1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn một số kinh nghiệm trong việc giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non

25 763 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 490,18 KB

Nội dung

- Việc giáo dục vệ sinh cá nhân,vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường không những nhằm mục đích là chăm sóc sức khỏe cho những chủ nhân tương tai của đất nước mà còn tạo cho trẻ những hà

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG VIỆC GIÁO DỤC VỆ SINH CÁ NHÂN,

VỆ SINH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MẦM NON

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

- Sức khỏe là gì? Nó có quan trọng với chúng ta không? Sức khỏe chính là

“vốn” quý nhất của con người, nếu không có sức khỏe thì làm việc gì cũng khó khăn, sức khỏe của chúng ta có được là phụ thuộc vào nhiều yếu tố: cơ địa từng người, chế độ dinh dưỡng, môi trường sống …Nếu chúng ta biết cách chăm sóc sức khỏe, làm việc vừa phải, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, làm việc trong môi trường xanh, sạch thì sẽ giúp chúng ta có được một sức khỏe tốt, đó là tiềm năng cho một quá trình làm việc dài

- Công tác chăm sóc, giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ màm non là việc làm cần thiết nhắm giúp trẻ có nề nếp, thói quen vệ sinh, phòng tránh bệnh tật, tăng cường sức khỏe, hình thành những kĩ năng sống cơ bản đầu tiên, góp phần tạo nguồn nhân lực có chất lượng trong tương lai Không phải trẻ nào cũng có thói quen rửa tay lúc bẩn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, biết đánh răng rửa mặt đúng quy trình…Để tạo được thói quen vệ sinh tốt cho trẻ, đòi hỏi nhiệm vụ của giáo viên là hết sức quan trọng Giáo viên phải thường xuyên rèn luyện và tạo thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ bằng nhiều hình thức khác nhau

- Nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn thói quen cho trẻ, mấy năm nay tôi đã quan sát, nghiên cứu để tìm ra những biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân phù hợp nhất đối với trẻ trong lớp của mình

- Việc rèn thói quen vệ sinh cá nhân tốt cho trẻ là một việc làm khó Làm thế nào để rèn được thói quen rửa tay, rửa mặt, đánh răng cho trẻ một cách tự giác và đúng quy trình

- Bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách của toàn xã hội Với trẻ mầm non, các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường vừa giúp trẻ có hành vi, thái độ ứng

xử phù hợp để giữ gìn và bảo vệ môi trường, biết sống hòa hợp với môi trường vừa đảm bảo trẻ được phát triển lành mạnh về thể chất và trí tuệ Vì vậy việc đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào trường mầm non là vô cùng cần thiết

- Việc giáo dục vệ sinh cá nhân,vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường không những nhằm mục đích là chăm sóc sức khỏe cho những chủ nhân tương tai của đất nước mà còn tạo cho trẻ những hành vi , ý thức vệ sinh văn minh trong giao tiếp,trong lối sống hàng ngày, có ý thức về việc chăm sóc môi trường thiên nhiên xung quanh trẻ Những trải nghiệm ban đầu của trẻ thơ trong việc hoạt động với môi trường ở giai đoạn này có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển nhận thức bảo vệ

Trang 2

môi trường trong những giai đoạn tiếp theo Sự tác động qua lại với môi trường thiên nhiên một cách tích cực trong trường Mầm non sẽ góp phần quan trọng cho

sự phát triển sức khỏe của trẻ Tăng cường chất lượng cuộc sống ,cũng như chất lượng học tập trong giai đoạn đầu tiên của cuộc đời một con người Nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn thói quen cho trẻ, nhiều năm nay tôi đã quan sát, nghiên cứu để đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong việc vệ sinh cá nhân, vệ sinh bảo vệ môi trường sao cho phù hợp nhất đối với trẻ trong lớp mình

- Việc giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân, bảo vệ môi trường cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là việc làm hết sức thiết thực, góp phần tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường tới các bậc phụ huynh, cộng đồng và toàn xã hội

- Thông qua hoạt động vui chơi, nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân, bảo vệ môi trường cần được lồng ghép vào tất cả mọi hoạt động trong ngày của trẻ

- Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tôi xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng được tiến hành có kế hoạch, chiến lược cụ thể để phát triển toàn diện nhân cách trẻ Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được lồng ghép vào các hoạt động hằng ngày tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm những vốn sống của bản thân

- Để đảm bảo cho con người được sống trong một môi trường lành mạnh thì việc giáo dục vệ sinh cá nhân, ý thức bảo vệ môi trường được hình thành và rèn luyện từ rất sớm, từ lứa tuổi mầm non giúp con trẻ có những khái niệm ban đầu về môi trường sống của bản thân mình nói riêng và con người nói chung là cần thiết

Từ đó biết cách chăm sóc bản thân, sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ

- Giáo dục vệ sinh cá nhân, ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về sức khỏe, môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra thái độ, hành vi đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh Do đó để bảo vệ cơ thể, bảo vệ môi trường chúng ta phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau

- Đồng hành với những suy nghĩ ấy bản thân tôi trăn trở, suy nghĩ nên giải quyết vấn đề này như thế nào? Để mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất là điều mà những người làm công tác giáo dục phải quan tâm Tôi cho rằng sự thành công của công tác này không thể thiếu sự kết hợp chặt chẽ từ ba lực lượng giáo dục Gia đình- Nhà trường - Xã hội

- Với tình hình thực tế tại lớp đang phụ trách, tôi nhận thức sâu sắc và xác định rõ những việc cần làm ngay đối với trẻ, với Phụ huynh để đẩy mạnh công tác

vệ sinh cá nhân, giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non

- Do đó việc giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường ở trường mầm non là rất cần thiết Nếu chúng ta làm tốt công tác này thì chắc chắn sẽ đẩy lùi được dịch bệnh, bảo vệ được sức khỏe cho trẻ

Trang 3

- Từ những lý do trên , tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non”

2 Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài

- Mục tiêu nhiệm vụ của việc giáo dục vệ sinh cá nhân - giáo dục bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ sức khỏe cho trẻ, giúp trẻ có hiểu biết về môi trường xung quanh gần gũi với bản thân, biết sống tích cực và có hiệu quả trong môi trường hình thành trong trẻ thói quen vệ sinh văn minh, phát triển nhân cách, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về thể chất cũng như tinh thần

3 Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu một số biện pháp trong việc giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh bảo vệ môi trường cho trẻ

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Trẻ mầm non từ 5 – 6 tuổi trường mầm non Hoa Hồng

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp đàm thoại, trao đổi thảo luận

- Phương pháp thực hành ,thử nghiệm trên trẻ tại lớp

- Phương pháp quan sát trên trẻ

- Phương pháp điều tra giáo dục

- Phương pháp kiểm tra đánh giá

II PHẦN NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận

- Đối với trẻ mầm non, việc giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân nhằm giúp trẻ khỏe mạnh, có thói quen, hành vi văn minh và phòng chống bệnh tật Việc làm này cần có sự kiên trì, tỉ mỉ của giáo viên, sự phối hợp rèn luyện thói quen cho trẻ của gia đình, nhà trường, sự đầu tư trang thiết bị chăm sóc vệ sinh và các điều kiện thuận tiện cho hoạt động vệ sinh trẻ hằng ngày

- Tuy nhiên để giáo dục trẻ các kĩ năng và thao tác vệ sinh cá nhân, bảo vệ môi trường, giúp trẻ nhớ hết các thao tác rửa tay, rửa mặt, bỏ rác đúng nơi quy định…không phải là việc làm đơn giản Công việc này mất tương đối nhiều thời gian.Nếu giáo viên không khéo léo có thể sẽ làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác Đây lại là một hoạt động rất quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe, phòng chống bệnh tật cho trẻ, ý thức giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp Do đó , cần nhắc nhở và giáo dục trẻ thực hiện thường xuyên và đều đặn Vấn đề đặt ra là làm thế nào để trẻ nhớ hết các thao tác vệ sinh và thực hiện được một cách thuần thục, không làm mất thời gian cho các hoạt động khác ở trường và quan trọng hơn trẻ có thể thực hiện vệ sinh đúng thao tác ở mọi lúc mọi nơi, ở trường, ở nhà và ra ngoài

Trang 4

xã hội Để thực hiệnđiều đó, đòi hỏi giáo viên mầm non không chỉ nắm vững kiến thức về chăm sóc vệ sinh cá nhân, giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mà cần phải kiên trì luyện tập, giáo dục trẻ bằng nhiều hình thức và điều quan trọng là có sự phối kết hợp với các bậc phụ huynh học sinh

- Trẻ em hôm nay sẽ là những người công dân, những người chủ tương lai của đất nước mai sau Việc giáo dục rèn luyện trẻtheo các chuẩn mực về đạo đức, phẩm chất, hình thành cho cac em sự thống nhất giữa nhận thức và hành động để trẻ phân biệt được việc làm đúng, cùng nhau tham gia bảo vệ môi trường là điều kiện rất quan trọng và cần thiết Cùng chung một mong muốn vì môi trường xanh – sạch – đẹp , việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường sẽ giúp trẻ tiếp thu một cách nhẹ nhàng, hiệu quả thông qua các trò chơi, hoạt động tập thể để từ đó trẻ biết cách ứng xử thân thiện với môi trường

- Vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống con người.Mặc dù đã có nhiều hoạt động kêu gọi

vì môi trường nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn ở mức báo động Chính vì vậy, cần phải giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường ngay từ tuổi mầm non.Đây cũng

là lứa tuổi sẽ đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển nhân cách sau này của trẻ.Từ đây thế hệ tương lai sẽ dần ý thức được tầm quan trọngcũng như trách nhiệm của mình với môi trường để cùng chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, một môi trường trong sạch hơn

- Trẻ mầm non là giai đoạn rất nhạy cảm để phát triển ý thức về việc chăm sóc giữ gìn vệ sinh cá nhân và chăm sóc bảo vệ môi trường thiên nhiên xung quanh trẻ, những kinh nghiệm trong hoạt động với môi trường ở giai đoạn này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển ý thức bảo vệ môi trường trong những giai đoạn về sau

- Sự tác động qua lại với môi trường thiên nhiên tích cực trong tuổi mầm non sẽ góp phần quan trọng cho sự phát triển sức khỏe của trẻ, tăng cường chất lượng cuộc sống cũng như chất lượng học tập ngay từ buổi sơ khai đặt nền móng đầu tiên cho sự hình thành và phát triển nhân cách

Trang 5

- Bản thân được tham gia dự lớp tập huấn do pgd tổ chức Được sự quan tâm của Ban giám hiệu trường luôn quan tâm và đặt vấn đề chăm sóc, giáo dục vệ sinh

cá nhân , giáo dục vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường lên hàng đầu trong các hoạt động của nhà trường.Tạo điều kiện cho giáo viên luôn được tham gia các lớp tập huấn đầy đủ

- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất để trẻ thực hiện vệ sinh tại trường lớp một cách thường xuyên đều đặn, thường xuyên có sự đánh giá kiểm tra mức độ hoàn thành của trẻ Kết hợp nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường trong các cuộc thi“ Hội thi bé khỏe bé ngoan” “Hội thi dinh dưỡng và sức khỏe”được phụ huynh và học sinh tham gia

- Bản thân là một giáo viên chủ nhiệm lớp bán trú ,có tinh thần và nhiệt huyết với nghề, yêu trẻ yêu nghề,có kiến thức về việc chăm sóc sức khỏe , giáo dục

vệ sinh cá nhân cho trẻ,vệ sinh môi trường,bảo vệ môi trường,vận dụng nội dung

vệ sinh môi trường vào các hoạt động hàng ngày của trẻ

- Nhà trường đã quan tâm và chỉ đạo sát sao công tác chăm sóc giáo dục trẻ cũng như trang bị đầy đủ trang thiết bị cho lớp trong việc chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ như: Xà phòng đủ cho trẻ dùng, mỗi trẻ phải có một khăn mặt, bàn chải đánh răng, ly uống nước riêng, khăn mặt giặt sạch sẽ hằng ngày phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, mỗi tuần được trụng nước sôi hai lần Khu vệ sinh cho trẻ luôn được khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát

- Trường lớp có không gian rộng, trồng nhiều cây xanh bóng mát tạo điều kiện cho trẻ được học tập vui chơi

- Phụ huynh quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ Đa số phụ huynh

có nhận thức về mục đích, yêu cầu của công tác giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ, tin tưởng và phối hợp tốt với giáo viên và nhà trường rèn luyện thói quen cho trẻ

- Tư liệu để giáo viên tham khảo, đồ dùng dạy học của môn lồng ghép bảo vệ

môi trường còn thiếu thốn

- Nhà trường gặp khó khăn về kinh phí cải tạo sữa chữa cơ sở vật chất

- Phần đông số trẻ trong lớp là con em lao động ở nông thôn, có mức thu nhập tương đối thấp, chưa có điều kiện chăm sóc tốt, nhiều trẻ có thể lực chưa đạt yêu cầu so với độ tuổi, vệ sinh cá nhân chưa thực sự gọn gàng

- Việc giáo dcụ và tổ chức các hoạt động tập thể cho trẻ như: trồng cây xanh, dọn vệ sinh và các hoạt động bảo vệ môi trường khác ít được quan tâm

- Ý thức tự giác bảo vệ môi trường trong nhà trường và tại cộng đồng của các bậc phụ huynh và ở trẻ còn nhiều hạn chế

Trang 6

- Công tác phối kết hợp với với gia đình cùng thực hiện để tạo nề nếp, thói quen cho trẻ còn nhiều hạn chế Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ

- Mức độ nhận thức và quan tâm của mỗi gia đình có sự chênh lệch rõ rệt

- Một số phụ huynh nhận thức về việc bảo vệ môi trường chưa cao, chưa làm gương tốt cũng như thiếu sự nhắc nhở con cái trong việc bảo vệ môi trường

- Thông tin về giáo dục môi trường đã có nhưng chưa đồng bộ, chưa đến được với một số phụ huynh, khi có vi phạm về môi trường chưa có biện pháp xử lý kịp thời và có hiệu quả Hình thức tuyên truyền còn mang tính hình thức, cho xong việc, nên trẻ nhỏ chưa có ý thức bảo vệ môi trường và chưa thấy được tác hại của những chất thải độc hại

* Mặt yếu

- Một số trẻ vẫn còn nhút nhát trong việc hoạt động tự phục vụ, và trẻ còn phụ thuộc nhiều vào bố mẹ nên việc giáo dục trẻ vệ sinh cá nhân, vệ sinh bảo vệ môi trường cho trẻ vẫn còn khó khăn

2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động

- Do phần đa trẻ được cha mẹ chăm sóc và quan tâm đến việc vệ sinh cá nhân và việc vệ sinh môi trường nên trẻ ít được trải nghiệm trong việc tự phục vụ

cá nhân và chưa có kinh nghiệm trong việc vệ sinh cá nhân ,vệ sinh bảo vệ môi trường xung quanh trẻ

2.5 Phân tích đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đã đặt ra

Trang 7

- Sức khỏe là vốn quý nhất của con người Ngoài yếu tố di truyền, chăm sóc sức khỏe chế độ dinh dưỡng hợp lí thì phần lớn sức khỏe phụ thuộc vào yếu tố chăm sóc vệ sinh Bao gồm vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân Đối với trẻ mầm non việc giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân nhằm giúp trẻ khỏe mạnh, có thói quen vệ sinh có hành vi văn minh và phòng chống bệnh tật Việc làm này cần có sự kiên trì, tỉ mỉ của cô giáo, sự phối hợp rèn luyện thói quen cho trẻ của gia đình- nhà trường, sự đầu tư trang bị chăm sóc vệ sinh và các điều kiện thuận tiện cho hoạt động vệ sinh của trẻ

- Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng cao, những trận động đất, những cơn sóng thần làm mất mát và thiệt hại về tiền của và con người, ảnh hưởng đến kinh tế và khả năng hồi phục sau những thiên tai ấy là rất lớn Do đó để bảo vệ môi trường chúng ta phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được xem là có hiệu quả nhất là ở lứa tuổi mầm non

- Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tôi xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng được tiến hành có kế hoạch, chiến lược cụ thể để phát triển toàn diện nhân cách trẻ Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được lồng ghép vào các hoạt động hằng ngày tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm tốt vốn sống của bản thân

- Để mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất là điều mà những người làm công tác giáo dục phải quan tâm Tôi cho rằng sự thành công của công tác này không thể thiếu sự kết hợp chặt chẽ từ ba lực lượng giáo dục Gia đình- Nhà trường - Xã hội

3 Giải pháp và biện pháp

3.1.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

- Tạo cho trẻ ham thích và hứng thú với việc được tự phục vụ bản thân trong

vệ sinh cá nhân, và vệ sinh bảo vệ môi trường ở lớp cũng như ở nhà

- Cô giáo là người gần gũi trẻ thường xuyên hướng dẫn và nhắc nhở trẻ trong việc vệ sinh cá nhân, vệ sinh bảo vệ môi trường để trẻ sớm hình thành ý thức vệ sinh cho bản thân và vệ sinh cho môi trường xung quanh trẻ

- Nhằm nâng cao chất lượng vệ sinh cá nhân, vệ sinh bảo vệ môi trường ở trẻ mầm non

Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:

- Qua nhiều năm chủ nhiệm thực hiện nội dung chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường cho trẻ Bản thân đã thực hiện một số biện pháp giải pháp như sau:

3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp

* Biện pháp 1: Giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân, ý thức bảo vệ môi trường thông qua những khái niệm đơn giản và gần gũi với trẻ

Trang 8

- Tôi đã chú trọng cung cấp những hiểu biết về môi trường xung quanh của trẻ Điều có thể nhận thấy rất rõ trong đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi mầm non đó là trẻ rất thích thú khi được làm quen, khám phá môi trường xung quanh Đặc biệt, đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn đã có một vốn kiến thức phong phú về môi trường xung quanh, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên dễ dàng hơn khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục môi trường cho trẻ Tuy nhiên, để hệ thống hóa các khái niệm mang tính trừu tượng về môi trường xung quanh đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt, nhạy bén trong các phương pháp giáo dục trẻ:

- Giáo viên phải giúp trẻ hiểu và phân biệt được đâu là cơ thể sạch – cơ thể bẩn, môi trường sạch - môi trường bẩn và các tác hại khi sống trong môi trường bẩn để từ đó trẻ có các nhận thức bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe của trẻ

+ Ví dụ : Cô giáo tạo tình huống làm môi trường lớp học bừa bộn có nhiều rác, đồ dùng đồ chơi không ngăn nắp Cô cho trẻ nhận xét môi trường sạch hay bẩn Trẻ đưa ra cách giải quyết : Trẻ tự phân công cho từng tổ, nhóm, cá nhân trực nhật và thực hiện công việc Sau khi lao động xong cho trẻ nhận xét, so sánh môi trường của lớp học trước khi lao động với sau khi lao động

- Hình thành các thói quen lao động tự phục vụ: Lau dọn, sắp xếp gọn gàng

đồ dùng, đồ chơi, không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi Đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ, biết rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi đi vệ sinh Biết tiết kiệm nước trong sinh hoạt hằng ngày, không để vòi nước chảy liên tục, thấy nước chảy tràn biết khóa vòi lại…

- Cung cấp kiến thức về mối quan hệ gắn kết giữa con người với động, thực vật từ đó hướng dẫn trẻ cách chăm sóc vật nuôi, cách gieo hạt , trồng cây để tạo môi trường xanh, sạch, đẹp cho gia đình, nhà trường và xã hội Giúp cho trẻ hiểu cây xanh rất có ích cho con người, làm giảm ô nhiễm môi trường, giảm bụi, giảm tiếng ồn, cung cấp cho con người thức ăn, thuốc chữa bệnh, cây xanh của rừng còn giúp ngăn chặn lũ lụt , cây kiểng để trang trí tạo ra cảnh đẹp Một điều không thể thiếu khi giáo dục trẻ đó là giúp trẻ hiểu con người, động vật, cây cối không thể tồn tại nếu không có đất, vì vậy cần sử dụng đất như thế nào cho hợp lý và bảo vệ đất làm sao để không bị ô nhiễm

- Bên cạnh mối quan hệ giữa con người với động, thực vật, giáo viên còn giải thích cho trẻ hiểu thêm về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên: lợi ích và tác hại của mưa, gió, nắng… để từ đó trẻ có các biện pháp phòng tránh: Trời nắng phải đội mũ, ra đường phải đeo khẩu trang, khi trời mưa phải che dù, mặc áo mưa; không chơi đùa dưới trời mưa, trời nắng Khi trời mưa to, có sấm sét, không nên đứng dưới các gốc cây to, không cầm các vật bằng sắt…

- Đưa ra kế hoạch trực nhật và lịch phân công trực nhật

- Việc đưa ra kế hoạch trực nhật và phân công trực nhật theo lịch đã kích thích tích tự giác của trẻ, giúp trẻ có tinh thần trách nhiệm cao với công việc được

Trang 9

giao, đồng thời tập cho trẻ có thói quen làm việc theo kế hoạch đã định

- Tận dụng thời gian của giờ sinh hoạt chiều để giáo dục trẻ thói quen trực nhật cuối ngày theo nhóm hoặc cá nhân Chăm sóc góc thiên nhiên của lớp, sắp xếp, lau dọn kệ đồ chơi, nhắc nhở bạn cùng nhau thực hiện

* Biện pháp 2: Cung cấp cho trẻ vốn kiến thức,sự hiểu biết về môi trường,

về việc giữ gìn vệ sinh cá nhân hàng ngày thông qua bài thơ,bài đồng dao ,câu truyện …

- Trước tiên muốn cho trẻ thực hiện tốt nội dung này một cách tự giác và có

ý thức tốt đối với môi trường ,bản thân giáo viên phải giải thích cho trẻ hiểu biết

về môi trường về việc giữ gìn vệ sinh cá nhân hàng ngày, bản thân tôi phải giải thích cụ thể cho trẻ hiểu lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh, hiểu về môi trường nơi trẻ hoạt động là những gì rất gần gũi với bé đó chính là lớp học, sân chơi và đồ chơi của bé Nếu trẻ xả rác ra lớp không có ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, hoặc khạc nhổ lung tung thì làm ô nhiễm đến môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe

- Việc giữ gìn vệ sinh cá nhân vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường là việc làm cần thiết có lợi cho sức khỏe của mình cho xã hội và cho mọi người,

- Để giúp trẻ nhớ lâu về các bước rửa mặt cũng như cách đánh răng đúng phương pháp tôi đã sưu tầm các bài thơ có nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân vệ sinh môi trường, từ đó có ý thức bảo vệ vệ sinh môi trường

Ví dụ: Những bài thơ nói về vệ sinh môi trường :

Tay em thoăn thoắt

- Hoặc bài thơ dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, trẻ rất thích vừa được thực hành thao tác và kết hợp đọc thơ sẽ giúp trẻ nhớ lâu hơn và rõ ràng hơn về cách thức vệ sinh tay:

Bé mở vòi nước ra

Bé úp hai tay lại Rồi lật qua lật lại Cho đôi tay ướt đều

Trang 10

Xoa xà phòng vào tay

Để cục xà phòng xuống

Bé chà cho thật mạnh

Để cho bọt nổi lên Rửa từ lòng bàn tay Đến cổ tay bé nhé Rửa xuống mu bàn tay Các kẽ tay ngón tay Rồi móng tay ngón tay Sau đó mở vòi nước Rửa sạch lại từ đầu

Từ cổ tay xuống nhé Cho hết nhớt xà phòng

Bé vuốt xuôi trên xuống Rồi búng nhẹ đôi tay

Bé lấy khăn lau khô

- Hoặc là bài thơ “ Rửa tay“

Mèo ơi rửa mặt

Sao chỉ dùng tay

Khăn vắt trên dây

Sao mèo không lấy

Mèo quên rồi đấy

Bé chẳng thế đâu

Phải có khăn lau

Vừa mau, vừa sạch

- Ngoài ra tôi còn sưu tầm câu chuyện , bài hát, những băng hình để cho trẻ xem về việc giáo dục trẻ vệ sinh cá nhân vệ sinh môi trường, như câu chuyện “ Gấu con bị đau răng”

- Bài hát “ Cu Tí sún” , “Rửa mặt như mèo”đưa vào chủ đề bản thân để dạy

và giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh răng miệng, mặt mũi Từ những câu chuyện chuyển tải thành phim hoạt hình ngộ nghĩnh có ý nghĩa giáo dục cao như phim hoạt hình “ vương quốc răng xinh”“ cuộc phưu lưu của bác sĩ Thỏ” sẽ giúp trẻ khắc sâu hơn về kiến thức, thấy rõ tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường từ đó trẻ có ý thức bảo vệ và giữ gìn môi trường

Trang 11

- Thông qua những bài hát, bài thơ ,câu chuyện cô đã phần nào đó truyền đạt cho trẻ một số kinh nghiệm về việc vệ sinh cá nhân và vệ sinh bảo vệ môi trường.Tuy đó chỉ là một phần nhỏ trong việc vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường nhưng điều này sẽ giúp hình thành ở trẻ ý thức dần dần tự giác trong việc vệ sinh cá nhân, và hình thành ở trẻ ý thức bảo vệ môi trường

* Biện pháp 3: Tổ chức cho trẻ thực hành vệ sinh và xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện

- Việc giáo dục trẻ trong vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trưởng không phải là việc làm dễ dàng mà đòi hỏi sự nổ lực từ cả hai phía, chính vì vậy song song với việc nhắc nhở trẻ, truyền đạt kiến thức cho trẻ thì cũng cần cho trẻ được thực tế bằng việc làm thiết thực trẻ sẽ biết và nhớ lâu hơn

- Ngoài việc duy trì các hoạt động thường xuyên thì mỗi nhà trường, lớp học, giáo viên, phụ huynh và học sinh cần phải tạo cho mình ý thức thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân và bảo vệ môi trường Việc tận dụng môi trường ở góc thiên nhiên như thế nào để trẻ có cách ứng xử đơn giản và hiệu quả nhất, hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động một cách có khoa học để trẻ bước đầu nắm bắt, hình thành những kĩ năng ứng xử thân thiện với môi trường

- Giúp trẻ hiểu và phân biệt được đâu là môi trường sạch, môi trường bẩn.Sau đó dần dần hình thành các thói quen lao động tự phục vụ: Lau dọn, sắp xếp gọn gàng đồ dùng, đồ chơi, không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi Đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết rữa tay sau khi đi vệ sinh xong Biết tiết kiệm nước trong sinh hoạt

- Hướng dẫn trẻ cách gieo hạt , trồng cây để tạo môi trường xanh, sạch, đẹp cho lớp Giúp cho trẻ hiểu cây xanh rất có ích cho con người, làm giảm ô nhiễm môi trường, giảm bụi, giảm tiếng ồn, cây kiểng để trang trí tạo ra cảnh đẹp

- Tham mưu với Ban giám hiệu huy động nguồn lực để mua sắm, sữa chữa, cải tạo, bổ sung trồng cây xanh vào các bồn cây, bồn hoa, chậu cảnh và góc thiên nhiên của trường của lớp Phát động phong trào trồng cây theo lời dạy của Bác Hồ

“Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợiích trăm năm trồng người”, mỗi trẻ một cây nhỏ để tập chăm sóc, mỗi lớp thêm một chậu hoa, một cây cảnh, sân trường có thêm bồn hoa, nhà trường có thêm góc vườn ươm

- Tuyên truyền vận động phụ huynh cùng tham gia xây dựng trường lớp xanh – sạch – đẹp – thân thiện Phối hợp với phụ huynh giúp trẻ trồng cây tạo con đường

an toàn, xanh – sạch – đẹp dẫn tới cửa lớp Thường xuyên trao đổi, vận động phụ huynh tham gia đóng góp ủng hộ thêm các nguồn cây xanh cho lớp nhằm thực hiện tốt việc chăm sóc giáo dục trẻ Cho trẻ tham gia vào các buổi lao động: thực hành gieo hạt, trồng rau, tưới cây, khám phá sự nảy mầm và phát triển của cây con

- Hàng ngày cho trẻ làm quen và hình thành khả năng quan sát, tìm hiểu về

cỏ cây hoa lá, con vật trong môi trường tự nhiên Từ đó, dạy trẻ cách chăm sóc

Trang 12

cây, cỏ, hoa lá, con vật, dạy trẻ biết lao động, yêu thiên nhiên…Xây dựng góc thiên nhiên nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm được nhiều hơn, dưới nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, giúp trẻ tìm hiểu khám phá cái mơi trong tự nhiên và rèn luyệnkĩ năng để có hành vi ứng xử phù hợp với môi trường Xây dựng môi trường ở góc thiên nhiên, căn cứ vào diện tích hành lang và diện tích hiện có của lớp để bố trí nơi đặt góc thiên nhiên cho trẻ hoạt động Tạo giàn cây bóng mát: làm giàn cao 1,5 đến 2m được nối giữa hành lang với hai cột hiên của lớp

- Qua những lần trò chuyện trong giờ đón và trả trẻ tôi thường trao đổi với trẻ : “ Ở nhà con có hay đánh răng không, đánh răng vào những lúc nào? Hoặc con rửa tay như thế nào và rửa tay bằng gì? Con giúp mẹ làm những việc gì? Khi làm xong con có rửa tay lại không?Khi thấy xung quanh con có rất nhiều rác thì con sẽ làm gì?”

- Qua những lần trao đổi tôi nắm bắt được tình hình của trẻ từ đó có kế hoạch dạy trẻ thực hành vệ sinh ở trên lớp, dạy trẻ cách rửa mặt rửa tay bằng xà phòng theo quy trình cách đánh răng đúng phương pháp

- Sau khi được tập huấn về việc vệ sinh cho trẻ,được hướng dẫn các bước rửa tay sau đó cô về hướng dẫn lại cho trẻ thực hành: lúc đầu giáo viên hướng dẫn thật

kỹ các thao tác các quy trình rửa tay rồi cho trẻ thực hành ứng dụng theo các bước, tiếp đến cho các nhóm thực hiện các nhóm khác quan sát cô theo dõi nhắc nhở và kiểm tra xem đã thực hiện đúng quy trình chưa.Cho trẻ xem tranh về quy trình rửa tay bằng tranh ảnh, mô hình để thực hiện đánh răng, các thao tác rửa tay rửa mặt và đánh răng được duy trì tại lớp thường xuyên và đều đặn dần đã trở thành những kỹ năng, kỹ xảo tạo cho trẻ thói quen vệ sinh tốt, nhu cầu vệ sinh của trẻ được đáp ứng đúng lúc đúng nơi, đối với những cháu kỹ năng chưa đạt giáo viên theo dõi và giúp

đỡ để thực hiện đúng khi trẻ thực hành vệ sinh giáo viên phải theo dõi sát để nhắc nhở trẻ không nghịch nước, biết tiết kiệm nước không vẫy nước lung tung làm ảnh hưởng đến môi trường

- Bên cạnh đó cô cần hướng dẫn thêm cho trẻ tận dụng những nguyên vật liệu phế thải như : Chai ,lọ…để có thể vừa làm những đồ dùng trong lớp, hay có thể trồng cây cảnh lại vừa có thể giúp vệ sinh môi trường không vứt những chai lọ xung quanh môi trường…

* Biện pháp 4 : Giáo dục vệ sinh thông qua các hoạt động trong ngày và giáo dục vệ sinh lồng ghép vào các hoạt động có chủ đích

- Việc lồng ghép công tác giáo dục vệ sinh vào các hoạt động có chủ đích trong từng môn học tùy theo từng chủ đề, chú trọng vào trong các chủ đề bản thân, gia đình…

+ Ví dụ: Qua hoạt động khám phá khoa học “Tìm hiểu về cơ thể bé” tôi lồng ghép giáo dục vệ sinh qua câu chuyện “Tại ai” giúp trẻ nhớ lâu và trẻ rất thích thú

Ngày đăng: 12/06/2016, 17:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w