Nhóm nhân vật phản diện

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du (Trang 122)

4. Phương pháp nghiên cứu

3.2.2.1.Nhóm nhân vật phản diện

Trong Truyện Kiều, những nhân vật phản diện là những kẻ có quyền và có tiền, đẩy Kiều vào kiếp sống ô nhục. Nhóm nhân vật này bao gồm Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Bạc Bà, Bạc Hạnh, Ƣng, Khuyển, Hồ Tôn Hiến, những tên quan xử kiện, Hoạn Thƣ… ở đây chúng tôi tập trung chú ý tới ba nhân vật Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh vì đây là ba nhân vật phản diện đặc trƣng nhất trong tác phẩm và cũng chi phối nhiều nhất đến quãng đời 15 năm lƣu lạc của Thúy Kiều. Ngoài ra, chúng tôi cũng xem xét hai nhân vật Hoạn Thƣ, Thúc Sinh - thuộc loại khác trong nhóm nhân vật phản diện - để thấy đƣợc điển hình hóa của Nguyễn Du đạt đến mức độ nào.

Với bộ ba nhân vật ở lầu xanh - Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh - Tác giả đã “cố gắng miêu tả gần với đời sống với hiện thực”[400;16]. Bản chất giai cấp của chúng đƣợc thể hiện rõ nét, vấn đề cá thể hóa nhân vật bƣớc đầu cũng đƣợc đặt ra, tính cách nhân vật đã có mối tƣơng quan với hoàn cảnh, môi trƣờng. Mặc dù đến từ ba phƣơng trời khác nhau, ba nhân vật này có nguồn gốc rất giống nhau: một là gái làng chơi về già hết duyên hiện là chủ chứa; một là gã giám sinh trƣờng Quốc Tử Giám – hiện đóng vai gã chồng hờ; còn kẻ nữa,

117

tuy không phải là sinh viên nhƣng ít ra cũng là một nho sĩ vì biết “họa vần” khi nghe một bài thơ của ngƣời khác - hiện là tên ma cô dắt gái. Nguồn gốc đã quy định tính cách của chúng, cả ba đều rất tham tiền, chúng kiếm tiền trên thân xác của ngƣời phụ nữ, bằng mọi mƣu mô xảo quyệt.

Tuy cùng chung sống dƣới một mái thanh lâu, cùng chung một bản chất hám tiền một cách bỉ ổi, nhƣng mỗi nhân vật lại có những nét riêng vì bƣớc đầu đã đƣợc “cá thể hóa”.

Mã Giám Sinh - kẻ đầu tiên đƣa Thúy Kiều vào dòng đời trôi nổi 15 năm, tự xƣng danh là sinh viên trƣờng Quốc Tử Giám - một trƣờng đại học thời phong kiến - nhƣng từ ngoại hình đến hành động, lời nói đều lộ rõ bản chất của một con buôn. Ngoại hình của hắn nhƣ một bức tranh biếm họa vì những nét kệch cỡm của những mảng màu, hình khối đối nhau chan chát:

“Quá niên trạc ngoại tứ tuần Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao”

Cái vẻ ngoài “bảnh bao”, “chải chuốt” vẻ trai lơ của hắn ẩn chứa một sự gian xảo, lừa lọc. Thêm vào đó là hành động “ghế trên ngồi tót sỗ sàng” càng làm cho bức chân dung tự họa của hắn thêm kệch cỡm. Thế là cái kẻ tự xƣng mình là ngƣời có học đã bị Nguyễn Du hạ bệ chỉ bởi một từ “tót”. Khi mua Kiều, hắn không nói nhiều, chỉ “đắn đo cân sắc cân tài – ép cung cầm nguyệt, thử bài quạt thơ”, nhƣ đang xem một món hàng. Cũng có một chút hiểu biết, hơn ai hết Mã Giám Sinh hiểu rằng đa ngôn thì dễ lộ chân tƣớng, hắn đã không nói nhiều. Nhƣng khi động đến tiền, thì hắn không thể không lên tiếng “cò kè bớt một thêm hai” rồi “ngã giá”. Thế là đã lộ rõ chân tƣớng của một tên buôn thịt bán ngƣời. Hắn mua Kiều về làm đĩ chứ đâu phải là làm lẽ! Vốn là một kẻ tham tiền, nên trƣớc khi chiếm đoạt Kiều hắn không thể không tính toán thiệt hơn. Hắn tính làm sao để vừa có Kiều mà lại vừa không ảnh hƣởng gì đến lời lãi bằng cách: “Mập mờ đánh lận con đen”, rồi tìm cách ứng phó với Tú Bà nếu mụ biết

118

chuyện bằng cách quỳ gối chịu tội. Rõ ràng hắn sẵn sàng chịu nhục chứ nhất định không chịu thiệt. Bản chất của hắn thật bỉ ổi.

Trong quan hệ với Tú Bà, Mã Giám Sinh đóng vai chồng hờ, thực chất là đi tìm mua gái đẹp về cho lầu xanh của mụ. Tú Bà cũng đƣợc Nguyễn Du khắc họa từ vẻ bề ngoài đến hành động, lời nói, mụ hiện lên mang những nét đặc trƣng của một gái làng chơi về già hết duyên làm chủ chứa. Cái vẻ “nhờn nhợt màu da” đã phản ánh nghề “lấy ngày làm đêm” của mụ. Suốt ngày sống ở nơi nhờ nhờ ánh sáng của ngọn nến, da “nhờn nhợt” bẩn thỉu, dáng “to béo đẫy đà”, phì nộn, nhìn mụ đã thấy lợm giọng.

Làm chủ chứa nghĩa là kinh doanh thân xác của ngƣời phụ nữ, Tú Bà cùng chung bản chất tham tiền nhƣ Mã Giám Sinh. Mụ bị đồng tiền chi phối nặng nề. Khi Mã Giám Sinh mới mua Kiều về, mụ mừng cuống lên vì thấy đó là một món hời lớn. Nhƣng ngay sau đó (biết Kiều đã thất thân với Mã Giám Sinh), mụ đùng đùng nổi giận, nhảy vào xỉa xói Kiều cũng nhƣ Mã Giám Sinh, vì chân lý của mụ là “… ai cũng nhƣ ai – ngƣời ta ai mất tiền hoài đến đây”. Về phần Kiều, khi biết mình bị lừa vào lầu xanh, nàng đau đớn tột cùng, rút dao toan tự tử. Tình huống đó làm Tú Bà “cầm cập mặt nhìn hồn bay”, không phải vì mụ tiếc cho con ngƣời “sắc đành đòi một, tài đành họa hai”, mà sợ cho vốn liếng của mình sẽ “đi đời nhà ma”. Mụ đổi giọng ngon ngọt với Kiều. Sự thay đổi trong hành động, lời nói, thái độ của Tú Bà đã đƣợc không ít ngƣời cho rằng đó là sự chi phối của hoàn cảnh, môi trƣờng đối với tính cách. Nhƣng nếu tìm hiểu kỹ càng một chút thì ta sẽ thấy đó chỉ là một sự thay đổi tức thời, mang tính chất ứng phó tình thế nhiều hơn là tính cách. Bởi vì sau này, Tú Bà vẫn dùng thủ đoạn để buộc Kiều phải tiếp khách, nhƣ thế là bản chất tham tiền của mụ vẫn không hề suy suyển. Sự ảnh hƣởng của hoàn cảnh, môi trƣờng đối với tính cách Tú Bà có chăng thì phải đƣợc hiểu trong một hoàn cảnh rộng hơn – hoàn cảnh nhà chứa. Trên tổng thể, sự tính toán kĩ

119

lƣỡng, sự thay đổi thái độ phù hợp với tình huống của Tú Bà cho thấy bút pháp điển hình hóa gần với CNHT của Nguyễn Du đã có tác dụng nhất định trong sự phát triển nội tại tính cách của nhân vật.

Nhân vật Sở Khanh cũng nằm trong lối điển hình hóa ấy. Sở Khanh cũng đƣợc tác giả miêu tả kỹ càng cả hình thức bề ngoài đến hành động, lời nói. Hắn xuất hiện trong cái dáng vẻ bề ngoài na ná nhƣ Mã Giám Sinh nhƣng có phần trẻ tuổi hơn:

“Một chàng vừa trạc thanh xuân Hình dung chải chuốt, áo khăn dịu dàng”

Bề ngoài, Sở Khanh dễ lừa đƣợc mọi ngƣời rằng hắn là ngƣời tử tế. Ngay cả một ngƣời nhạy cảm nhƣ Kiều mà cũng nhầm lẫn về hắn, “nghĩ rằng cũng mạch thƣ hƣơng”. Nhƣng bản chất của hắn càng ngày càng đƣợc bộc lộ qua hành động và lời nói. So với Mã Giám Sinh, Sở Khanh nói nhiều hơn. Những lời nói của hắn dƣờng nhƣ đã đƣợc sắp đặt từ trƣớc nên nói nhiều mà vẫn trơn chu. Song, nghe lại thấy đó là những lời khoác lác hơn bao giờ hết. Một kẻ tự nhận là sẵn sàng “ra tay tháo cũi, sổ lồng nhƣ chơi” cho con ngƣời bất hạnh là Thúy Kiều, thì lại có hành động “lẻn” vào phòng Kiều nhƣ một tên kẻ cắp, làm cho “đóa trà mi đã ngậm trăng nửa vành” bị hoen ố. Vì tiền, hắn không từ thủ đoạn lừa Kiều chạy trốn, và khi có tiền rủng rỉnh hắn sẵn sàng “rẽ dây cƣơng lối nào” và trở mặt nhƣ trở bàn tay khi Kiều bị bắt lại nhà Tú Bà. Sự trở mặt của hắn với Kiều chỉ vì để có “ba mƣơi lạng” càng tăng thêm tính đốn mạt, đê tiện của hắn.

Nhƣ vậy, bộ ba nhân vật cùng ngụ dƣới mái thanh lâu của mụ Tú Bà có những điểm tƣơng đồng mà nét lớn nhất là hám tiền đến mức đê tiện, bỉ ổi. Đồng tiền thực sự đã “lăn tròn trên lƣơng tâm” của chúng. Mỗi hành động, suy nghĩ của chúng đều nhất quán tuân theo sự “chỉ dẫn” của đồng tiền.

120

Có lẽ cũng nên nói thêm đôi chút về cặp vợ chồng Hoạn Thƣ – Thúc Sinh để thấy bút pháp miêu tả đa dạng, linh hoạt của Nguyễn Du. Hai nhân vật này có bề dày hơn và gần gũi hơn với nhân vật của CNHT. Cả hai đều mang bản chất giai cấp rất rõ nét: Hoạn Thƣ mang bản chất giai cấp thống trị; Thúc Sinh mang bản chất của giai cấp thƣơng nhân bạc nhƣợc luôn tìm cách củng cố sức mạnh bằng cách kết thân với tầng lớp thống trị. Ngày nay, ngƣời ta vẫn nhắc tới cái tên Hoạn Thƣ nhƣ một tính từ chỉ những cơn ghen tuông khủng khiếp. Quả thực, là Hoạn Thƣ có cách ghen không giống ngƣời ta. Mụ sẵn sằng vả miệng, bẻ răng những kẻ muốn tâng công mà nói chồng mụ có ngƣời đàn bà khác, nhƣng bên trong thì mụ toan tính cách trả thù, làm cho “kẻ thăm ván bán thuyền biết tay”. Thông thƣờng, ngƣời ta ghen khi cảm thấy tình yêu bị chia xẻ, nhƣng Hoạn Thƣ ghen là vì cảm thấy quyền lực của mình bị xúc phạm. Vì thế, khi tận tai nghe đƣợc những lời cự tuyệt một cách bất lực của Thúc Sinh với Kiều tại Quan âm các, Hoạn Thƣ đã lẳng lặng quay gót, thong dong cùng chồng trở về, dù thừa biết chồng vừa nói dối mình. Đó là khi quyền lực của mụ đã đƣợc thiết lập trở lại. ở nhân vật này, Nguyễn Du cũng có đôi chút nể vì. Chính nhà thơ nhận xét rằng:

“ ở ăn thì nết cũng hay

Nói lời ràng buộc thì tay cũng già”

Điều này đã đƣợc chứng minh khi Hoạn Thƣ tự bào chữa cho chính mình trong màn báo ân, báo oán. Mụ bao biện cho hành động của mình “rằng tôi chút phận đàn bà - ghen tuông thì cũng ngƣời ta thƣờng tình”. Nhƣng sự thực cái ghen Hoạn Thƣ không phải là cái ghen “đàn bà”, mà là cái ghen của một ngƣời đàn bà quý tộc muốn giành lại quyền lực và lập lại trật tự mà mình muốn.

Nhân vật Thúc Sinh mang đậm bản chất của giai cấp xuất thân – giai cấp thƣơng nhân. Theo thứ bậc của xã hội phong kiến, tầng lớp thƣơng nhân

121

là tầng lớp có thứ hạng thấp nhất, dù chúng có tiền. Để củng cố quyền lực của giai cấp, chúng đã tìm cách kết thân với giai cấp thống trị, Thúc Sinh đã chọn cách kết hôn với Hoạn Thƣ. Nhƣng trƣớc sau hắn vẫn mang bản chất của giai cấp vừa yếu đuối, vừa “bốc giời”. Trƣớc mọi tình huống, hắn hoặc khóc hoặc nói dối. Cũng nhƣ với Hoạn Thƣ, Nguyễn Du có phần nƣơng tay với nhân vật này bởi sự chuyển biến trong tình cảm của hắn với Thúy Kiều. Nhƣ đã có lần đề cập, trong ba ngƣời yêu Kiều thì chỉ có Thúc Sinh là tìm đến Kiều bởi sắc đẹp của nàng. Theo thời gian, tình yêu ấy đã chuyển từ “trăng gió” ra “đá vàng”. Thúc Sinh đã rất đau đớn khi nghe tin Thúy Kiều chết, nhƣng sự thƣơng tiếc của hắn cũng chỉ dừng lại là tiếc một sắc đẹp mà thôi. Sự hời hợt của Thúc Sinh đã không cho phép hắn thƣơng nhiều hơn thế. Về sau, sự bạc nhƣợc đã làm cho hắn nói những lời đoạn tuyệt với Kiều một cách không mấy khó khăn:

“Liệu mà cao chạy xa bay ái ân ta có chừng này mà thôi”

Dẫu vậy, Nguyễn Du không lên án, đả kích nhân vật này nhƣ những nhân vật đã kể trên. Mặc dù, vẫn làm nổi bật bản chất nhân vật qua một vài nét vẽ ngoại hình nhƣng hai nhân vật Hoạn Thƣ và Thúc Sinh hiện lên không tích cực mà cũng không tiêu cực hẳn. Tính cách hai nhân vật này đã có sự biến đổi linh hoạt gần hơn với các nhân vật của CNHT.

Nhƣ vậy, ở nhóm nhân vật phản diện, Nguyễn Du đã chú ý miêu tả chúng gần với cuộc đời thực hơn. Bản chất giai cấp của chúng đã bƣớc đầu đƣợc khắc họa. Tác giả tả chúng bằng bút pháp tả thực nhiều hơn là sử dụng những hình ảnh ƣớc lệ. Liệu đây đã phải là phƣơng pháp sáng tác của Nguyễn Du theo hƣớng hiện thực chủ nghĩa hay chƣa, thì ta lại phải xét đến quan điểm mỹ học phong kiến.

122

Văn học viết thời trung đại thƣờng là sáng tác của các bậc tao nhân mặc khách. Văn chƣơng của họ tất nhiên phải có khuynh hƣớng lý tƣởng hóa. Họ phải tạo cho mình một thế giới nghệ thuật riêng khác với cái “nôm na” của cuộc đời thực tại. Vì thế, cái có thật đi vào trong văn chƣơng phải đƣợc cách điệu hóa cao độ bằng những hình ảnh ƣớc lệ mới đƣợc coi là sang, là đẹp. Theo đó, những gì đƣợc đƣa vào trong văn chƣơng nhƣ nó vốn có không đƣợc coi là đẹp. Nguyễn Du không phải ngẫu nhiên mà miêu tả những nhân vật phản diện theo bút pháp tả thực. ông đã gói ghém thái độ khinh bỉ của mình với những kẻ bất nhân bằng việc tả xác phàm của chúng nhƣ những gì chúng vốn có. Mặt khác, ngôn ngữ thơ đã hạn chế tác giả đi vào miêu tả những chi tiết cụ thể của nhân vật, nên đôi chỗ nhân vật vẫn đƣợc xây dựng trên những nét phác chung, nhân vật vẫn mang tính tƣợng trƣng nhiều hơn. Vì thế, những nhân vật này chỉ gần với kiểu nhân vật của CNHT mà thôi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du (Trang 122)