Hình tượng nhân vật Thuý Kiều và quan điểm

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du (Trang 93)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.2.Hình tượng nhân vật Thuý Kiều và quan điểm

cuộc đời

Số phận Thuý Kiều có thể nhìn nhận từ phía khác - phía lô gíc của cuộc sống - nên hoàn toàn có thể giải thích cuộc đời Kiều ngƣợc lại với những lời giải thích, phát biểu của Nguyễn Du qua lời các nhân vật nhƣ Đạm Tiên, sƣ Tam Hợp, vãi Giác Duyên… .

88

Dù có đƣợc Đạm Tiên báo trƣớc hay không, Thuý Kiều sống trong một xã hội có những kẻ vu oan nhƣ thằng bán tơ, có những tên quan xử kiện vô lối “có ba trăm lạng việc này mới xong”, có những tên “đầu trâu mặt ngựa”, có những kẻ tự xƣng là nho sĩ nhƣng lại hành nghề nhà chứa… thì một cô gái tài sắc nhƣ Kiều thuộc hàng “gia tƣ nghĩ cũng thƣờng thƣờng bậc trung”, khi gia đình gặp tai biến phải bán mình chuộc cha không phải là điều khó giải thích.

Trần Nho Thìn nhìn nhận vấn đề “hồng nhan bạc mệnh” từ bối cảnh văn hoá xã hội giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX cũng cho rằng, đây là vấn đề có thực trong xã hội phong kiến. Ông chỉ ra: Nếu nhƣ ngày nay những ngƣời hồng nhan đƣợc cả xã hội tôn vinh thì trong xã hội phong kiến, sắc đẹp thƣờng đem đến cho nhƣng ngƣời phụ nữ bất hạnh. Họ là nạn nhân của sự chuyên quyền độc đoán của đàn ông, phụ nữ không có quyền làm chủ thân xác cũng nhƣ tâm lý của mình. Trong xã hội ấy, không có thiết chế luật pháp bảo vệ cho những ngƣời đẹp, nên họ không tránh khỏi bị bắt cóc, cƣớp bóc, tuyển mộ, dâng nạp cho những kẻ lắm quyền nhiều của, để thoả mãn dục vọng hoặc đạt đƣợc những mục đích chính trị nào đó. Xã hội ấy cần ở sắc đẹp của họ biết bao “lợi nhuận”, nên khi nhan sắc bị tàn phai, họ phải chịu số phận cực kỳ bi đát. Trần Nho Thìn đã dẫn ra rất nhiều câu chuyện ở Trung Quốc cũng nhƣ ở Việt Nam xƣa nói về những mỹ nhân thƣờng bị biến thành mồi tranh đoạt, hoặc thành công cụ thực hiện mọi âm mƣu, thủ đoạn chính trị của các thế lực có quyền hành trong xã hội. ở Trung Quốc, có nàng Muội Hỷ bị vua Kiệt nhà Hạ cƣớp đƣợc trong chiến tranh, nhƣng rồi nhà Hạ bị nhà Thƣơng lật đổ thì nàng bị kết tội là làm mất nhà Hạ và bị thả trôi ra biển. Còn có nàng Đát Kỷ bị Hữu Tô dâng cho vua Trụ nhà Thƣơng rồi sau cũng bị kết tội làm mất nhà Thƣơng. Đó còn là nàng Tây Thi đã bị Việt vƣơng Câu Tiễn dùng làm công cụ để trả thù nƣớc Ngô…

89

ở Việt Nam, những phụ nữ tài sắc thƣờng xuyên là nạn nhân của chế độ phong kiến vô nhân đạo. Có biết bao ngƣời con gái đẹp đã bị tuyển vào cung vua, phủ chúa. Không phải ai cũng nông nổi nhƣ cô cung nữ trong Cung oán ngâm khúc (Nguyễn gia Thiều) để ngày đầu mới đƣợc tuyển vào cung cảm

thấy tự hào cho sắc đẹp làm cho “Tây Thi mất vía, Hằng Nga giật mình” của mình. Cô còn thƣơng cho những cô gái ở vùng sơn cƣớc không đƣợc vua đoái hoài. Chỉ khi sắc đẹp tàn phai, bị thất sủng, sống trong cảnh cô đơn, cô mới tỉnh ngộ và cất lời oán trách:

“Khoảnh làm chi bấy chúa xuân Chơi cho hoa rữa nhị dần lại thôi”

Phần lớn các cô gái đẹp đều cảm thấy lo lắng cho sắc đẹp của mình vì nó có thể bị đem đổi bán bất cứ lúc nào, bị đem vứt bỏ bất cứ lúc nào, một khi nó đã tàn phai.

Trong Truyện Kiều, Thuý Kiều là một cô gái tài sắc - giống nhƣ các nhân vật nữ chính trong các truyện Nôm Việt Nam khác. Nhƣng rõ ràng, Nguyễn Du không chỉ miêu tả vẻ đẹp Thuý Kiều cho phù hợp với công thức chung của truyện thơ Việt Nam mà ông còn dụng công làm nổi bật tài sắc của Kiều. Mở đầu tác phẩm, Nguyễn Du chia đều tình cảm cho hai chị em Thuý Kiều, nhƣng lại cực tả vẻ đẹp Thuý Vân, tô đậm một vẻ đẹp toàn thiện, toàn bích:

“Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cƣời ngọc thốt đoan trang

Mây thua nƣớc tóc, tuyết nhƣờng màu da”

Xem ra khó có vẻ đẹp nào có thể vƣợt qua đƣợc Thuý Vân, song đây chỉ là đòn bẩy để nâng vẻ đẹp tài sắc Thuý Kiều lên đến tuyệt đỉnh với một sự so sánh ngắn gọn:

90

“Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thuỷ, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”

Thuý Kiều đƣợc tác giả khắc hoạ làm nổi bật cái tài. Nàng là một ngƣời đa tài: “Thông minh vốn sẵn tính trời

Pha nghề thi hoạ, đủ mùi ca ngâm Cung thƣơng lầu bậc ngũ âm

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chƣơng”

Lấy tài sắc của Thuý Kiều mà ứng với thực tế xã hội đƣơng thời, thì ta cũng có thể phần nào dự đoán đƣợc tƣơng lai mai hậu của nàng – một cuộc đời đầy sóng gió dập vùi. Trong tác phẩm, Kiều cũng đã phải chịu cảnh 15 năm lƣu lạc. Nhìn một cách hời hợt, ta dễ cho rằng đó là do Thuý Kiều tài sắc, do mệnh trời, nhƣng xét cho cùng thì trời không thể là nguyên nhân của quãng đời bất hạnh của Thuý Kiều đƣợc. Cái đã đẩy Thuý Kiều xuống vũng bùn nhơ của xã hội là những yếu tố của xã hội phong kiến đƣơng thời. Đó là sức mạnh của đồng tiền, là quyền sinh, quyền sát của những kẻ có quyền và có tiền, là lễ giáo khắt khe chia cắt tình yêu tự do của con ngƣời… Tất cả hiện hình thành những con ngƣời bằng xƣơng, bằng thịt cụ thể. Đó là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Bạc Bà, Bạc Hạnh, Ƣng Khuyển, Hoạn Thƣ… Những thế lực này liên tục bủa vây lấy Kiều, chúng cần ở Kiều những gì?

Nếu nhƣ Kim Trọng yêu Kiều là bởi “bóng hồng nhác thấy nẻo xa”; Từ Hải, Thúc Sinh tìm đến với Kiều là vì “mộ tiếng Kiều nhi”, là “bấy lâu nghe tiếng má đào”, yêu Kiều ở cái tài, cái tình, cái hiếu, cái “tâm đã động đến trời”… sắc đẹp và tài năng của Kiều đƣợc họ ngƣỡng mộ, trân trọng, nâng niu… Thì những kẻ nhƣ Mã Giám Sinh, Tú Bà … lại vụ lợi từ sắc đẹp của Kiều. Với Mã Giám Sinh, cái nhan sắc “nghiêng nƣớc nghiêng thành” của

91

Kiều đã kích thích gã “về đây nƣớc trƣớc bẻ hoa”. Tú Bà lại nhìn sắc đẹp của Kiều nhƣ một thứ vốn liếng sinh lời, để rồi khi Thuý Kiều toan tự tử, mụ không nghĩ đƣợc gì khác ngoài món tiền mà mụ đã bỏ ra để mua Kiều sẽ “đi đời nhà ma”. Mụ đổi giọng ngon ngọt với Thuý Kiều khi nàng tự tử cũng nhằm để bảo toàn “vốn liếng” mà thôi. Còn Sở Khanh thì sao? Hắn cũng bị cuốn vào cái “sắc nƣớc hƣơng trời” của Kiều, nhƣng hắn không thể nhƣ Mã Giám Sinh đƣợc. Hắn còn phải phục tùng Tú Bà nên sẵn sàng trở mặt với Kiều khi nàng cùng hắn chạy trốn và bị Tú Bà vây bắt…

Nhƣ vậy, cùng đứng trƣớc nhan sắc và tài, tình của Thuý Kiều, nhƣng mỗi ngƣời có những mối lƣu tâm khác nhau. Những nhân vật chính diện thì gìn giữ, nâng niu, còn những nhân vật phản diện thì chà đạp, vụ lợi một cách phũ phàng. Nhƣ thế là không cần có những dự báo của Đạm Tiên rằng “trong sổ đoạn trƣờng có tên”, hay những lời sấm truyền tiên tri của Tam Hợp đạo cô rằng “những chốn thong dong - ở không yên ổn, ngồi không vững vàng”, Thuý Kiều vẫn cứ đoạn trƣờng nhƣ phải thế. Cho nên, việc Thuý Kiều tự tử tại nhà Tú Bà không chết nhƣng nàng không kiên quyết chết nữa cũng không phải do lời báo mộng của Đạm Tiên mà do hoàn cảnh bấy giờ không cho nàng chết. Tú Bà lo lắng cho vốn liếng đi đời nhà ma nên đã “trực sẵn bên màn - lựa lời khuyên giải miên man gỡ dần”, khuyên ngăn Thuý Kiều bằng những lời hứa hẹn ngon ngọt “tìm nơi xứng đáng làm con cái nhà” làm “nàng nghe dƣờng cũng thị phi rạch ròi” mà không kiên quyết tìm tới cái chết để thoát khỏi nỗi nhục đầu đời. Cũng nhƣ vậy, không cần phải đợi lời hẹn hò của Đạm Tiên "sông Tiền Đƣờng sẽ hẹn hò về sau”, Thuý Kiều vẫn cứ tự tử ở đó.

Trong cuộc đời 15 năm lƣu lạc của Kiều, Từ xuất hiện nhƣ một vị cứu tinh. Tình cảm mà Kiều dành cho Từ Hải không phải là những rung động buổi đầu theo kiểu “tình trong nhƣ đã mặt ngoài còn e”, cũng không phải là thứ tình cảm nhƣ với Thúc Sinh “trƣớc còn trăng gió sau ra đá vàng”, mà đó là thứ tình

92

cảm vừa ngƣỡng mộ, vừa tin tƣởng. Có Từ trong đời, Kiều cảm thấy yên ổn biết bao. Nàng đƣợc thay đổi vị thế nhanh chóng. Từ một gái lầu xanh, tận đáy cùng của xã hội nàng trở thành một phu nhân cao quý, thành một quan toà báo ân, báo oán rạch ròi thoả lòng mong ƣớc. Yên ổn nhất khi ở bên Từ Hải, nhƣng đau xót và ân hận nhất cũng là chuyện liên quan tới Từ Hải. Nàng đã khuyên Từ ra hàng để dẫn tới cái chết oan, chết đứng của chàng giữa trận tiền. Từ Hải chết nghĩa là chấm dứt những tháng ngày bình yên hiếm hoi, mà khó khăn lắm Kiều mới tìm đƣợc trên bƣớc đƣờng lƣu lạc của mình, cũng có nghĩa là Kiều phải quay về trạng thái bế tắc không lối thoát nhƣ những tháng ngày ở chốn lầu xanh. Lý do này đủ để Thuý Kiều không thiết sống. Thêm vào đó, nàng phải đánh đàn hầu rƣợu Hồ Tôn Hiến - kẻ đã giết chồng mình, rồi lại bị hắn làm nhục khi “chén đà quá say”. Cho đến lúc này, Kiều đã nếm trải không ít nỗi đau trong đời, nhƣng không phải vì thế mà nàng có thể quen với nó. Vừa mất chồng - mất đi cuộc sống yên ổn mới tìm thấy đƣợc, vừa bị làm nhục… Còn nỗi đau đớn nào hơn? Thuý Kiều ảo não hơn bao giờ hết. Tiếng đàn của nàng lúc này không giống nhƣ khi nàng đánh đàn cho Kim Trọng - cung đàn tình yêu. Cho dù tiếng đàn lúc đó có “khiến ngƣời ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu”, nhƣng đó là cái buồn lãng mạn pha chút lo lắng mơ hồ về một tƣơng lai chƣa rõ ràng của một ngƣời “quen mất nết đi rồi”. Nó cũng không phải là tiếng đàn đau khổ trong tình thế bi kịch khi chơi đàn cho Thúc Sinh và Hoạn Thƣ nghe với tâm thế:

“Rõ ràng thực lứa đôi ta (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Làm ra con ở, chúa nhà đôi nơi”

Thật là éo le khi mình lại là đầy tớ của ngƣời yêu mình, tiếng đàn vì thế mà: “… Nhƣ khóc nhƣ than

93

Nhƣng phải đánh đàn cho kẻ đã giết chồng mình, đánh đàn bên cạnh xác chồng mình, thì nỗi đau khổ ấy nhƣ tăng lên gấp bội lần - nó đƣợc đẩy lên quá sức chịu đựng của con ngƣời, tiếng đàn vì thế đƣợc cảm nhận là:

“Một cung gió thảm, mƣa sầu Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay”

Nỗi đau buồn không chỉ dừng lại ở mức độ làm con ngƣời ta muốn khóc, mà cao hơn nó cho ngƣời ta cái cảm giác đau đớn nhƣ bị ngàn vạn mũi kim sắc nhọn đâm cứa vào da thịt. Không chỉ có vậy. Sáng hôm sau, khi Hồ Tôn Hiến “chợt nhớ” ra cái “phƣơng diện quốc gia” của mình, và để gột rửa cho cái thanh danh phòng khi “Quan trên trông xuống, ngƣời ta trông vào”, hắn đã gả nàng cho một tên thổ quan. Xuống thuyền về nhà chồng, Kiều nhƣ một cái xác không hồn:

“Kiệu hoa áp thẳng xuống thuyền, Lá màn rủ thấp, ngọn đèn khêu cao.

Nàng càng ủ liễu phai đào

Trăm phần nào có phần nào phần tƣơi” Trong hoàn cảnh ấy Kiều đã muốn tự tử:

“Đã không biết sống là vui

Tấm thân nào biết thiệt thòi là thƣơng Một mình cay đắng trăm đƣờng Thôi thì nát ngọc, tan vàng thì thôi”

Nàng cảm thấy trơ trọi bơ vơ trƣớc cuộc đời, cộng với khung cảnh bấy giờ, “mảnh trăng đã gác non đoài”, sóng sông cồn lên nhƣ thúc giục, nhƣ mời gọi, Kiều đã quyết định quên sinh cho hết nhục mà không cần phải đợi đến lời hẹn của Đạm Tiên. Tất nhiên, không thể phủ nhận sự xuất hiện của những lời báo mộng của Đạm Tiên, nhƣng nó không phải là những yếu tố chính thôi

94

thúc Kiều, nó chỉ giống nhƣ giọt nƣớc cuối cùng làm tràn ly. Kiều quyết định tự tử nhƣ là một điều không thể khác sau rất nhiều biến cố chứ không phải do dự báo của Đạm Tiên.

Nhƣ vậy, qua hành động tính cách của nhân vật đƣợc xây dựng trong tác phẩm, ta thấy dƣờng nhƣ Nguyễn Du đã vƣợt xa những lời phát biểu của mình. Đúng nhƣ giáo sƣ Nguyễn Lộc nhận xét: “Tƣ tƣởng định mệnh trong

Truyện Kiều chủ yếu vẫn thuộc về tƣ tƣởng chủ quan của tác giả. Phần giải

thích cắt nghĩa của nhà thơ, chừng mực nào đó còn thâm nhập vào nội dung hình tƣợng, vào kết cấu nghệ thuật của tác phẩm, nhƣng phần này rất hạn chế. Còn tƣ tƣởng khách quan của Truyện Kiều chủ yếu vẫn do cuộc sống quy

định” [16, 386]. Rõ ràng Truyện Kiều đã thể hiện mâu thuẫn trong thế giới

quan của Nguyễn Du, thực chất đó là “mâu thuẫn giữa nhận thức của tác giả thể hiện bằng nội dung hình tƣợng với triết lý và lời giải thích, thuyết minh của tác giả. Nội dung hình tƣợng của Truyện Kiều căn bản phù hợp với chân

lý khách quan của đời sống. Còn triết lý, những lời giải thích, thuyết minh của tác giả thì đầy mâu thuẫn, chủ quan siêu hình” [16, 394], điều này rất có ý nghĩa trong việc tìm hiểu cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều.

Có một thực tế là, ở các góc độ khác nhau, lập trƣờng, quan điểm khác nhau, các nhà nghiên cứu đã nhìn nhận tác phẩm ở nhiều vấn đề khác nhau: chữ tài, chữ mệnh, chữ tình, chữ thân… Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm nhiều khi cũng đƣợc nhìn nhận một cách võ đoán, xa rời nội dung hình tƣợng của tác phẩm. Có ngƣời cho rằng, Nguyễn Du viết Truyện Kiều để thuyết

minh cho triết lý định mệnh hay gửi gắm tâm sự cá nhân. Thậm chí có ý kiến cho rằng, Nguyễn Du viết Truyện Kiều để tự giải thoát theo quan niệm của

học thuyết Freud… “Đó là những cách hiểu sai lầm đáng chú ý về cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều” [16, 345]. Nhà nghiên cứu Lê

95

Đình Kỵ đã có lý khi cho rằng: “Cảm hứng chủ đạo trong Truyện Kiều là cảm

hứng về thân phận con ngƣời trong xã hội phong kiến áp bức bất công” [14, 164], nhƣ thế là tác giả đã đi đúng hƣớng. Thực tế, tác phẩm đã mang luồng cảm hứng chủ đạo của văn học đƣơng thời, đã nêu lên vấn đề về thân phận con ngƣời bị áp bức, bất công. Song đây cũng là nguyên nhân khiến ta phải chỉ ra đâu là đóng góp riêng, đâu là điểm khác biệt trong cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Du? Cùng thời với ông, Hồ Xuân Hƣơng cũng đặt ra vấn đề thân phận ngƣời phụ nữ là nạn nhân của chế độ phong kiến bất công. Nhƣng ngƣời phụ nữ trong thơ bà là những ngƣời đầy cá tính, sắc sảo và chủ động “tuyên chiến” với trật tự xã hội phong kiến. Trong các khúc ngâm và cả truyện Nôm bình dân cũng đề cập tới thân phận con ngƣời ở góc độ chống đối xã hội, nhƣng phần lớn các nhân vật đều chiến thắng chứ không thất bại nhƣ Thuý Kiều. Một số nhà thơ nhƣ Cao Bá Quát, Nguyễn Công Chứ… cũng chống đối, “phá bĩnh” trật tự xã hội đƣơng thời nhƣng theo cách của những nhà nho tài tử, đề cao tài tình, không chịu gò bó vào một trật tự, khuôn mẫu nào…

Truyện Kiều đi theo một hƣớng khác. Ông Nguyễn Lộc cho rằng: “Truyện

Kiều là bức tranh rộng lớn về cuộc sống thời đại nhà thơ đang sống, trong đó

Nguyễn Du muốn làm nổi bật sự đối lập gay gắt giữa quyền sống của con

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du (Trang 93)