4. Phương pháp nghiên cứu
3.3.2. Ngôn ngữ nhân vật
Bên cạnh ngôn ngữ ngƣời kể chuyện, Nguyễn Du còn rất thành công trong việc cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật. Các nhân vật đƣợc phân biệt với nhau không chỉ dựa vào suy nghĩ, hành động mà còn biểu hiện cao độ ở ngôn ngữ của họ.
Nhƣ đã nói, những nhân vật trong Truyện Kiều đƣợc chia thành nhiều
nhóm có tác động ở mức độ khác nhau tới cuộc đời Kiều: Nhân vật phản diện đẩy Kiều vào cuộc đời ô nhục; Nhân vật chính diện - trân trọng yêu thƣơng Kiều. ở mỗi tuyến nhân vật tác giả sử dụng bút pháp miêu tả khác nhau. Nhân vật chính diện, nhà thơ miêu tả theo lối lý tƣởng hóa truyền thống. Nhân vật phản diện, nhà thơ miêu tả theo hƣớng HTCN. Song, không vì thế mà trong cùng một tuyến, các nhân vật bị trộn lẫn vào nhau, trái lại chúng vẫn đƣợc phân biệt với nhau trên phƣơng diện ngôn ngữ.
Cùng hội cùng thuyền, cùng chung một bản chất buôn thịt bán ngƣời, nhƣng Mã Giám Sinh không thể bị nhầm là Sở Khanh vì ngôn ngữ của chúng khác nhau. Mã Giám Sinh là một tên ma cô dắt gái, ngôn ngữ của hắn sặc mùi hôi tanh hơi đồng. Đứng trƣớc vẻ đẹp của Kiều, hắn nghĩ ngay đến vàng, đến tiền:
“ Càng nhìn vẻ ngọc, càng say khúc vàng” “Một cƣời này, hẳn nghìn vàng chẳng ngoa”
143
Khi mua Kiều, hắn “cò kè bớt một, thêm hai” và “đắn đo cân sức cân tài” rồi mới “ngã giá vàng ngoài bốn trăm”… Khi mua đƣợc Kiều, những từ hắn dùng là “bẻ hoa”, “kém đâu”, “vốn”, “lời”, “miếng ngon”, “của trời”, "tiếc”, “tham”, "chơi hoa”, “mập mờ đánh lận con đen- bao nhiêu cũngbấy nhiêu tiền mất chi”. Những từ ngữ mà hắn dùng đã lật tẩy cái mẽ ngoài tự xƣng là kẻ có học của hắn, đồng thời đánh bại cái cớ mua Kiều về làm lẽ. Trơ trẽn còn lại một tên mua thịt bán ngƣời, vừa dâm ô, vừa tham tiền đến bỉ ổi.
Sở Khanh cũng ra dáng là một “thƣ hƣơng”, nhƣng không giống nhƣ Mã Giám Sinh. Hắn đƣợc Nguyễn Du đặt vào miệng lƣỡi ngôn ngữ của một kẻ “bạc tình nổi tiếng lầu xanh”. Nhận tiền của Tú Bà, hắn có nhiệm vụ thực hiện âm mƣu của mụ để ép Kiều phải tiếp khách làng chơi. Khi gặp Kiều, hắn không ngần ngại buông ra một tràng những lời than tiếc cho cảnh ngộ của nàng. Rồi hắn ba hoa, khoác lác về tài “tháo cũi sổ lồng”, khoe khoang “có ngựa truy phong- có tên dƣới trƣớng vốn dòng kiện nhi”… đó là những lời nói trơn chu có kịch bản trƣớc. Nhƣng hắn đã để lộ những lời lẽ tính toán của kẻ lừa gạt khi hành động của hắn là:
“ Thừa cơ lẻn bƣớc ra đi
Ba mƣơi sáu chƣớc, chƣớc gì là hơn”
Hắn đã chọn chƣớc chuồn - chƣớc của một kẻ tiểu nhân, hèn hạ, yếu thế. Cùng là những nhân vật nữ đày đoạ Kiều, nhƣng Hoạn Thƣ và Tú Bà lại không giống nhau. Mỗi ngƣời đƣợc khắc họa cá tính qua ngôn ngữ riêng.
Tú Bà là một kẻ “buôn thịt bán ngƣời”, trong quan hệ với Kiều, mụ là chủ chứa khi đã về già hết duyên. Ngôn ngữ của mụ vừa tanh hôi mùi tiền vừa là ngôn ngữ của một gái làng chơi dày dạn. Mụ rất ngon ngọt khi mới thấy Kiều, nhƣng cũng nổi cơn tam bành với những lời chửi mắng sa sả vào Kiều và Mã Giám Sinh. Rồi không ngại ngần buông ra những lời dụ dỗ ngon ngọt
144
khi Kiều tự tử, làm Kiều cũng bị thuyết phục mà không quyết chết nữa. Có thể nói, trong các nhân vật phản diện, Tú Bà đƣợc Nguyễn Du chú ý về ngôn ngữ nhiều hơn cả. Ngôn ngữ của mụ rất sinh động, cho thấy tính cách của một con ngƣời lắm chiêu, nhiều kế để có thể kiếm tiền trên thân xác của ngƣời phụ nữ.
Đến Hoạn Thƣ, ngôn ngữ hoàn toàn mang màu sắc khác với Tú Bà. Điều này đƣợc lý giải bằng nguồn gốc xuất thân của nhân vật. Xuất thân trong một gia đình quý tộc phong kiến, Hoạn Thƣ đƣợc giới thiệu là một ngƣời “bề ngoài thơn thớt nói cƣời - mà trong nham hiểm giết ngƣời không dao”. Thật là một ngƣời khó lƣờng. Ngôn ngữ của mụ là ngôn ngữ của kẻ bề trên, luôn luôn làm chủ mọi tình thế. Ngay cả khi biết mƣời mƣơi rằng chồng có vợ bé, nhƣng khi nghe những kẻ ăn, ngƣời ở “bép xép” để tâng công, lập tức mụ có những lời bênh vực chồng “chồng tao nào phải nhƣ ai” và sẵn sàng “vả miệng, bẻ răng” những kẻ nhiều chuyện. Những lời nói đó của Hoạn thƣ không phải xuất phát từ tình yêu chồng. Mụ nói nhƣ vậy để che đậy cho cái thanh danh của gia đình, bảo vệ danh dự của chính mình chứ không phải là để bảo vệ chồng. Vì thế mới có cả một kế hoạch trả thù hoàn hảo. Bắt Kiều về nhà làm “Hoa nô”, giới thiệu với Thúc Sinh một “Hoa nô có đủ mọi tài”, bắt nàng phải hầu đàn, hầu rƣợu Thúc Sinh. Hai ngƣời gặp nhau trong tình thế bi kịch là niềm vui của Hoạn Thƣ: “Vui này đã bõ đau ngầm ngày xƣa”. Đúng là một kẻ nham hiểm, miệng lƣỡi khó lƣờng. Bởi thế, sau này trong màn báo ân báo oán, Hoạn Thƣ đƣợc Kiều tha tội cũng nhờ giọng điệu khôn ngoan. Gọi đến tên, Hoạn Thƣ mặt xanh nhƣ chàm đổ, nhƣng sau đó trấn tĩnh đƣợc ngay để lý sự, bao biện cho bản thân:
“Rằng: Tôi chút phận đàn bà
Ghen tuông thì cũng ngƣời ta thƣờng tình…” Vì “ Chồng chung chƣa dễ ai chiều cho ai”
145
ở các nhân vật khác, ngôn ngữ cũng đƣợc cá thể hóa, tuy nhiên mức độ có khác nhau. Ngôn ngữ Kim Trọng là ngôn ngữ ôn hòa thiếu cá tính của một nhân vật lý tƣởng. Từ Hải có ngôn ngữ mạnh mẽ, chắc nịch của một anh hùng “đội trời đạp đất ở đời”, ngôn ngữ của Mã Giám Sinh là ngôn ngữ của kẻ yếu đuối, bạc nhƣợc…Còn ngôn ngữ của Đạm Tiên, Tam Hợp đạo cô, Giác Duyên là ngôn ngữ của định mệnh.
Riêng ở Thúy Kiều, để phù hợp với tính cách đa dạng, ngôn ngữ của nàng cũng đa dạng về màu sắc thẩm mĩ. ở Kiều, ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại đƣợc Nguyễn Du khai thác triệt để. Sự kết hợp ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại đã góp phần khắc họa tính cách nhân vật, giúp nhân vật đƣợc soi chiếu ở nhiều chiều khác nhau.
Trong Truyện Kiều, ngôn ngữ đối thọai chiếm số lƣợng khá lớn, khoảng “1200 câu đối thoại trên tổng số 2354 câu thơ Kiều, chiếm 1/3 tỉ lệ tác phẩm” [15, 236] trong đó chiếm phần không nhỏ là đối thoại của Kiều với các nhân vật khác, góp phần khắc họa tính cách nhân vật.
Chẳng hạn, cùng đứng trƣớc mộ Đạm Tiên, ba chị em Thúy Kiều mỗi ngƣời một tâm trạng. Vƣơng quan kể làu làu về cuộc đời “hồng nhan bạc mệnh” của Đạm Tiên, Thúy Vân dửng dƣng, còn Kiều lại xúc động mạnh mẽ. Kiều “vận vào” mình và lo lắng cho tƣơng lai “thấy ngƣời nằm đó biết sau thế nào?” Rồi nàng nói với hai em về cái “phận đàn bà- lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”. Đó là dự cảm của nàng về tƣơng lại mai hậu của đời mình. Bởi thế số phận Đạm Tiên nhƣ một nỗi ám ảnh với nàng. Về nhà Kiều không thôi nghĩ tới Đạm Tiên:
“ Ngƣời mà đến thế thì thôi Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi”
146
Kiều thƣơng cho số phận bạc bẽo của Đạm Tiên, đồng thời cũng liên tƣởng đến bản thân mình. Liệu rồi sau này mình có bạc phận thế chăng?
Khi gia đình gặp biến cố, phải bán mình chuộc cha, Kiều không giống những nhân vật lý tƣởng trong những truyện Nôm truyền thống khác. Nghĩa là thực hiện nghĩa vụ đạo đức là bằng mọi giá, không một chút băn khoăn, lựa chọn. Nhƣng Kiều đã phải trải qua những cuộc vật lộn quyết liệt của nội tâm. Quyết định bán mình chuộc cha, Kiều đã làm tròn chữ hiếu. Nhƣng còn tình yêu với Kim Trọng, còn lời thề ƣớc “trăm năm tạc một chữ đồng đến xƣơng” thì sao? Nàng đã phải lựa chọn cách trao duyên cho Thúy Vân. Nhƣng xem ra ngôn ngữ đối thoại của Kiều với em khi trao duyên đã gói ghém tất cả những diễn biến nội tâm của nàng.
Không kể đến việc Kiều lựa chọn thời điểm trao duyên (vào đêm khuya - khi chỉ có hai chị em - tính thắt buộc, khiến Thúy Vân nhận lời cao hơn), thì cách nói của Kiều cũng đủ để Thúy Vân không thể chối từ. Bắt đầu nói điều hệ trọng, Kiều đã lựa lời với em:
“ Cậy em, em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thƣa”
Sức nặng của hai câu thơ dồn tụ ở những từ : cậy, chịu, lạy, thưa. Vì đó là những từ chính xác đến mức không thể thay đổi, thêm bớt một chút gì. Nó chính xác trong việc diễn đạt tâm thế của Kiều. Nàng thực sự rơi vào tình thế bi kịch khi phải trao duyên. Những lời của Kiều là một sự thay đổi vị thế lạ lùng. Chị thành kẻ lụy phiền, em thành kẻ ban ơn. Bởi vì trao duyên là việc không ai muốn trao, nhận duyên lại càng không ai muốn nhận. Kiều không muốn trao duyên nhƣng lại phải nói khó với Thúy Vân để em thay mình trả nghĩa với chàng Kim. Kiều đã phân bua với em về chữ hiếu, chữ tình “hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai". Nàng đề nghị Thúy Vân:
147
“ Ngày xuân em hãy còn dài Xót tình máu mủ thay lời nƣớc non”
Lời nói của Kiều không chỉ là cậy nhờ Thúy Vân nối duyên với Kim Trọng, mà nó còn mang ý nghĩa của sự thắt buộc Vân nhận lời. Nàng nói đến chuyện “máu mủ” là đánh thức ở Thúy Vân con ngƣời bổn phận. Vân không có cách nào khác là phải nối duyên với Kim Trọng. Quan điểm xã hội phong kiến chấp nhận đƣợc cách giải quyết của hai chị em Kiều, nhƣng nhƣ thế không có nghĩa là Kiều không đau đớn, và Vân không phải chịu thiệt thòi. Kiều chuẩn bị trao duyên cho em thì rào đón, nhƣng khi nói điều hệ trọng nhất, nàng lại nói rất nhanh:
“Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”
Kiều nói rất nhanh, chỉ một câu ngắn gọn. Nàng trao duyên mà nhƣ phó thác cho em. Nàng phải nói nhanh. Nếu không, thì chắc không thể đủ can đảm mà nói.
Trao duyên rồi, Kiều lại trao kỷ vật cho em. Nhƣng trong lời Kiều khi trao kỷ vật ta vẫn thấy có cái gì đó đắng đót:
“Chiếc thoa với bức tờ mây Duyên này thì giữ vật này của chung
…Mất ngƣời còn chút của tin
Phím đàn với mảnh hƣơng nguyền ngày xƣa!”
Trao duyên, dẫu có nói rồi thì cái cảm giác mất ngƣời yêu chƣa thực sự thấm thía nhƣ khi trao kỷ vật. Kỷ vật là nhân chứng của tình yêu, là sự hiện hữu bóng dáng của ngƣời yêu, chẳng thế mà các cô gái trong ca dao lại có những lời đề nghị với ngƣời yêu nhƣ thế này:
“Chàng về để áo lại đây
148
Vì chiếc áo đã là kỷ vật, giúp cô gái có cảm giác đƣợc gần gũi ngƣời yêu. Nhƣng với Thúy Kiều, nàng đã phải trao kỷ vật - sự hiện hữu cuối cùng của Kim Trọng - nàng không khỏi đau đớn. Chữ “của chung” mà Kiều dùng nghe sao mà cay đắng. Kỷ vật là của riêng hai ngƣời yêu nhau, giờ nó đã trở thành “của chung” của hai chị em. Nhƣng chính điều đó càng chứng tỏ Kiều phải trao duyên nhƣng đã không muốn trao tình. Tình yêu của nàng với chàng Kim đƣợc ghi nhận bằng “của tin” thì nàng vẫn gọi đó là “của chung” để khẳng định tình yêu ấy dành cho chàng Kim là thứ không thể trao đi đƣợc. Trao duyên mà ý thức sâu sắc đến nhƣ vậy, thì chỉ có Nguyễn Du (luôn đặt mình vào vị trí của nhân vật) mới thấu hiểu đƣợc mà thôi.
Bên cạnh ngôn ngữ đối thoại, Kiều còn đƣợc khắc họa cá tính qua ngôn ngữ độc thoại. Đó là những khi Kiều tự ý thức về bản thân mình. Trong suốt cuộc đời mình, Kiều không thôi ý thức trong mọi hoàn cảnh. Vì thế, Truyện Kiều có một cấu tứ đƣợc lặp lại là: Cứ sau mỗi lần tiếp xúc với các nhân vật,
tác giả lại để cho Kiều có một khoảng lặng nhất định để nhân vật nghĩ suy, tự độc thoại với chính mình. Điều này làm cho Kiều trở thành một con ngƣời sống sâu sắc khác với những nhân vật khác. Nó là “nét ƣu trội nghệ thuật” (chữ của M.Bakhtin) trong sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du. Trong mỗi biến cố của đời mình: Thất thân với Mã Giám Sinh, bị Tú Bà ép buộc, bị Sở Khanh lừa gạt, bị Hoạn Thƣ đánh ghen, bị Hồ Tôn Hiến lừa hàng và làm nhục… bao giờ Kiều cũng có những đoạn độc thoại nội tâm. Những lúc nhƣ thế đã khắc họa đầy đủ hơn, toàn diện và chân thật hơn bản chất bên trong nhân vật.
Ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại của nhân vật luôn luôn thể hiện sự sáng tạo của Nguyễn Du. Ông tôn trọng sự nhất quán giữa nội dung tƣ duy cảm xúc với hình thức ngôn ngữ. Sử dụng kết hợp giữa ngôn ngữ quý tộc và ngôn ngữ bình dân cho cả hai loại nhân vật để phù hợp với từng hoàn cảnh.
149
Với những nhân vật phản diện, Nguyễn Du để chúng dùng nhiều lời ăn tiếng nói hằng ngày hơn, nhƣng không phải không có lúc ông không gắn vào miệng lƣỡi chúng những từ hoa mĩ, mang tính chất ƣớc lệ của ngôn ngữ thơ truyền thống. Đó là trƣờng hợp của Tú Bà, Sở Khanh (nhƣ đã phân tích ở trên). Còn với những nhân vật chính diện, Nguyễn Du để ngôn ngữ của họ mang tính chất công thức ƣớc lệ, với nhiều điển cố, điển tích trong văn chƣơng bác học hơn.
Chẳng hạn, Kim Trọng nói với Kiều trong đêm thề nguyền, tình tự thế này: “..Sinh rằng "gió mát trăng trong,
Bấy lâu nay một chút lòng chƣa cam Chày sƣơng chƣa nện cầu Lam Sợ lần khân quá ra sàm sỡ chăng!”
Còn khi Thúy Kiều ngăn cản ngƣời yêu thì nàng đã nói những lời nhƣ sau: “Trong khi chắp cánh liền cành
Mà lòng rẻ rúng đã dành một bên Mái Tây để lạnh hƣơng nguyền Cho duyên đằm thắm ra duyên bẽ bàng
Gieo thoi trƣớc chẳng giữ giàng. Để sau nên thẹn cùng chàng bởi ai
Vội chi liễu ép hoa nài
Còn thân còn một đền bồi có khi”
Nhƣng bên cạnh đó, nhân vật chính diện cũng nói nhiều ngôn ngữ của ngƣời bình dân trong các hoàn cảnh cụ thể. Nhân vật có ngôn ngữ đa dạng nhất là Kiều. Nàng nói với chàng Kim nhƣ vậy, nhƣng khi đã trải qua rất nhiều sóng gió của cuộc đời, ngôn ngữ của nàng cũng có sự đổi khác, nó gần với ngôn ngữ hàng ngày của nhân dân hơn. Đây là lời Kiều khi nói với Thúc Sinh về Hoạn Thƣ:
150
“Vợ chàng quỷ quái tinh ma, Phen này kẻ cắp, bà già gặp nhau. Kiến bò miệng chén chƣa lâu, Mƣu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa”
Những lời nói mà Nguyễn Du để cho nhân vật phát ngôn vừa chứng tỏ tài năng phân tích tâm lý nhân vật, vừa chứng tỏ tài năng ngôn ngữ bậc thầy của nhà thơ. Ngôn ngữ mà Nguyễn Du dùng cho nhân vật chính xác đến mức không thể thay thế bằng một từ nào hay hơn. Hoài Thanh đã đánh giá rất cao khả năng sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du khi so sánh ngôn ngữ Truyện Kiều nhƣ một hòn ngọc quý cơ hồ không thể thay đổi, thêm bớt một chút nào,
nhƣ một bản đàn mà chƣa một lần lỡ nhịp ngang cung.
Nhƣ vậy, những đóng góp to lớn của Nguyễn Du về mặt ngôn ngữ là không thể phủ nhận đƣợc. Song, bàng bạc khắp Truyện Kiều vẫn là thứ ngôn ngữ ƣớc lệ, tƣợng trƣng. Truyện Kiều là một truyện thơ đƣợc viết theo thể lục bát - một thể thơ của dân tộc - có ƣu thế trong việc thể hiện tình cảm, nỗi lòng của con ngƣời trƣớc thế thái nhân tình. Vì thế, âm hƣởng chung của tác