Tuy nhiên, hiện tại, trong thực tế, vẫn còn không ít cán bộ và nhân dânnhận thức chưa đầy đủ về bản chất của xã hội hoá giáo dục và vẫn còn một sốcán bộ quản lý ở các nhà trường huy động
Trang 1I MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết Xã hội hóa Giáo dục (XHHGD) là một chủ chươnglớn của Đảng và của nhà nước Đây là một chủ chương chiến lược lâu dài,xuyên suốt toàn bộ quá trình phát triển của giáo dục, nhằm nâng cao dân trí, đàotạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, tạo nên động lực xây dựng thành công một
xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh [1]
Khẳng định: XHHGD là một bài học thành công trong quá trình xây dựng
và phát triển hệ thống giáo dục của nước ta XHHGD là huy động và tổ chứcnguồn lực của toàn xã hội cùng tham gia vào quá trình giáo dục, đa dạng hoácác loại hình giáo dục, tạo ra phong trào mọi người học tập, xây dựng cả nướcthành một xã hội học tập để mọi người dân cùng được hưởng thụ các thành quả
do hoạt động giáo dục đem lại [3]
Xã hội hoá giáo dục còn là quá trình nâng cao vai trò định hướng, chỉđạo, quản lí và đầu tư ngày càng tăng của Nhà nước, sự tham gia đóng góp củanhân dân, của toàn xã hội cho phát triển sự nghiệp Giáo dục & Đào tạo, để huyđộng sự “đóng góp về trí lực, nhân lực, vật lực, tài lực cho Giáo dục & Đào tạo”(Nghị quyết TW 2 khóa VIII)
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục là Quốc sáchhàng đầu; nhiều dự án đã tập trung để đầu tư cho giáo dục, làm cho cơ sở vậtchất của ngành giáo dục ngày một thay đổi, nhiều ngôi trường tranh, tre nứa láđược thay thế bằng những phòng học khang trang, giúp học sinh ham thích đếntrường và tạo mọi điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường Tuynhiên, khi nguồn lực của Nhà nước đầu tư cho giáo dục vẫn còn hạn hẹp thì việchuy động nguồn lực của nhân dân, của toàn xã hội để đẩy mạnh xã hội hoá giáodục là rất cần thiết Để làm tốt công việc này, cần có sự chung tay góp sức củađịa phương, của ngành và của cộng đồng, giúp nhà trường có điều kiện xâydựng cơ sở vật chất làm thay đổi bộ mặt của nhà trường, đồng thời nâng caochất lượng giáo dục, giúp uy tín của trường được nâng lên [4]
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII khẳng định: “Huy độngtoàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân đóng góp sức người,sức của, xây dựng nền giáo dục quốc dân phát triển dưới sự quản lí của Nhànước”
XHHGD là làm cho giáo dục trở thành của xã hội, hay nói cách khác làhuy động toàn xã hội tham gia làm giáo dục Xã hội hóa sự nghiệp giáo dụcmầm non là bài học thành công trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thốnggiáo dục mầm non của nước ta Những năm qua, xã hội hóa công tác GDMN đãtrở thành quan niệm phổ biến và rộng rãi trong toàn xã hội, nhất là những ngườilàm công tác quản lý và nó đã tạo ra luồng gió mới làm cho bậc học mầm non
Trang 2tăng cường về mọi mặt, nâng cao chất lượng toàn diện góp phần đáng kể vào sựnghiệp trồng người Mà điều nhận thấy rõ nhất đó là về cơ sở vật chất, mộttrong hai yếu tố quyết định đến chất lượng Giáo dục
Để mang lại hiệu quả cao trong công tác XHHGD, các nhà quản lý giáodục cần phải chấp hành nghiêm các quy định của nhà nước, có nghĩa là: Tăngcường huy động kinh phí ngoài ngân sách Nhà nước từ nhiều nguồn khác nhaunhưng phải đúng theo Chủ trương của Đảng và quy định của Nhà nước dưới sựchỉ đạo giám sát của các cơ quan có thẩm quyền Cần dựa trên cơ sở pháp lý,dựa vào các văn bản quy định của nhà nước và của ngành giáo dục Các nguồnlực huy động từ công tác XHHGD phải được công khai, dân chủ, minh bạch,bình đẳng để cộng đồng hiểu đúng về giáo dục, đồng thời phải thực hiện nguyêntắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” (Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày4-11-2013), có như vậy công tác XHHGD mới đạt được hiệu quả
Tuy nhiên, hiện tại, trong thực tế, vẫn còn không ít cán bộ và nhân dânnhận thức chưa đầy đủ về bản chất của xã hội hoá giáo dục và vẫn còn một sốcán bộ quản lý ở các nhà trường huy động XHHGD để tăng cường cơ sở vậtchất chưa đúng với quy định, do vậy không được sự đồng thuận ủng hộ của cácbậc phụ huynh, không mang lại hiệu quả cho công tác XHHGD, thực hiệnkhông đúng với quy định của Đảng và của nhà nước
Từ những lý do trên Với cương vị là một hiệu trưởng nhà trường, tôiluôn trăn trở, phải làm như thế nào để đẩy mạnh tốt công tác XHHGD, góp phầnnâng cao chất lượng toàn diện cho nhà trường Tôi chọn đề tài “ Một số kinh
nghiệm trong việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non
Hà Giang- Hà Trung”
2 Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra các giải pháp để tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục nhằmxây dựng cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung trang thiết bị phục vụ cho việc chămsóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ đạt hiệu quả tốt hơn
3 Đối tượng nghiên cứu:
Một số kinh nghiệm thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ở trườngmầm non Hà Giang - Hà Trung, nhằm tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bịdạy và học để nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ
4 Phương pháp nghiên cứu:
Khi thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiêncứu như:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Trang 3- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
5 Những điểm mới của SKKN.
Trong sáng kiến kinh nghiệm “ Một số kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non Hà Giang- Hà Trung”
có điểm mới và khác so với những sáng kiến kinh nghiệm trước đây là:
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác XHHGD cho mọi tầng lớpnhân dân, góp phần tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc dạy vàhọc, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, tạo niềm tincho phụ huynh học sinh và cộng đồng, tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa tầmquan trọng của công tác XHHGD trong trường mầm non
Quan tâm chỉ đạo xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức để tuyêntruyền tới phụ huynh học sinh và các đoàn thể xã hội, tổ chức hoạt động dựatrên đặc trưng của bậc học và vận dụng linh hoạt giữa lý thuyết và thực tiễnquản lý
II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
XHHGD là con đường để xây dựng hệ thống Giáo dục lành mạnh, cóchất lượng đi theo định hướng XHCN, tạo nên động lực xây dựng thành côngmột xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh [1]
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân.GDMN có nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm,thẩm mỹ, trí tuệ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị chotrẻ em vào học lớp một, và cũng tạo ra tiền đề vững chắc cho sự hình thành,phát triển nhân cách con người, vì vậy Đảng và nhà nước đã có nhiều chủtrương chính sách hợp lý, kịp thời nhằm phát triển GDMN trong thời kỳ mới,thời kỳ CNH - HĐH đất nước Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua cũngluôn coi trọng công tác xã hội hóa giáo dục mầm non Đề án Phát triển giáo dục
Trang 4mầm non giai đoạn 2006 - 2015 đã nhấn mạnh: “Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điềukiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hộitham gia phát triển giáo dục mầm non”.
Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều trẻ em trong độ tuổi mầm non ở vùngsâu, vùng khó khăn vẫn còn nhiều cháu chưa được đến trường Nhiều loại hìnhchăm sóc giáo dục trẻ em tồn tại Sự tồn tại và phát triển của ngành chủ yếu dựavào các hỗ trợ đóng góp của cộng đồng Điều này đòi hỏi bản thân ngànhGDMN phải làm sao cho mọi người hiểu và cùng tham gia công tác chăm sócgiáo dục trẻ
Cho tới nay, GDMN đã tồn tại với đủ các quy mô trường, lớp, nhóm, cácloại hình công lập, dân lập và các loại hình tư thục có xu hướng phát triển Cóthể nói, sự đóng góp vào sự nghiệp phát triển GD&ĐT không chỉ là trách nhiệmnghĩa vụ của mọi gia đình, mỗi người dân đối với đất nước, với dân tộc mà còn
là lợi ích tương lai của mỗi người vì tương lai con em chúng ta Vì vậy, việc đadạng hoá ngành học mầm non chính là mở rộng cho mọi tầng lớp nhân dân chủđộng tham gia đóng góp, xây dựng vào hoạt động GDMN
Xã hội hóa giáo dục mầm non là một bộ phận của xã hội hóa giáo dục nóichung Đó là huy động mọi nguồn lực xã hội cùng tham gia phát triển giáo dụcmầm non dưới sự quản lí thống nhất của nhà nước Qua đó nhằm nâng cao chấtlượng giáo dục mầm non, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển nhân cách, vàchuẩn bị tốt các điều kiện cho trẻ vào tiểu học [4]
Trong giai đoạn hiện nay, xã hội hóa giáo dục mầm non là động cơ mạnh
mẽ trong việc huy động các nguồn lực, khai thác tối ưu tiềm năng xã hội, tạochuyển biến căn bản về chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và thúc đẩyvai trò, trách nhiệm của các lực lượng xã hội trong xây dựng giáo dục mầm non
Phát triển giáo dục luôn đi liền với quá trình XHHGD Đối với giáo dụcmầm non, xã hội hóa là nhu cầu, là quy luật tồn tại và phát triển của bậc học.XHHGD đã và đang phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu vớinhiều hình thức phong phú đa dạng, là một trong những nhân tố hàng đầu đẩymạnh nâng cao chất lượng toàn diện của giáo dục mầm non và thể hiện sinhđộng nguyên tắc: Nhà nước, xã hội và nhân dân cùng làm
Thực tế, những năm gần đây, các trường học được nhà nược đầu tư đểxây dựng CSVC, bổ sung TTB từ nhiều dự án của nhà nước Tuy vậy,CSVC,TTB của các trường học, đặc biệt là còn có một số trường mầm non ởvùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn CSVC,TTB chưa đáp ứng
để phục vụ công tác CS,ND,GD trẻ, cụ thể như trang thiết bị đồ dùng tối thiếucủa một nhóm, lớp theo QĐ 02 của Bộ GD&ĐT của các trường mầm non cònthiếu nhiều Từ thực tế như vậy, các nhà trường phải làm tốt công tác XHHGD,huy động mọi nguồn lực đầu tư cho việc xây dựng CSVC, TTB góp phần nâng
Trang 5cao chất lượng giáo dục cho các chà trường.
2 Thực trạng vấn đề.
Trong những năm qua, trường chúng tôi luôn được sự đồng thuận củaphụ huynh, nhiệt tình hỗ trợ đầu tư cải tạo khuôn viên nhà trường, tăng cườngCSVC,TTB góp phần nâng cao chất lượng công tác CS,ND,GD trẻ
Trình độ đào tạo và chất lượng đội ngũ nhà giáo trong nhà trường từngbước đã được nâng cao Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn 100%, trên chuẩn đạt86,6%
Công tác huy động trẻ đến trường và tỷ lệ trẻ ăn bán trú tại trường ngàycàng tăng cụ thể: năm học 2016-2017 huy động cháu nhà trẻ ra lớp đạt tỷ lệ32% ; cháu mẫu giáo đạt 100%; Trẻ ăn bán trú tại trường đạt tỷ lệ 95%
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác XHHGD của nhà trườngvẫn còn gặp nhiều khó khăn đó là nhận thức về xã hội hóa giáo dục của một số
ít cán bộ và một bộ phận nhân dân còn hạn chế, chưa có sự chuyển biến tích cực
về nhận thức và hành động, một số còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu
tư của nhà nước
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tuy đã được đầu tư, nhưng hiện naynhà trường vẫn còn thiếu phòng học, chưa có các phòng chức năng, diện tích đấtchật hẹp, sân chơi cho trẻ chưa đảm bảo đủ các loại đồ chơi ngoài trời theo yêucầu Khuôn viên, CSVC,TTB chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay
Từ cơ sở lý luận và thực trạng trên, là Hiệu trưởng nhà trường, tôi trăn trởtìm ra các giải pháp để làm tốt công tác XHHGD, góp phần nâng cao chất lượngchăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở trường mầm non Hà Giang - huyện HàTrung
3 Các giải pháp.
3.1 Làm tốt công tác tham mưu, công tác tuyên truyền
Là hiệu trưởng nhà trường tôi xác định, công tác xã hội hóa giáo dụcmuốn thực hiện tốt, trước tiên phải làm tốt công tác tham mưu vì, việc thammưu của hiệu trưởng cho Đảng, chính quyền địa phương đóng vai trò hàng đầu
mà đặc biệt là tham mưu với đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND xã là yếu tố dẫnđến thành công Một kinh nghiệm của bản thân, là khi tôi tham mưu một vấn đề
gì, tôi tham mưu bằng văn bản cụ thể, tuyệt đối tôi không tham mưu bằng lờinói Về vấn đề để làm tốt công tác XHHGD, tăng cường CSVC,TTB nâng caochất lượng CS,ND,GD trong nhà trường, việc đầu tiên là, cuối các năm học tôi
tổ chức kiểm kê tài sản của nhà trường để làm cơ sở cho việc xây dựng kếhoạch cải tạo mua sắm bổ xung CSVC,TTB cho năm học mới
Cụ thể, tháng 8/2016, tôi tham mưu với UBND xã xin kế hoạch về việc
Trang 6nhà trường tổ chức khảo sát cơ sở vật chất, trang thiết bị trong nhà trường, liệt
kê những công trình cần thay thế, bổ sung, mua mới để đáp ứng phục vụ chonăm học 2016-2017, thành phần đi khảo sát CSVC, về phía nhà trường, có hiệutrưởng; Phó hiệu trưởng; Kế toán và giáo viên các nhóm, lớp Về phía UBND
xã có đồng chí Phó chủ tịch UBND xã và đồng chí cán bộ địa chính, kế toán xã
Về phía cha mẹ học sinh có ông Hội trưởng cha mẹ phụ huynh Kế hoạch nàyđược UBND xã đồng ý và chỉ đạo nhà trường làm một cách có hiệu quả Đây làđiều kiện để tôi thực hiện tốt công tác XHHGD tăng cường CSVC,TTB cho nhàtrường
Muốn làm tốt được công tác XHHGD, một việc không thể thiếu được đó
là, đầu tiên tôi tham mưu với Đảng chính quyền địa phương về kế hoạch nhiệm
vụ trọng tâm của năm học 2016-2017, sau đó tôi tham mưu về kế hoạchXHHGD của nhà trường, các Văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết, Công văn hướngdẫn có liên quan đến Giáo dục và xã hội hóa sự nghiệp giáo dục cụ thể như:Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/3/2000 của Bộ Trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động củanhà trường; Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BGD&ĐT ngày 13 tháng 2 năm
2014 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Điều lệ trường Mầm non.; Công vănsố:1524/SGD&ĐT-KHTC ngày 04/8/2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việchướng dẫn thực hiện các khoản thu, chi ngoài ngân sách trong các đơn vị trườnghọc năm học 2016-2017; Công văn số 1377/UBND-GD&ĐT ngày 18/8/2016của Ủy ban nhân dân huyện Hà Trung về việc hướng dẫn các khoản thu chingoài ngân sách trong các đơn vị trường học năm học 2016- 2017 Từ việc làmnhư vậy, nhà trường luôn được Đảng, chính quyền địa phương tạo mọi điềukiện, ủng hộ cho nhà trường thực hiện tốt công tác XHHGD
Để đạt được hiệu quả cao trong công tác XHHGD, bên cạnh làm tốt côngtác tham mưu với Đảng, chính quyền địa phương, thì việc làm tốt công táctuyên truyền là hết sức quan trọng, vì, đây là kim chỉ nam cho mọi hoạt động.Khẳng định, tư tưởng mà thông thì mọi việc khó mấy cũng làm được Chính vì
lẽ đó mà, trách nhiệm của CBGV,NV trong nhà trường, đặc biết là hiệu trưởngnhà trường phải làm cho mọi người thấy rõ vai trò, lợi ích của giáo dục đối vớiđời sống cộng đồng Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành,các tổ chức chính trị, các cá nhân, cộng đồng hiểu về vai trò quan trọng củaXHHGD
Thực tế đã chứng minh rằng, một trong những nguyên nhân thành cônghoặc chưa thành công trong việc tổ chức thực hiện XHHGD chính là vấn đềnhận thức Các cấp, các ngành, các tập thể, cá nhân phải hiểu đúng bản chất củaXHHGD, sự cần thiết phải tham gia giáo dục, từ đó nâng dần tính tự giác, tíchcực, chủ động, tình cảm và năng lực hoàn thành công việc này Vì vậy, phảităng cường công tác tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin một cách đầy
Trang 7đủ về đường lối, mục đích, chủ trương, yêu cầu, thuận lợi, khó khăn…Nâng caonhận thức cho các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, các cá nhân, cộng đồnghiểu về vai trò quan trọng của XHHGD, nhằm làm chuyển biến nhận thức củacác cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, quần chúng nhândân theo hướng tích cực về vị trí hàng đầu của giáo dục, về bản chất, nghĩa vụ
và quyền lợi của xã hội hoá giáo dục để quần chúng có đủ hiểu biết, chủ độngtham gia vào giáo dục
Tôi luôn nghĩ, tất cả mọi hoạt động trong nhà trường, muốn đạt kết quảtốt, bên cạnh công tác tham mưu với Đảng, chính quyền địa phương, thì việclàm tốt công tác tuyên truyền là không thể thiếu được, vì có làm tốt công táctuyên truyền thì các vấn đề đưa ra mới được nhận thức một cách đúng đắn vàđạt kết quả tốt Muốn công tác XHHGD thực sự là công việc, là phong tràomang tính tự giác, tích cực của các thành viên trong xã hội, tôi luôn xác định lựclượng phụ huynh cần phải quan tâm Trong các buổi họp phụ huynh Nhàtrường tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của GDMN về bản chất của xãhội hóa GDMN, về những thuận lợi, khó khăn của nhà trường Giới thiệu vànhân rộng những gương người tốt, việc tốt, những thành tích của ngành họcmầm non nói chung và nhà trường nói riêng Tôi còn tuyên truyền đến các banngành đoàn thể, CBGV,NV trong nhà trường về ý nghĩa tầm quan trọng củacông tác XHHGD tăng cường CSVC,TTB phục vụ việc CS,ND,GD trẻ trongnhà trường
Tôi chú trọng đến việc chỉ đạo xây dựng các góc tuyên truyền ở các lớp
và ở cộng đồng: chọn một góc thuận lợi (vị trí mà mọi người dễ trông thấy) tạitrường làm góc tuyên truyền cho các bậc cha mẹ học sinh Tại đó, chúng tôi cócác tài liệu, tranh ảnh…với những nội dung thiết thực như tổ chức nuôi dạy con,những yêu cầu mà các bậc cha mẹ, cộng đồng cấn phối hợp với nhà trường,tuyên truyền các điển hình tham gia đóng góp xây dựng giáo dục… Nội dungcác tài liệu trưng bày cần được biên soạn ngắn gọn, thiết thực, luôn thay đổi,cập nhật thông tin, hình thức hấp dẫn… để mọi người dễ xem, dễ ghi nhớ
Cùng với việc cung cấp thông tin ở các góc tuyên truyền, nhà trường bốtrí “Hòm thư góp ý” để các bậc phụ huynh và người dân có thể tham gia đónggóp ý kiến với ngành giáo dục và nhà trường về những vấn đề như: nội dung,phương pháp giáo dục, tìm hiểu phương pháp nuôi dạy con theo khoa học, vàcác vần đề mà cha mẹ các cháu chưa rõ…
Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng: Phối hợp với đàitruyền thanh xã tổ chức tuyên truyền sâu rộng, thiết thực trong nhân dân và cha
mẹ học sinh thông qua hệ thống phát thanh hàng ngày Không những thế chúngtôi còn tuyên truyền qua các hội nghị của xã, các cuộc họp phụ huynh, các cuộchọp thôn , nhằm tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động của nhân dântrong công tác tham gia xã hội hoá giáo dục Những việc chúng tôi đã làm chỉ là
Trang 8một trong nhiều "kênh" thông tin góp phần nâng cao nhận thức của đông đảoquần chúng nhân dân về giáo dục Nhưng không thể phủ nhận những kết quả
mà chúng tôi nhận được từ những biện pháp đã tiến hành Trong nhiều năm trởlại đây, môi trường giáo dục ở trường Mầm non Hà Giang đã có sự chuyển biến
rõ nét; cán bộ, các lực lượng xã hội và nhân dân đều nhận thức được rằng chỉ cóthể làm tốt xã hội hoá giáo dục mới có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu củagia đình, của xã hội, nhằm mục đích ươm những mầm non tương lai của quêhương đất nước ngày càng phát triển tốt hơn
Từ những tham mưu, tuyên truyền tích cực như vậy, các cấp uỷ Đảng,chính quyền địa phương và mọi cá nhân cũng đã có nhận thức đúng đắn về côngtác xã hội hoá giáo dục, họ đã hiểu rằng XHHGD là trách nhiệm của các cấp uỷĐảng và chính quyền địa phương trước nhân dân Từ đó phát huy vai trò lãnhchỉ đạo trong thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục (Bởi chỉ có họ mới có đủvài trò và tư cách để tập hợp các ngành, các lực lượng xã hội liên kết, hợp tácvới nhau trong công tác xã hội hoá giáo dục)
Thực tế cho thấy, nơi nào cấp ủy, chính quyền hiểu rõ, nắm được mụctiêu, nội dung, ý nghĩa công việc, giải thích cho dân hiểu rõ và đồng tình thì nơi
đó có điều kiện thực hiện tốt và đạt hiệu quả
3.2 Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dực trong nhà trường và tăng cường bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên.
Tôi luôn xác định Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục là tiền đềquan trọng để tạo niềm tin cho phụ huynh và là sức mạnh lan tỏa đến cộng đồng
xã hội Vì vậy, nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ là vấn đềđược quan tâm hàng đầu ở các trường mầm non Phải lấy chất lượng và hiệuquả CSND,GD trẻ trong Nhà trường để làm căn cứ thực tiễn thuyết phục và huy
động các nguồn lực tham gia vào công tác XHHGD Phải có những biện pháp
thiết thực khuyến khích toàn xã hội tham gia đóng góp đầu tư CSVC, trang thiết
bị cho nhà trường nâng cao hiệu quả GD
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng CSND,GD trẻ,tôi chỉ đạo giáo viên thực hiện đúng qui chế chuyên môn Luôn chỉ đạo đổi mớiphương pháp dạy học với phương châm lấy trẻ làm trung tâm, nhằm nâng caochất lượng giáo dục toàn diện Tôi đã chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túcchương trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở các độ tuổi Thực hiện tốtcông tác đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩmtrong nhà trường, nâng cao chất lượng bữa ăn ở trường cho trẻ, kết hợp với trạm
y tế khám sức khoẻ 2 lần/năm cho trẻ có chất lượng và khám sức khoẻ cho cán
bộ giáo viên Tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con theo khoa học, kiến thứcphòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống một số bệnh thường gặp cho trẻ,phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ
Trang 9Chỉ đạo tốt công tác chuyên môn, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhàtrường, phát huy vai trò trách nhiệm của các tổ chuyên môn Chất lượng của nhàtrường mấy năm gần đây có những bước tiến rõ rệt, 100% các cháu đến trườngđược đảm bảo an toàn tuyệt đối, tỷ lệ cháu ăn bán trú tăng, tỷ lệ trẻ suy dinhdưỡng về chiều cao và về cân nặng giảm, tỷ lệ cháu tốt khá tăng Cụ thể trong 3năm học gần đây, năm học 2014- 2015; 2015- 2016; 2016- 2017 nhà trường liêntục đạt giải nhì toàn đoàn hội thi “Hội khỏe bé mầm non” cấp huyện.
Có được chất lượng như vậy, việc tăng cường bồi dưỡng đội ngũ cán bộgiáo viên, nhân viên là tất yếu, vì Đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng giáodục của nhà trường, trong đó có cả công tác XHHGD Để làm tốt công tácXHHGD trước hết về nhận thức của ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên trongnhà trường hiểu rõ vai trò của mình trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáodục trẻ, phải thật sự gần gũi, thân thiện, đảm bảo an toàn cho trẻ, từ đó làm chophụ huynh hiểu tin tưởng và tín nhiệm bằng những việc làm cụ thể của mình.Chính vì vậy mà tôi luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên,nhân viên, tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà giáo, phấn đấu phải có tài
có tâm, mặt khác nhà trường thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về đốimới việc CSND,GD trẻ, mở chuyên đề, thao giảng, dự giờ, học hỏi các đơn vịbạn, bồi dưỡng qua các Hội thi, tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên môn, triểnkhai các Công văn, Chỉ thị, Quyết định của pháp luật liên quan đến giáo nóichung, giáo dục mầm non nói riêng và công tác XHHGD cho cán bộ giáo viên.Bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng tuyên truyền, tạo điều kiện cho cán bộ giáoviên đi học nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ,đánh giá thi đua bằng tiêu chí thi đua, bằng kết quả giáo dục, bằng dư luận củaphụ huynh học sinh Ngoài ra còn đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, họctốt”, thực hiện nghiêm túc quy định của đạo đức nhà giáo, gắn với nội dungcuộc vận động “Dân chủ kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, tăng cường rènluyện tư cách đạo đức, phẩm chất, lối sống lương tâm nghề nghiệp, thực hiện tốtcuộc vận động xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Cuộc vậnđộng mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”; Cuộcvận động “Học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”…
Với việc làm như vậy, chất lượng giáo viên trong nhà trường được nânglên, thể hiện rõ ở kết quả các năm học gần đây nhà trường liên tục có giáo viêngiỏi cấp huyện, cấp tỉnh Đặc biệt năm học 2016-2017 nhà trường có 04 giáoviên đạt giáo viên giỏi cấp huyện và có 01 giáo viên mặc dù mắc căn bệnh hiểmnghèo, cô đã vươn lên tham gia dự thi giáo viên giỏi cấp huyện và cấp tỉnh CôTrần Thị Hồng Thái của nhà trường đã đạt kết quả cao trong kỳ thi giáo viêngiỏi cấp tỉnh năm học 2016-2017 (một câu chuyện cảm động có thật, một tấmgương sáng trong ngành giáo dục cho nhiều CBGV noi theo)
Nhà trường 3 năm liên tiếp đạt danh hiệu: “Tập thể lao động tiên tiến”
Trang 10cấp huyện.
Qua kết quả trên, nhà trường đã khẳng định được chất lượng của nhàtrường với cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương và phụ huynh học sinh.Trường Mầm non Hà Giang chính là địa chỉ tin cậy của Đảng, chính quyền địaphương và nhân dân xã Hà Giang- Hà Trung
3.3 Thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch XHHGD.
Thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch XHHGD là một việc làmkhông thể thiếu được trong việc làm công tác XHHGD trong nhà trường Xácđịnh được tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch như vậy Đầu năm học2016-2017 nhà trường xây dựng kế hoạch huy động XHHGD để tăng cường cơ
sở vật chất, mua sắm bổ sung thêm trang thiết bị phục vụ cho việc CS,ND,GDtrẻ như: lát lại nền gạch ở hiên hè các nhóm, lớp khoảng 85m2, mua thêm 20
bộ bàn ghế cho trẻ, mua 3 ti vi, mua 4 tủ đựng tư trang, mua 4 tủ đựng chănchiếu gối, mua 8 bình ủ nước ấm, mua 6 giá góc, mua máy xay thịt, mua giá úpcốc dự trừ kinh phí huy động là: 192.000.000đ
Trong quá trình làm công tác XHHGD, tôi căn cứ vào công văn hướngdẫn của cấp trên về quy trình làm công tác XHHGD theo các bước sau
Bước1 BGH nhà trường xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí triển khai
trong Hội đồng nhà trường và các cá nhân, phụ huynh, các nhà tài trợ
Bước 2: Lập kế hoạch và dự trù kinh phí chi tiết.
Bước 3 : Nhà trường báo cáo với cơ quan cấp trên quản lý (UBND xã;
Phòng GD&ĐT; UBND Huyện) xin chủ trương để thực hiện
Bước 4: Nhà trường triển khai thực hiện công tác huy động đóng góp tự
nguyện của cá nhân trên địa bàn xã bằng tiền mặt và ngày công lao động Nhàtrường chịu trách nhiệm lập danh sách ký xác nhận các cá nhân đóng góp vềkinh phí và ngày công lao động
Bước 5 Trong qua trình nhà trường tổ chức làm có sự kiểm tra, giám sát
của cá nhân đã tài trợ
Bước 6 Sau khi hoàn thành công việc nhà trường niêm yết công khai báo
cáo quyết toán số kinh phí đã huy động và kết quả thực hiện với các cá nhânđóng góp Chỉ đạo bộ phân tài chính nhà trường đưa vào sổ sách kế toán, quyếttoán theo quy định
Tôi phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhà trường đểthực hiện tốt kế hoạch XHHGD Kế hoạch thực hiện công tác XHHGD của nhàtrường được các cấp, các ngành và mọi người đồng tình ủng hộ nhà trường và
đã được Chủ tịch UBND huyện Hà Trung phê duyệt đồng ý cho nhà trường tổchức thực hiện việc huy động XHHGD năm học 2016-2017 Nhà trường tổchức thực hiện theo kế hoạch, được các cấp, các ngành và các cá nhân, tập thể,
Trang 11các nhà hoả tâm, đồng tình ủng hộ kinh phí để cải tạo mua sắm, bổ sungCSVC,TTB cho nhà trường.
3.4 Huy động sự đóng góp về tài chính, vật lực của các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm cùng tham gia công tác xã hội hóa giáo dục.
Tôi luôn xác định, việc huy động sự đóng góp của các cá nhân, các nhàtài trợ, các tập thể trên địa bàn xã là rất quan trọng Vì, song song với sự đầu tưngân sách của nhà nước đã cải tạo khuôn viên trường, lớp, bổ sung nhiều trangthiết bị phục vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, làm chuyển biến rõ nét chấtlượng giáo dục trong nhà trường, còn có sự ủng hộ đóng góp của các cá nhân,tập thể, các nhà tài trợ… Đó là chủ trương đa dạng hoá nguồn lực cho giáo dụcmầm non: đó là nguồn lực, vật lực và tài lực
Như chúng ta đã biết, XHHGD là huy động và tổ chức các lực lượng củatoàn xã hội cùng tham gia vào quá trình giáo dục, đồng thời tạo điều kiện đểmọi người dân được hưởng thụ các thành quả do hoạt động giáo dục đem lại Từ
đó tạo ra cho được phong trào mọi người học tập suốt đời, cả địa phương thành
một“ xã hội học tập”.Thực hiện liên kết các lực lượng xã hội hưởng ứng tích cực
đối với giáo dục, tập hợp các lực lượng xã hội đóng góp, ủng hộ, tham gia xâydựng môi trường giáo dục cho nhà trường xanh, sạch, đẹp, an toàn Để đạt đượcđiều này, tôi luôn quan tâm đến việc xây dựng các mối quan hệ phù hợp vớinhiều tầng bậc, vai trò của từng lực lượng xã hội trong quá trình phối kết hợp(song, ở phương diện nào, nhà trường luôn luôn phải giữ vai trò nòng cốt) Đểhuy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội tham gia công tácXHHGD, tôi quan tâm làm tốt việc xây dựng được cơ chế phối hợp giữa nhàtrường, gia đình và các lực lượng xã hội để tổ chức tham gia cùng làm giáo dục,sau đó mới tổ chức các hoạt động, phong trào tạo động lực trong việc huy độngtiềm năng của cộng đồng để phát triển giáo dục
Để làm tốt công tác tổ chức XHHGD, tôi đã chú trọng vào việc tổ chứccác hoạt động, các phong trào thi đua, các ngày Hội để cộng đồng có cơ hội thểhiện sự quan tâm của mình đối với giáo dục Ngành giáo dục có phong trào thiđua “ Dạy tốt- học tốt” được toàn xã hội quan tâm Song, nếu chỉ bó hẹp trongphạm vi này thì phong trào thật khó đánh giá, đặc biệt là sự đánh giá của xã hội
Vị thế của giáo dục chỉ thực sự được tôn vinh một khi xã hội thừa nhận Chính
vì vậy, tôi đã thiết kế, tổ chức các hoạt động, các phong trào có sự chứng kiến,tham gia trực tiếp của cộng đồng, Bên cạnh đó, bằng việc tổ chức các Hội thitrong từng năm học như: Hội thi “Triển lãm tranh vẽ trẻ Mầm non”, Hội thi
“Hội khỏe bé mầm non”; “ Tổ chức Trung thu cho các cháu”… chúng tôi đã thuhút được sự quan tâm đông đảo các lực lượng xã hội, mọi thành phần kinh tế,mọi người dân ở địa phương Trong các cuộc thi này không chỉ đơn thuần có sựtham gia của cô và trẻ mà còn huy động được sự tham gia của các bậc cha mẹ,ông bà, Hội cha mẹ học sinh, Hội phụ nữ, đặc biệt có sự tham gia tài trợ của