Vấn đề CNHT trong Truyện Kiều với các lớp ngườ

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du (Trang 28)

2. Lịch sử vấn đề

2.2.Vấn đề CNHT trong Truyện Kiều với các lớp ngườ

đại

Về lịch sử nghiên cứu Truyện Kiều, tiến sĩ Trần Nho Thìn đã khẳng

định: “Quả thực Truyện Kiều là một kiệt tác mà hầu nhƣ mọi cây bút có tầm

cỡ của giới nghiên cứu trong thế kỷ XX, kể cả lí luận và văn học đều thi thố tài năng với nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau” [31, 43].

Đúng nhƣ vậy. Không cần có một con số thống kê cụ thể cũng có thể khẳng định rằng: Truyện Kiều của Nguyễn Du là tác phẩm đƣợc nhiều nhà

nghiên cứu quan tâm xem xét với nhiều phƣơng pháp khác nhau trên nhiều bình diện khác nhau. ở góc độ CNHT, nó trở thành mối quan tâm hàng đầu, thu hút nhiều ý kiến tranh cãi, bàn luận mà cho đến nay vẫn còn có ý kiến chƣa thống nhất. Trong bài nghiên cứu, Giảng dạy văn học trung đaị nhìn từ góc độ văn hoá học đăng trên Tạp chí Văn học số 2 - 2002, tiến sĩ Trần Nho Thìn đã chia lịch sử nghiên cứu Truyện Kiều thành những giai đoạn nhƣ sau:

- Từ khi ra đời đến hết thế kỷ XIX: "Đây là giai đoạn Truyện Kiều đƣợc không ít nhà nho bình phẩm, song những điều họ viết về Truyện Kiều không

giống với sự nghiên cứu phê bình văn học ngày nay. Họ là những ngƣời về căn bản có cùng hệ văn hóa nhƣ Nguyễn Du, họ không làm công việc giải mã, mà viết về Truyện Kiều để bày tỏ thái độ đồng cảm chia sẻ với tác giả về một vấn đề nào đấy mà họ cho là quan trọng” [31, 43]. Có ngƣời chia sẻ với Nguyễn Du về tƣ tƣởng tài mệnh tƣơng đố, số khác lại đứng trên lập trƣờng đạo đức để khen, hoặc chê Thúy Kiều về trinh tiết, hiếu nghĩa; Có ngƣời lại suy đoán Nguyễn Du viết Truyện Kiều để bày tỏ tâm sự hoài Lê. Họ tự đặt

mình vào vai trò đồng tác giả, cùng bàn luận chia sẻ với tác giả những điều mà họ tâm đắc. Vì thế những bài viết của các nhà nho thời ấy về Truyện Kiều

23

đều dƣới dạng những sáng tác nhƣ thơ, phú, bài bạt, vịnh, tổng vịnh. Đó là lối “phẩm bình, đồng sáng tạo của nhà nho” [31, 43].

Theo tiến sĩ Trần Nho Thìn, dù các nhà nho xuất phát từ nhiều góc nhìn khác nhau nhƣng họ đều giống nhau ở chỗ nhìn tác phẩm nhƣ một biểu tƣợng có ý nghĩa tƣợng trƣng cho một tƣ tƣởng chủ quan nào đó của tác giả. Đây là cách đọc văn học truyền thống của nhà nho, một cách nhà nho quan niệm về bản chất và chức năng văn học “sáng tác văn học không phải là sự sao chép mô tả thực tại, thực tại chỉ là cái cớ để họ gửi gắm tƣ tƣởng chủ quan, có một hiện thực nào đƣợc lựa chọn trong tác phẩm là vì nó trùng khít với thế giới quan của tác giả” [31, 44].

- Từ đầu thế kỷ XX, nhất là từ những năm 20, Truyện Kiều bắt đầu

đƣợc nghiên cứu theo quan niệm hiện đại với việc áp dụng tƣ duy phân tích của phƣơng Tây. Đó là “sự thay đổi quan trọng nhất của tƣ duy phê bình”. Thời kỳ này, giới phê bình đã đổi mới, hiện đại hoá khoa nghiên cứu văn học bằng việc ứng dụng những thành tựu của lí luận văn học thế giới, của phƣơng pháp tiếp cận khác nhau vào việc nghiên cứu Truyện Kiều. Trƣớc hết phải kể

đến sự vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng thông qua phƣơng pháp luận của V.I.Lênin để “chỉ ra nội dung xã hội hiện thực” [31, 45] của Truyện Kiều. - Khoảng những năm 60-70, giới nghiên cứu văn học đã vận dụng CNHT nhƣ một phƣơng pháp sáng tác để tìm hiểu, phân tích Truyện Kiều.

“Tuy nhiên việc đƣa ra những tiêu chí: CNHT- một trào lƣu văn học phƣơng Tây ở giữa thế kỷ XIX vốn có những đặc trƣng loại hình rất khác so với văn học trung đại Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX là việc khá mạo hiểm và thực tế đã bộc lộ nhiều bất cập” [31, 45]. Chúng tôi chú ý nhiều đến vấn đề này và sẽ bàn tiếp ở các phần tiếp theo.

- Từ những năm 80 trở lại đây, phƣơng pháp tiếp cận hình thức đƣợc vận dụng nghiên cứu Truyện Kiều và đã “thu đƣợc những kết quả đáng kể”.

24

Tác giả bài viết cho rằng, đây là một trong những thay đổi to lớn của tƣ tƣởng văn học, của cách nghiên cứu phê bình văn học trong thời gian gần đây.

Có thể nói, Trần Nho Thìn đã có cái nhìn tổng thể và phát hiện rất thú vị về các phƣơng pháp tiếp cận, tìm hiểu Truyện Kiều.

Trong phạm vi đề tài luận văn, chúng tôi đi sâu tìm hiểu một số quan điểm của những tác giả từ đầu thế kỷ XX khi bàn về CNHT trong Truyện Kiều. Trong đó, đặc biệt chú ý tới các ý kiến từ sau Cách mạng 8/1945 - thời

kì nghiên cứu Truyện Kiều, mà Nguyễn Lộc nhận định là không đặt ra vấn đề luân lí đạo đức, không đi vào những chi tiết vụn vặt vô bổ - coi đây là đặc điểm nổi bật của nghiên cứu, phê bình Truyện Kiều thời kỳ này.

Hầu nhƣ tất cả các ngòi bút nghiên cứu đều thừa nhận giá trị phản ánh hiện thực của Truyện Kiều. Cho dù Nguyễn Du có vay mƣợn cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, nhƣng Truyện Kiều vẫn đƣợc

công nhận là phản ánh đƣợc hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - đầu XIX. Đây là kết quả của việc vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng thông qua phản ánh luận của Lênin vào việc nghiên cứu tác phẩm. Dƣới ánh sáng của tƣ tƣởng này, giới nghiên cứu văn học Mác-xít nƣớc ta đã chỉ ra giá trị của Truyện Kiều nhƣ một tấm gƣơng phản chiếu bản

chất vô nhân đạo của chế độ phong kiến. Điều này tƣởng nhƣ đã bị lờ đi suốt từ khi tác phẩm này ra đời cho đến khi Hoài Thanh viết Quyền sống của con người trong Truyện Kiều. Công trình này nhƣ là một sự tuyên bố thay đổi

quan điểm nghệ thuật của tác giả, là sự cố gắng "phê bình để tự phê bình” và cũng là cách Hoài Thanh tế nhị giữ lại Truyện Kiều trong hành trang của

ngƣời chiến sĩ cách mạng trong giai đoạn phản đế, phản phong.

Là một nhà phê bình nổi tiếng trƣớc cách mạng, Hoài Thanh từng có chủ trƣơng “nghệ thuật vị nghệ thuật” thiên về phẩm bình nặng tính chủ quan về những tác phẩm văn học mà ông tâm đắc. Từ sau Cách mạng Tháng Tám,

25

đi theo cách mạng, Hoài Thanh đã đọc lại, đọc Truyện Kiều theo cách mới để phát hiện và nhấn mạnh giá trị xã hội của tác phẩm. Trong hoàn cảnh xã hội mới, ông đã thành thực “kiểm điểm lại những giá trị cũ ít nhiều còn vƣơng vấn ở ngay trong tâm trí chúng ta để mình thanh toán với mình cho dứt khoát” [11, 453]. Ông ví công việc ấy “cũng nhƣ ngƣời đi xa, trƣớc khi lên đƣờng phải kiểm điểm lại hành lí xem phần nào nên vứt đi, phần nào nên mang theo, phần nào không vứt đi và cũng không mang theo mà sẽ tạm để lại chờ ngày khác, có thế lúc ra đi mới nhẹ nhàng và vững dạ”. Hoài Thanh đã chọn

Truyện Kiều là một trong những giá trị cũ cần phải nhìn lại, bởi với Truyện Kiều từ khi ra đời cho đến những năm sau Cách mạng Tháng Tám “chƣa một (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lúc nào nó đƣợc một chỗ ngồi yên ổn” vì “ngƣời khen thì khen rất mực, ngƣời chê, chê cũng hết lời” [11, 453].

Tác giả cuốn sách đã nghiên cứu Truyện Kiều ở góc độ: Thái độ của Nguyễn Du đối với quyền sống của con ngƣời qua việc phân tích làm rõ tính chất của một số nhân vật; thái độ của Nguyễn Du đối với xã hội phong kiến. Hoài Thanh đã chọn Thúy Kiều, Từ Hải vì theo ông đây là hai nhân vật mà trong đó “Nguyễn Du đã tự thể hiện mình một cách đầy đủ hơn cả” [11, 458]

Hoài Thanh cho rằng, Kiều là ngƣời rất phiền cho xã hội phong kiến vì Kiều sống sâu sắc và có sự say mê trong tình yêu. Ông kết luận: “Kiều là một ngƣời sống thực. Sống thực trong lịch sử hay không điều ấy không cần lắm. Nhƣng Kiều là một con ngƣời thực, đã sống thực trong tâm trí nhân dân, trong con ngƣời nhân dân” [11, 458]

Ngay cả khi Kiều phải vào lầu xanh thì đó cũng là vết nhơ của xã hội phong kiến “vậy mà Thúy Kiều đƣợc Nguyễn Du giới thiệu là một ngƣời sống cực kì sâu sắc, biết giận hờn, chuộng cái hay, ghét cái xấu nhƣ tất cả mọi ngƣời. Sức sống của con ngƣời Thúy Kiều đã làm rạn nứt cái khuôn chật hẹp của phong kiến. Thân thể trầm luân của Thúy Kiều là lời tố cáo những gì nhơ

26

nhớp, độc ác trong trật tự phong kiến” [11, 458]. Nguyễn Du quả thực “đã làm một việc táo bạo mà xã hội phong kiến không thể tha thứ đƣợc” [11, 457].

Nếu Thúy Kiều là mối phiền trong trật tự phong kiến, thì Từ Hải với thú anh hùng “không nhằm mục đích giúp vua trị nƣớc nào hết. Từ anh hùng để mà chơi, để cho thỏa cái chí làm anh hùng của cá nhân” đã là mối nguy hiểm cho trật tự xã hội phong kiến vì “Từ Hải là một tên tƣớng giặc không hơn không kém”. Hoài Thanh có một phát hiện khá thú vị mà tác giả gọi là “lạ” rằng, giữa kỉ cƣơng của xã hội phong kiến vẽ hình ảnh một tên tƣớng giặc nhƣ hình ảnh một anh hùng tái thế là một việc làm lạ của Nguyễn Du, nhƣng lạ hơn nữa, cả xã hội phong kiến tồn tại hơn một trăm năm cũng thừa nhận Từ Hải là một anh hùng tái thế. Một số nhà nho dù có khắt khe đến mấy cũng không ngăn đƣợc “mối cảm tình vụng trộm” với nhân vật này. Hoài Thanh đã lí giải hiện tƣợng “lạ” này bằng một giả thiết: “Nếu lòng ngƣời hơn một trăm năm nay không thấy ngộp thở trong cái khuôn phong kiến, nếu vô tình hay hữu ý ngƣời ta không mơ ƣớc một lối thoát ra thì bút pháp của Nguyễn Du dù có tài tình đến đâu cũng khó làm ngƣời ta quên đi cái tội tày trời của Từ Hải” [466;11]. Đến cả cái chết của Từ cũng là một lời tố cáo vì Từ đã chết vì lòng ngay thẳng của mình. Cuối cùng Hoài Thanh kết luận “Kiều là tiếng ca thán của Nguyễn Du và của bao ngƣời ngột thở dƣới cái khuôn phong kiến, Từ Hải là một giấc mơ, một lối thoát cho những con ngƣời đó” [11, 464]. Tuy nhiên, theo đánh giá của Hoài Thanh “Nguyễn Du đã không dám ca thán đến cùng, không dám mơ ƣớc triệt để” vì Nguyễn Du xây dựng một Thuý Kiều nồng nhiệt, ý thức sâu sắc với sự sống và quyền làm ngƣời, nhƣng cuối cùng lại để Thuý Kiều đi tu. Nhƣ thế là đã đồng tình với xã hội phong kiến trong việc “tiêu diệt cái sức sống bồng bột trái với trật tự phong kiến và có thể làm lung lay trật tự phong kiến”. Nguyễn Du gửi ƣớc mơ vào Từ Hải

27

để Từ “không phải là một ngƣời thực nhƣng cũng không phải là một sự bịa đặt” [11, 464], rồi lại “cố cho Từ Hải vào khuôn phép. Mặc dù tán thành cái ý không muốn hàng của Từ Hải nhƣng vẫn để Từ Hải ra hàng mà theo Hoài Thanh “có lẽ Nguyễn Du đã vô tình không biết” [11, 465].

Cuốn sách còn đƣợc dành nhiều trang để xem xét vấn đề xã hội phong kiến trong Truyện Kiều. Hoài Thanh cho rằng xã hội ấy là “những nhà chứa

đĩ” vì Kiều ra khỏi nhà, rời gia đình là rơi vào nhà chứa. Đó là một xã hội có tổ chức hẳn hoi vì có tôn giáo riêng, có vị thần riêng và có lễ nghi kỳ quặc.

Nhƣ vậy về phƣơng diện nội dung, nhà phê bình Hoài Thanh đã đặt ra vấn đề tính phản phong của Truyện Kiều, mở ra một chặng mới cho những thế hệ tiếp theo khơi sâu vào nội dung xã hội của tác phẩm. Còn về phƣơng diện nghệ thuật, theo ông “cái chính của nghệ thuật Nguyễn Du là ở chỗ đã nhào nặn lại, sáng tạo ra cả một thế giới có thật”. Trong cuốn sách, ông luôn luôn nhấn mạnh và chứng minh cho tính chất có thật này.

Nhƣ vậy, chỉ ra ý nghĩa xã hội và ghi nhận giá trị phản ánh hiện thực xã hội phong kiến của Truyện Kiều là một đóng góp rất khoa học của Hoài

Thanh cho việc nghiên cứu văn học giai đoạn đầu thế kỷ XX, mở ra một chặng đƣờng mới cho giới nghiên cứu văn học và là gợi ý bổ ích cho các nhà phê bình tiếp tục “thử sức” đối với Truyện Kiều.

Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai đã tiến xa hơn một chút trong việc nghiên cứu Truyện Kiều khi vận dụng khái niệm hiện thực vào tác phẩm này. Trong bài Đặc sắc của văn học cổ điển Việt Nam qua nội dung Truyện Kiều, từ chỗ khẳng định tác phẩm “nhƣ tất cả những áng văn tuyệt tác trong văn học thế giới dƣờng nhƣ không hề biết già, mà lại còn có vẻ ngày càng trẻ nữa” [11, 523], tác giả sơ bộ tổng kết những chặng đƣờng nghiên cứu phê bình

28

phong kiến, còn các nhà phê bình hiện tại quan niệm giá trị cổ điển của

Truyện Kiều theo quan điểm văn học nhân dân.

Điểm nổi bật của bài viết là ghi nhận bút pháp tả thực của Nguyễn Du: “Ngòi bút tả thực của Nguyễn Du cũng hết sức trung thành khi tả những cảnh sống hàng ngày của những hạng ngƣời trong xã hội. Bức cảnh cô Kiều sống trong gia đình êm ấm ngày mới cập kê là hiện thực. Bao nhiêu màn cảnh trong mấy lần gặp gỡ giữa Kim Trọng và Kiều vẫn là hiện thực. Hiện thực khi thi sĩ chép cảnh quan nha bắt bớ, tra tấn và vơ vét của nhà lƣơng thiện. Hiện thực tƣ thế, lời lẽ, cử chỉ của Mã Giám Sinh, của mụ tú bà. Và vƣợt lên tất cả, cuộc đời cô Kiều suốt 15 năm lƣu lạc “thanh lâu 2 lƣợt, thanh y 2 lần”, qua một thời gian làm lẽ Thúc Sinh, làm vợ Từ Hải, vẫn là những cảnh hiện thực… là vì Nguyễn Du khi tả ngƣời cũng nhƣ khi tả cảnh, khi tự sự cũng nhƣ khi phân tích tâm trạng vẫn luôn luôn chú ý đến một sự thực sâu xa, chân thật! ấy là sự thực tâm cảnh” [11, 529].

Thừa nhận thế giới Truyện Kiều đều là hiện thực - nhƣng là hiện thực

“tâm cảnh” là một phát hiện độc đáo, đáng tiếc nhà phê bình chƣa có điều kiện nói hết ý mình.

Đặng Thai Mai cũng lƣu ý đến vấn đề phản ánh xã hội trong tác phẩm. Một mặt ông cho rằng Truyện Kiều về phƣơng diện cốt truyện, không gian,

thời gian, nhân vật đều mang dáng dấp Trung Quốc “không thể nói là những nét đặc biệt Việt Nam, thuần tuý Việt Nam”. Cho nên, đi tìm “bộ mặt lịch sử kinh tế hoặc chính trị chân thật của xã hội Việt Nam qua tập thơ đó là câu chuyện mơ màng” [11, 526]. Mặt khác, ông lại đặc biệt lƣu ý tới sự ảnh hƣởng trong khu vực giữa 2 dân tộc “có những nếp tƣ tƣởng, những thói quen, những động tác gần gũi cùng nhau” [11, 526]. Từ đó kết luận về những nhân vật trong Truyện Kiều không phải là của Trung Hoa “mà là những con

29

Đặng Thai Mai đã gặp gỡ quan điểm của Hoài Thanh khi thừa nhận

Truyện Kiều có ý nghĩa xã hội, có giá trị phản ánh hiện thực xã hội phong

kiến Việt Nam. Về ý nghĩa phản phong của Truyện Kiều, Đặng Thai Mai cũng đồng tình với Hoài Thanh khi cho rằng: “Lẽ cố nhiên khi chúng ta nhận thấy tinh thần tả thực và tinh thần phê phán trong tác phẩm của Nguyễn Du, chúng ta cũng nên nhận rõ một sự thực: Nguyễn Du chƣa phải là một thi sĩ cách mạng đứng hẳn về lập trƣờng đại chúng cần lao và cũng chính vì vậy mà về phƣơng diện nội dung tƣ tƣởng, Truyện Kiều chƣa thể cung cấp cho độc giả

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du (Trang 28)