Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, vì vậy việc bồi dưỡng học sinh giỏi làbước đi đầu tiên để đào tạo nhân tài cho đất nước, cho địa phương và cũng là mộttrong những nhiệm vụ trọng tâm
Trang 1MỤc lỤc
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài………
2 Mục đích nghiên cứu
3 Đối tượng nghiên cứu………
4 Phương pháp nghiên cứu………
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1 Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu…
2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu……
3 Các sáng kiến kinh nghiệm đã thực hiện…
3.1 Tạo hứng thú học tập môn học cho học sinh
3.2 Tuyển chộn đối tượng học sinh giỏi
3.2.1.Yêu cầu của một học sinh giỏi
3.2.2 Cách chọn học sinh giỏi
3.3 Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng
3.3.1.Xác định khung chương trình
3.3.2 Xác định các mức độ kiến thức
3.3.3 Soạn thảo hệ thống kiến bồi dưỡng
3.4 Phương pháp ôn luyện, bồi dưỡng
3.4.1 Bồi dưỡng kiến thức bộ môn cho HS
3.4.2 Bồi dưỡng phương pháp tự học, tự kiểm tra cho HS
3.4.3 Bồi dưỡng các kĩ năng làm bài
4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận
2 Kiến nghị
* Tài liệu tham khảo * Phụ lục 2 2 3 3 3 4 4 4 5
5 6 6 7 7 7 10 11 14 14 14 16 18 19 19 19 21
22, 23
Trang 2PHẦN I : MỞ ĐẦU.
1 Lí do chọn đề tài:
Chọn nhân tài, bồi dưỡng nhân tài là một phần quan trọng trong “ chiến lược
phát triển con người” của Đảng và Nhà nước ta Điều đó đã được thể hiện rõ qua
việc chỉ đạo dạy và học trong các nhà trường Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII
đã nêu rõ: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng
đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” Điều 2 Luật
giáo dục cũng khẳng định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam pháttriển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trungthành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡngnhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc” Đặc biệt, trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, việc đào tạo, bồidưỡng nhân tài là một trong những yếu tố cần thiết để có thể tiếp cận với tiến bộkhoa học công nghệ của các nước trong khu vực và trên thế giới
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, vì vậy việc bồi dưỡng học sinh giỏi làbước đi đầu tiên để đào tạo nhân tài cho đất nước, cho địa phương và cũng là mộttrong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành giáo dục ở nước ta hiện nay.Nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đề ra, trong cáctrường học phổ thông nói chung, THCS nói riêng, đồng thời với nhiệm vụ phổ cậpgiáo dục, nâng cao chất lượng đại trà thì việc chăm lo bồi dưỡng học sinh giỏi đã
và đang được các cấp quản lí, chính quyền và nhân dân địa phương quan tâm, chútrọng Tại Điều I- Quy chế thi học sinh giỏi ban hành theo Quyết định 3479/1997/QĐ- BGD & ĐT ngày 1 tháng 11 năm 1997 đã nêu rõ: “Việc tổ chức bồi dưỡnghọc sinh giỏi và thi học sinh giỏi nhằm động viên khích lệ những giáo viên và họcsinh trong dạy và học, góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất lượng giáodục, đồng thời phát hiện học sinh có những năng khiếu để tiếp tục bồi dưỡng ở cấphọc cao hơn, nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước”
Như vậy, việc đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi là vấn đề cần thiết và cấpbách, bởi vì hơn lúc nào hết, đất nước đang cần những con người tài năng, đón đầutiếp thu những thành tựu khoa học mới, công nghệ hiện đại để phát minh ra nhữngsáng kiến, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế hiện nay Bồidưỡng học sinh giỏi là phát huy hết khă năng phát triển tiềm tàng của học sinh, làtạo nguồn học sinh giỏi cho các cấp học tiếp theo, thực hiện chiến lược “Bồi dưỡngnhân tài cho đất nước” Mặt khác, kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi là một tiêu chíkhông thể thiếu để đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên, đánh giá chấtlượng dạy học và sự phát triển của các nhà trường
Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung, trong đó có việc bồidưỡng học sinh giỏi môn GDCD ở cấp THCS vẫn còn những bất cập và khó khănnhất định như: Học sinh chưa thực sự hứng thú với môn học; việc tuyển chọn họcsinh; phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng vv Hiện tại vẫn chưa có tài liệu nghiêncứu nào bàn sâu về vấn đề này, phần lớn các giáo viên được giao nhiệm vụ bồi
Trang 3dưỡng học sinh giỏi bộ môn GDCD chỉ làm theo kinh nghiệm mà chưa tìm rahướng đi cụ thể nào cho công tác bồi dưỡng HSG đối với môn học này.
Từ những băn khoăn trên, bằng thực tế giảng dạy và bồi dưỡng HSG nhiềunăm tại trường THCS Cẩm Tân, tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm
để nâng cao chất lượng giảng dạy, đặc biệt là công tác bồi dưỡng HSG làm sao cho
có hiệu quả Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“ Một số kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD cấp THCS”.
3 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu đưa ra một số kinh nghiệm, biện pháp ôn luyện bồi dưỡngHSG môn GDCD cấp THCS (Tạo hứng thú môn học, chọn đối tượng học sinh,phương pháp ôn luyện, kết quả đạt được )
4 Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng và các tài liệu có liên quanphục vụ việc giảng dạy và bồi dưỡng HSG môn GDCD
Nghiên cứu qua các kênh thông tin, qua chương trình dạy học, chương trìnhbồi dưỡng thường xuyên, qua cách ra đề HSG những năm gần đây
Nhìn nhận, đánh giá thực trạng kết quả giảng dạy và bồi dưỡng HSG nhiềunăm tại trường THCS Cẩm Tân Bản thân đã đúc rút một số kinh nghiệm, biệnpháp để có thể đạt hiệu quả trong công tác bồi dưỡng HSG môn GDCD ở cấpTHCS
Trang 4PHẦN II : NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Môn Giáo dục công dân (GDCD) trong nhà trường nói chung và ở trườngTHCS nói riêng có vị trí, vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục cho học sinh ýthức và hành vi của người công dân, góp phần hình thành và phát triển ở các emnhững phẩm chất và năng lực cần thiết của công dân trong một xã hội công bằng,dân chủ, văn minh Một trong những tư tưởng đổi mới của GD- ĐT hiện nay làtăng cường giáo dục công dân cho học sinh, thể hiện trong nghị quyết của Đảng,Luật Giáo dục và các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo Luật Giáo dục
đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện
về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cánhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hộichủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho HS tiếp tụchọc lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”(Điều 27 – Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Mặt khác, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, đòihỏi phải có những con người lao động có chất lượng cao, năng động, sáng tạo, có
đủ bản lĩnh và những năng lực cần thiết để sống hội nhập trong xu thế toàn cầu hóahiện nay
Như vậy có thể nói, cùng với việc đổi mới về nội dung và phương pháp dạyhọc, thì việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung, trong đó có bồi dưỡngHSG môn GDCD là một hoạt động quan trọng và cần thiết để thực hiện chiến lược
“ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước và hội nhậpquốc tế hiện nay
2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
Qua thực tế giảng dạy và bồi dưỡng HSG môn giáo dục công dân nhiều năm
ở trường THCS Cẩm Tân, tôi nhận thấy bên cạnh những thuận lợi như: được sựquan tâm của các cấp lãnh đạo: Phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường ; Cácgiáo viên bộ môn GDCD hầu hết đều nhiệt tình, luôn tích cực đổi mới phươngpháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, luôn học tập, trao đổikinh nghiệm qua các buổi hội thảo, chuyên đề Song công tác bồi dưỡng học sinhgiỏi môn giáo dục công dân hiện nay ở trường THCS cũng bộc lộ những khó khăn,hạn chế nhất định như:
* Đối với phụ huynh- học sinh:
Do quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của môn GDCD trong đời sống
xã hội, một số phụ huynh và học sinh có thái độ xem thường, coi bộ môn GDCDchỉ là môn học phụ, không cần phải đầu tư Thậm chí có phụ huynh còn ngăn cảnkhông cho con em mình tham gia vào việc bồi dưỡng môn học này, dẫn đến hậu
Trang 5quả học sinh không có hứng thú với môn học, gây khó khăn trong việc tuyển chọn
và bồi dưỡng HSG môn GDCD hiện nay
* Đối với giáo viên:
Công tác dạy học môn GDCD hiện nay ở các nhà trường THCS nói chung,còn thiếu nhiều trang thiết bị như: máy chiếu, các tư liệu, tranh ảnh phục vụgiảng dạy Một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết đầu tư cho bài giảng, việc dạychay, chưa phát huy được tính tích cực học tập của học sinh còn phổ biến trong cácgiờ dạy Vì vậy kết quả học tập của học sinh chưa cao, chưa đạt yêu cầu Thựctrạng trên, đã gây khó khăn cho giáo viên trong việc phát hiện và lựa chọn đốitượng học sinh có tiềm năng để bồi dưỡng học sinh giỏi Vì vậy, nhiều giáo viêncũng không có hứng thú để đầu tư bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD, nên khiđược phân công chưa đạt hiệu quả
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú học tập mônGDCD khi giáo viên thực sự tâm huyết và có sự đầu tư vào bài giảng, biết pháthuy tính tích cực học tập của học sinh Đồng thời, để học sinh yêu thích, hứng thúhọc tập và tham gia lớp bồi dưỡng học sinh giỏi thi đạt kết quả, tôi đã không ngừngtìm tòi, nghiên cứu, đổi mới phương pháp và phát huy tác dụng của đồ dùng dạyhọc Chất lượng học tập và kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi hàng năm là động lực
để tôi đầu tư cho việc nghiên cứu giảng dạy bộ môn GDCD
Vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất một số kinh nghiệm trong công tác bồidưỡng HSG môn GDCD cấp THCS là vấn đề thiết thực, phù hợp với yêu cầu vànhiệm vụ của ngành, của đồng nghiệp, tâm huyết với bộ môn
3 Các sáng kiến kinh nghiệm đã thực hiện.
3.1 Tạo hứng thú học tập môn học cho học sinh:
Trong dạy học nói chung, bồi dưỡng HSG nói riêng, việc tạo hứng thú họctập cho học sinh đối với môn học là vấn đề cần thiết và quan trọng Sự hứng thú vàniềm đam mê môn học cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy cô chính là sơ sở
để học sinh phát huy tính tính cực, chủ động, kích thích sự tìm tòi, chiếm lĩnh trithức trong học tập Để tạo được sự hứng thú cho học sinh giỏi đối với môn GDCD,giáo viên cần có một số giải pháp quan trọng sau:
Thứ nhất là: Cần xây dựng cho học sinh có một thái độ và động cơ học tập
tốt Giáo viên phải giáo dục cho HS biết được tầm quan trọng, vai trò ý nghĩa củamôn học đối với bản thân, đối với thực tiễn cuộc sống xã hội Kết quả học tập vàthành công của các em trước hết là của bản thân các em, nhưng đó cũng là sảnphẩm của thầy cô, của nhà trường và gia đình.Vì vậy học sinh cần xác định rõ việchọc tập, rèn luyện phấn đấu cho bản thân và cả gia đình, nhà trường và xã hội Các
em phải có hứng thú, say mê, yêu thích môn học, có ý thức tự học, tự nghiên cứu,suy nghĩ sáng tạo khi giải quyết vấn đề Học sinh phải cần cù tích lũy và chăm chỉhọc tập, tìm tòi, khám phá đọc sách tham khảo và các tài liệu để mở rộng kiến thức
Trang 6môn học Có thái độ cởi mở với thầy cô, mạnh dạn đề xuất những đơn vị kiến thức
mà mình chưa hiểu để kịp thời được bổ sung, điều chỉnh
Thứ hai là: Giáo viên phải có phương pháp dạy học chất lượng, lôi cuốn
phát huy được tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh Hứng thú họctập của học sinh được tăng cường phần lớn chịu sự ảnh hưởng của phương phápdạy học ở giáo viên Do đó trong công tác bồi dưỡng HSG, giáo viên phải nắmchắc kiến thức chương trình môn học, không ngừng trau dồi kĩ năng, nâng caotrình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đảm bảo việc truyền thụ kiến thức một cách chínhxác, hấp dẫn và có chất lượng Giáo viên bồi dưỡng phải truyền được cảm hứngcho HS thông qua từng bài giảng Tạo cho các em một phương pháp học tập đúngđắn, phù hợp, cùng với sự nhiệt tình hướng dẫn của GV là động lực để các em đam
mê môn học, phấn đấu để đạt kết quả học tập tốt nhất
Thứ ba là: Phải xây dựng được một môi trường học tập thân thiện Trong bồi
dưỡng HSG môn GDCD, giáo viên phải xây dựng được mối quan hệ gần gũi, cởi
mở, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau giữa giáo viên với học sinh và giữa các HS tronglớp với nhau Cần động viên và tạo cho các em một tâm lí học tập thoải mái, tự tin,không gây áp lực, căng thẳng Học sinh không chỉ là đối tượng của dạy học, màcác em phải là chủ thể của quá trình dạy học, các em cần được tạo cơ hội để thamgia tích cực, được tương tác với thầy, với bạn, thông qua đó HS sẽ hứng thú, thônghiểu, ghi nhớ và chủ động chiếm lĩnh nội dung bài học
Thứ tư là: Cần phối hợp với gia đình – phụ huynh học sinh để tạo sự quan
tâm, động viên, khích lệ các em trong học tập Có thể nói, gia đình- phụ huynh HS
có tác động rất lớn đến thái độ và kết quả học tập của HS Vì vậy, giáo viên bồidưỡng cần liên hệ, vận động, tuyên truyền để phụ huynh học sinh nhận thấy đượcvai trò, ý nghĩa của bộ môn GDCD cũng như các môn học khác đều rất quan trọng
và cần thiết đối với các em Chất lượng và thành tích HSG các môn học trong đó
có môn GDCD đều là niềm vinh dự, tự hào của học sinh, của nhà trường và giađình Từ đó giúp các em có thêm sự hứng thú, hăng say trong học tập
3.2 Tuyển chọn đối tượng học sinh giỏi.
3.2.1.Yêu cầu của một HS giỏi môn GDCD:
Nhiều người nghĩ rằng môn GDCD chỉ là môn học thuộc lòng, nhưng thực
ra muốn học giỏi môn GDCD học sinh phải đọc nhiều và hiểu theo kiểu “mưa dầmthấm lâu” Nhưng điều quan trọng của một học sinh giỏi môn GDCD là:
- Trước hết, học sinh không những chỉ cần siêng năng, chăm chỉ mà còn phải
có trí nhớ tốt, có kĩ năng phân tích, lập luận, đánh giá nhận định và trình bày vấn
đề một cách khoa học, chặt chẽ Học sinh phải có tư duy sáng tạo, biết khái quátnội dung chương trình, biết đưa ra những thắc mắc về những điều còn mơ hồ cầngiải đáp
- Học sinh không chỉ nắm vững kiến thức cơ bản của môn học mà còn phảibiết độc lập suy nghĩ, tự tìm tòi tham khảo thêm nhiều sách vở, tư liệu để bổ sung
Trang 7vốn hiểu biết của mình Đặc biệt học sinh phải có sự đam mê, yêu thích và một thái
độ nghiêm túc trong học tập
- Học sinh phải biết kĩ năng phân tích đề, kĩ năng viết bài, trình bày bài làmmột cách có hệ thống lôgic, sạch đẹp Nhìn một bài viết chữ đẹp, sáng sủa bao giờcũng gây được thiện cảm cho người đọc Đây là một việc khó khăn nhưng lại làmột yêu cầu cần phải có của một học sinh giỏi môn GDCD Vì vậy, đòi hỏi họcsinh phải có ý thức và rèn luyện lâu dài
là không đạt hiệu quả Song, trong thực tế cũng không phải dễ dàng để lựa chọnđược học sinh có đầy đủ những tố chất cần có theo yêu cầu Vì vậy, giáo viên cầnphát hiện và lựa chọn học sinh có những tố chất cơ bản nhất của bộ môn, cụ thể là:
- Giáo viên cần lựa chọn những học sinh có khă năng phát hiện và giải quyếtvấn đề một cách nhanh nhạy, chính xác Học sinh có thái độ tích cực trong học tập,nắm vững kiến thức bài học, biết trình bày lập luận lôgic, kết hợp với chữ viết phải
rõ ràng, sạch đẹp
- Nên lựa chọn những học sinh có kết quả học tập từ khá, giỏi các môn họcNgữ văn, Lịch sử Bởi vì, kiến thức của các môn học này là sự bổ trợ rất cần thiếtcho học sinh trong quá trình bồi dưỡng HSG môn GDCD
3.3 Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng.
3.3.1 Xác định khung chương trình:
Nội dung chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD nằm trong cấutrúc tổng thể của chương trình môn GDCD ở trường THCS Tuy nhiên, giáo viêncần phải căn cứ vào cấu trúc, giới hạn đề thi trong từng năm theo hướng dẫn của
Sở giáo dục để xây dựng nội dung chương trình ôn tập cho sát hợp
* Cấu trúc đề thi HSG môn GDCD cấp tỉnh (Thực hiên từ năm học
2011-2012 đến nay):
- Lớp 6: Phần Pháp luật: 2,0 điểm (Chủ yếu là sử dụng câu hỏi trắc nghiệm
khách quan khai thác kiến thức ATGT và quyền trẻ em)
Trang 8+ Phần Pháp luật: 7,0 điểm
Căn cứ theo cấu trúc đề thi HSG môn GDCD cấp tỉnh như trên, tôi đã xâydựng nội dung chương trình bồi dưỡng HSG môn GDCD ở THCS gồm hai phầnlớn:
* Phần I- Các chuẩn mực đạo đức (chủ yếu ở các lớp 8,9), gồm có 4 chủ
đề với các nội dung tương ứng như sau:
4.Dân chủ và kỉ luật
IV Quan hệ với cộng đống, đất
nước, nhân loại:
- Lớp 8 ( 3 bài):
1 Tích cực tham gia các hoạt động chính trị
- xã hội
2 Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
3 Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ởcộng đồng dân cư
5 Lí tưởng sống của thanh niên
6 Trách nhiệm của thanh niên trong sựnghiệp CNH, HĐH đất nước
Trang 9* Phần II - Phần pháp luật: Nội dung kiến thức toàn cấp ( Từ lớp 6 đến lớp
9) gồm các chủ đề:
vụ của công dân trong gia đình
- Lớp 6 (1 bài): Công ước Liên hợp quốc vềquyền trẻ em
-Lớp 7 (1 bài): Quyền được bảo vệ, chămsóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam
-Lớp 8 (1 bài): Quyền và nghĩa vụ của côngdân trong gia đình
- Lớp 9 (1 bài): Quyền và nghĩa vụ củacông dân trong hôn nhân
II Quyền và nghĩa vụ của công
dân về trật tự an toàn xã hội; Bảo
vệ môi trường và tài nguyên thiên
nhiên:
- Lớp 6 (1 bài): Thực hiện trật tự an toàn
giao thông
- Lớp 7 (1 bài): Bảo vệ môi trường và tài
nguyên thiên nhiên)
- Lớp 8 (3 bài):
1.Phòng, chống tệ nạn xã hội
2.Phòng, chống nhiễm HIV/ AIDS
3 Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ vàcác chất độc hại
III Quyền và nghĩa vụ công dân
về văn hóa- giáo dục và kinh tế
- Lớp 6 (1 bài): Quyền và nghĩa vụ học tập
- Lớp 7 (1 bài): Bảo vệ di sản văn hóa
1.Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
2 Quyền tự do ngôn luận
V Nhà nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam- Quyền và nghĩa
vụ công dân trong quản lí nhà
Trang 102 Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí
xã hội của công dân
3 Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
3.3.2 Xác định các mức độ kiến thức:
Nội dung kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi không giống như các tiết dạybình thường ở lớp, mà là những kiến thức sử dụng cho đối tượng học sinh giỏi dựthi các cấp Để học sinh có đủ kiến thức, tự tin và có sự sáng tạo khi giải quyết bất
kì đề thi nào, thì việc xác định các mức độ kiến thức cần cung cấp cho học sinh làmột vấn đề quan trọng Giáo viên cần căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng củachương trình giáo dục phổ thông và các tài liêu có liên quan để xác định lượngkiến thức cần cung cấp cho học sinh đối với từng bài, từng chủ đề… Các mức độcần đạt được về kiến thức trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD được xácđịnh gồm 3 mức độ của tư duy là: nhận biết, thông hiểu, vận dụng
* Mức độ nhận biết: là mức độ chỉ yêu câu HS nhớ và trình bày lại nội
dung đã học Có thể cụ thể hóa mức độ nhận biết bằng các yêu cầu:
- Nhận ra, nhớ lại các khái niệm, định lí, định luật, tính chất
-Nhận dạng ( không cần giải thích) các khái niệm, hình thể, vị trí tương đốigiữa các đối tượng trong các tình huống đơn giản
- Liệt kê, xác định các vị trí tương đối, các mối quan hệ đã biết giữa các yếu
tố các hiện tượng
Ở cấp độ nhận biết, giáo viên có thể đưa ra các động từ với các dạng câu hỏi
có các mệnh đề sau: nêu, hãy nêu, trình bày, thế nào là, kể tên v.v
- Ví dụ các dạng câu hỏi:
+ Hãy kể tên các quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong Luật Bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004?
+ Thế nào là vi phạm pháp luật? Trình bày nội dung các loại vi phạm phápluật?
+Trình bày những quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam về hôn nhân?
* Mức độ thông hiểu: là mức độ yêu cầu HS không chỉ dùng trí nhớ kiểu
thuộc lòng mà chủ yếu dùng trí nhớ lôgic, biết phân tích, lý giải và có thể khái quát
Trang 11( ở mức độ đơn giản) để trả lời câu hỏi hoặc nhận xét, đánh giá, giải thích, có cáchdiễn đạt riêng của mình Có thể cụ thể hóa mức độ thông hiểu bằng các yêu cầu:
- Diễn tả bằng ngôn ngữ cá nhân các khái niệm, định nghĩa, tính chất,chuyển đổi được từ hình thức ngôn ngữ này sang hình thức ngôn ngữ khác
- Biểu thị minh họa, giải thích được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng,định nghĩa
- Lựa chọn, bổ sung, sắp xếp lại những thông tin cần thiết để giải quyết mộtvấn đề nào đó
Ở cấp độ thông hiểu, giáo viên có thể đưa ra các động từ với các dạng câuhỏi có các mệnh đề sau: giải thích, phân biệt, tại sao, vì sao, hãy lí giải, vì sao nóiv.v
- Ví dụ các câu hỏi thường dùng là:
+ Vì sao lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân?
+ Hãy cho biết tác hại của việc kết hôn sớm ( tảo hôn) ?
+ Hãy phân biệt sự khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo ( về đối tượng, về cơ
sở, về mục đích, về người thực hiện khiếu nại và tố cáo)?
+ Vẽ sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nammột cách giản lược? Theo em những cơ quan nào trong bộ máy nhà nước ta đượcgọi là cơ quan quyền lực nhà nước, đại diện của nhân dân? Cơ quan nào là cơ quanquyền lực nhà nước cao nhất? Tại sao?
*Mức độ vận dụng: là mức độ yêu cầu HS hiểu rõ nội dung đã học để có
thể liên hệ, đánh giá một vấn đề trong thực tế phù hợp với lứa tuổi hoặc đưa ra
cách ứng xử phù hợp trong một tình huống cụ thể
Ở cấp độ vận dụng, giáo viên có thể đưa ra các bài tập tình huống về cácchủ đề pháp luật với các dạng câu hỏi có các mệnh đề như: nhận xét, đánh giá,phân tích, bình luận, giải thích, đề xuất cách giải quyết v.v
3.3.3 Soạn thảo hệ thống kiến thức bồi dưỡng:
Căn cứ vào khung chương trình bồi dưỡng và các mức độ, yêu cầu về kiếnthức, giáo viên phải soạn thảo được một hệ thống các kiến thức cần cung cấp chohọc sinh Đây là một vấn đề quan trọng, có tác động rất lớn đến chất lượng làm bàicủa học sinh sau này Yêu cầu của việc soạn thảo là phải đáp ứng về mặt kiến thứctrong từng mục, từng bài cụ thể, tránh tình trạng thiếu ý, sơ sài hoặc quá rộngkhông cần thiết Vì vậy, giáo viên cần bám sát các yêu cầu trong chuẩn kiến thứcđối với từng mục, từng bài cụ thể, kết hợp với sách giáo khoa và các tài liệu liênquan để xây dựng một hệ thống kiến thức chi tiết cho việc bồi dưỡng HSG mônGDCD
Để tiện cho việc bồi dưỡng và ôn luyện của học sinh, giáo viên có thể soạnthảo hệ thống kiến thức theo từng phần ở mỗi khối lớp, bằng cách xây dựng một hệ
Trang 12thống câu hỏi trong từng bài cụ thể Giáo viên yêu cầu học sinh phải trả lời thôngqua các kiến thức từ sách giáo khoa, từ chuẩn kiến thức và các tư liệu có liên quan.
Ví dụ: Đối với phần pháp luật lớp 9, giáo viên có thể đưa ra hệ thống câu
hỏi, hoặc hệ thống nội dung các đề mục trong từng bài để định hướng ôn tập chohọc sinh như sau:
Bài 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN
TRONG HÔN NHÂN
1 Khái niệm về hôn nhân ?
2 Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta?
3 Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân?
4 Tác hại của việc kết hôn sớm ( đối với bản thân, gia đình và xã hội)?
5 Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ củacông dân trong hôn nhân?
6 Một số quy định của pháp luật về hôn nhân:
- Điều 36 – Hiến pháp 2013
- Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
- Khoản 17 và 18 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Bài 13: QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ NGHĨA VỤ
ĐÓNG THUẾ
1 Khái niệm về kinh doanh và quyền tự do kinh doanh?
2 Nội dung các quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh?
3.Thuế và vai trò của thuế đối với sự phát triển kinh tế xã hội đất nước?
4 Trách nhiệm của công dân trong lĩnh vực kinh doanh và thuế?
5 Một số quy định của pháp luật về kinh doanh và thuế:
- Điều 33 và 47 Hiến pháp 2013
- Điều 157 Bộ luật Hình sự năm 1999- sửa đổi, bổ sung năm 2009
Bài 14: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN
1 Tầm quan trọng và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?2.Nội dung cơ bản các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?
3 Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ laođộng của công dân
4 Quy định của pháp luật về sử dụng lao động trẻ em?
Trang 135 Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ laođộng?
6 Một số quy định của pháp luật về Lao động:
- Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2012
- Điều 8 và 9 Bộ luật Lao động năm 2012
Bài 15: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ
CỦA CÔNG DÂN
1 Khái niệm về vi phạm pháp luật?
2 Nội dung các loại vi phạm pháp luật? Cho ví dụ minh họa?
3 Khái niệm về trách nhiệm pháp lí?
4.Nội dung các loại trách nhiệm pháp lí? Ví dụ minh họa?
5 Trách nhiệm của công dân – học sinh?
6 Một số quy định của pháp luật về xử lí vi phạm pháp luật:
- Khoản 1 Điều 5 Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2012
- Điều 12 và 13 Bộ luật Hình sự năm 1999- sử đổi bổ sung năm 2009
Bài 16: QUYỀN THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC, QUẢN LÍ
XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN
1 Khái niệm về quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của côngdân?
2 Ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của côngdân?
3 Các hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân?
4 Trách nhiệm của nhà nước và của công dân trong việc bảo đảm và thựchiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân?
5 Một số quy định của pháp luật về quản lí Nhà nước, quản lí XH:
- Điều 3,27,28, và 30 hiến pháp năm 2013
Bài 17: NGHĨA VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC
1 Khái niệm về bảo vệ Tổ quốc và nội dung của nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc?
2 Lí do cần phải bảo vệ Tổ quốc?
3 Trách nhiệm của công dân học sinh?
4 Một số quy định của pháp luật về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc:
- Điều 11,45, 64 và 68 Hiến pháp năm 2013