Khung cảnh thiên nhiên

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du (Trang 118)

4. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1.2.Khung cảnh thiên nhiên

Nhƣ trên đã nói, dù quan điểm mĩ học phong kiến coi trọng tâm cảnh hơn ngoại cảnh, nhƣng Nguyễn Du đã bứt phá, chú trọng miêu tả cả ngoại cảnh (trong đó đặc biệt chú ý tới thiên nhiên), coi đó là nền cho hoạt động và sự phát triển tính cách nhân vật. Nhƣ thế là Nguyễn Du đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của thể loại truyện Nôm. Bởi vì truyện Nôm phản ánh cuộc sống xã hội thông qua sự phát triển hoàn chỉnh của tính cách, biểu hiện con ngƣời ở cả 2 phƣơng diện: cảm nghĩ bên trong và đời sống bên ngoài. “Con ngƣời cảm nghĩ” đã tách khỏi cuộc sống với bao nhiêu quan hệ phong phú phức tạp để chìm đắm trong những suy tƣ riêng lẻ sâu kín bên cạnh thiên nhiên.

Thiên nhiên trong trong Truyện Kiều cũng nhƣ ở các truyện Nôm khác, nó bao hàm những yếu tố cách tân bên cạnh những yếu tố truyền thống.

Truyền thống ấy là bút pháp “tả cảnh ngụ tình”, là lối miêu tả theo công thức ƣớc lệ của thi gia phong kiến… Phong cảnh Truyện Kiều vì thế thƣờng là một vài nét chấm phá mang đậm ý nghĩa tƣợng trƣng. Nó đƣợc miêu tả chịu sự chi phối của lô gíc nội tâm hơn là lô gíc khách quan của cảnh vật. Những nét phong cảnh ấy nhắc ngƣời đọc nhớ đến những bức tranh tứ bình quen thuộc. Cảnh trong Truyện Kiều dù xuất hiện ở đâu nhƣng vẫn “không vƣợt ra

113

Mùa xuân có “chim én đƣa thoi”; mùa hạ thì “lửa lựu lập lòe đâm bông” và “giếng vàng đã rụng một vài lá ngô” nghĩa là mùa thu. Đó là những hình ảnh quen thuộc với bao thế hệ ngƣời Việt, nhƣng còn thiếu vắng hình ảnh thiên nhiên Việt Nam cụ thể. Trong Truyện Kiều, ta không thể tìm thấy những hình

ảnh bình dị nhƣ: tàu tre, khóm trúc, bờ cỏ… giống nhƣ các tác phẩm dân gian. Âu đó cũng là bút pháp quen thuộc của các nhà thơ cùng thời với Nguyễn Du. Họ cùng bị ràng buộc của một hệ thống mĩ học phong kiến, coi trọng vẻ đẹp sang trọng và tính biểu trƣng của hình ảnh trong văn chƣơng nhiều hơn là tính chân thực của nó. Sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi ta thấy Nguyễn Du tả nỗi đau của Thúy Kiều khi phải vào lầu xanh mà vẫn phải đủ cả “phong, hoa, tuyết, nguyệt”:

“Đòi phen gió tựa hoa kề

Nửa rèm tuyết ngậm, bốn bề trăng thâu” hay “ Đòi phen nét vẽ câu thơ

Cung cầm trong nguyệt, nƣớc cờ dƣới hoa”

Đây là lối nói cách điệu của thơ ca làm nhẹ bớt đi phần nào nỗi đau đớn đời Kiều.

Tuy nhiên, xuất phát từ tinh thần nhân đạo chủ nghĩa, từ sự nhạy cảm tinh tế trƣớc cảnh vật quê hƣơng, Nguyễn Du tả cảnh thiên nhiên trong

Truyện Kiều đã có nhiều nét cách tân. Chứng tỏ ông đã chan hòa với cảnh vật

thiên nhiên mà thoát li khỏi công thức sách vở. Trong Truyện Kiều, ta bắt gặp

rất nhiều những hình ảnh thiên nhiên bình dị, gắn bó với con ngƣời. Hai câu thơ: “Dƣới trăng quyên đã gọi hè - Đầu tƣờng lửa lựu lập lòe đâm bông” là hình ảnh quen thuộc trong những ngày hè ở vùng quê Việt Nam xƣa. Đây đó trong tác phẩm, Nguyễn Du đã miêu tả những hình ảnh sinh động quen thuộc với mỗi ngƣời dân Việt Nam. Khu vƣờn Thúy, lối ngõ tắt mà Thúy Kiều đã từng lén cha mẹ hẹn hò với Kim Trọng với “cỏ lan mặt đất”; “vách mƣa”;

114

“gai góc mọc đầy”… là những cảnh đƣợc thâu nhận từ sự quan sát của tác giả chứ không phải lấy từ những trang sách cổ, hay theo một sự quy định khắt khe nào của mĩ học phong kiến. Tuy nhiên, đó chỉ là những hình ảnh có tính chất đơn lẻ, chƣa làm sống dậy một khung cảnh thiên nhiên cụ thể, riêng biệt của Việt Nam. Những hình ảnh đó còn có tính chất chung chung mờ nhạt bởi sự cách điệu, tính ƣớc lệ trong sự thể hiện. Trần Đình Hƣợu đã có lý khi cho rằng Nguyễn Du đã “quan tâm tới thực tại, một thực tại rộng lớn hơn trƣớc, nhƣng là một thực tại trừu tƣợng mà ông gọi là “cõi ngƣời ta” không phải là một thực tế thời Lê Mạt – Nguyễn Sơ mà cũng không phải là thời Gia Tĩnh triều Minh …Nguyễn Du không có ý định lựa chọn phƣơng hƣớng hiện thực chủ nghĩa, không có ý định xây dựng điển hình từ thực tế” [13, 368]

Nhƣ vậy, thiên nhiên trong Truyện Kiều dù đƣợc miêu tả có những nét

cách tân nhƣng chƣa vƣơn tới một sự thật đời sống, vẫn mang đậm tính ƣớc lệ, tƣợng trƣng. Trong khi đó thì: “Với CNHT mọi khuôn khổ bị nứt rạn, những quy phạm đều bị phá sản trƣớc sự thật sinh động, muôn màu của cuộc sống, CNHT không chấp nhận những con đƣờng mòn, sự vẽ vời trang sức” [14, 403] và nhà văn hiện thực “không thể có những mẫu mực có sẵn, không thể có thƣớc đo nào khác hơn là chân lý cuộc sống”[14, 404]. Thế là, dù có kết hợp với khung cảnh xã hội, thiên nhiên vẫn chƣa tạo đƣợc hoàn cảnh điển hình cho nhân vật hoạt động.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du (Trang 118)