Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ chính trị, ban hành ngày 15/05/2016, Kế hoạch số 178/KH-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành ngày 16/03/2017 và kế hoạch của Sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hóa,
Trang 11 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài
Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời tiêu biểu nhất cho truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam Người là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới Suốt một đời phấn đấu cho lí tưởng độc lập dân tộc và hạnh phúc nhân dân, Người tiêu biểu cho tấm gương đạo đức tận trung với nước, tận hiếu với dân, hết lòng thương yêu con người Hồ Chí Minh là kết tinh của những giá trị đạo đức tinh tuý nhất của nhân loại đã lan tỏa và ảnh hưởng lớn đối với dân tộc Việt Nam nói chung và đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng Những bài học về đạo đức, lối sống của Người có tác dụng giáo dục và mang tính nhân văn cao cả
Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ chính trị, ban hành ngày 15/05/2016,
Kế hoạch số 178/KH-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành ngày 16/03/2017 và kế
hoạch của Sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hóa, năm học 2018 – 2019, Phòng
giáo dục và đào tạo Hậu Lộc tiếp thu và triển khai thực hiện chuyên đề Lồng ghép, tích hợp tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong dạy học môn Giáo dục công dân và Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thông qua việc sử dụng bộ tài liệu "Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh trong nhà trường" theo hướng tích hợp trong môn Giáo dục công dân và
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở bậc THCS Đối với môn Giáo dục công dân (GDCD), qua thời gian giảng dạy theo chuyên đề đã tạo ra hiệu quả nhất định đến nhận thức của học sinh Các em đã có những chuyển biến về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, thực hiện nề nếp học tập
Vấn đề giáo dục đạo đức Bác Hồ cho học sinh không phải là mới nhưng việc
sử dụng bộ tài liệu "Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh trong nhà trường" lại vừa mới áp dụng, vì thế tùy thuộc kinh nghiệm của
mỗi thầy cô dạy môn Giáo dục công dân mà lựa chọn cho mình một cách tích hợp khác nhau và hiệu quả cũng không giống nhau Là giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân tôi luôn trăn trở làm sao để phát huy được hiệu quả giáo dục
học sinh của bộ tài liệu"Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh trong nhà trường” Vì vậy qua thực tiễn giảng dạy, tôi chọn đề tài
“Một số kinh nghiệm trong lồng ghép, tích hợp những bài học đạo đức Bác
Hồ dành cho học sinh trong môn Giáo dục công dân 7”.
1.2 Mục đích nghiên cứu.
Để lồng ghép tích hợp tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thì trong quá trình soạn giảng đòi hỏi giáo viên phải vận dụng một cách linh hoạt như: nên đưa câu chuyện vào hoạt động nào (trong 5 hoạt động của một tiết dạy) là phù hợp nhất, cách khai thác nội dung câu chuyện lồng ghép ra sao, dẫn dắt học
sinh rút ra bài học gì từ câu chuyện Vì vậy, “Một số kinh nghiệm trong lồng ghép, tích hợp những bài học đạo đức Bác Hồ dành cho học sinh trong môn Giáo dục công dân 7” nhằm giúp giáo viên dạy môn Giáo dục công dân chọn
phương án tối ưu để lồng ghép, tích hợp những bài học về đạo đức, lối sống của Bác Hồ qua môn GDCD cho học sinh THCS nói chung và học sinh lớp 7 nói riêng Vì thế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong quá trình soạn giảng những bài cần phải lồng ghép, tích hợp Bài học đạo đức Bác Hồ
Trang 2Ngoài ra, đề tài trên còn nhằm mục đích tạo hứng thú học tập môn GDCD cho học sinh từ đó mà giúp các em nâng cao ý thức và ý chí học tập, rèn luyện vì bản thân, gia đình và xã hội ; chú trọng tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, hành vi ứng
xử, tuân thủ nội quy nhà trường và pháp luật của nhà nước ; tích cực tham gia các công tác xã hội, các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng
Mục đích cuối cùng của đề tài muốn hướng tới đó là chất lượng, hiệu quả giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh Bởi môn Giáo dục công dân là môn dạy cho học sinh về đạo đức và pháp luật
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề lồng ghép, tích hợp các mẩu chuyện về Bác Hồ trong cuốn tài liệu
"Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 7" vào bài giảng môn Giáo dục công dân lớp 7
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Đầu tiên tôi sử dụng phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
và phương pháp thống kê và xử lí số liệu Sau đó nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết để xây dựng cơ sở lí thuyết cho sáng kiến Tiếp theo là tiến hành nghiên cứu thực trạng giả thuyết và tổ chức thực hiện nhằm cải tạo thực trạng ấy theo lí thuyết đã xây dựng Cuối cùng tôi rút ra kết luận và đề xuất ứng dụng cho thực
tế
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận:
Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” Vì thế, Người luôn nêu gương sáng về đạo đức Tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh là tấm gương của con người cả đời phấn đấu hy sinh vì dân, vì nước, vì hạnh phúc con người ; có ý chí và nghị lực tinh thần to lớn vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt được mục đích Người luôn giữ thái độ lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống ; hết lòng yêu thương, quý trọng, phục vụ nhân dân Bác sống cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và hết sức khiêm tốn
Trong những năm qua, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Trên khắp cả nước, các nhà trường đã và đang phát động tổ chức thực hiện cuộc vận động này Để góp phần tiếp tục đẩy mạnh cuộc vân động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thì việc lồng ghép, tích hợp một cách có hiệu quả những bài học đạo đức Bác Hồ dành cho học sinh trong môn Giáo dục công dân
là rất cần thiết
Bên cạnh đó, việc sử dụng bộ tài liệu "Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh trong nhà trường" theo hướng tích hợp trong môn Giáo
dục công dân nhằm góp phần giáo dục đạo đức, tình yêu quê hương, đất nước ; xây dựng khát vọng, hoài bão cho thế hệ trẻ ; quan tâm thực hiện di huấn của Người: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam
có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em" đã đặt ra yêu cầu
Trang 3quan trọng trong việc lựa chọn hướng tích hợp ở các bài dạy môn Giáo dục công dân bậc THCS nói chung và môn Giáo dục công dân lớp 7 nói riêng
Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh
Trung học cơ sở
2.2 Thực trạng của vấn đề.
Trong công tác giáo dục học sinh, đã có thời gian chúng ta chỉ coi trọng việc dạy văn hóa sao cho học sinh học thật giỏi mà quên đi điều quan trọng là dạy cho học sinh
“học làm người”, quên đi việc tạo cho các em có một sân chơi với các trò chơi mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, các em không được giáo dục những giá trị sống, kĩ năng sống cơ bản Vì thế ngoài việc học văn hóa, thời gian còn lại một số
em lao vào các trò chơi vô bổ, bạo lực ; số còn lại thì không quan tâm đến mọi việc xảy ra chung quanh, lạnh lùng, vô cảm chỉ biết sống cho riêng mình Đã có những lời cảnh báo từ báo, đài lên tiếng chỉ trích, phê phán lối sống của các em thanh, thiếu niên Các em sẵn sàng thanh toán nhau chỉ vì một ánh mắt nhìn cho là không thiện cảm, các em chế nhạo xem thường bạn, chỉ vì bạn ăn mặc không đúng mốt…
tệ hại hơn đã có những trường hợp học sinh hành hung, thầy cô giáo Tất cả những hành động ấy đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh những người làm công tác giáo dục Chính vì thế mà hơn bao giờ hết, vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh phải được quan tâm hàng đầu
Trong cuộc đấu tranh dành độc lập dân tộc, bảo vệ tổ quốc và xây dựng xã hội mới, Đảng ta và Bác Hồ kính yêu luôn chăm lo, giữ gìn và phát huy truyền thống đạo đức, vì đạo đức cách mạng đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền tảng tư tưởng xã hội, là động lực, sức mạnh to lớn để toàn Đảng, toàn dân ta vượt qua mọi thách thức, dành độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc và xây dựng xã hội mới
Trang 4Để giáo dục học sinh theo tấm gương đạo đức Bác Hồ bằng việc sử dụng bộ
tài liệu "Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh trong nhà trường” theo hướng tích hợp trong môn Giáo dục công dân và Hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp ở bậc THCS, qua thời gian thực hiện tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
2.2.1 Mặt thuận lợi:
Môn Giáo dục công dân là môn học về đạo đức và pháp luật, vì thế việc lồng ghép một câu chuyện về tư tưởng, đạo đức, lối sống của Bác Hồ là rất phù hợp
Tài liệu "Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 7” gồm 9 bài:
- Bài 1: Bác không muốn nhận phần ưu tiên
- Bài 2: Nụ cười phê phán
- Bài 3: Tôi sẽ làm việc xứng đáng với sự tin dùng của ông
- Bài 4: Bác gặp tù binh Pháp
- Bài 5: Thế mà cũng khoe
- Bài 6: “Ít địch nhiều, yếu đánh mạnh”
- Bài 7: Chú được thêm một quả
- Bài 8: Nước nóng, nước nguội
- Bài 9: Dù mưa hay nắng
9 bài trên là những câu chuyện sinh động về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ Những câu chuyện ấy gần gũi với cuộc sống, công việc, sinh hoạt, vui chơi… của mỗi em học sinh nên có sức cuốn hút, dễ nhớ
Việc lồng ghép, tích hợp tài liệu trên vào môn Giáo dục công dân giúp giáo dục cho học sinh những hiểu biết cơ bản về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh ; góp phần tạo nên
sự gắn bó nội dung học tập với thực tiễn cuộc sống và phù hợp với mục tiêu chung của giáo dục
Đồng thời cũng có những gợi ý về thời lượng, phân phối chương trình tuy còn
ở mức khái quát
2.2.2 Mặt khó khăn:
Tuy nhiên trong quá trình áp dụng vào thực tiễn giảng dạy vẫn gặp một số vấn đề làm ảnh hưởng đến việc tích hợp cũng như hiệu quả giảng dạy như:
- Về phía học sinh: Do ảnh hưởng từ những mặt trái của công nghệ thông tin, sự thiếu quan tâm giáo dục từ phía gia đình ở một số học sinh và đặc biệt do bản thân các em không nghiêm túc trong rèn luyện, tu dưỡng nên một bộ phận không nhỏ các em có những biểu hiện tiêu cực như ăn chơi, đua đòi thậm chí sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật…Vì vậy, để các em học tập, làm theo những chuẩn mực đạo đức là cả một vấn đề nan giải Ngoài ra môn giáo dục công dân là môn học về đạo đức và pháp luật nên kiến thức có phần khô khan, cộng với tâm lí xem là môn “phụ” vì thế nhiều em không mấy tha thiết học
- Về phía giáo viên:
+ Môn Giáo dục công dân có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người, vì thế từ kế hoạch giảng dạy như khung giáo án, các
Trang 5hoạt động dạy học, các chương trình lồng ghép, tích hợp như: giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống, giáo dục an ninh quốc phòng… cho đến kiểm tra đánh giá luôn được đổi mới và bổ sung Tất cả nội dung đó gói gọn trong 45 phút lên lớp
Vì vậy, đòi hỏi người dạy phải linh hoạt và sáng tạo trong vận dụng để vừa đáp ứng yêu cầu ngày một cao, vừa phát huy hết hiệu quả giáo dục
+ Trong sách giáo khoa cũng đã lựa chọn một số câu chuyện về Bác Hồ rất thích hợp để giúp các em tìm hiểu và hình thành kiến thức (Bài 1 và bài 5 – sách giáo khoa), nếu không khéo léo sẽ xảy ra hiện tượng chồng chéo
+ Ngoài ra, trong việc lồng ghép, tích hợp các bài học về đạo đức Bác Hồ cho học sinh thì các tài liệu chỉ mới định hướng khái quát theo chủ đề hoặc theo bài nên chọn địa chỉ nội dung tích hợp nào để đảm bảo trình tự lô gic bài dạy, tạo hứng thú học tập và phát huy hiệu quả cao nhất trong giáo dục tư tưởng đạo đức học sinh đòi hỏi mỗi thầy cô giảng dạy môn Giáo dục công dân phải luôn trăn trở
Vì thế trong quá trình giảng dạy, trao đổi với các đồng nghiệp cùng chuyên môn, tôi nhận thấy nhiều đồng chí gặp khó khăn trong khi tích hợp những câu chuyện về Bác Hồ trong bài giảng Có những tiết dạy, giáo viên lồng ghép ở nội dung hoạt động chưa phù hợp dẫn đến không những không phát huy hết được hiệu quả giáo dục của câu chuyện mà còn làm tiết dạy thiếu sinh động, hấp dẫn Dưới đây là số liệu khảo sát học sinh ở một số lĩnh vực liên quan đến môn GDCD:
a) Điểm qua khảo sát môn Giáo dục công dân 7 năm học 2016 – 2017 và năm học 2017 – 2018 khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm tại trường THCS Ngư Lộc:
Năm học: Số HS đượcđiều tra Điểm dưới 5
Điểm từ 5 -dưới 8
Điểm từ 8 trở lên
b) Qua sự phối hợp với đồng chí tổng phụ trách đội theo dõi việc thực hiện nội quy trường học ở các lớp tôi giảng dạy như sau:
Năm học Số HS đượcđiều tra
Thực hiện tốt Thực hiện
chưa tốt
Chưa thực hiện
Qua số liệu trên ta thấy rằng tại thời điểm chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm thì tỉ lệ điểm trung bình trở lên chưa cao, điểm giỏi còn thấp, điểm yếu kém còn nhiều Bên cạnh đó, tỉ lệ học sinh thực hiện nội quy chưa tốt và chưa thực hiện
nội quy nhà trường còn cao Vì thế, việc lồng ghép, tích hợp tài liệu "Bác Hồ và
Trang 6những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 7” là rất cần thiết Tôi
tự nhận thấy trách nhiệm của mình là phải làm sao phát huy tốt nhất hiệu quả giáo dục của bộ tài liệu trên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của mình
2.3 Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1 Chọn địa chỉ tích hợp trong việc xây dựng chương trình
Sau khi nghiên cứu nội dung chương trình môn GDCD 7 cũng như tài liệu
"Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 7”, gợi ý
phân phối chương trình tôi chọn bài và địa chỉ, hình thức tích hợp như sau:
Số
TT
Bác Hồ và những
bài học về đạo
đức, lối sống dành
cho học sinh lớp 7
Bài GDCD cần lồng ghép, tích hợp
Địa chỉ tích hợp
Hình thức tích hợp
1
Bài 1: Bác không
muốn nhận phần
ưu tiên
Bài 1: Sống giản dị
5 Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Từ việc tìm hiểu nội dung truyện, học sinh hiểu hơn một biểu hiện nữa của lối sống giản dị
2 Bài 2: Nụ cườiphê phán Bài 8: Khoan dung
2 Hoạt động hình thành kiến thức mới
- Hoạt động 3:
Tìm hiểu ý nghĩa của lòng khoan dung
- Từ việc tìm hiểu nội dung truyện, học sinh rút ra ý nghĩa của lòng khoan dung
3
Bài 3: Tôi sẽ làm
việc xứng đáng
với sự tin dùng
của ông
Bài 11: Tự tin
2 Hoạt động hình thành kiến thức mới
- Hoạt động 2:
Tìm hiểu ý nghĩa của tính
tự tin
- Từ việc tìm hiểu nội dung truyện, học sinh rút ra ý nghĩa của tính tự tin
4 Bài 4: Bác gặp tùbinh Pháp
Bài 5: Yêu thương con người
5 Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Từ việc tìm hiểu nội dung truyện, học sinh thấy được trong cuộc sống cần phải biết yêu thương con người
5 Bài 5: Thế mà
cũng khoe
Bài 3: Tự trọng 5 Hoạt động
tìm tòi mở rộng
- Từ việc tìm hiểu nội dung truyện, học sinh thấy được cần rèn luyện lòng
Trang 7khiêm tốn bởi khiêm tốn cũng là một biểu hiện của lòng tự trọng và tôn trọng người khác
6
Bài 6: “Ít địch
nhiều, yếu đánh
mạnh”
Dạy ở Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
7
- Bài 7: Chú được
thêm một quả
- Bài 8: Nước
nóng, nước nguội
Tiết 16: Ngoại khóa
Chủ đề ngoại
khóa: Sống và học tập theo gương Bác Hồ
vĩ đại
- Từ việc tìm hiểu nội dung hai truyện:
+ Học sinh thấy được tấm lòng vị tha và cách ứng xử
tế nhị của Bác, từ
đó mà học tập ở người sự bao dung, bình tĩnh trong các tình huống
+ Biết lựa chọn lời nói và hành động thể hiện sự hòa nhã với mọi người xung quanh
8 Bài 9: Dù mưahay nắng. Dạy ở Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
2.3.2 Trên cơ sở chương trình đã xây dựng tiến hành soạn giáo án:
Cũng tại đợt tập huấn chuyên đề cấp tỉnh do Sở Giáo dục và đào tạo tổ chức ngày 23 tháng 4 năm 2018, các thầy cô đã thống nhất khung giáo án chung toàn tỉnh phần nội dung giáo án GDCD gồm 5 phần với 5 hoạt động cơ bản:
1- Hoạt động khởi động
2- Hoạt động hình thành kiến thức mới
(Phần này gồm nhiều hoạt động nhỏ hình thành các nội dung kiến thức) 3- Hoạt động luyện tập
4- Hoạt động vận dụng
5- Hoạt động tìm tòi mở rộng
Khi tiến hành soạn giảng, giáo viên cần căn cứ vào địa chỉ tích hợp đã xây dựng để đưa bài học đạo đức lối sống Bác Hồ vào một hoạt động cụ thể và tiến hành khai thác theo định hướng cho phù hợp, cần có sự kết hợp tranh ảnh, video cho tiết dạy thêm sinh động Cụ thể các bài học về đạo đức, lối sống của Bác Hồ được tích hợp vào các hoạt động của mỗi bài GDCD như sau:
Bài 1: Bác không muốn nhận phần ưu tiên (Bác Hồ và những bài học về
đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 7) được tích hợp vào bài Sống giản dị
Trang 8( bài 1 - GDCD 7) Trong sách giáo khoa, ở phần truyện đọc đã có truyện Bác
Hồ trong ngày Tuyên ngôn độc lập rất phù hợp để sử dụng cho hoạt động hình thành kiến thức mới nên ta có thể vận dụng truyện Bác không muốn nhận phần
ưu tiên cho Hoạt động tìm tòi mở rộng để học sinh thấy và quý trọng sự giản dị
trong một tình huống khác như sau:
5 Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Cho học sinh đọc truyện Bác không muốn nhận phần ưu tiên đồng thời chiếu
hình ảnh hoặc tranh minh họa cho sinh động
- Giáo viên: Bác được ưu tiên những gì ? Vì sao phải ưu tiên như vậy ?
- Học sinh: Trả lời, nhận xét
- Giáo viên: Trong Chiến dịch biên giới, Bác được ưu tiên đi ngựa vì chuyến đi dài ngày gian khổ, sợ Bác mệt Trong buổi nói chuyện ở Nghệ An đồng chí chủ tịch huyện định che ô cho Bác vì trời gần trưa, nắng gắt
Vậy Bác có nhận phần ưu tiên không ? Hành động đó của Bác Hồ có ý nghĩa như thế nào ?
- Học sinh: Trả lời, nhận xét
- Giáo viên: Bác không nhận phần ưu tiên Điều đó đã tạo ra mối quan hệ chan hòa với mọi người, được mọi người quý mến
Qua đó em học tập được gì ở Bác Hồ ?
- Học sinh: Là một lãnh tụ, Bác có quyền được ưu tiên, nhưng Người vẫn không nhận, em thấy mình cần phải noi gương Bác biết sống giản dị, chan hòa
Phong cách giản dị của Hồ chủ tịch
Bài 2: Nụ cười phê phán (Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống
dành cho học sinh lớp 7) được tích hợp vào bài Khoan dung ( bài 8 - GDCD 7).
Trang 9Ở phần 2 – hoạt động hình thành kiến thức mới chúng ta có nhiều hoạt động nhỏ:
- Hoạt động 1 (Tìm hiểu truyện đọc Hãy tha lỗi cho em ): Giúp học sinh biết
thế nào là khoan dung
- Hoạt động 2 (Tìm hiểu các biểu hiện của lòng khoan dung): Giúp học sinh hiểu được các biểu hiện của lòng khoan dung trong cuộc sống hàng ngày
- Hoạt động 3 (Tích hợp bài Nụ cười phê phán để học sinh hiểu ý nghĩa của
lòng khoan dung như sau:
2 Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1:
Hoạt động 2:
Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của lòng khoan dung
- Giáo viên: hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu truyện “Nụ cười phê phán” -
Sách Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 7
Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta sẽ sẽ gặp nhiều tấm gương thể hiện
lòng khoan dung như tấm gương của thầy cô, bạn bè, hay những người chúng
ta không quen biết khi đi đường Một trong những tấm gương tiêu biểu đó
chính là Bác Hồ kính yêu của chúng ta Mời các em cùng đọc câu chuyện “Nụ cười phê phán”
- Giáo viên hỏi: Theo em lòng khoan dung của Bác được biểu hiện qua chi tiết nào? Tấm lòng vị tha và cách cư xử khéo léo của Bác đã tác động như thế nào đến các chiến sĩ?
- Học sinh trả lời, nhận xét, bổ sung, giáo viên kết luận:
+ Bác nhìn chỗ làm giả của các chú bộ đội và mỉm cười đôn hậu, không trách phạt
+ Chiến sĩ nhận ra lỗi lầm của mình nên tìm dịp “tự thú” với Bác
- Giáo viên hỏi: Qua câu chuyện trên em thấy Bác Hồ là người như thế nào ? Điều đó đã tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân ta đối với Bác ?
- Học sinh trả lời, nhận xét, bổ sung, giáo viên kết luận:
+ Bác Hồ của chúng ta là người có tấm lòng khoan dung, nhân hậu
+ Cách cư xử đó của Bác làm cho mỗi chúng ta càng khâm phục và kính yêu Bác hơn
+ Vì thế mà chúng ta luôn thấy Bác chan hòa, gần gũi
- Giáo viên hỏi: Qua câu chuyện về Bác Hồ, em thấy lòng khoan dung có ý nghĩa như thế nào ?
- Học sinh trả lời, nhận xét, bổ sung ; giáo viên kết luận về ý nghĩa của lòng khoan dung:
+ Đối với cá nhân: Khoan dung là đức tính quý báu Người có lòng khoan dung được yêu mến tin cậy và có nhiều bạn tốt.
+ Đối với xã hội: Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống, cuộc sống xã hội và quan hệ giữa mọi người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.
Trang 10Các cán bộ, chiến sĩ nhận lỗi với Bác
Bài 3: Tôi sẽ làm việc xứng đáng với sự tin dùng của ông (Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 7) được tích hợp vào bài Tự tin ( bài 11 - GDCD 7) Với truyện Tôi sẽ làm việc xứng đáng với sự tin dùng
của ông phù hợp cho hoạt động hình thành kiến thức mới Cụ thể sẽ tích hợp
vào hoạt động 2 (Tìm hiểu ý nghĩa của lòng khoan dung), sau khi học sinh đã tìm hiểu một số biểu hiện của tính tự tin Từ việc tìm hiểu nội dung truyện, học sinh rút ra ý nghĩa của tính tự tin như sau:
2 Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số biểu hiện của tính tự tin.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của lòng khoan dung
- Cho học sinh đọc truyện Tôi sẽ làm việc xứng đáng với sự tin dùng của ông đồng thời chiếu hình ảnh hoặc tranh minh họa cho sinh động
- Giáo viên: Vì sao ban đầu viên thuyền trưởng không nhận Bác vào làm việc
- Học sinh: Trả lời, nhận xét
- Giáo viên: Nhìn ngoại hình và đôi bàn tay của Bác, viên thuyền trưởng cho rằng Bác không phù hợp để làm công việc nặng nhọc
- Giáo viên: Trước quan điểm của viên thuyền trưởng, Bác có từ bỏ ý định