Xuất phát từ tình yêu với những trang văn, sự trăn trở trước thực trạngchỗ đứng của môn Văn đang bị lung lay, khát vọng thắp sáng lại ngọn lửa yêuvăn cho học trò và từ yêu cầu thực tế củ
Trang 1MỤC LỤC
I MỞ ĐẦU 2
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3
3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
4.1 Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết 4
4.3 Phương pháp kiểm tra, khảo sát 4
4.4 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu 4
II NỘI DUNG 5
1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 5
2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 5
1.1 Thuận lợi 5
1.2 Khó khăn 5
a) Về phía giáo viên: 5
b) Về phía học sinh: 6
3 GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH 6
3.1 Phát hiện nhân tố học sinh giỏi 6
3.2 Lên kế hoạch nội dung ôn tập 6
3.2.1 Dạy học theo chuyên đề 7
3.2.2 Đặt các đơn vị bài học trong hệ thống 7
3.2.3 Dạy học chú trọng những giá trị riêng độc đáo 7
3.2.4 Đặt tác phẩm trong mối quan hệ mật thiết với tác giả 8
3.2.5 So sánh các đơn vị kiến thức 8
3.3 Cung cấp tài liệu tham khảo 9
3.4 Rèn luyện hệ thống kĩ năng khi làm bài 10
3.4.1 Rèn luyện kĩ năng nhận diện, tìm hiểu đề 10
3.4.2 Rèn luyện kĩ năng mở bài và kết bài 12
3.4.3 Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý 13
3.4.4 Rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn và liên kết đoạn 14
3.4.5 Rèn luyện kĩ năng kiểm tra, thực hành 14
3.5 Sửa bài, chấm bài cho học sinh 15
3.6 Quá trình nuôi dưỡng, truyền cảm hứng cho học trò 15
4 THỰC NGHIỆM CHỨNG MINH GIẢI PHÁP 15
4.1 Viết mở bài, kết bài: 15
4.2 Lập dàn ý: 16
III KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 19
1 KẾT LUẬN 19
2 KIẾN NGHỊ 19
Trang 3I MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Bàn về vẻ đẹp và giá trị của văn chương từng có nhiều ý kiến đánhgiá xác đáng: “Văn học là nhân học” (Macxim Gorki), “Thơ ca làm cho tất cảnhững gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử.” (Shelly), “Trong tâm hồn con
như vậy, từ muôn đời nay văn chương luôn có ý nghĩa lớn lao, có sức mạnhmãnh liệt nâng đỡ đời sống tâm hồn con người, khiến tâm hồn trở nên giàu có vàmới mẻ
Xét từ góc độ nghề nghiệp, nghề dạy học là một nghề cao quý, không chỉtruyền đạt kiến thức mà còn dạy cách làm người Trò thành đạt, nên người làniềm vui của người thầy Riêng với giáo viên dạy Văn có được những học sinhyêu văn, đào tạo được những học sinh giỏi văn là niềm hạnh phúc khó có thể đođếm được Bởi vậy, bồi dưỡng học sinh giỏi văn là điều hết sức quan trọng đểtình yêu văn không bị mai một, để môn Văn có chỗ đứng vững chắc trong nhàtrường, cũng là một cách khẳng định năng lực chuyên môn, nhiệt huyết của giáoviên dạy Văn
Về phía học sinh, nếu yêu văn, thích học văn sẽ có một tâm hồn nhạycảm, tinh tế; biết rung động trước cái đẹp, biết ngắm nhìn một giọt sương longlanh trên cỏ; biết thương cảm trước những mảnh đời trắc trở, éo le; biết bất bình
và đấu tranh với những điều trái tai gai mắt…Những cái nắm tay xích lại gầnnhau sẽ làm thế giới trở nên đáng sống hơn, sẽ đẩy lùi căn bệnh vô cảm, để mặtđất này nhân rộng yêu thương
Học sinh học văn giỏi sẽ hỗ trợ nhiều cho việc giao tiếp, ứng xử, biết lựachọn từ ngữ phù hợp, cách nói đúng mực…giúp ích rất nhiều cho công việctrong tương lai
Như vậy có thể thấy học giỏi văn là một điều vô cùng ý nghĩa
1.2 Trong thời đại cuộc sống công nghệ - cuộc sống phẳng hiện nay, mởcửa ra là thấy nhà cao tầng, biển hiệu Internet tốc độ cao, khẽ lướt Ipad, điệnthoại thông minh là cả thế giới hiện ra trước mắt…thì việc giới trẻ nói chung,học sinh phổ thông nói riêng ngại đọc sách, ngại học văn như là một hệ quả tấtyếu Học sinh chịu học văn, thích học văn đã là một điều khó khăn, chứ chưa nóiđến yêu văn hay thắp cháy được ngọn lửa đam mê với môn văn Vì lẽ đó để bồidưỡng được học sinh giỏi văn chưa bao giờ là điều dễ dàng
Thêm nữa, do quan niệm và nhu cầu công việc nên việc phụ huynh hướngcon em đến các môn học tự nhiên là điều dễ hiểu Cho dù có năng khiếu mônvăn nhưng có khả năng các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh thì môn Văn đànhkhiêm nhường lẫn ngậm ngùi dừng lại, thậm chí đành rớm lệ quay về Hiện tạimôn Văn chưa bao giờ là lựa chọn ưu tiên, lựa chọn hàng đầu
1.3 Đã có một số công trình, đề tài nghiên cứu về công tác bồi dưỡng họcsinh giỏi nhưng phần lớn còn chung chung, chưa đi sâu vào từng bước, từng kĩnăng để trang bị kiến thức, dần nâng cao năng lực học trò, phát huy ưu điểm,khắc phục nhược điểm để thi đạt kết quả cao Đề thi học sinh giỏi tỉnh là đềchung cho cả miền xuôi và miền núi, trường chuyên và không chuyên, mà với
Trang 4đối tượng học sinh miền núi như trường THPT Ngọc Lặc (mấy năm liên tụctrắng bảng hoặc chỉ có một giải khuyến khích) thì rất cần cụ thể, chi tiết cácbước ôn luyện.
1.4 Từ nhiều năm nay, đối tượng thi học sinh giỏi của cấp học THPT tỉnhThanh Hóa là học sinh lớp 12, lớp cuối cấp đã gần như được hoàn thiện về nhậnthức, kiến thức, chuẩn bị hành trang bước vào cổng trường Đại học Năm nay,năm học 2017 – 2018 lần đầu tiên Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa tổ chứcthi học sinh giỏi lớp 11(lớp 10 cũng có thể tham gia) Thực tế giảng dạy chothấy học sinh lớp 11, đặc biệt là học sinh lớp 10 còn rất non nớt trong cảm thụvăn học và xử lý văn bản Dù vậy phát hiện thấy chất văn, năng khiếu vănchương của học trò tôi đã mạnh dạn khích lệ, ôn luyện và thu được trái ngọt:Học sinh Phạm Phương Ngân, lớp 10A4 trường THPT Ngọc Lặc do tôi giảngdạy trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh đã được 13 điểm, đạt giải Ba Giải Ba họcsinh giỏi chưa phải là cao, nhưng thiết nghĩ với một học sinh lớp 10, là ngườidân tộc thiểu số, ở miền núi, điều kiện đi lại khó khăn (cách trường học hơn 10cây số) là một kết quả đáng khích lệ
Xuất phát từ tình yêu với những trang văn, sự trăn trở trước thực trạngchỗ đứng của môn Văn đang bị lung lay, khát vọng thắp sáng lại ngọn lửa yêuvăn cho học trò và từ yêu cầu thực tế của công việc giảng dạy ở trường THPT,
chúng tôi viết sáng kiến kinh nghiệm “MỘT SỐ KINH NGHIỆM ÔN LUYỆN, BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN CHƯƠNG TRÌNH LỚP 11 CHO HỌC SINH MIỀN NÚI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGỌC LẶC” nhằm góp thêm một chút kinh nghiệm trong việc ôn luyện, bồi
dưỡng học sinh giỏi văn đạt kết quả cao
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Với đề tài này chúng tôi có những mục đích nghiên cứu cụ thể như sau:
Thứ nhất: Để đáp ứng yêu cầu của kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh được tổ
chức hàng năm, mang thành tích về cho nhà trường
Thứ hai: Mong muốn khơi dậy tình yêu văn học trong học trò, dần tác
động học sinh quay trở về với văn hóa đọc đang dần bị lãng quên, cũng là cơ hộinâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho mỗi người giáo viên
Thứ ba: Học sinh miền núi không được ôn luyện chuyên sâu, đặc biệt là
đối tượng lớp 10 nên chúng tôi dạy kĩ từng phần kiến thức và kĩ năng để biếtcách làm tốt một bài thi
Thứ tư: Phần nghị luận xã hội trong đề thi học sinh giỏi sẽ giúp học sinh
có nhận thức sâu sắc về các vấn đề xã hội, tự rút ra các bài học ý nghĩa về cáctấm gương, cách ứng xử phù hợp, cách đối mặt với khó khăn, tình yêu thương,khát vọng vươn tới…trong cuộc sống
Thứ 5: Phần nghị luận văn học sẽ giúp học sinh hiểu sâu về nền văn học
dân tộc, một giai đoạn – trào lưu văn học cũng như những tên tuổi chói sáng,những tác phẩm văn chương giàu giá trị nhân bản
Trang 53 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu là một bộ phận học sinh có năng khiếu vănchương ở trường trung học phổ thông, chủ yếu là học sinh khối lớp 11 và lớp 10
- Đối tượng cụ thể được tiến hành thực nghiệm là học sinh lớp 10A4trường THPT Ngọc Lặc
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
Để bồi dưỡng học sinh giỏi văn bước đầu giáo viên cần hướng dẫn, cungcấp kiến thức cơ bản cho học sinh về nghị luận xã hội, lí luận văn học, tri thứcvăn học sử, kiến thức về tác gia văn học, giai đoạn văn học, các bài học cụ thểtrong chương trình để học sinh có “phông nền”, “vốn liếng” từ đó lĩnh hội, suynghĩ, đào sâu, tìm tòi, dần nâng cao kiến thức văn học của mình
Học sinh là chủ thể trong quá trình học tập, nên cần thúc đẩy học sinhvận động, giáo viên chỉ định hướng, gợi mở và truyền cảm hứng cho học trò
4.2 Phương pháp thực hành
Song song với việc cung cấp kiến thức, trong quá trình học cho học sinhthực hành làm quen với các dạng, các kiểu đề nghị luận xã hội và nghị luận vănhọc Từ đó hình thành kĩ năng làm văn, tạo sự tự tin cho học sinh bước vào kìthi
4.3 Phương pháp kiểm tra, khảo sát
Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành làm bài với nhiều dạng đề, kèmchặt thời gian để tạo lực đẩy (làm đúng 180 phút như khi thi), từng bước pháthuy khả năng của học sinh, nắm được ưu điểm – nhược điểm của từng em để cóthể điều chỉnh, uốn nắn kịp thời, giúp các em ngày càng tiến bộ
4.4 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Chúng tôi tiến hành thống kê hai nhóm học sinh ôn thi học sinh giỏi trước
và sau khi áp dụng sáng kiến để đánh giá mức độ hiệu quả: một nhóm lớp 11 đãđược học trước 1 năm, học thời gian dài hơn, một nhóm lớp 10 vừa vào cấp III,học thời gian ngắn hơn (6 tháng)
Trang 6II NỘI DUNG
1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
Môn Ngữ văn cũng như các môn học khác là một môn khoa học nhưng cónhững nét đặc thù riêng “Môn Ngữ văn giúp học sinh cảm nhận vẻ đẹp củacuộc sống, xã hội, con người và thế giới khách quan, hình thành cho học sinhnhững kĩ năng nghe – nói – đọc – viết và khả năng giao tiếp trong cuộc sống,giúp học sinh hướng đến Chân – Thiện – Mỹ”[5] Không như những môn họcKhoa học xã hội khác chủ yếu cần khả năng ghi nhớ môn Ngữ văn đòi hỏi khảnăng cảm thụ, phân tích, so sánh, tổng hợp…
“Ngữ văn là bộ môn khoa học xã hội mang tính nghệ thuật cao nên khinghiên cứu giảng dạy đòi hỏi người dạy phải có vốn kiến thức, vốn sống, sựnhạy cảm và quá trình làm việc nghiêm túc, công phu”[4] Người dạy cũng cầncập nhật, bám sát thực tiễn, lấy mục đích dạy – học văn để phục vụ cuộc sống,
để chính cuộc sống kiểm nghiệm và khẳng định
Với đối tượng học sinh thông thường khi học văn chỉ cần đáp ứng yêu cầunắm vững nét chính về tác giả, kiến thức cơ bản của tác phẩm, có kĩ năng làmvăn Học sinh giỏi văn phải là học sinh có khả năng cảm thụ, nhạy cảm, biếtrung cảm trước một câu thơ hay, đồng cảm với số phận nhân vật, vốn từ phongphú, có những từ “đắt”, có kĩ năng khái quát, tổng hợp vấn đề Và cũng rất cần
sự chăm chỉ, miệt mài, có phương pháp học tập phù hợp, học bằng sự say mê.Tất nhiên vai trò của người thầy cũng vô cùng quan trọng, là người định hướng,cung cấp kiến thức và truyền lửa đam mê Thiếu “lửa” thì không thể cháy,không thể trở thành học sinh giỏi văn được
2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
1.1 Thuận lợi
Những năm gần đây nhà trường và địa phương rất quan tâm đến giáo dục,BGH trường THPT Ngọc Lặc lên kế hoạch cụ thể để chỉ đạo chuyên môn vàquan tâm đến việc ôn luyện, bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi
Tuy một số học sinh có thành tích tốt đã “đầu quân” vào trường THPT LamSơn nhưng vẫn còn một số ít học sinh có tố chất văn chương, có khả năng bồidưỡng Bản thân người giáo viên đã có sự đầu tư chuyên môn theo chiều sâu,nâng cao năng lực, trình độ, tâm huyết trong công tác ôn luyện, bồi dưỡng họcsinh giỏi
1.2 Khó khăn
a) Về phía giáo viên:
- Tài liệu hướng dẫn ôn luyện học sinh giỏi không phổ biến nên giáo viênphải tự tìm tòi, tích lũy, tự tìm ra hướng đi, cách ôn luyện phù hợp
- Giáo viên phải đảm bảo được công việc đứng lớp theo quy định, họcsinh thì lịch học khá dày nên phải sắp xếp, tận dụng thời gian cho hợp lí
Trang 7b) Về phía học sinh:
- Hiện nay học sinh tiếp xúc nhiều với công nghệ nên ngại đọc sách, ngạihọc văn, khả năng cảm thụ văn chương còn hạn chế Có những em thích đọcsách thì lại “sa chân” vào thế giới ngôn tình, mơ mộng về những chàng hoàng
tử, soái ca trong đời thực mà ít khi chịu đọc nghiêm túc chứ đừng nói đến cảmthụ, đào sâu, tìm tòi, phát hiện vẻ đẹp của văn chương
- Trường THPT Ngọc Lặc là một trường miền núi, nằm trên địa bàn thịtrấn Ngọc Lặc vừa lên đô thị loại 4, phân loại rõ các kiểu học sinh: một bộ phậnnhiễm lối sống thành thị ăn chơi đua đòi, một bộ phận học sinh dân tộc thiểu sốtrình độ nhiều hạn chế, một bộ phận ham học thì điều kiện gia đình, địa lý nhiềukhó khăn… Vì lẽ đó để chọn được những học sinh có tố chất văn chương khôngphải điều dễ dàng
- Ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi bao giờ cũng cần cả một quá trình đầu
tư lâu dài về cả chất và lượng, nên tâm lý chung của cả phụ huynh và học sinh làngại áp lực, ngại sự kéo dài về thời gian mà sợ không có kết quả gì, muốn dồnthời gian học các môn thi vào Đại học
- Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh là đề thi chung cho cả miền xuôi và miềnnúi, trường chuyên và không chuyên, mà học sinh miền núi độ dày về kiến thức
và khả năng tiếp nhận văn chương có nhiều hạn chế hơn
3 GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH
3.1 Phát hiện nhân tố học sinh giỏi
Bồi dưỡng học sinh giỏi không giống đối tượng học sinh thông thường,nên việc phát hiện, chọn lọc được những học sinh có năng khiếu, có chất văn làđiều vô cùng quan trọng Bởi lẽ văn chương rất cần khả năng cảm thụ, rung cảmchứ không phải cứ gò ép, cứ đọc nhiều là được Một học sinh học được mônVăn nhưng nếu không có chất văn, không có năng khiếu thì khó có được sức bậtkhi thi học sinh giỏi, cố gắng thì cũng chỉ có thể chạm ngưỡng Và với bài viếtcủa những học sinh này người đọc dễ có cảm giác “làm văn”, mà chưa phải là sụthấu hiểu, đồng cảm, đau nỗi đau của nhân vật, vui sướng với hạnh phúc của chủthể trữ tình, cảm thương, trân trọng, đau đớn trước số phận riêng bất hạnh củanhà văn, nhà thơ, khiến mỗi dòng văn như chảy ra từ trái tim thấu cảm, nhân ái
Phát hiện được học sinh có năng khiếu văn chương, chỉ cần người giáoviên có năng lực, có nhiệt huyết, biết thúc đẩy, phát huy điểm mạnh của học trò,bồi đắp những phần non nớt thì chắc chắn sẽ có thu hoạch
3.2 Lên kế hoạch nội dung ôn tập
Dân gian có câu “có bột mới gột nên hồ”, nên việc xây dựng kế hoạch ôntập, tạo nền tảng kiến thức cho học sinh là điều vô cùng quan trọng Bởi nếukhông có kiến thức thì dù lời văn bay bổng vẫn chỉ tạo sự sáo rỗng, hoa mỹ,không có chiều sâu
Lượng kiến thức cần trang bị cho học sinh giỏi là vô cùng lớn, nên giáoviên cần có kế hoạch cụ thể, chi tiết cho từng phần, phân bố thời gian hợp lý
Trang 83.2.1 Dạy học theo chuyên đề
Chương trình ôn thi học sinh giỏi Ngữ Văn lớp 11 đã được giới hạn lượngkiến thức trọng tâm, nhưng vẫn cần chia ra các chuyên đề để ôn theo chiều sâu,
cụ thể có thể chia thành các phần như sau:
Chuyên đề 1: Nguyễn Đình Chiểu và “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” (đi sâu
vào vẻ đẹp bi tráng của tượng đài người nông dân – nghĩa sĩ bất tử lần đầu tiênxuất hiện trong văn học dân tộc)
Chuyên đề 2: Hồ Xuân Hương và “Tự tình II” (lưu ý chùm ba bài thơ
“Tự tình”, số phận éo le, ngang trái của nữ sĩ)
Chuyên đề 3: Văn học sử từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945.
Chuyên đề 4: Thạch Lam và “Hai đứa trẻ” (văn học lãng mạn, chú ý
phong cách Thạch Lam trong tương quan với nhóm “Tự lực văn đoàn”)
Chuyên đề 5: Nguyễn Tuân và “Chữ người tử tù” (văn học lãng mạn, chú
ý tập truyện ngắn “Vang bóng một thời”, phong cách tài hoa – độc đáo củaNguyễn Tuân)
Chuyên đề 6: Nam Cao với “Chí Phèo” và “Đời thừa” (văn học hiện thực
phê phán, chú ý đến hai mảng đề tài về người nông dân nghèo và người trí thứcnghèo, những khám phá mới mẻ của Nam Cao tạo nên phong cách riêng…)
Chuyên đề 7: Vũ Trọng Phụng và “Hạnh phúc của một tang gia” (lưu ý
mở rộng về tiểu thuyết “Số đỏ” và nghệ thuật trào phúng bậc thầy của Vũ TrọngPhụng)
Chuyên đề 8: Tản Đà và “Hầu Trời” (chú ý Tản Đà là gạch nối giữa hai
thế kỉ, cái tôi lãng mạn, quan niệm văn chương mới mẻ…)
Chuyên đề 9: Xuân Diệu với “Vội vàng” và “Đây mùa thu tới”(chú ý làm
rõ cái mới của thơ Xuân Diệu “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” vớigiọng thơ sôi nổi đắm say, quan niệm nghệ thuật mới mẻ…)
Chuyên đề 10: Huy Cận và “Tràng giang”(giọng thơ sầu “ảo não”)
Chuyên đề 11: Hàn Mặc Tử và “Đây thôn Vĩ Dạ” (chú ý cuộc đời bất
để có cái nhìn bao quát về một thời đại văn học
3.2.3 Dạy học chú trọng những giá trị riêng độc đáo
Bên cạnh đó vẫn rất cần hướng dẫn cho học sinh thấy đặc tính riêng biệt
của từng cây, những giá trị riêng, nét đẹp độc đáo trong từng tác phẩm cũng như
Trang 9phong cách sáng tác riêng, “giọng riêng biệt trong cổ họng” mỗi nhà văn, nhàthơ Với Huy Cận là cái buồn “ảo não” của một “chàng Huy Cận xưa nay haysầu lắm”, là “nỗi buồn thế hệ” của cả một thế hệ thanh niên trí thức chưa tìmthấy lối ra vì sống trong cảnh nước mất nhà tan Với Xuân Diệu là giọng thơ sôinổi, đắm say, cuống quýt, vồ vập, ham hố…Nam Cao bộc lộ “đôi mắt mới” khikhám phá những số phận con người, phong cách tài hoa – độc đáo của NguyễnTuân…
3.2.4 Đặt tác phẩm trong mối quan hệ mật thiết với tác giả
Đồng thời khi dạy về tác phẩm cũng không thể tách rời tác giả, đặc biệt là
những tác giả có cuộc đời, số phận đặc biệt Chẳng hạn như khi dạy bài “Đây
thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử không chỉ đơn giản cung cấp kiến thức về bài thơ,
mà cần lưu ý về số phận bất hạnh của Hàn với những khắc khoải, đau đớn, sống
là chạy đua với từng phút từng giây vì lưỡi hái tử thần ngay trước mắt Giáoviên phải truyền được xúc cảm về một thi sĩ khao khát sống, khao khát sáng tạonhưng luôn bị nỗi đau dày vò đến ám ảnh, thấy được sức sáng tạo mãnh liệt củaHàn trong phong trào Thơ mới với hai thế giới thơ đối lập: những bài thơ rùngrợn, ma quái với hai hình tượng chính là hồn và trăng; những bài thơ trong trẻo,sáng đẹp đến lạ thường như “Đây thôn Vĩ Dạ” “Mùa xuân chín”… Hai thế giớithơ như sự hiện thân của sự giằng xé mãnh liệt trong nội tâm Hàn Mặc Tử, vừakhao khát được sống, khao khát tình yêu và hạnh phúc; vừa đau đớn vì bị bệnhtật dày vò, vì tử thần có thể đến gõ cửa bất cứ lúc nào Sự dày vò đến đau đớntrong tâm tưởng thi nhân bởi sự đối lập giữa hai thế giới “trong này” ảm đạm,thiếu sinh khí và “ngoài kia” thắm sắc đượm hương: “Ngoài kia xuân đã thắmhay chưa, Trời ở trong đây chẳng có mùa”…
3.2.5 So sánh các đơn vị kiến thức
Khả năng so sánh, đối chiếu những vấn đề có điểm gặp gỡ, giao thoa đểtìm ra nét chung – riêng cũng vô cùng quan trọng trong quá trình ôn luyện Vídụ: Cảm giác sống vội vàng, phấp phỏng lo âu trong thơ Hàn (“Thuyền ai đậubến sông trăng đó, Có chở trăng về kịp tối nay?”) có thể liên tưởng đến thái độsống vội vàng trong thơ Xuân Diệu (“Mau với chứ, vội vàng lên với chứ; Em,
em ơi tình non sắp già rồi” (Giục giã); “Mau đi thôi, mùa chưa ngả chiều hôm,
Ta muốn ôm, Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn…”(Vội vàng)…) Tuy nhiêncần định hướng cho học sinh thấy được thái độ, cảm giác sống vội vàng của hainhà thơ là khác nhau: Nếu với Hàn chỉ được sống không thôi đã là một điềuhạnh phúc rồi thì với Xuân Diệu sống là tận hiến, tận hưởng cuộc sống, là “cái
ly tràn đầy cuộc sống tôi dâng”, là sự ham hố, vồ vập, cuống quýt trước thiênđường trên mặt đất Từ đó phân định được phong cách sáng tác riêng của hai
“đỉnh cao Thơ mới” (Chu Văn Sơn)
Hay khi dạy “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam phải liên hệ với nhóm Tự lựcvăn đoàn, dạy “Chí Phèo” phải liên hệ với “Tắt đèn”(Ngô Tất Tố), “Bước đườngcùng”(Nguyến Công Hoan)… để thấy mặc dù Nam Cao là người đến sau nhưngvẫn chứng tỏ được trình độ bậc thầy của mình
Trang 103.3 Cung cấp tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo đối với học sinh giỏi văn là rất quan trọng, cần cungcấp cho học sinh danh mục tài liệu cần thiết, khuyến khích đọc nhiều để mởrộng, nâng cao vốn từ, vốn kiến thức, học cách hành văn, có những trải nghiệmcuộc sống… Học trò đọc nhiều sẽ thấm dần, ngấm dần và tiến bộ từng ngày màbản thân cũng không ngờ tới Đó là sự trưởng thành trong suy nghĩ, cảm thụ, có
sự nhạy bén hơn khi tiếp cận các tác phẩm văn học Trong quá trình ôn luyện,chúng tôi chú trọng cho học sinh những tài liệu như: “Giảng văn văn học ViệtNam”, “217 đề và bài văn”, “Những bài văn đạt giải quốc gia”, “Muốn viết đượcbài văn hay”, “Thi nhân Việt Nam”, “Ba đỉnh cao Thơ mới”, “Tuyển tập đề thiOlympic 30 tháng 4 Ngữ văn 11”, “Các bài văn nghị luận xã hội”…
Bên cạnh đó học sinh thời nay đa phần đều sử dụng tài khoản facebook,thay vì sử dụng chỉ để giải trí chúng tôi hướng dẫn học sinh theo dõi các trangcung cấp tài liệu môn văn, như “Học văn – văn học”, “Quà tặng văn học”,
“Nhóm học văn”, “Văn học và những cảm nhận”… cập nhật thường xuyên các
đề thi học sinh giỏi các tỉnh, các kiến thức bổ ích hình thành những kiến thức đachiều
Học sinh giỏi văn đòi hỏi phải có vốn kiến thức rộng và sâu, nên cần cungcấp đa dạng kiến thức cho học sinh, như những nhận định hay về văn học: “Vănchương vượt ra ngoài những định luật của sự băng hoại, chỉ mình nó không thừanhận cái chết” (Sê-đrin).“Một nhà nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo trongcốt tủy” (Sê khốp),“Nhà văn phải là người thư kí trung thành của thời đại”.(Banlzac).“Thi ca là một tôn giáo không kỳ vọng” (Jean Cocteau)…
Khi dạy về các tác giả, tác phẩm thì cung cấp những nhận định hay củachính tác giả về văn chương hay những nhận định của các nhà nghiên cứu về họ,chẳng hạn như mỗi tác giả trong phong trào Thơ mới có những nhận định khácnhau: với Xuân Diệu (“Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loàingười Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian” – Thế Lữ,
“Tôi mở đầu tuyển tập hàng trăm tác giả này bằng nhà thơ Nga Puskin và kếtthúc bằng nhà thơ Xuân Diệu – Việt Nam, Xuân Diệu là nhà thơ lớn của phươngĐông vậy” – nhà thơ nữ Bungari Bra – gri – a – ma, “Thơ Xuân Diệu còn làmột nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này, Xuân Diệusay đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tậnhưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình” – Hoài Thanh…), với Huy Cận (“Huy Cậnlượm lặt những chút buồn rơi rác để rồi sáng tạo nên những vần thơ ảo não.Người đời sẽ ngạc nhiên vì không ngờ với một ít cát bụi tầm thường thì ngườilại có thể đúc thành bao châu ngọc", “Nhà thơ đã gọi dậy cái hồn buồn củaÐông Á, đã khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõiđất này” - Hoài Thanh…) Dạy về Thạch Lam hay Nam Cao thì cần lưu ý quanniệm nghệ thuật của chính tác giả (“Đối với tôi văn chương không phải là cáchđem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên ; trái lại văn chương là một thứkhí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cáithế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phongphú hơn” - Thạch Lam, “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không
Trang 11nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từnhững kiếp lầm than”, “cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy những vangđộng của đời”, tác phẩm văn học “phải chứa đựng một cái gì lớn lao, vừa đauđớn lại vừa phấn khởi Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… -Nam Cao)
Cung cấp khéo léo, có hệ thống những dạng kiến thức này sẽ tạo hứng thú
và mở rộng, nâng cao kiến thức cho học sinh
3.4 Rèn luyện hệ thống kĩ năng khi làm bài
Trong quá trình bồi dưỡng, ôn luyện muốn đạt kết quả cao giáo viên cầnrèn luyện cho học sinh những kĩ năng cần thiết để không lúng túng trong khi làmbài, thi cử, càng cụ thể, chi tiết thì học sinh càng dễ tiếp thu, nhanh tiến bộ Quátrình rèn kĩ năng sẽ gồm các bước sau:
3.4.1 Rèn luyện kĩ năng nhận diện, tìm hiểu đề
Đây là kĩ năng quan trọng đầu tiên trong quá trình ôn luyện Bởi lẽ đề thi họcsinh giỏi tuy chia thành hai phần rõ rệt: nghị luận xã hội và nghị luận văn họcnhưng dạng đề, kiểu đề vô cùng phong phú, nếu không biết cách nhận diện đề,nắm được yêu cầu của đề để có hướng đi đúng thì bài viết sẽ lạc đề hoặc xa đề
a Dạng đề nghị luận xã hội
Hiện nay để đáp ứng việc đánh giá đúng năng lực của học sinh, đề nghịluận xã hội được ra theo hướng mở, cho học sinh một không gian rộng rãi đểphát huy trí tưởng tượng, sức sáng tạo, thể hiện những cảm nhận, suy nghĩ cánhân trước những gì được quan sát, được tiếp nhận, được trải nghiệm trong cuộcsống
Tuy nhiên, mặc dù tâm lí rất hứng thú nhưng nhiều em không tránh khỏicảm giác lúng túng, hoang mang, không biết nên đi hướng nào cho đúng Thêmnữa, yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội đối với học sinh giỏi là rất cao, đòi hỏivốn sống phong phú, biết dùng lí lẽ, kiến thức xã hội để bình luận, chứng minhbảo vệ cho quan điểm của mình Để làm tốt thì việc đầu tiên vẫn là phải xácđịnh đúng, trúng vấn đề mà đề bài yêu cầu
Ví dụ 1: Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2017 – 2018 vừa qua:
Thông điệp sâu sắc nhất mà anh(chị) nhận được trong bài thơ sau:
Mùa đông đang đến gần
Những bầy chim bắt đầu thấy lạnh
Rủ nhau về phương Nam lẩn tránh
Dù suốt mùa hè ca ngợi quê hương
Chỉ có đại bàng vẫn ngồi im
Lặng lẽ nhìn những hàng cây trút lá Khi quê hương gặp những ngày băng giá Đại bàng không bỏ bay đi
(Raxun Gamzatop)
Với đề bài này yêu cầu học sinh xác định được hướng đi: tìm ra một
thông điệp sâu sắc nhất và tập trung đi sâu bàn luận, chứng minh, sử dụng lí lẽ,căn cứ xác đáng và có thái độ bàn luận nghiêm túc, thiện chí ( Thông điệp về
Trang 12tình cảm, thái độ của con người đối với quê hương trong những khó khăn, thửthách; Thông điệp về thái độ, hành vi ứng xử khác nhau của con người trongcùng một hoàn cảnh (khi thuận lợi, gặp thời thì chen chân xu nịnh, khi gặp khókhăn trở ngại thì thờ ơ, bỏ cuộc, né tránh, mưu lợi cá nhân…), thông điệp về lốisống không phô trương, ồn ào, khi gặp khó khăn không nản lòng, chấp nhận đốidiện vượt qua thử thách, sống tình nghĩa, thủy chung, giàu trách nhiệm…) Nếu
học sinh không xác định được một thông điệp mà nêu ra các ý nghĩa, bài học
chung chung thì bài viết sẽ bị loãng, không đúng trọng tâm và tất nhiên kết quảkhông cao
Ví dụ 2: Đề bài: Con lật đật.
Với đề nghị luận xã hội chỉ gồm một câu, một hình ảnh sẽ rất khó để họcsinh xác định đúng hướng đi, làm thế nào để trình bày vấn đề không quá hẹpcũng không quá rộng nên cần xác định trọng tâm: Tinh thần lạc quan, dũng cảm,không lùi bước trước khó khăn; cho dù vấp ngã vẫn dũng cảm tiến lên phíatrước…
Ví dụ 3: Đề bài:
Ngạn ngữ có câu: “Cuộc đời ngắn ngủi không cho phép ta ước vọng quánhiều” Nhà văn Nga M.Pris-vin lại cho rằng: “Phải ước mơ nhiều hơn nữa, phảithiết tha hơn nữa để biến tương lai thành hiện tại”
Suy nghĩ của anh(chị) về những quan điểm trên[2]
Dạng đề này nêu ra hai ý kiến có vẻ trái ngược nhau song đều là nhữnglời khuyên bổ ích, giúp con người có cách định hướng, lựa chọn hướng đi đúngđắn cho cuộc sống Vậy vấn đề đặt ra là không nên cực đoan theo một ý kiến,một hướng đi mà cần có sự linh hoạt, mềm dẻo khi giải quyết vấn đề Bài họcrút ra là: Phải có những hành động tích cực, những nỗ lực không ngừng để biếnước mơ thành hiện thực, để đi tới thành công; lòng tự tin là rất cần thiết nhưngcũng rất cần sự đánh giá đúng về năng lực bản thân, tránh việc chạy theo nhữngước mơ viển vông, xa rời thực tế
Qua ba ví dụ trên có thể thấy dạng đề nghị luận xã hội rất phong phú, nênviệc nhận diện, phát hiện đúng yêu cầu của đề bài là rất cần thiết, là bậc thangđầu tiên để đi đến thành công
b Đề nghị luận văn học
Phần nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi có cấu trúc điểm 12/20,một số điểm cao Yêu cầu của đề thường gồm 2 phần: phần lí luận trình bày hiểubiết, sự kiến giải về một nhận định, ý kiến; phần vận dụng, chứng minh tácphẩm văn học cụ thể bám sát vào nhận định, lí luận
Đối với học sinh lớp 10, 11, kiến thức lí luận còn hạn chế nên việc xácđịnh đúng vấn đề lí luận không phải dễ dàng Nếu xác định sai vấn đề lí luận bàiviết sẽ lệch hướng hoàn toàn Vì vậy người giáo viên cần dạy kĩ các kiến thức líluận cơ bản, cần thiết (phong cách nghệ thuật, trào lưu văn học, tiếp nhận vănhọc, các chức năng của văn học, nội dung và hình thức của văn bản văn học,ngôn ngữ nghệ thuật, giá trị nghệ thuật… ) rồi tung ra các dạng đề để học sinhlàm quen, nhận diện, tránh việc các em lúng túng dẫn đến hướng đi sai khi làmbài
Trang 13Ví dụ:
Đề bài 1: Có ý kiến cho rằng: “Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái
đẹp chính ở chỗ mà không ai ngờ tới, cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, chongười đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức” (Thạch Lam)
Anh(chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Phân tích nhân vật viên quản ngụctrong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân để thấy sự “phát hiện” cũngnhư “bài học trông nhìn” mà tác giả đã gửi gắm[2]
Với đề bài này cần làm rõ trọng tâm vấn đề: sứ mệnh, trách nhiệm cao cảcủa nhà văn là phải phát hiện được những cái đẹp khuất lấp để đem lại nhữngnhận thức mới mẻ cho người đọc Đó cũng là thiên chức của người nghệ sĩ Từ
đó bàn luận về ý kiến, chứng minh qua nhân vật viên quản ngục
Đề bài 2: Người Trung Quốc xưa cho rằng: “Thơ hay như người con gái
đẹp, cái để làm quen là nhan sắc nhưng cái để sống với nhau lâu dài là đức hạnh;chữ nghĩa là nhan sắc của thơ, tấm lòng mới là đức hạnh của thơ”[3]
Anh(chị) hiểu lời nhận định trên như thế nào? Hãy làm rõ vẻ đẹp của mộtbài thơ hay đã được học trong chương trình Ngữ văn 11
Cần làm rõ ý kiến: Từ việc giải thích các từ chìa khóa: “nhan sắc”: hìnhthức (cái bên ngoài, phần xác), “đức hạnh”: nội dung (cái bên trong, phần hồn –đời sống tình cảm), “chữ nghĩa”: ngôn ngữ, “tấm lòng”: tư tưởng tình cảm làm
rõ nội dung nhận định: Người Trung Quốc xưa đưa ra một quan niệm về phẩmchất của thơ hay: Thơ hay là thơ có ngôn ngữ đẹp, hấp dẫn, có nội dung cảm xúcphong phú, lắng đọng, sâu sắc, nhấn mạnh yếu tố nội dung, cảm xúc của thơ làyếu tố lâu bền, tiêu chí quan trọng đánh giá giá trị của thơ
Nhận định này nói đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ thơ với cảm xúc thơ làmột chỉnh thể nghệ thuật có quan hệ mật thiết hữu cơ như phần hồn và phần xáccủa cơ thể con người Thơ hay là thơ có sự hài hòa giữa nội dung và hình thức
Sau khi xác định được vấn đề tập trung chứng minh bằng một tác phẩmvăn học cụ thể
3.4.2 Rèn luyện kĩ năng mở bài và kết bài
Viết mở bài và kết bài có vẻ như là điều dễ dàng, ai cũng làm được nhưngthực tế để có mở bài hay, ấn tượng, mang dấu ấn độc đáo của cá nhân cũng cần
sự rèn luyện Có thể gợi ý cho học trò tham khảo các mở bài – kết bài trong củahọc sinh đạt giải quốc gia, hướng dẫn sử dụng các ý kiến, nhận định có liên quanđến vấn đề nghị luận để viết cho phù hợp Tất nhiên, trước khi viết cần hướngdẫn các em định hình vấn đề, nuôi dưỡng cảm xúc để viết cho đúng, cho hay
Chúng tôi dẫn ra đây một mở bài, kết bài của học trò sau quá trình rènluyện:
- Mở bài:
“Đã từ lâu, rất lâu tôi luôn tâm niệm câu nói của một nhà văn nước ngoài:
“Văn học nằm ngoài những định luật của băng hoại, chỉ mình nó không thừanhận cái chết” (X Sê-đrin) Văn chương trường tồn cùng thời gian bởi nó làtiếng lòng, tâm tư của con người, là sự phản ánh hiện thực khách quan thông qualăng kính chủ quan của người nghệ sĩ Chính vì vậy nhà phê bình văn học ngườiNga Biêlinxki từng viết: “Tác phẩm văn học sẽ chết nếu nó không phải là tiếng
Trang 14thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi haytrả lời những câu hỏi đó” Truyện ngắn “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao cóchỗ đứng vững chắc trong lòng độc giả bởi đó là tác phẩm như thế!
- Kết bài:
“Năm tháng qua đi, bốn mùa luôn luân chuyển nhưng “Chí Phèo” củaNam Cao vẫn luôn là một đỉnh cao văn học được bạn đọc quan tâm và đón nhận,vẫn mãi là bông hoa tỏa ngát hương thơm trong làng văn Việt Nam Trái tim tôivang những nhịp đập thổn thức trước nỗi đau và khát khao sống của nhân vật,còn bạn, bạn rung động bởi điều gì, đâu là lí do khiến bạn trăn trở, suy tư?”
3.4.3 Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý
Lập dàn ý là khâu quan trọng để bài viết có một hệ thống ý mạch lạc, rõràng, logic, tránh việc bỏ sót ý, lặp ý Một bài văn muốn mạch lạc, logic thì phảixác định được các luận điểm, từ đó triển khai thành các đoạn văn Trường hợpkhông xác định được luận điểm bài viết sẽ mơ màng, lan man, không điểm đầu,không điểm cuối, thể hiện khả năng tư duy, phân tích vấn đề thiếu khoa học
Tất nhiên không cần thiết phải lập các dàn ý chi tiết mà chủ yếu rèn chohọc sinh khả năng xác định luận điểm, nhiều khi chỉ cần sử dụng các gạch đầudòng để vạch ý
- Chứng minh bằng dẫn chứng (phải có tính phổ quát, thuyết phục)
- Phê phán, bác bỏ những hiện tượng đi ngược lại chân lý
- Liên hệ bản thân (phần này cần khéo léo, sáng tạo nếu không sẽ khiêncưỡng, đi theo lối mòn cũ)
- Dạng đề nêu ra hai ý kiến rồi yêu cầu lí giải: Giải thích ý nghĩa từng ýkiến (từ chìa khóa, vế câu (nếu có), ý nghĩa cả câu); nhận định xem hai ý kiếnđối lập hay bổ sung cho nhau về mặt ý nghĩa, từ đó có hướng bàn luận, chứngminh, mở rộng vấn đề phù hợp
- Dạng đề từ một bài thơ, đoạn thơ, ý thơ yêu cầu rút ra thông điệp ýnghĩa: Dạng đề này đòi hỏi khả năng phát hiện vấn đề một cách nhạy bén, cần cảkhả năng cảm thụ
- Dạng đề từ một ý kiến, nhận định (thường là chân lý) trình bày thôngđiệp, bài học ý nghĩa rút ra được: Cần bám sát vào nội dung ý kiến để có hướngbàn luận, kiến giải phù hợp
b) Đề nghị luận văn học
Trang 15Từ thực tế giảng dạy, ôn luyện cho học sinh, chúng tôi thấy khi học sinhkhông xác định được luận điểm, không biết lập dàn ý thường bài viết sẽ rất lanman, mơ màng, khi chấm bài đôi khi có cảm giác rối rắm như “lạc vào mêcung” Và trao đổi lại với học trò chính các e cũng thừa nhận mình rất lúng túngkhi viết nhưng không biết cách chia nhỏ vấn đề, và cũng không hài lòng với bàiviết của mình Vì thế, trước khi yêu cầu học sinh viết bài văn hoàn chỉnh, chúngtôi dành thời gian hướng dẫn các em vận dụng kiến thức, bám sát đề để lập dàn
ý cho bài văn Thực tế cho thấy sau khi kĩ năng này được rèn luyện thuần thục,bài viết trở nên rõ ràng, mạch lạc, tư duy “sáng” hơn, thuyết phục và thu hútđược người đọc
Với đề nghị luận văn học cho đối tượng học sinh giỏi cũng có nhiều dạng
đề, nhưng những năm gần đây thường là dạng nêu một ý kiến, nhận định liênquan đến kiến thức lí luận văn học rồi yêu cầu chứng minh ý kiến bằng một hoặchai tác phẩm văn học cụ thể Nhìn chung dàn ý gồm các bước sau đây:
- Giải thích ý kiến (chú ý cắt nghĩa những từ trọng tâm làm nổi bật vấnđề)
- Bàn luận về ý kiến, nhận định (phần này yêu cầu kiến thức lí luận vữngchắc để làm rõ, mở rộng, đi sâu các mặt ý kiến, nhận định)
- Chứng minh ý kiến, nhận định bằng tác phẩm văn học cụ thể:
+ Một tác phẩm: nếu đề bài yêu cầu chứng minh bằng một tác phẩm thìcần đi sâu vào các góc cạnh của vấn đề để có những kiến giải, bàn luận phù hợp
+ Hai tác phẩm: nếu đề yêu cầu chứng minh bằng hai tác phẩm thì cầnlàm rõ từng vấn đề trọng tâm theo yêu cầu đề bài trong từng tác phẩm một, sau
đó so sánh điểm tương đồng và khác biệt để rút ra kết luận
- Bình luận, đánh giá ý kiến: Sau khi chứng minh, cần quay trở lại ý kiến,nhận định ban đầu để có những đánh giá khái quát, tổng hợp vấn đề
3.4.4 Rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn và liên kết đoạn
Viết đoạn văn nghe qua thì có vẻ dễ dàng nhưng thực tế để viết được mộtđoạn văn tập trung làm rõ một chủ đề, và có sự liên kết với các đoạn văn đứngtrước và sau nó để tạo thành một chỉnh thể cần có sự rèn luyện Thực tế ôn luyệncho học trò chúng tôi thấy nhiều khi các em còn lúng túng khi liên kết đoạn văn,nội dung từng đoạn còn có sự trùng lặp hoặc không rõ ràng Chúng tôi hướngdẫn các em từ các luận điểm triển khai thành các đoạn văn diễn dịch để hệ thống
ý mạch lạc Và cần có sự mềm dẻo, linh hoạt khi liên kết các đoạn văn bằng cáccâu, các từ chuyển đoạn
3.4.5 Rèn luyện kĩ năng kiểm tra, thực hành
Đây là khâu cuối cùng nhưng rất quan trọng Bởi tâm lí tự tin trong phòngthi sẽ quyết định một phần kết quả bài viết Quá trình ôn luyện phải cho học sinhthực hành làm bài trong đúng thời gian 180 phút với nhiều dạng đề để các emlàm quen
Khả năng phân bố thời gian khi làm bài cũng cần được rèn luyện bởi khiluyện đề nhiều học sinh không co duỗi được thời gian, hết 180 phút mà chỉ hoànthành được 2/3 bài viết, hoặc nếu xong thì phần cuối cũng viết vội vàng, kết chonhanh vì hết thời gian khiến bài viết “nông”, tạo cảm giác “hụt hẫng” khi chấm
Trang 163.5 Sửa bài, chấm bài cho học sinh
Chấm, sửa bài cho học sinh, đặc biệt là học sinh giỏi đòi hỏi trình độchuyên môn vững vàng của giáo viên Phải sửa ý, câu, từ cho học trò một cách
kĩ lưỡng để các em thấy được chỗ sai và phải sửa cụ thể để không lặp lại hai lầncùng một lỗi Nhiều khi giáo viên phải dùng chính ngôn ngữ văn chương củamình để thay vào những từ, câu, đoạn văn chưa được giúp các em nhận thức vấn
đề và học tập
3.6 Quá trình nuôi dưỡng, truyền cảm hứng cho học trò
Đối với học sinh giỏi, sự yêu thích, niềm say mê khi đọc và học văn làđiều vô cùng ý nghĩa Muốn vậy người giáo viên phải truyền cảm hứng cho họctrò, khiến học trò tin phục Vậy phải làm gì để truyền cảm hứng? Trước tiên đòihỏi người dạy phải có trình độ, vững về chuyên môn, có đam mê và nhiệt huyết,bởi chân lý đơn giản là anh có lửa thì mới truyền lửa cho người khác được Khitrò đã yêu thích, say mê học văn thì thầy chỉ cần nhen nhóm, định hướng cònviệc “cháy” và tỏa sáng thế nào hãy để cho trò tự bộc lộ
Quá trình này cần luôn được củng cố, duy trì lâu dài, kịp thời tháo gỡ khókhăn, thắc mắc cho học trò, nhưng cần nhớ thầy chỉ là người hỗ trợ, còn đi đượcbao xa là do đôi chân của trò Vì thế quá trình ôn luyện đòi hỏi người thầy phảiluôn sát sao, khích lệ, động viên kịp thời, và nhiều khi phải là người chạy tiếpsức, nhưng chính yếu vẫn phải là sự nỗ lực của trò để đạt được thành quả cao
Thực tế ôn luyện cho học sinh lớp 10 để đi thi 11 có nhiều trở ngại: tròchưa đủ tự tin và kiến thức, khả năng lí luận còn rất hạn chế Vì vậy cần dạy tỉ
mỉ, chi tiết, luôn phải đồng hành cùng trò trên con đường chinh phục tri thức,tạo tâm thế thoải mái, rèn giũa sự tự tin và lòng quyết tâm cho học trò
4 THỰC NGHIỆM CHỨNG MINH GIẢI PHÁP
Năm học 2017 – 2018 chúng tôi tiến hành ôn luyện cho đối tượng học sinh lớp 10 và 11 để tham gia kì thi học sinh giỏi cấp Tỉnh Vì học sinh lớp 11
đã được ôn luyện trước trong cả năm học lớp 10 nên chúng tôi vẫn dạy theo cách truyền thống (bám sát đơn vị kiến thức của từng bài học rồi cho luyện đề), còn học sinh lớp 10 học sau, học trong thời gian ngắn (học trong vòng 6 tháng)
và nhận thức còn “non nớt” hơn nên tổ chức dạy riêng, đi sâu từng phần như giảipháp đã nêu Sau quá trình ôn luyện, khi đã đuổi kịp kiến thức lớp 11 thì chọn lại đội tuyển, cho làm đề và điều bất ngờ là: nhóm lớp 10 vượt trội hơn, nhạy bén hơn học sinh 11 trong nhận diện đề, viết mở bài kết bài độc đáo hơn, bài
viết mạch lạc, rõ ý, khoa học, đi sâu vào trọng tâm của đề.
Minh chứng rõ nhất là khi cùng tham gia kì thi học sinh giỏi cấp Tỉnh nămhọc 2017 – 2018 vừa qua 2 học sinh lớp 11 được học trước cả năm trời nhưngkhông đạt giải (Nguyễn Thị Huệ 11 điểm, Trương Công Việt 10 điểm) Còn họcsinh lớp 10 lại đạt giải Ba (Phạm Phương Ngân 13 điểm)
VÍ DỤ MINH HỌA:
4.1 Viết mở bài, kết bài:
Với dung lượng 20 trang sáng kiến kinh nghiệm không đủ để chúng tôinêu cụ thể kết quả từng phần sau rèn luyện của hai nhóm học sinh, chỉ xin dẫn rađây ví dụ nhỏ về việc viết mở bài, kết bài cho cùng một đề bài
Trang 17Đề bài: Bàn về thơ, nhà thơ Pháp Lamactin từng tâm sự: “Thế nào là thơ?
Đó không phải chỉ là một nghệ thuật, đó là sự giải thoát của lòng tôi”
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ “Vộivàng” của Xuân Diệu
- Mở bài:
+ Học sinh lớp 11: “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới,nổi tiếng với bài thơ “Vội vàng” “Vội vàng” của Xuân Diệu là một minh chứngcho câu nói của Lamactin: “Thế nào là thơ? Đó không phải chỉ là một nghệthuật, đó là sự giải thoát của lòng tôi”
+ Học sinh lớp 10: “Thơ ca – hai từ thật giản đơn mà chứa đựng bao điều
kì diệu Thơ là “chỗ dừng chân của tâm hồn” hay nó là “ngọn lửa thần”(Dec –gia – vin)? Có rất nhiều định nghĩa về thơ nhưng nguồn gốc của nó từ đâu màXuân Diệu lại gọi nó “là tiếng gọi đàn”? Thơ là sự bắt nguồn của những tâm hồnđồng điệu, đa cảm Vì thế mà nhà thơ Pháp Lamactin đã tâm sự: “Thế nào làthơ? Đó không phải chỉ là một nghệ thuật, đó là sự giải thoát của lòng tôi” Lờitâm sự ấy sao giống với lời tâm sự của Xuân Diệu trong bài thơ “Vội vàng” quávậy! Phải chăng “Vội vàng” cũng là một sự giải thoát nỗi lòng của Xuân Diệu?”
- Kết bài:
+ Học sinh lớp 11: “Bài thơ “Vội vàng” là minh chứng cho nhận địnhXuân Diệu là “ông hoàng thơ tình” với những vồ vập, đắm say, ham hố, mãnhliệt Gấp trang sách lại, bài thơ vẫn để lại những dư âm trong lòng ngưởi đọc,cho thấy sự tác động mạnh mẽ của thơ ca đối với con người và cuộc đời”
+ Học sinh lớp 10: “Thơ ca là tiếng hát của trái tim, “là lối thoát của cảmxúc” (T.S.Iliot) Thơ ca đẹp bởi những điều nó chứa đựng với bao điều kì diệu
và sâu sắc Bạn có như tôi, đắm say trong những ngân vang diệu kỳ của thế giớithi ca? “Vội vàng” của Xuân Diệu đánh thức trong tôi những rung cảm mãnhliệt, để tôi thấy mỗi giọt sương ban mai thêm long lanh, và được sống là điềutuyệt diệu nhất trên đời!”
Rõ ràng khi học sinh được ôn luyện cụ thể, chi tiết theo các bước, đượccung cấp tài liệu tham khảo thì cách viết mềm mại và sâu sắc hơn
4.2 Lập dàn ý:
Trong quá trình ôn luyện, học sinh 11 không được dạy chi tiết các kĩnăng khi làm bài (từ việc lập dàn ý, xây dựng đoạn văn…) nên bài viết thườngthiếu khoa học, mạch lạc, lặp ý, sót ý Còn học sinh lớp 10 được rèn kĩ quá trìnhnày nên không gặp lúng túng khi giải quyết vấn đề Chúng tôi dẫn ra đây mộtdàn ý được sử dụng để rèn kĩ năng cho học trò lớp 10:
Đề bài: “Là người không nên có cái tôi… Nhưng làm thơ thì không thể
không có cái tôi” (Tùy viên thi thoại – Viên Mai – Trung Quốc)
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy bình luận và làm sáng tỏ cáitôi của Xuân Diệu trong “Vội vàng” và của Huy Cận trong “Tràng giang”
Dàn ý:
a) Giải thích: