4. Phương pháp nghiên cứu
3.2. Vấn đề nhân vật
Khi bàn về Truyện Kiều, vấn đề nhân vật đƣợc giới nghiên cứu quan tâm nhiều nhất và cũng nhiều ý kiến trái ngƣợc nhất. Bởi vì đây là vấn đề vô cùng phức tạp. Phức tạp bởi: thƣờng thì mỗi nhân vật mang một nét phẩm chất nhƣng trong Truyện Kiều có nhân vật lại đan xen những phẩm chất khác nhau. Các
nhân vật đại diện cho một giai cấp và mang bản chất giai cấp hay không? và đâu là nhân vật hiện thực chủ nghĩa? Muốn giải quyết vấn đề này một cách khoa học và có hiệu quả, theo chúng tôi, nhất thiết phải chú ý tới các yếu tố sau: Thứ nhất, thế giới quan của tác giả (nhƣ đã trình bày ở chƣơng 1 của luận văn) bởi các yếu tố này chi phối không nhỏ tới đời sống tâm lý cũng nhƣ ngòi bút sáng tạo của tác giả. Nó là định hƣớng quan trọng để nhà văn nhìn nhận cuộc sống. Quan điểm xã hội đúng đắn, lập trƣờng tƣ tƣởng tiến bộ sẽ giúp nhà văn hƣớng tới tái hiện cuộc sống một cách chân thực.
Thứ hai, cần xem xét xã hội trong tác phẩm là xã hội nhƣ thế nào? Cuộc sống đƣợc miêu tả về cả không gian, thời gian và các mối quan hệ của nhân vật đảm bảo tính lịch sử cụ thể hay không? đủ tạo thành hoàn cảnh điển hình để nhân vật hoạt động hay chƣa?
107
Thứ ba, khi điển hình hóa nhân vật, Nguyễn Du xây dựng theo nguyên tắc nào? Nếu không chỉ ra đƣợc nguyên tắc điển hình hóa là võ đoán và áp đặt khi kết luận về vấn đề CNHT trong Truyện Kiều.
Trong phần này chúng tôi sẽ lần lƣợt giải quyết các vấn đề trên. 3.2.1. Môi trƣờng hoạt động của nhân vật
Nhƣ đã đề cập trong luận văn, CNHT không cho phép nhà văn nhận thức đời sống, lí giải lịch sử theo lô gíc chủ quan, mà phải theo lô gíc của hiện thực khách quan. Số phận và tính cách của nhân vật chịu sự chi phối của hoàn cảnh. Một trong những thành công của CNHT là đã xây dựng đƣợc “tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình”. Nhà văn miêu tả đƣợc hoàn cảnh điển hình khi anh ta tái hiện đƣợc đúng điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, quan hệ giai cấp trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Hoàn cảnh này tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý chí con ngƣời. Mác gọi đó là “hoàn cảnh bao quanh” các tính cách và "bắt họ hành động”, chi phối cuộc đời, số phận con ngƣời.
Môi trƣờng sinh hoạt của con ngƣời đƣợc tạo nên bởi hai thực thể: cuộc sống xã hội và khung cảnh thiên nhiên. ở môi trƣờng ấy, các mối quan hệ của con ngƣời nảy sinh và phát triển. Tính cách con ngƣời cũng sẽ đƣợc bộc lộ. Tuy nhiên, quan điểm nghệ thuật phong kiến chính thống coi trọng tâm cảnh hơn ngoại cảnh, riêng ngoại cảnh lại chú ý nhiều đến khung cảnh thiên nhiên hơn môi trƣờng xã hội. Nguyễn Du ít nhiều cũng chịu ảnh hƣởng của quan niệm truyền thống ấy, nhƣng đã có sự sáng tạo để đáp ứng yêu cầu của thể loại tác phẩm.
Truyện Kiều là một truyện thơ - thể loại có sự kết hợp giữa truyện và
thơ, tự sự và trữ tình. Bên cạnh những yếu tố cách điệu của tác phẩm trữ tình,
Truyện Kiều cũng phản ánh cuộc sống thông qua sự trình bày một tính cách
108
sự. Tính cách và vận mệnh ấy đòi hỏi cốt truyện phải bao quát một thời gian dài của quá trình sống cũng nhƣ nhiều phƣơng diện của quan hệ xã hội.
3.2.1.1. Môi trƣờng xã hội
Cốt truyện của Truyện Kiều xoay quanh cuộc đời và số phận của Thúy Kiều trong suốt 15 năm lƣu lạc. Trong thời gian đó, cuộc đời Kiều có rất nhiều biến động do sự chi phối của hoàn cảnh xã hội. Bên cạnh những mối quan hệ của nhân vật, thì không gian, thời gian đƣợc tái hiện trong tác phẩm cũng cho ngƣời đọc hình dung về hoàn cảnh xã hội mà nhân vật đang sống, mọi sự việc đều đƣợc diễn ra trong một không gian và thời gian cụ thể. Bởi vì thời gian, không gian trong tác phẩm cũng nhƣ trong thế giới khách quan, nó là tập hợp của nhiều thời gian, không gian cá biệt, chúng liên hệ với nhau tạo thành nhịp độ chung của sự vận động đời sống.
Thời gian trong tác phẩm văn học không phải lúc nào cũng là thời gian vật lý, mà nhiều khi nó đƣợc nhìn qua tâm trạng của con ngƣời – thời gian tâm lý. Thế mới có kiểu đếm thời gian đặc biệt của nhân vật trữ tình trong ca dao nhƣ thế này:
“Tìm em đã tám hôm nay Hôm qua là tám, hôm nay là mƣời”
Trong Truyện Kiều, có lúc nhân vật cũng cảm thấy “ba thu dọn lại một ngày dài ghê”, đó là thời gian của tâm trạng chứ không thể là thời gian của tự nhiên. Thời gian nhƣ thế không còn là đối tƣợng thẩm mỹ nữa mà đã mang ý nghĩa thi pháp, giúp chuyển tải tâm tƣ tình cảm của nhân vật và nội dung tƣ tƣởng của tác phẩm. Không ít nhà nghiên cứu đã dày công tìm hiểu về thời gian của một tác phẩm văn học cũng vì lý do này.
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã phát hiện trong Truyện Kiều có “thời
109
“phác ra cái khuynh hƣớng và các sự biến tất yếu sẽ xảy ra cho nhân vật” [19, 356] thì “thời gian của sự kiện” lại giúp tác giả nhìn nhân vật từ phía nhân vật, từ phía những mục đích, khát vọng, xu hƣớng hành động của nhân vật, do vậy nhà văn có thể “bắt đƣợc vào nhịp thời gian của cuộc sống thực tại” [19, 357]. “Thời gian sự kiện” trong Truyện Kiều có nhịp điệu đặc biệt - nhịp gấp
khúc. Đó là thời gian chồng chéo, sự kiện này chƣa song sự kiện kia đã ập tới, gối lên nhau chồng chất ngay cả trong hạnh phúc cũng nhƣ trong tai họa. Vì thế nhân vật trong tác phẩm bao giờ cũng vội. Nhịp điệu thời gian ấy cho ta hình dung về tiến trình cuộc sống đầy những dang dở, không trọn vẹn, đồng thời tô đậm tính chất vô lý đến tàn nhẫn của xã hội.
Tuy nhiên, khi xem xét vấn đề CNHT trong Truyện Kiều, ở góc độ
hoàn cảnh xã hội đƣợc cấu thành từ thời gian, không gian và các mối quan hệ xã hội của nhân vật, ta không chỉ xét đến thời gian nhƣ một yếu tố thi pháp với tác dụng của nó trong việc thể hiện đời sống tâm tƣ tình cảm nhân vật, mà phải xét nó trong tƣơng quan với hiện thực, để thấy thời gian đƣợc tái hiện thuộc về xã hội nào? Nó có đảm bảo tính “lịch sử- cụ thể” của xã hội không?.
Nhìn chung, các truyện Nôm Việt Nam dù còn nhiều tính ƣớc lệ, nhƣng đã bƣớc đầu vƣợt lên những công thức của các câu chuyện cổ để miêu tả cuộc sống của thực tại, thời gian hiện tại. Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng vậy. Ông đã đƣa vào tác phẩm thời gian của “trăm năm trong cõi ngƣời ta”. Đây là thời gian thực tại của cõi ngƣời, chứ không phải là "ngày xửa ngày xƣa” phiếm chỉ nhƣ trong truyện cổ tích. Tuy nhiên, khi giới thiệu những sự kiện diễn ra xoay quanh cuộc đời nhân vật, Nguyễn Du lại chỉ rõ là: “năm Gia Tĩnh triều Minh”, nhắc chúng ta nhớ về một triều đại Trung Quốc chứ không phải ở Việt Nam. Vẫn biết rằng: xã hội Việt Nam và Trung Quốc đều trải qua những trình độ phát triển và những giai đoạn lịch sử nhƣ nhau, nên xã hội
110
Truyện Kiều về cơ bản là xã hội Việt Nam, và đây chỉ là thủ pháp của Nguyễn
Du nhƣng dẫu sao đó cũng là sự “vi phạm về tính cụ thể lịch sử” [14, 425]. Thời gian đã ảnh hƣởng rất lớn tới không gian của truyện. Không gian trong Truyện Kiều cũng giống nhƣ phần lớn các truyện Nôm khác, đều xuất
hiện những địa danh ở Trung Quốc, phần lớn các sự kiện “đều xảy ra ở một đế đô, một triều đƣờng, hay một dinh thự quý tộc” [15, 217]. Về không gian trong Truyện Kiều, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã liệt kê một loạt địa danh gắn với cuộc đời lƣu lạc của Thúy Kiều, coi đó là “cái nền khách quan bề ngoài tạo nên cái không gian lƣu lạc mênh mông mịt mù” [19, 340] của tác phẩm. Tác giả cũng nhấn mạnh: “Đó là không gian trung Quốc xa lạ và xa xôi” [19, 340]. Về điểm này, giáo sƣ Đặng Thanh Lê cũng cho rằng Truyện Kiều cũng nhƣ các truyện Nôm khác “chủ yếu xoay quanh môi trƣờng đô thị”
[15, 217], ngay cả trong “trƣờng hợp nhân vật có lƣu lạc giang hồ thì cũng ít khi tác giả dừng chân lại ở các môi trƣờng ruộng đồng, thôn xóm” [15, 217], nên ít tìm thấy không khí thuần túy dân dã trong tác phẩm. Đây là điều Nguyễn Du thực sự chịu ảnh hƣởng của quan điểm thẩm mỹ phong kiến. Quan điểm về sự sang hèn trong văn chƣơng phong kiến đã đƣa các nhà thơ thiên về biểu hiện những loại môi trƣờng tôn nghiêm, cao quý, đài các, quý tộc hơn là thể hiện những khung cảnh sinh hoạt bình dị thôn quê, phổ biến. Chính nó đã hạn chế Nguyễn Du đi vào những chi tiết cụ thể, sinh động khi miêu tả môi trƣờng xã hội. Đành rằng, không ai có thể phủ nhận đƣợc Truyện
Kiều đã thể hiện một cách tài tình những tình cảm của con ngƣời Việt Nam,
nhƣng những mặt cụ thể về phong tục, sinh hoạt, đất nƣớc Việt Nam ít đựơc tác giả chú ý đến. Ngƣời đọc không thể tìm thấy trong Truyện Kiều một môi
trƣờng sống nhƣ nó vốn có ở Việt Nam thời bấy giờ, lại càng không thể thấy đó nhƣ là “bộ bách khoa toàn thƣ của đời sống” nhƣ cách đánh giá tác phẩm
111
thấy một bức tranh lớn về nƣớc Nga thời xa xƣa mang đậm tính chất lịch sử cụ thể. Còn trong Truyện Kiều, bức tranh sinh hoạt rất hiếm. Ngƣời đọc có thể hình dung đƣợc về chế độ phong kiến Việt Nam đƣơng thời là mối thù địch của con ngƣời, nhƣng không thể nào có đƣợc những hiểu biết cụ thể về phong tục, tập quán của xã hội Việt nam bấy giờ. Tất nhiên, không gian trong tác phẩm văn học không phải lúc nào cũng là không gian vật lý, nó xuất hiện trong tác phẩm còn là không gian “nội cảm” (chữ dùng của Trần Đình Sử), nhờ thế ngƣời đọc có thể quên những địa danh xa lạ Trung Quốc mà nhập thân sống với nhân vật nhƣ đang ở Việt Nam. Song bảo rằng câu thơ “Lâm Tri đƣờng bộ tháng chầy - Mà đƣờng hải đạo sang ngay thì gần” là con đƣờng từ Thăng Long vào kinh đô Huế mà các sĩ tử xƣa thƣờng đi nhƣ Ngô Tất Tố đã miêu tả trong Lều chõng, hoặc liên tƣởng câu thơ “Long lanh đáy nƣớc in trời - Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng” là cảnh của cố đô Huế, cảnh “cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia” gợi kí ức về những cồn cát ở Quảng Bình thì có lẽ là sự liên tƣởng có tính áp đặt. Rõ ràng là môi trƣờng cụ thể của câu chuyện dƣờng nhƣ không đƣợc tác giả chú ý đến nhiều. “Nhƣ thế là do phƣơng pháp sáng tác của Nguyễn Du, chứ không phải vì Truyện Kiều dựa
vào một tác phẩm nƣớc ngoài, cũng không phải Nguyễn Du bị ràng buộc bởi thể loại” [14, 425].
Cũng có khi Nguyễn Du đặt nhân vật của mình vào những hoàn cảnh cụ thể góp phần khắc họa tính cách và vận mệnh nhân vật. Chẳng hạn, Thúy Kiều bộc lộ rõ nhất bản chất trong sạch khi nàng phải vào lầu xanh, tài thao lƣợc của Từ Hải đƣợc khắc họa trong giao tranh quyết liệt giữa trận tiền:
“Tử sinh liều giữa trận tiền Dạn dày cho biết gan liền tƣớng quân”
Song hoàn cảnh ấy chƣa cho phép đọc giả hiểu về những trận đánh thời trung đại nhƣ thế nào? Con ngƣời thời xƣa đánh trận ra sao? Bởi vì CNHT đòi
112
hỏi phải miêu tả trận đánh nhƣ một cái phông nền để làm nổi bật tính cách nhân vật. Không phải Nguyễn Du không thể miêu tả đƣợc trận đánh một cách cụ thể, nên đây là vấn đề quan điểm sáng tác chứ không phải là vấn đề tài năng. Rõ ràng, thế giới quan phong kiến, quan điểm mỹ học phong kiến và bút pháp ƣớc lệ đã hạn chế Nguyễn Du trong việc trình bày những hoàn cảnh điển hình, những môi trƣờng hoạt động cụ thể cho nhân vật. Khung cảnh xã hội trong Truyện Kiều chỉ đƣợc miêu tả ở mức độ khái quát, ít có những chi tiết sinh động để tạo một môi trƣờng điển hình cho nhân vật.
3.2.1.2. Khung cảnh thiên nhiên
Nhƣ trên đã nói, dù quan điểm mĩ học phong kiến coi trọng tâm cảnh hơn ngoại cảnh, nhƣng Nguyễn Du đã bứt phá, chú trọng miêu tả cả ngoại cảnh (trong đó đặc biệt chú ý tới thiên nhiên), coi đó là nền cho hoạt động và sự phát triển tính cách nhân vật. Nhƣ thế là Nguyễn Du đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của thể loại truyện Nôm. Bởi vì truyện Nôm phản ánh cuộc sống xã hội thông qua sự phát triển hoàn chỉnh của tính cách, biểu hiện con ngƣời ở cả 2 phƣơng diện: cảm nghĩ bên trong và đời sống bên ngoài. “Con ngƣời cảm nghĩ” đã tách khỏi cuộc sống với bao nhiêu quan hệ phong phú phức tạp để chìm đắm trong những suy tƣ riêng lẻ sâu kín bên cạnh thiên nhiên.
Thiên nhiên trong trong Truyện Kiều cũng nhƣ ở các truyện Nôm khác, nó bao hàm những yếu tố cách tân bên cạnh những yếu tố truyền thống.
Truyền thống ấy là bút pháp “tả cảnh ngụ tình”, là lối miêu tả theo công thức ƣớc lệ của thi gia phong kiến… Phong cảnh Truyện Kiều vì thế thƣờng là một vài nét chấm phá mang đậm ý nghĩa tƣợng trƣng. Nó đƣợc miêu tả chịu sự chi phối của lô gíc nội tâm hơn là lô gíc khách quan của cảnh vật. Những nét phong cảnh ấy nhắc ngƣời đọc nhớ đến những bức tranh tứ bình quen thuộc. Cảnh trong Truyện Kiều dù xuất hiện ở đâu nhƣng vẫn “không vƣợt ra
113
Mùa xuân có “chim én đƣa thoi”; mùa hạ thì “lửa lựu lập lòe đâm bông” và “giếng vàng đã rụng một vài lá ngô” nghĩa là mùa thu. Đó là những hình ảnh quen thuộc với bao thế hệ ngƣời Việt, nhƣng còn thiếu vắng hình ảnh thiên nhiên Việt Nam cụ thể. Trong Truyện Kiều, ta không thể tìm thấy những hình
ảnh bình dị nhƣ: tàu tre, khóm trúc, bờ cỏ… giống nhƣ các tác phẩm dân gian. Âu đó cũng là bút pháp quen thuộc của các nhà thơ cùng thời với Nguyễn Du. Họ cùng bị ràng buộc của một hệ thống mĩ học phong kiến, coi trọng vẻ đẹp sang trọng và tính biểu trƣng của hình ảnh trong văn chƣơng nhiều hơn là tính chân thực của nó. Sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi ta thấy Nguyễn Du tả nỗi đau của Thúy Kiều khi phải vào lầu xanh mà vẫn phải đủ cả “phong, hoa, tuyết, nguyệt”:
“Đòi phen gió tựa hoa kề
Nửa rèm tuyết ngậm, bốn bề trăng thâu” hay “ Đòi phen nét vẽ câu thơ
Cung cầm trong nguyệt, nƣớc cờ dƣới hoa”
Đây là lối nói cách điệu của thơ ca làm nhẹ bớt đi phần nào nỗi đau đớn đời Kiều.
Tuy nhiên, xuất phát từ tinh thần nhân đạo chủ nghĩa, từ sự nhạy cảm tinh tế trƣớc cảnh vật quê hƣơng, Nguyễn Du tả cảnh thiên nhiên trong
Truyện Kiều đã có nhiều nét cách tân. Chứng tỏ ông đã chan hòa với cảnh vật
thiên nhiên mà thoát li khỏi công thức sách vở. Trong Truyện Kiều, ta bắt gặp
rất nhiều những hình ảnh thiên nhiên bình dị, gắn bó với con ngƣời. Hai câu thơ: “Dƣới trăng quyên đã gọi hè - Đầu tƣờng lửa lựu lập lòe đâm bông” là hình ảnh quen thuộc trong những ngày hè ở vùng quê Việt Nam xƣa. Đây đó trong tác phẩm, Nguyễn Du đã miêu tả những hình ảnh sinh động quen thuộc