có cuộc khởi nghĩa mà bộ mặt nhơ nhuốc của giai cấp thống trị bị bóc trần. Điều này không thể không vang dội vào tâm trí Nguyễn Du. Đó là ngọn nguồn cảm hứng để sau này, trong những bài thơ chữ Hán của mình, ông viết về giai cấp thống trị không mấy thiện cảm (tất nhiên yếu tố quyết định vẫn là vốn sống ông thu lƣợm trong thời gian làm quan cho triều Nguyễn). Đáng chú ý là vào thời kỳ này “thái độ chính trị của Nguyễn Du chẳng có gì là sáng suốt” [14, 44]. Nguyễn Du hành động nhƣ một nhà nho bị ràng buộc bởi quan niệm “trung thần bất sự nhị quân” (Tôi trung không thờ hai vua). Vì thế khi Tây Sơn kéo quân ra Bắc lần thứ nhất 1786, Lê Chiêu Thống cùng đám tuỳ tùng bỏ nƣớc chạy theo đám tàn quân của bọn xâm lƣợc, Nguyễn Du cùng các anh em của mình là Nguyễn Đề, Nguyễn ức chạy theo Lê Chiêu Thống nhƣng không kịp, Nguyễn Du từ giã Nguyễn Đề, Nguyễn ức về quê vợ ở Thái Bình sống nhờ ngƣời anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn (lúc này đã theo Tây Sơn). Năm 1786, nghe tin ở Gia Định Nguyễn ánh hoạt động mạnh, ông lên đƣờng vào Gia Định theo Nguyễn ánh, nhƣng chƣa đi khỏi địa phận Nghệ An thì bị một viên tƣớng của Tây Sơn bắt. Nguyễn Du bị giam ba tháng thì đƣợc tha. Nhìn một cách hời hợt bề ngoài, ta dễ thấy Nguyễn Du trƣớc sau đều có vẻ nhƣ ra sức chống lại Tây Sơn. Nhƣng nếu hiểu tâm sự của Nguyễn Du qua thơ văn, đặc biệt là thơ văn chữ Hán, thì ta lại thấy nhà nghiên cứu Lê Đình Kỵ có lý khi cho rằng: “Nguyễn Du không phải là ngƣời hoạt động chống Tây Sơn hăng hái lắm” và “thái độ của Nguyễn Du đối với Tây Sơn không phải một mực cố chấp” [14, 45]. Nguyễn Du đã để lại những sáng tác bằng chữ Hán viết về ngƣời anh vợ của mình nhƣ bài Hoạ hải ông Đoàn Nguyễn Tuấn,

giáp Dần phụng mệnh nhập Phú Xuân kinh, đăng trình lưu biệt bắc thành chư chư hưu tác có những lời bộc bạch, nhắn gửi không kém thân tình :

63

(Thì nhờ ông nói lại) tôi đang ở bƣớc đƣờng cùng và tóc đã bạc lốm đốm” Nếu chỉ hiểu đơn giản rằng đó là những lời nhắn gửi thân tình giữa một ngƣời em với anh vợ, thì chƣa thấy hết sự giao động trong tƣ tƣởng của Nguyễn Du. Cần thấy, Đoàn Nguyễn Tuấn khi đó đã theo Tây Sơn. Nói với anh vợ nhƣ vậy, chắc chắn là vì Nguyễn Du không coi Đoàn Nguyễn Tuấn là ngƣời đi ngƣợc lại luân thƣờng đạo lý. Nếu Nguyễn Du coi Tây Sơn là quốc thù vô đạo thì sẽ không có bài thơ nói trên. Mặt khác, Nguyễn Du từng sống ở nhà Đoàn Nguyễn Tuấn, điều này tự nó là minh chứng hùng hồn cho thái độ của ông đối với Tây Sơn. Đó là thái độ bất hợp tác nhiều hơn là thái độ của kẻ phản nghịch. Khi Nguyễn Huệ mất, uy danh nhà Tây Sơn vẫn rất lừng lẫy, Nguyễn Du đã đến sống ở nhà anh ruột là Nguyễn Nễ ở Thăng Long, bấy giờ đang làm quan cho Tây Sơn, đây cũng là bằng chứng cho thấy rằng: Nguyễn Du không ngăn đƣợc “mối cảm tình vụng trộm” (chữ dùng của Hoài Thanh) đối với Tây Sơn.

Nhớ lại quãng đời Nguyễn Du sau khi đƣợc quân Tây Sơn thả ra, ông trở về quê vợ ở Thái Bình và Hồng Lĩnh quê cha sống “10 năm gió bụi”. Cuộc sống long đong vất vả làm Nguyễn Du chƣa đến 30 tuổi mà tóc đã bạc trắng. Trong thơ mình, rất nhiều lần ông nhắc tới cụm từ “tóc bạc” nhƣ:

“Tráng sĩ bạch đầu bi hƣớng thiên” (Ngƣời tráng sĩ đầu bạc rồi, buồn trông trời)

Tạp thi

“Bạch đầu sở kiến duy y thực” (Đầu bạc chỉ mải lo chuyện cơm áo)

Dạ toạ “Bạch phát tiêu ma bần sĩ khí” (Tóc bạc làm tiêu ma chí khí kẻ sĩ nghèo)

64

Và “Tiêu tiêu bạch phát mộ nhân suy…” (Tóc bạc bơ phờ bay trƣớc gió)

Tự thán

Nguyễn Du viết nhiều về hình ảnh này đến mức các nhà nghiên cứu đã thống kê đƣợc trong Thanh Hiên thi tập có 17 bài còn trong Bắc Hành tạp lục cũng có tời 13 chỗ nhắc tới “bạch đầu”. Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ viết nhiều về hình ảnh này đến vậy. Đành rằng, thơ là nơi ký thác tâm tƣ tình cảm và cả cảnh ngộ của chính tác giả. Nhƣng nếu bảo rằng Nguyễn Du viết nhiều về tóc bạc nhƣ một minh chứng cho cảnh nghèo khổ của ông thì e rằng hơi nông cạn. Nhà thơ bạc tóc không chỉ bởi gió bụi của cuộc đời mà phần nhiều là do sự giằng xé trong tâm tƣởng. ở ông có biết bao nhiêu mâu thuẫn không thể giải toả đƣợc, mà trƣớc hết là mâu thuẫn trong tƣ tƣởng, thái độ với xã hội đƣơng thời. Một mặt ông mang mối “cô trung” với triều Lê, mặt khác lại toan vào Nam theo Nguyễn ánh. Một đằng giai cấp xuất thân là quý tộc phong kiến, nhƣng cuộc đời gió bụi mà ông từng nếm trải lại đƣa ông về gần với những con ngƣời bất hạnh trong xã hội. Có lúc Nguyễn Du vƣợt khỏi chỗ đứng của giai cấp xuất thân để nói tiếng nói phản đối xã hội phong kiến bạo tàn chà đạp những ngƣời lƣơng thiện. Nguyễn Du quả thực đã hiểu nỗi khổ của họ bằng sự nếm trải của chính mình, với tâm thế của một ngƣời trong cuộc. Thời gian này cùng với thời gian làm quan cho triều Nguyễn Gia Long, đã hun đúc trong ông những tƣ tƣởng tiến bộ, vƣợt trƣớc tƣ tƣởng xã hội bấy giờ.

Thời Nguyễn Gia Long, Nguyễn Du đƣợc vời ra làm quan. “Ông thật thà đi theo nhà Nguyễn” (Hoài Thanh). Cuộc đời làm quan của ông có thể nói là khá hanh thông. ông đƣợc thăng chức liên tục. Nhƣng Nguyễn Du làm quan mà vẫn cảm thấy bế tắc, chán nản vì cảm thấy “chƣa báo đáp mảy may”, và ở chốn quan trƣờng thấy “lạnh buốt xƣơng”. Điều gì đã khiến Nguyễn Du có tâm trạng nhƣ vậy? Khó có thể tìm đƣợc một nguyên nhân riêng lẻ nào bởi ở

65

ông có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tâm trạng chán chƣờng nhƣ vậy. Một trong những nguyên nhân là: khi làm quan cho triều Nguyễn, Nguyễn Du mang sẵn mặc cảm của một kẻ di thần, lại còn phải chịu đựng những ganh ghét của bọn gian thần. Điều này đã in dấu ấn trong sáng tác của ông. Nguyễn Du viết những câu thơ nhƣ thế này:

“Hoa đào chớ cậy đƣợc chúa xuân yêu dấu Bên cạnh đó, dì gió tính hết sức hay ghen”

Ngẫu thư công quán bích

Rõ ràng Nguyễn Du có đƣợc tin dùng và sự thật là có bị ghen ghét: “Các con oanh đẹp trong vƣờn thƣợng uyển hay ghen nhau về sắc”

Tống nhân

Mặt khác, trong thời gian làm quan cho nhà Nguyễn Gia Long, Nguyễn Du có điều kiện nhận ra chân tƣớng của bọn quan lại. Chúng đều là những kẻ trác táng, hèn nhác, lừa lọc và phản trắc. Hình ảnh của chúng đã đƣợc ghi lại trong rất nhiều bài thơ của Nguyễn Du. Tất nhiên để tránh đƣợc “búa rìu” của xã hội, tác giả đã miêu tả trong thơ toàn những nhân vật của sử sách Trung Quốc nhƣ Tô Tần, Thƣợng Quan, Tần Cối… .đó là những kẻ:

“Cƣớp ngôi báu, hắn không phải là bậc nhân quân Khi cơn giận nổi lên hắn giết hại mƣời họ ngƣời ta Đánh trƣợng và nấu vạc dầu ngƣời trung thần (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ trong năm năm hắn giết hơn trăm vạn nhân mạng Xƣơng trắng chất thành núi, máu thắm đỏ đất”

Kì lân mộ

Lời nguyền rủa của nhà thơ trƣớc tƣợng Tần Cối còn cay nghiệt hơn,

khi cho rằng:

“Suốt đời trái tim đen tối của nó vẫn đầy nọc độc Nghìn năm cục sắt sống kia phải chịu nỗi oan lạ lùng”

66

Thậm chí, Nguyễn Du còn mắng cả vợ Tần Cối rằng: “Nghìn năm hình hài thị làm nhục nữ giới”. Đủ thấy thái độ của ông với loại ngƣời nhƣ vậy quyết liệt đến mức nào! Không dừng lại ở đó, nhà thơ còn lên án một bộ phận quan lại của chế độ phong kiến chỉ là phƣờng huyênh hoang, phỉnh trên nạt dƣới:

“Họ đi ra ngựa ngựa xe xe, họ ở nhà vênh vênh váo váo Đứng ngồi bàn tán tựa ông Cao ông Quỳ”

Phản chiêu hồn

Dƣới ngòi bút của Nguyễn Du, chúng còn là những kể nham hiểm độc ác “miệng nam mô, bụng một bồ dao găm”:

“Họ không để lộ vuốt nanh, sừng và nọc độc Nhƣng cắn xé thịt ngƣời thì ngọt xớt nhƣ đƣờng”

Phản chiêu hồn

Bản chất tàn bạo, ti tiện của bọn thống trị đã bị Nguyễn Du vạch trần một cách trực diện. Tất nhiên, đó vẫn là những kẻ mang những cái tên cụ thể trong sử sách Trung Quốc. Nhƣng dù muốn, dù không, ngƣời đọc vẫn thấy ở đó dáng dấp của giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến Việt Nam vì bản chất cái ác thời nào và ở đâu cũng nhƣ nhau. Nhà thơ miêu tả những tên thống trị tàn ác qua hình dung từ sử sách, hay đó chính là sự hội tụ những nét sẵn có của bọn quan lại Việt Nam mà ông không ít cơ hội tiếp xúc và thấu hiểu từ môi trƣờng gia đình, và từ chốn quan trƣờng? Có lẽ là cả hai. Nhận thấy bộ mặt thật của bọn thống trị, Nguyễn Du không khỏi cảm thấy thất vọng, thấy “lạnh buốt xƣơng” vì ghê tởm chúng.

Một lý do nữa để Nguyễn Du có tâm trạng chán nản là: Thời gian làm quan cho nhà Nguyễn Gia Long, ông sống nhiều trên đất Thăng Long – mảnh đất đã đƣợc đi vào các câu ca của nhân dân nhƣ một niềm tự hào để đời về sự sầm uất của nó. Nơi ấy sớm xuất hiện tƣ tƣởng thị dân. Tiếp xúc với tầng lớp thị dân, tƣ tƣởng thị dân có tác động tới Nguyễn Du hay không? Điều này thật khó có thể khẳng định chắc chắn, bởi sử sách và trƣớc tác của ông không ghi

67

lại. Có điều, một ngƣời nếm trải nhiều, lại sẵn mang trong mình tố chất đặc thù của ngƣời nghệ sĩ - luôn luôn nhạy cảm trƣớc cuộc đời - Nguyễn Du mà không tiếp thu tƣ tƣởng thị dân là điều khó hình dung đƣợc. Nên chăng, có thể cho rằng trong bản thân Nguyễn Du có ít nhất hai luồng tƣ tƣởng chi phối cách nhìn của ông: tƣ tƣởng Nho giáo và tƣ tƣởng thị dân. Trong đó, hệ thống quan điểm đạo đức của Nho giáo là cái gốc tƣ tƣởng, còn tƣ tƣởng thị dân là cái giúp Nguyễn Du nhận thấy những lung lay của xã hội đƣơng thời. Phải chăng đây là nguyên nhân khiến Nguyễn Du khi làm quan, mặc dù rất thuận lợi nhƣng nhà thơ vẫn mang tâm trạng u hoài, bi đát?

Tâm trạng chán nản chốn quan trƣờng càng đƣợc tô đậm khi nhà thơ đi sứ sang Trung Quốc. Ông tận mắt thấy cảnh bất công giữa cuộc sống của giai cấp thống trị với dân nghèo. Những bài thơ chữ Hán của ông đã ghi lại những cảnh ấy. Tình cảm của nhà thơ đã thực sự nghiêng về những con ngƣời đau khổ, nghiêng về phía một ông già mù đi hát rong, về phía mẹ con ngƣời ăn xin đói khổ trong Thái Bình mại giả ca và Sở kiến hành, nghiêng về tất cả những số

kiếp bất hạnh… Nguyễn Du dƣờng nhƣ còn dõi theo mãi bóng dáng của ông già mù tội nghiệp trôi dạt kiếm sống trên chiếc thuyền:

“Miệng sùi bọt mép, tay mỏi rời… Căng hết tâm sức gần một trống canh Mà chỉ đƣợc năm, sáu đồng tiền Em bé dắt ra khỏi thuyền

Còn ngoảnh lại nói lời chúc tụng” Trong khi đó thì:

“Thuyền này thuyền kia đầy rƣợu thịt Mọi ngƣời ăn uống thoả thuê, còn thì bỏ Cơm thừa canh nguội đổ cả xuống sông”

68

Một cảnh khác, là sự đối lập giữa mẹ con ngƣời ăn xin sắp chết đói với sự thừa thãi đến mức vô nhân đạo của bọn quan lại. Chúng thản nhiên ăn chơi sa đoạ mà không đếm xỉa đến vận mệnh của những con ngƣời lƣơng thiện, đến nguy cơ đe doạ cuộc sống của con ngƣời mà đáng ra chúng có nghĩa vụ phải chăm lo:

“Mẹ chết không đáng tiếc Vỗ về con mà càng đứt ruột Lòng đau xót vô cùng

(Trông lên) trời, mặt trời vàng úa”

Trong khi cùng trong một không gian, lại có những cảnh nhƣ thế này: “Nào là gân hƣơu, vây cá

Đầy bàn thịt lợn, thịt dê

Các quan lớn không chọc đũa Ngƣời tuỳ tùng chỉ nếm qua. Đổ bỏ không hề tiếc

Chó hàng xóm cũng chán thức ngon Không biết trên đƣờng cái quan Có mẹ con nhà này vất vả đến thế”

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du (Trang 66)