1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh THPT

23 749 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 804,5 KB

Nội dung

Lựa chọn nghề giáo, đến giờ chỉ có thể nói : đó tôi. Hơn 10 năm gắn bó với nghề, đã có biết bao trăn mang lại. Mười ba năm trong nghề là 13 năm làm công tôi luôn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ : từ khi chập chững huyết thanh xuân đến khi trưởng thành với bản lĩnh nghề học sinh trưởng thành là những kinh nghiệm về công 123doc.org Nhúng Toàn màn hình Thích 0 Like 0 0 Tải xuống 20,000₫ 1 / 23 Bình luận về tài liệu mot-so-kinh-nghi… Add a comment... Chọn để tìm tài liệu bạn cần ... Tìm kiếm Nhiều Cộng đồng Nguyễn V…6/29/2015 Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh THPT http://123doc.org/document/2855476-mot-so-kinh-nghiem-trong-viec-giao-duc-hinh-thanh-va-phat-trien-nhan-cach-cho-hoc-sinh-thpt.htm 2/6 162 0 1 137 0 0 một số kinh nghiệm huấn luyện nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn ... 370 3 0 sáng kiến kinh nghiệm giải b_ giáo dục kỹ năng sống_ văn hóa ứng xử cho ... Từ khóa liên quan dần được tích lũy theo năm tháng. GVCN là công việc kiêm nhiệm thú vị nhưng như GV bộ môn là người thầy giảng dạy, đứng lớp truyền lửa tri thứ những bài học thì GVCN không chỉ là người thầy

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài : Lựa chọn nghề giáo, đến giờ chỉ có thể nói : đó là định mệnh cuộc đời tôi. Hơn 10 năm gắn bó với nghề, đã có biết bao trăn trở, buồn vui mà nghề mang lại. Mười ba năm trong nghề là 13 năm làm công tác giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ : từ khi chập chững vào nghề với nhiệt huyết thanh xuân đến khi trưởng thành với bản lĩnh nghề nghiệp. Từng thế hệ học sinh trưởng thành là những kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm trong tôi dần được tích lũy theo năm tháng. GVCN là công việc kiêm nhiệm thú vị nhưng muôn vàn khó khăn. Nếu như GV bộ môn là người thầy giảng dạy, đứng lớp truyền lửa tri thức cho hs qua những bài học thì GVCN không chỉ là người thầy truyền lửa ấy mà còn là người bạn lớn, người anh/chị, người cha/mẹ … của HS. Trong hơn 10 năm làm công tác chủ nhiệm tôi luôn cho rằng : giáo dục, định hướng giúp HS hoàn thiện và phát triển nhân cách là nhiệm vụ hàng đầu của người GVCN. Tôi luôn nung nấu mình sẽ viết một đề tài nghiên cứu về công tác chủ nhiệm. Năm học 2012-2013 để tham gia hưởng ứng : + Cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo”. + Hội thi “GVCN giỏi DGPT và GDTX” chu kì 2012-2016 (theo Thông tư 43/2013/TT- BGDĐT) Tôi mạnh dạn viết SKKN tham dự hội thảo báo cáo khoa học cấp trường và gửi đi cấp tỉnh : Với đề tài “Con đường tôi luyện để trở thành GVCN giỏi” ( Hay “ Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh THPT”). Tôi hi vọng đây sẽ là một “thành quả lao động đẹp đẽ” của mình trong quá trình tự học và sáng tạo. 2. Mục đích và đối tượng của đề tài: - Mục đích của đề tài là tìm tòi, phát hiện ra những biện pháp giáo dục tối ưu cho hs trên con đường hình thành và phát triển nhân cách, phù hợp với yêu cầu và xu hướng thời đại của thế hệ hs 9X ( những hs sinh năm 1990 đến 1999) - Đối tượng nghiên cứu là HS trường THPT Như Thanh (đặc biệt là các khóa tôi được phân công là GVCN). + Lớp B10 (khóa 2006-2009) + Lớp C9 (khóa 2007-2010) + Lớp C10 (khóa 2010-2013) 3. Đóng góp mới của đề tài : Từ việc nghiên cứu thực nghiệm và quá trình áp dụng những phương pháp giáo dục vào thực tiễn trong công tác chủ nhiệm, tôi hi vọng SKKN này sẽ khẳng định thêm một hướng tiếp cận cho GVCN. Từ đấy, phục vụ công tác giáo dục định hướng hình thành và phát triển nhân cách cho HS. Điểm mới nổi bật của đề tài là từ quá trình sử dụng mạng xã hội của GVCN đến việc giáo dục lòng nhân ái cho HS khi mà “sự thờ ơ vô cảm đang như một thứ axit ăn mòn xã hội”… 2 4. Phương pháp nghiên cứu : Khi triển khai đề tài này, tôi sử dụng những phương pháp sau: + Phương pháp nghiên cứu lí thuyết + Phương pháp khảo sát, thống kê + Phương pháp thực nghiệm sư phạm + Phương pháp giáo dục tích hợp NỘI DUNG I. Cơ sở của đề tài: 1. Cơ sở lí luận: 1.1 GVCN giỏi: GVCN giỏi : là người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao ( Theo “ Thông tư số 12/2011/TT- BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT” điều 31 qui định về nhiệm vụ của GVCN) với tinh thần trách nhiệm cao, có tâm với nghề, yêu thương HS, nhiệt tình trong công tác chủ nhiệm, là người làm việc công tâm, khoa học và chặt chẽ… GVCN giỏi là người có những sáng tạo trong công việc, trong quá trình định hướng cho HS phát triển nhân cách… 1.2 HS THPT và quá trình hình thành và phát triển nhân cách : 3 ( Theo tâm lí học) Nhân cách : là tổ hợp những đặc điểm của cá nhân, nó qui định hành vi xã hội và giá trị xã hội của con người. Sự hình thành và phát triển nhân cách là quá trình cải biến 1 cách sâu sắc và toàn diện những sức mạnh thể chất và tinh thần của con người diễn ra theo qui luật tích lũy về lượng, biến đổi về chất nhằm chuyển hóa cá thể người thành 1 chủ thể có ý thức trong xã hội. Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách , điều đó thể hiện ở những mặt sau: + Giáo dục là sự tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch nhằm thực hiện hiệu quả các mục đích đã đề ra. + Giáo dục có thể uốn nắm những phẩm chất tâm lí làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội. Thực tế giáo dục đã chứng minh rằng : sự phát triển nhân cách chỉ diễn ra tốt đẹp trong những điều kiện có giáo dục và định hướng…. HS THPT : là lứa tuổi 15-18, đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân. Là lứa tuổi có nhiều biến động về tâm sinh lí, lứa tuổi mà các em không còn là trẻ con nhưng chưa phải là người lớn, lứa tuổi cái tôi cá nhân xuất hiện rõ nét với những khám phá và nhận thức về cuộc sống. Giai đoạn này rất cần sự định hướng, bảo ban của gia đình và nhà trường, đặc biệt là thầy cô chủ nhiệm. * Và GVCN giỏi là người làm tốt điều này, là người có quá trình giáo dục, định hướng tốt cho HS trong quá trình phát triển và hình thành nhân cách. 2. Cơ sở thực tiễn : 4 2.1 Thực trang chung: Seach google những cụm từ liên quan đến HS, sẽ cho ra những kết quả thực sự đáng báo động, những con số làm cho những nhà giáo và những người làm công tác trong ngành giáo dục phải đau lòng: + HS THPT đánh nhau : 2.990.000 kết quả trong 0,30 giây + HS THPT nghiện game : 5.300.000 kết quả trong 0,16 giây + HS THPT đánh bài ăn tiền : 1.340.000 kết quả trong 0,17 giây + HS THPT nạo phá thai : 892.000 kết quả trong 0,13 giây ……… Bên cạnh bộ phận HS chăm ngoan, sống có lí tưởng, hoài bão…vẫn còn tồn tại bộ phận không nhỏ HS xuống cấp về nhân cách, lối sống đạo đức. Vì vậy, giáo dục nhân cách cho HS THPT thực sự trở thành vấn đề cấp thiết hàng đầu. 2.2 Thực trạng ở trương THPT Như Thanh : Trường THPT Như Thanh : là một ngôi trường hiền hòa. + Về GV : những GV được phân công công tác GVCN tuổi đời, tuổi nghề của còn khá trẻ, phần đa họ đều là những thầy cô tận tụy, nhiệt huyết với nghề. Tuy nhiên, vẫn còn một số GVCN do điều kiện hoàn cảnh gia đình con nhỏ nên sự quan tâm đến HS còn hạn chế, kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm còn non trẻ nên hiệu quả công việc chưa cao. + Về HS : nhìn chung HS ngoan ngoãn, lễ phép. Bên canh đấy là bộ phận không nhỏ HS cá biệt. Năm học 2012-2013, hội đồng kỉ luật nhà trường đã xử lí 58 trường hợp 5 ( trong đó có HS đánh nhau, HS vi phạm nội qui nhà trường nhiều lần, HS đánh bài ăn tiền…) Làm công tác chủ nhiệm, người GV phải xác định rõ : GD nhân cách cho HS là nhiệm vụ quan trọng : Đối tượng HS chăm ngoan cần định hướng, HS cá biệt cần giáo dục trong qua trình hình thành và phát triển nhân cách. Trở thành GVCN giỏi luôn là mục tiêu lớn trong quá trình làm công tác chủ nhiệm của những GV yêu nghề, yêu trò. Đấy thực sự là 1 quá trình “tôi luyện” học hỏi không ngừng nghỉ. Tôi xin mạnh dạn trình bày những biện pháp mà tôi đã sử dụng trong quá trình tôi luyện của mình. II. Những biện pháp thực hiện : 1. Sử dụng Facebook: Như 1 cầu nối trong quá trình: lắng nghe - thấu hiểu - sẻ chia - định hướng cho HS trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách: Facebook là 1 website mạng xã hội truy cập miễn phí do công ty Facebook.Inc điều hành và sở hữu tư nhân. Facebook là 1 tiện ích xã hội liên kết mọi người với bạn bè, người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác. Tất cả mọi người đều có thể kết bạn và gửi tin nhắn cho nhau. Facebook được thành lập 28.10.2003 do Mark Zuckerberg và nhóm bạn SV ĐH Harvard sáng lập nên. Facebook có tốc độ phát triển chóng mặt : năm 2010, số lượng người truy cập vào Facebook vượt xa lượng người truy cập và google… 6 Facebook – trang cá nhân, thực chất là 1 dạng nhật kí công khai sinh động, phong phú…Do tính chất đặc thù tự do ngôn luận và những kiện tung nên Facebook bị cấm sử dụng ở Việt Nam và 1 số nước khác. Bắt đầu 2012, Facebook đã được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. SV và HS THPT là đối tượng sử dụng nhiều nhất. HS trường THPT Như Thanh có số lượng lớn sử dụng mang xã hội này. Theo số liệu điều tra của cá nhân tôi : cứ 1 lớp trung bình 50 HS thì có khoảng từ 15 – 20 HS sử dụng mạng xã hội này. Tai các lớp chọn như C1, C2, C3…A1, A2, A3…số lượng HS sử dụng thường nhiều hơn. Ngoài trang cá nhân HS trường THPT Như Thanh còn lập những trang cộng đồng công khai như : Như Thanh Confessions, C2- forever, C3 – maimaimottinhyeu, A6- sieuquay.confessions… Con số này ở các trường THPT đóng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa có lẽ sẽ nhiều hơn rất nhiều. Các em có thể lên Facebook qua máy tính, laptop, ipad hoặc điện thoại di động có kết nối mạng… HS sử dụng Facebook như thế nào? Các em làm gì trên Facebook? Sau quá trình thường xuyên sử dụng Facebook, tôi đã vào thăm và đọc trang cá nhân của các em …Tôi tạm chia thành 2 nhóm: Nhóm 1 (nhóm tích cực) Nhóm 2 (nhóm tiêu cực) Facebook là nơi các em thể hiện ước mơ, khát vọng : - Dẫn đường link đến những trang web đen. 7 “Tôi sẽ đỗ đại học” Facebook là nơi các em thể hiện tình yêu gia đình : “Mẹ là người tuyệt vời nhất, cám ơn mẹ đã sinh ra con” Facebook là nơi các em thể hiện tình cảm bạn bè : “Tôi lớn lên trong tình yêu mến của các bạn ” Facebook là nơi các em thể hiện tình yêu với bạn khác giới: "Hôm nay em thế nào, em thân yêu!" Facebook là nơi các em thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc, là nơi các em khẳng định chủ quyền lãnh thổ : “Trường sa, Hoàng sa là của Việt Nam” Facebook là cầu nối truyền thông tin: “Bạn… đang nhập viện, các bạn đến thăm” Facebook là nơi các em chia sẻ những hình ảnh đẹp, tin tức cảm động : … - Chia sẻ những hình ảnh mang tính chất dung tục, phản cảm. - Thể hiện tâm trạng chán chường, bi quan, bi lụy… - Nói xấu thầy cô, bạn bè… - Thể hiện tình yêu nam nữ thiếu văn minh - Sử dụng ngôn từ thô tục, thiếu văn hóa… Trên Facebook khi GV kết ban với HS thì tất cả những hoạt động của HS sẽ xuất hiện trên bảng tin của GV. Trên Facebook GV có thể biết được tất cả những vấn đề HS đang quan tâm, biết tất cả những điều mà các em đang suy nghĩ : về tình bạn, tình yêu, về gia đình, thầy cô và về những vấn đề đang là hiện tượng xã hội nóng bỏng… * Lắng nghe : Facebook là cầu nối ngắn nhất để GVCN nắm bắt suy nghĩ của HS, biết HS đang nghĩ gì. Khi đọc những status của HS, GVCN phải học cách biết lắng 8 nghe… lắng nghe xem các em viết gì, nghĩ gì, làm gì, ứng xử như thế nào? GV nên đặt mình vào vị trí 1 người bạn ( đúng như cách “kết bạn” trên Facebook ) để hiểu tâm tư tình cảm HS mình. * Thấu hiểu : Trong cuộc sống đời thường, sẽ thực khó khăn để tất cả hs mở lòng, giãi bày tâm tư tình cảm của mình với GVCN. Trên Facebook lại khác, khi được GV quan tâm hỏi han, HS dễ mở lòng hơn. Để hiểu được HS, GVCN cần phải vượt qua sự cách biệt giữa các thế hệ, phải trang bị cho mình những kiến thức, hiểu biết phong phú…về tâm lí lứa tuổi, về những vấn đề HS quan tâm. * Sẻ chia- định hướng : Nếu vấn đề HS đăng trên Facebook là những tình cảm, suy nghĩ hay hình ảnh…mang tính tích cực, GV nhấn nút like và bình luận ngợi khen. Nếu vấn đề HS đăng trên Facebook là những tình cảm bi quan, chán nản… thì GV động viên, chia sẻ kinh nghiệm. Nếu vấn đề HS đăng trên Facebook là những hình ảnh phản cảm, dung tục hoặc nói xấu bạn bè, thầy cô…thì GV răn dạy, giáo dục… Facebook là thế giới ảo nhưng là nơi thể hiện văn hóa của mỗi cá nhân. GVCN chuyển tải đến HS thông điệp : Cần cân nhắc trước khi viết status thể hiện tâm trạng, cần bấm like và comment một cách văn hóa. Trên Facebook, vai trò của GVCN phải đa dạng : + Khi lắng nghe – GV là bạn bè… + Khi thấu hiểu – GV là người anh, người chị…. 9 + Khi sẻ chia – GV là người cha, người mẹ…. + Khi định hướng – GV là người thầy, người chuyên gia … Facebook chính là cầu nối tình cảm giữa GV và HS. Bởi 1 lời động viên đúng lúc của người thầy sẽ giúp HS vững vàng hơn, một lời sẻ chia chân thành của người thầy sẻ giúp HS tin yêu cuộc sống hơn, một lời khuyên hữu ích của người thầy sẽ giúp HS sống có lí tưởng hơn…Và quan trọng là trên Facebook GV động viên, khuyên bảo một HS thông điệp sẽ được gửi tới rất nhiều HS khác trên nhóm bạn bè của cả 2. Facebook là nơi giúp HS giải tỏa tâm lí, là trào lưu, xu hướng phát triển tất yếu của xã hội. GVCN không thể cấm HS vào Facebook và viết những gì, Chỉ có cách : GVCN tham gia Facebook để làm người bạn lớn của HS là điều tốt nhất trong việc giúp các em dần trưởng thành trên con đường hình thành và phát triển nhân cách. Kết quả thu được từ phương pháp này thật đáng khích lệ : Trước khi GV kết bạn với HS trên Facebook số lượng nhóm 2 cao, nhưng sau khi GV kết bạn với HS trên Facebook số lượng nhóm 2 dần ít đi và chuyển sang nhóm 1. Các em HS kết bạn với GV ý thức hơn với những hình ảnh và bình luận của mình, và điều đáng mừng là tuyệt đối không còn hiện tượng HS nói xấu GV và like những trang web đen, hình ảnh bẩn. 2. Giáo dục lòng nhân ái cho HS qua những câu chuyện và việc làm cụ thể: 2.1 Câu chuyện : + Nguồn truyện : 10 [...]... có nghĩa giáo viên chủ nhiệm thiết lập một khoảng cách đối với học sinh Mà quan trọng là người GVCN tạo được môi trường đối thoại thích hợp để học sinh lắng nghe - Nguyên tắc làm việc với những học sinh đối tượng có vấn đề này là người giáo viên phải: kiên định, kiên trì, bình tĩnh và đặc biệt chặt chẽ Sự chặt chẽ thể hiện ở quy trình xử lí, lập luận của mình trước học sinh Đối với nhóm học sinh này,... định hướng : việc tốt cần ngợi khen và khuyến khích, việc xấu cần nghiêm khắc sửa chữa, khắc phục + GVCN tổ chức cho HS làm từ thiện từ qui mô nhỏ đến lớn : Với tư cách GVCN tôi luôn nỗ lực trong quá trình tuyên truyền công tác làm từ thiện cho HS Bản thân tôi xem đây là nhiệm vụ quan trọng của GVCN trong việc giáo dục HS : làm cho HS biết xúc động trước những mảng đời bất hạnh, giáo dục cho các em biết... ấm áp và thân thiện của GVCN đối với mình Và cách thu phục về tình cảm chính là cách thay đổi hành vi, nhân cách của các em HS cá biệt bền vững nhất 19 KẾT LUẬN 1 Kết luận : GVCN hãy là người bạn lớn cùng học trò bước qua những thời điểm khó khăn GVCN hãy là người thầy lớn của học trò trên con đường hình thành nhân cách và tiếp cận tri thức GVCN hãy là người đi trước chỉ đường, dẫn lối thổi vào học trò... tập thể : Người giáo viên phải xây dựng, kêu gọi được một bộ phận, càng đông đảo càng tốt những học sinh ủng hộ mình, có thiện chí vì lớp và đấu tranh vì lẽ công bằng, vì một môi trường và lớp học thân thiện, tích cực Điều này rất quan trọng: + Thứ 1: giáo viên sẽ thu thập được thông tin chính xác trong các giờ học, các sự việc xảy ra bên ngoài giờ, ngoài lớp, các kế hoạch mà các học sinh cá biệt định... chẽ của giáo viên chủ nhiệm sẽ tránh được những ngụy biện vòng vo của học sinh, đồng thời cũng cho các em thấy sự bài bản, nghiêm khắc của mình 3.3 “Bẻ đũa bẻ từng chiếc một : - “Bẻ đũa bẻ từng chiếc một : Tách từng cá nhân để xử lý, tránh tình trạng chịu trách nhiệm tập thể, hòa cả làng Cách này vừa thể hiện được sự tôn trọng đối với học sinh vi phạm, vừa đảm bảo sự công bằng cho những học sinh ngoan... yếu đúng người, đúng việc, đúng trọng tâm sẽ hiệu quả Khi tách rời từng cá nhân như vậy, cũng có nghĩa làm mất đi sức mạnh của sự đoàn kết, bao che của số đông bạn không ngoan trong lớp, cá nhân em đó sẽ bộc lộ sự yếu kém và sợ hãi của mình Chính sự mất thế dựa dẫm vào nhóm hội của các em sẽ 17 tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên chủ nhiệm bắt bệnh và xử lý triệt để việc của học sinh đó 3.4 Phối kết... rõ ràng người giáo viên sẽ rất chủ động, kịp thời và thậm chí ngăn chặn được những việc đáng tiếc xảy ra + Thứ 2: việc có một đội ngũ dám đứng lên đấu tranh một mặt cô lập, tạo một sức ép đối với chính các học cá biệt, mặt khác tạo một sức mạnh để thúc đẩy giáo viên cương quyết đến cùng với mục đích giáo dục của mình 3.2 Xác lập vị thế “thủ lĩnh” của GVCN: - Xác định vị thế của người giáo viên chủ... dịp học hỏi, chia sẻ và trau dồi kinh nghiệm trong quá trình giáo dục HS + Hai là : Mỗi GV khi viết SKKN có lẽ đấy sẽ là những đúc kết kinh nghiệm tâm huyết và sáng tạo trong quá trình công tác của mình Nếu SKKN ấy được Hội đồng khoa học Sở GDĐT Thanh Hóa đánh giá xếp loại thì đấy chắc chắn là những SKKN có chất lượng Bản thân tôi cũng như nhiều GV khác mong muốn SKKN ấy được công bố rộng rãi trong. .. chị lớp 12C10 và số tiền nhỏ đã được chuyển đến tay em Tuấn Mẹ em đã đọc thư cho em nghe và em rất cảm động trước dòng thư tình cảm của các anh chị Điều này làm tôi thấy cuộc đời thực sự ấm áp và có ý nghĩa hơn 14 ( Em Lê Trung Tuấn và Mẹ em) 3 Biện pháp giáo dục đối với nhóm HS cá biệt : Vì đối tượng cần điều chỉnh đặc biệt vì thế đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải có kinh nghiệm và hết lòng GVCN... giản, đối tượng học sinh chưa chăm chưa ngoan phức tạp thì phụ huynh lại càng phức tạp Hầu như họ đều có nỗi niềm hoàn cảnh khá đặc biệt và nhất là cách giáo dục, dạy dỗ con của họ thực sự có vấn đề Một là họ không có thời gian để quan tâm con, hoặc quan tâm con không đúng cách, thiếu phương pháp, chiều chuộng hoặc bỏ bê con cái một cách thái quá Việc giúp họ hiểu ra vấn đề của con cái họ và tư vấn, cùng . trường và gửi đi cấp tỉnh : Với đề tài “Con đường tôi luyện để trở thành GVCN giỏi” ( Hay “ Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh THPT ). Tôi. những sáng tạo trong công việc, trong quá trình định hướng cho HS phát triển nhân cách 1.2 HS THPT và quá trình hình thành và phát triển nhân cách : 3 ( Theo tâm lí học) Nhân cách : là tổ hợp. vụ công tác giáo dục định hướng hình thành và phát triển nhân cách cho HS. Điểm mới nổi bật của đề tài là từ quá trình sử dụng mạng xã hội của GVCN đến việc giáo dục lòng nhân ái cho HS khi

Ngày đăng: 25/06/2015, 11:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w