1. Trang chủ
  2. » Mầm non - Tiểu học

SKKN Kinh nghiệm quản lý thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ở Trường Mầm non

35 316 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 293,5 KB

Nội dung

SKKN Kinh nghiệm quản lý thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ở Trường Mầm nonSKKN Kinh nghiệm quản lý thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ở Trường Mầm nonSKKN Kinh nghiệm quản lý thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ở Trường Mầm nonSKKN Kinh nghiệm quản lý thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ở Trường Mầm nonSKKN Kinh nghiệm quản lý thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ở Trường Mầm nonSKKN Kinh nghiệm quản lý thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ở Trường Mầm nonSKKN Kinh nghiệm quản lý thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ở Trường Mầm nonSKKN Kinh nghiệm quản lý thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ở Trường Mầm non

Trang 1

Đề tài: Kinh nghiệm quản lý thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục

Nghị quyết số 90 ngày 21/8 / 1997 của Chính phủ về phương hướng và chủtrương xã hội hóa các hoạt động giáo dục y tế, văn hóa chỉ rõ: bản chất của xã hộihóa công tác giáo dục là huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các từng lớpnhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước.Trong hệ thống giáo dục quốc dân, với đặc điểm, tính chất của bậc học giáo dụcmầm non, thì đòi hỏi tính xã hội hội hóa càng cao, việc giáo dục cho các cháu mầmnon rất quan trọng, là nền tảng giúp các cháu phát huy đầy đủ tư chất của mình ởnhững bậc tiếp theo, sự gắn bó giữa gia đình và nhà trường là yếu tố giúp trẻ pháttriển toàn diện

Để thực hiện tốt việc giáo dục và chăm sóc các cháu trong trường mầm non,không chỉ có trách nhiệm của nhà trường và giáo viên mà còn có vai trò không thểthiếu được của các bậc phụ huynh và toàn xã hội có được cộng đồng trách nhiệm tốtcủa nhà trường gia đình và xã hội thì công tác chăm sóc giáo dục cháu mầm non mớiđạt hiệu quả tốt,chất lượng giáo dục trường mầm non ngày càng nâng cao

Từ lý do trên là người cán bộ quản lý trường mầm non, tôi nhận thức được vai tròcông tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường là hết sức cấp thiết để góp phần nâng

cao chất lượng trong nhà trường nên tôi chọn đề tài “Kinh nghiệm quản lý thực

hiện công tác xã hội hóa giáo dục Trường Mầm non ” để nghiên cứu nhằm rút ra

những biểu biết trong quá trình làm công tác quản lý

I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, thực tiễn về xã hội hóa công tác Giáo dục tôi xin đưa ra một số biện pháp tổ chức xã hội hóa công tác Giáo dục ở địa phương và ở đơn vị mình Nhằm làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục góp phần tạo ra sức mạnh tổng hợp, toàn diện cả về nhân lực, tài lực, vật lực Huy động cả cộng đồng tham gia làm công tác giáo dục để nhanh chóng hoàn thiện cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia trong giai đoạn tới.I.3 Đối tượng nghiên cứu

Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trường Mẫu giáo Hoa Pơ Lang, Xã DurKmăn, Huyện Krông Ana, Tỉnh Đăk lăk

I.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Áp dụng ở trường Mầm non ở vùng có học sinh Dân tộc thiểu số khó khăn,

Trang 2

I.5 Phương pháp nghiên cứu.

Để thực hiện đề tài này, tôi đã áp dụng các phương pháp sau:

a.Phương pháp trò chuyện:

Thông qua các buổi sinh hoạt, hổi họp, các đại hội trong nhà trường,vào giờ đóntrả trẻ hàng ngày để tiếp xúc, trò chuyện, trao đổi với các đối tượng như: phụ huynhhọc sinh, các giáo viên để giúp tôi hiểu rõ nhận thức và ý kiến của các đối tượng trên

về công tác xã hội hóa giáo dục

b Phương pháp quan sát.

Tôi đã dành thời gian để quan sát các hoạt động trong nhà trường như:

 Hội giảng giáo viên giỏi

 Hội thi bé khoẻ, bé ngoan

 Hội nghị bé khéo tay

 Đại hội phụ huynh học sinh

Các buồi sinh hoạt, ngày hội sơ kết khi quan sát tôi chú ý đến tinh thần thái độcủa các bậc phụ huynh học sinh trong việc kết hợp chăm sóc giáo dục nhận thứctrách nhiệm của phụ huynh học sinh qua các hội thi cho giáo viên, các cháu và kếtquả đạt được

c Phương pháp thống kê:

Tôi đã tập hợp và thống kê đối chiếu số liệu các hoạt động trường mẫu giáo Hoa

Pơ Lang và sự tích cực hỗ trợ của hội phụ huynh học sinh từ năm học 2013-2014 đếnnăm học 2014 – 2015 như sau:

 Kết quả thi đua, danh hiệu nhà trường

 Kết quả phong trào chuyên môn

 Kết quả các hội thi cháu

 Sức khỏe cháu và duy trì sĩ số cháu

 Sự đóng góp của phụ huynh học sinh cho các hoạt động nhà trường

d Phương pháp dự giờ

Tôi cùng với tổ chuyên môn dự giờ được 86 tiết, qua hội giảng, thanh tra toàndiện, xây dựng chuyên đề, xây dựng tiết mẫu, Qua đó tôi nắm bắt được cơ bản chấtlượng chuyên môn giáo viên và các lớp, hiểu được sự kết hợp ủng hợp từ phía phụhuynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ

II Phần nội dung

II.1 Cơ sở lý luận

Dựa và những cơ sở sau đây để xây dựng lý luận cho đề tài nghiên cứu

Trang 3

Quan điểm, chủ trương, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước qua văn kiện Đại hội VIIlần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam và các Nghị định, quyết định của Chínhphủ và của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nhận thức về kế hoạch hoạt động của Hội phụ huynh học sinh trong việc xã hộihóa giáo dục

Văn kiện Hội nghị lần 2 Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII Đặc biệt chú trọng

về chủ trường xã hội hóa trong hoạt động giáo dục

Luật giáo dục của Nhà nước Cộng hòa - Xã hội - Chủ nghĩa Việt Nam(01/2/1998) tôi nghiên cứu những điều kiện có liên quan về trách nhiệm của phụhuynh với nhà trường

Nghị quyết của Chính phủ số 90 ngày 21/8/1997 về phương hướng và chủ trương

xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa Tôi nghiên cứu kỹ về chủ trương xãhội hóa trong hoạt động giáo dục

II.2.Thực trạng

- Trường Mẫu giáo Hoa Pơ Lang được thành lập năm 1996 thuộc xã DurKmăn; thuộc vùng đặc biệt khó khăn, được phong tặng xã Anh hùng Lực lượng vũtrang năm 2002; Đa số nhân dân là đồng bào DTTS; đời sống kinh tế của người dâncòn nhiều khó khăn Chủ yếu là trồng cây lúa nước Nhà trường gồm có 8 điểm họcnằm rãi rác ở các thôn buôn

* Đặc điểm về đội ngũ cán bộ GVNV:

- Tổng số có 40 cán bộ GVNV, trong đó: BGH có 03 đ/c, GV có 33 đ/c, NVphục vụ có 4 đ/c Số CBVC biên chế: 25;

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: GV đứng lớp 100% đạt chuẩn, Trên chuẩn

có 19 đ/c đạt 47,5% Đội ngũ giáo viên luôn thay đổi

- Đặc điểm về CSVC: Có 18 lớp, Trong đó có 1 lớp Tư thục; bếp đảm bảoVSATTP,

+ Trang thiết bị chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ còn thiếu thốn nhiều - đồdùng đồ chơi trong trường đảm bảo an toàn- vệ sinh- đẹp, được sắp xếp hợp lý

- Đặc điểm về học sinh:

+ Tổng số có 424 cháu/ 18 lớp Trong đó: Nhà trẻ 4 nhóm: 62 trẻ, MG bé + nhỡ 4lớp: 234 trẻ, MG lớn 8 lớp – 150 trẻ

+ Phụ huynh học sinh: Đa số có trình độ dân trí thấp, ủng hộ mọi hoạt động của nhàtrường

a.Thuận lợi, Khó khăn:

Thuận lợi

Trang 4

- Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, nhà nước,các đoàn thể ban ngành và đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát, tận tình của lãnh đạo phònggiáo dục trong các hoạt động của nhà trường.

- Đội ngũ Cán bộ, giáo viên nhà trường trẻ, khỏe, nhiệt tình, tận tụy, tâm huyếtvới nghề, yêu thương trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong mọi công việc, hoàn thànhmọi nhiệm vụ được giao Tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên mônnghiệp vụ và năng lực sư phạm cho bản thân

- Hội Cha mẹ học sinh của trường rất quan tâm, chăm lo đến việc học tập củacác cháu, tích cực tham gia hỗ trợ vào các hoạt động của nhà trường

- Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp vượt kế hoạch được giao

Qua khảo sát chất lượng giáo viên đầu năm còn thấp, so với yêu cầu thì chưađảm bảo

- Xây dựng đội ngủ cán bộ cốt cán để ủng hộ đề tài này rất tốn nhiều thời gian

và năng lực; bởi vì họ còn hạn chế về năng lực lãnh đạo

Tuy nhiên, Vẫn có những thành công nhất định để áp dụng đề tài này cho nhàtrường: đó là được sự ủng hộ của tận tình của chính quyền địa phương, các đoàn thểtrong và ngoài nhà trường, đặc biệt là chi bộ nhà trường và ban đại diện cha mẹ họcsinh

c.Mặt mạnh- mặt yếu

Trong quá trình thực hiện đề tài này; chúng tôi có những mặt mạnh sau:

- Đội ngũ giáo viên trẻ chiếm tỷ lệ 80% trên tổng số Cán bộ viên chức; số giáoviên này được đào tạo trình độ chính quy, rất bài bản

Trang 5

- Kịp thời xây dựng các đoàn thể trong nhà trường đi vào hoạt động ổn định,

nề nếp; nhất là Chi bộ( có 11 đảng viên)

Tuy nhiên chúng tôi gặp một số mặt yếu như: giáo viên mới tuyển dụng hầuhết từ khi ra trường chưa được đứng lớp giảng dạy, do đó trình độ chuyên môn vànhất là thực hiện chương mình Giáo dục MN mới còn rất hạn chế

Do đặc thù của nhà trường nên đội ngũ giáo viên luôn luân chuyển, thay đổiliên tục ở các năm trước đây; nhà trường biến thành nơi rèn luyện chuyên môn vữngvàng cho giáo viên rồi lại chuyển đi

e Các nguyên nhân, các yếu tố tác động…

Nguyên nhân thành công của công tác xây dựng xã hội hóa giáo dục trường mầm

non, theo tôi bước đầu đã thành công nhờ các yếu tố chính

* Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động của người quản lý

* Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiêm túc

* Thực hiện nghiêm túc quy trình quản lý của người Hiệu trưởng

* Bồi dưỡng đội ngũ toàn diện về nhận thức và hành vi

* Xây dựng ý thức tự giác, phát huy tinh thần trách nhiệm cao, làm việc vìdanh dự

* Không ngừng phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện bản thân để có được nhữngphẩm chất đạo đức và phẩm chất năng lực của người cán bộ quản lý để hoàn thànhđược nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay

f.Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra

Tôi đã xây dựng kế hoạch cụ thể để quán triệt các văn bản, nghị quyết củaNgành, chỉ đạo quản lý nhà trường thông qua các quy chế để nâng cao trình độnhận thức tư tưởng cho đội ngủ giáo viên, nhân viên trong nhà trường

- Nội quy, quy chế của ngành, Điều lệ trường Mầm non được học tập tới

- Thực hiện dân chủ hoá: Chính quyền cùng Công đoàn – Đoàn Thanh niêndưới sự lãnh đạo của Chi bộ xây dựng được quy chế thực hiện dân chủ trong nhà

Trang 6

trường, quy chế làm việc trong BGH, quy chế phối hợp giữa chính quyền và Côngđoàn.

- Mọi chủ trường của nhà trường đều được thông qua liên tịch và hội đồng GV,Hiệu trưởng là người phải ra quyết định và chịu trách nhiệm hoàn toàn về quyết định đó

- Xây dựng cao ý thức tự giác của cán bộ GV – NV

- BGH luôn gương mẫu từ lời nói tới việc làm

- GV đạt khá chuẩn trong nhận thức và hành vi, tỉ lệ GV đạt khá - tốt có chiềuhướng tăng rõ sau khi áp dụng các biện pháp tích cực Tuy nhiên vẫn còn hạn chếmột số GV cắt xén thao tác, quy chế chuyên môn, đối phó khi kiểm tra

- Nhân viên : Có nhiều cố gắng trong công tác, có tiến bộ trong thực hiện giờgiấc làm việc, giao tiếp với mọi người xung quanh, Không còn nhân viên nào có sức

ỳ, chưa tự giác, nhận lỗi rồi lại tái phạm, trong các hoạt động của nhà trường

II.3 Giải pháp, biện pháp:

a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

Tôi xin trình bày một số biện pháp dưới dạng sáng kiến kinh nghiệm với đề tài :

Kinh nghiệm quản lý thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục Trường Mầm non nhằm

mục đích:

+ Tổng hợp lại toàn bộ kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình xây dựng

quản lý thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục tại trường Mẫu giáo Hoa Pơ Lang.

+ Nhắc lại những biện pháp đó để một lần nữa cùng đội ngũ cán bộ GVNV

trong nhà trường duy trì, củng cố và nâng cao hơn nữa vấn đề “ quản lý thực hiện

công tác xã hội hóa giáo dục ” trong giai đoạn tiếp theo.

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp

Trong khi thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các giải pháp cụ thể như sau:

- Giải pháp 1: Làm tốt công tác tuyên truyền cho cán bộ địa phương, cán bộ,

giáo viên nhà trường và cộng đồng phụ huynh trên địa bàn để mọi người thấy được ý nghĩa của công tác xã hội hóa giáo dục mầm non

Là hiệu trưởng nhà trường tôi xác định công tác xã hội hóa giáo dục muốn thực hiện tốt trước tiên phải làm tốt công tác tham mưu: cần trình bày giải thích để chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là cha mẹ các cháu hiểu được từng nội dung yêu cầu trong nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường để

từ đó có sự đồng thuận và ủng hộ tích cực; cụ thể nếu trang thiết bị được sửa chữa bổsung kịp thời tạo điều kiện cho đội ngũ thực hiện tốt nhiệm vụ, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn

Trước tiên chúng tôi phối hợp với chính quyền địa phương triển khai đến tận cán bộ giáo viên nhà trường và các cán bộ ban ngành đoàn thể học tập các chỉ thị Nghị Quyết của Đảng, của nhà nước về công tác đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục mà

cụ thể xã hội hóa giáo dục mầm non

Xây dựng kế hoạch lịch tuyên truyền xuyên suốt có sự đầu tư ở một số thời

Trang 7

điểm, tận dụng triệt để các cuộc hội họp, sinh hoạt của chi bộ, của các đoàn thể, các buổi tổ chức lễ hội.

Phát huy đội ngũ tuyên truyền của nhà trường, truyền thanh xã về các hoạt động hội thi, lễ hội, các phong trào của nhà trường, tuyên truyền nêu gương tốt các các cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh có thành tích tốt trong phong trào xã hội hóa giáo dục mầm non

Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường phối hợp với tổ y tế, hội phụ nữ, ban nhân dân thôn, Trạm Y tế Xã, ban đại diện phụ huynh học sinh hỗ trợ tuyên truyền những nội dung nuôi dạy trẻ sát với thực tế nâng cao kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ và việc huy động trẻ trong độ tuổi đến trường

Tại nhà trường tôi chú trọng phối hợp với phụ huynh chủ động tổ chức tuyên truyền với nhiều hình thức như: Tổ chức hội thi "Bé khỏe bé ngoan, thi an toàn giao thông, biểu diễn thời trang, tiếng hát cô giáo và trẻ mầm non hát dân ca, bé tập làm nội trợ " Tổ chức các buổi truyền thông qua các hoạt động như: Khai giảng năm học mới, tết trung thu, sơ kết, tổng kết góp phần tạo sự chuyển biến trách nhiệm của nhân dân, đẩy mạnh phong trào xã hội hóa giáo dục

- Giải pháp 2: Tăng cường bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường, trong đó có công tác xã hội hóa giáo dục Để làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục trước hết về nhận thức của ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên trong nhà trường phải hiểu rõ vai trò của mình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, từ đó làm cho phụ huynh hiểu tin tưởng và tín nhiệm bằng những việc làm cụ thể của mình Vì vậy cán bộ, giáo viên, nhân viên phải tu dưỡng rèn luyện, phấn đấu phải có tài có tâm, mặt khác nhà trường thường xuyên bồi dưỡng tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức quản lý giáo dục, mở chuyên đề, thao giảng, dự giờ, học hỏi các đơn vị bạn, bồi dưỡng qua các hội thi, tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên môn, triển khai các công văn, chỉ thị, quyết định của pháp luật liên quan đến xã hội hóa giáo dục cho cán bộ giáo viên, bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng tuyên truyền, tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên đi học nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đánh giá thi đua bằng kết quả giáo dục, bằng dư luận của phụ huynh học sinh Ngoài ra còn đẩy mạnh phong trào thi đua '' Dạy tốt, học tốt '' thực hiện nghiêm túc quy định của đạo đức nhà giáo, gắn với nội dung cuộc vận động '' Dân chủ kỷ cương tình thương trách nhiệm '' với thực hiện chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; tăng cường rèn luyện

tư cách đạo đức, phẩm chất, lối sống lương tâm nghề nghiệp, thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng '' Trường học thân thiện, học sinh tích cực '', '' Cuộc vận động mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo''

- Giải pháp 3 : Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ

Chất lượng chăm sóc giáo dục là tiền đề quan trọng để tạo niềm tin cho phụ huynh và là sức mạnh lan tỏa đến cộng đồng xã hội Tích cực thực hiện các biện pháp giáo dục, nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển toàn diện, thực hiện lịch khám sức khỏe, cân, đo, theo dõi đánh giá sức khỏe trẻ bằngbiểu đồ tăng trưởng, Tuyên truyền cho cha mẹ trẻ bồi dưỡng riêng cho trẻ như cho trẻ uống sữa, trái cây, pho mát cho trẻ suy dinh dưỡng, yêu cầu phụ huynh quan sát

Trang 8

kiểm tra bữa ăn của trẻ, kết hợp việc tuyên truyền giáo dục theo từng chủ đề Vận động phụ huynh ủng hộ đồ dùng đồ chơi phục vụ các chủ đề học của trẻ mở các buổi chuyên đề, tọa đàm có phụ huynh tham gia, phụ huynh ủng hộ khen thưởng qua các hội thi, khen thưởng sơ kết, tổng kết

Trường xác định điều đó và coi việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục củanhà trường là biện pháp thiết thực, có tính thuyết phục cao với phụ huynh học sinhnhằm thực hiện xã hội hóa chất lượng được nhà trường chú ý nhiều vấn đề như:

* Đối với cháu:

Trong năm tổ chức nhiều hội thi: bé khoẻ bé ngoan, bé khéo tay, bé tìm hiểu vềluật an toàn giao thông Gia đình người công dân tí hon với kết quả cao 80% trở lên Thông qua các chuyên đề trong năm như: lễ giáo, phát triển vận động tạo hình

âm nhạc, tìm hiểu môi trường xung quanh, làm quen với toán Tìm hiểu về môitrường, biển hải đảo, Các cháu mở rộng hiểu biết tư duy độc lập sáng tạo, biết hợptác trong hoạt động nhanh nhẹn và thông minh tạo niềm tin trong phụ huynh họcsinh

Công tác chăm sóc sức khoẻ tổ chức thực hiện theo các nội dung như: khám sứckhoẻ định kỳ, chăm sóc răng miệng, cân đo định kỳ, vệ sinh phòng bệnh, an toàntrong ăn uống, đảm bảo an toàn cho trẻ Đặc biệt cháu có sự phát triển tốt

Hạn chế trẻ suy dinh dưỡng thấp còi và nhẹ cân điều này làm cho phụ huynh họcsinh rất phấn khởi, an tâm khi bé đến trường

* Đối với giáo viên:

Tập thể sư phạm không ngừng nâng cao về trình độ chuyên môn, văn hóa, bồidưỡng chất lượng chuyên môn thông qua các hoạt động như: Hội giảng giáo viêngiỏi, Hội thi các chuyên đề , thanh tra chuyên môn, dự giờ, thăm lớp, phấn đấu đạtchuẩn hóa giáo viên mầm non và đầu tư sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượngchuyên môn Phấn đấu từ 7/30 có trình độ trung học sư phạm thì nay có 100% giáoviên đạt chuẩn trung học sư phạm Hiện nay có 14/32 giáo viên đạt trình độ trênchuẩn,27/32 giáo viên hoàn thành chương trình tin học A để phục vụ soạn giảng trên

vi tính

Cơ sở vật chất là điều kiện hỗ trợ cho hoạt động chuyên môn tốt, vì vậy nhàtrường có nhiều cố gắng xây dựng môi trường sư phạm ngày càng khang trang, sạchđẹp để các cháu được vui chơi học tập

Công tác xã hội hóa giáo dục và nâng cao chất lượng nhà trường có mối quan hệqua lại mật thiết với nhau Xã hội hóa giáo dục tốt sẽ tạo điều kiện cho nhà trườngphát triển tốt và ngược lại nhà trường nâng cao chất lượng, uy tín cao thì công tác xãhội hóa trong nhà trường càng mạnh mẽ

- Giải pháp 4: Xây dựng môi trường cảnh quan sư phạm

Chủ trương của nhà trường là tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp chotoàn bộ khuôn viên trong và ngoài lớp học mà không tốn khoản kinh phí nào Chúng

Trang 9

tôi đã phát động phong trào '' tạo màu xanh cho trường, lớp'' các bậc phụ huynh của mỗi lớp thi đua tặng các cây xanh nhỏ để tên trẻ vào bình cây xanh, ngoài các bình cây xanh nhỏ vận động phụ huynh ủng hộ cây kiểng trồng ngoài sân, nhờ vậy khuôn viên trường tạo được màu xanh tươi mát.

Nhà trường phối hợp với các đoàn thể vận động 100% CBGVNV đóng góp trên 30 ghế đá lưu niệm cho trường; có ghi tên và ngày ra trường;

Nhà trường đã huy động các đoàn thể, Cha mẹ học sinh trồng nhiều cây cảnh, câybóng mát; tạo môi trường xanh sạch đẹp thân thiện

Tất cả đã tạo nên được một môi trường thân thiện, để cho trẻ ''Mỗi ngày đến trường là một ngày vui'' Có thể nói trường Mẫu giáo Hoa Pơ Lang đã tạo được cảnh quan sư phạm xanh, sạch, đẹp, đồ dùng đồ chơi được làm tự nguyên vật liệu rẻ tiền nhưng giá trị sự dụng đạt hiệu quả cao

- Giải pháp 5: Huy động và quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực huy động từ

sự đóng góp của cha mẹ học sinh

Ngoài chế độ quy định về các khoản thu, ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp chủ động bàn với ban giám hiệu nhà trường cùng phối hợp đề xuất của ban giám hiệunhà trường xây dựng qũy hội, huy động sự hảo tâm của các phụ huynh học sinh, đề

ra kế hoạch thu và sử dụng, sau đó thống nhất trong hội nghị phụ huynh học sinh toàn trường Xây dựng quy chế phối hợp giữa hội đồng giáo dục nhà trường với ban đại diện cha mẹ học sinh phù hợp với đặc điểm, hoạt động của nhà trường: Tham gia giám sát các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, phối hợp tổ chức các ngày lễ hội, khenthưởng giáo viên giỏi, bé khỏe bé ngoan, cháu ngoan Bác Hồ, lễ hội mừng xuân và một số hội thi khác, trợ cấp cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn, Song song với việc huy động nguồn lực, quản lý chặt chẽ các nguồn lực được huy động là khâu quan trọng nhằm bảo đảm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm kinh phí Nhà trường củng cố vai trò của ban đại diện cha mẹ học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh trực tiếp tham gia điều hành các hoạt động cùng nhà trường Ban đại diện giám sát các nguồn huy động việc chi và sử dụng vào các mục đích công khai rõ ràng, hàng năm tổng kết đánh giá các mặt mạnh mặt yếu, đề ra giải pháp khắc phục, thông báo trong cuộc họp phụ huynh toàn trường

- Giải pháp 6: Cách phối kết hợp với phụ huynh học sinh và địa phương.

Lãnh đạo nhà trường ngoài việc tham mưu chặt chẽ với ngành để nắm bắt chủtrương và ý kiến chỉ đạo của Phong Giáo dục và Đào tạo về thực hiện xã hội hóa

Trang 10

trong nhà trường cần nhạy bén xác định đối tượng, phối kết hợp là phụ huynh họcsinh và địa phương để chọn cách phối kết hợp chặt chẽ và thực hiện có hiệu quả.

* Phụ huynh học sinh :

Nhà trường có mối liên hệ với các bậc Cha mẹ học sinh thông qua Ban chấp hànhHội Cha mẹ học sinh hàng năm bầu ra Xác định rõ trách nhiệm của Hội Cha mẹ họcsinh để đi vào hoạt động thực hiện

Căn cứ vào tình hình phát triển nhà trường Hội Cha mẹ học sinh nhà trường xâydựng kế hoạch vận động xã hội hòa trong năm học kế hoạch cần lưu ý phải tính phùhợp và mang tính thuyết phục trong Cha mẹ học sinh Bàn bạc thống nhất với banchấp hành hỏi về kế hoạch và cùng Ban chấp hành Hội tuyên truyền vận động chocác bậc Cha mẹ học sinh nhận thức và cũng đồng tình đi vào thực tế, lãnh đạo nhàtrường và Ban chấp hành hội Cha mẹ học sinh định kỳ họp để thống nhất từng bướcthực hiện kế hoạch cũng như đánh giá được những vận dụng kịp thời

Trong khi thực hiện từng bước cần chú ý những vấn đề lớn quan trong sau:

Sử dụng định mức và hiệu quả các nguồn kinh phí của Cha mẹ học sinh đónggóp, tăng cường công tác thanh tra các nguồn quỹ do Cha mẹ học sinh đóng gópcông khai tài chánh rộng rãi trong Cha mẹ học sinh để tạo sự tín nhiệm từ phía phụhuynh học sinh

Tạo điều kiện cho Cha mẹ học sinh giám sát vào các công trình xây dựng, sửachữa của nhà trường sẽ tạo cho Cha mẹ học sinh tinh thần trách nhiệm cao hơn vàmối quan hệ giữa nhà trường và Cha mẹ học sinh càng chặt chẽ hơn

Phát huy dân chủ trong Cha mẹ học sinh lắng nghe và nghiên cứu các ý kiến đónggóp của Cha mẹ học sinh về các hoạt động trong nhà trường để cùng Ban chấp hànhhội tìm cách giải quyết

Tuyên truyền rộng rãi trong Cha mẹ học sinh về hoạt động chuyên môn của nhàtrường, thông qua việc thực hiện các chuyên đề, việc tổ chức hội thi, các cháu để Cha

mẹ học sinh có điều kiện được hiểu những kiến thức về nuôi dạy cháu theo khoa học.Những nội dung cơ bản của chương trình nhà trường thực hiện để giúp cho hội thichuyên để đạt kết quả tốt và được sự kết hợp giáo dục cháu khi ở gia đình

Tập thể sư phạm nhà trường trước hết phải tự khẳng định mình, cố gắng vươn lên

về mọi mặt, nâng cao chất lượng chuyên môn tạo ra sự uy tín và niềm tin với Cha mẹhọc sinh và tất nhiên xã hội hóa sẽ tín nhiệm tập thể sư phạm và quan tâm chăm lonâng cao đời sống cho tập thể giáo viên xứng đáng với công sức, tâm huyết mà giáoviên đã dành cho các cháu

Trong quá trình phối kết hợp, lãnh đạo nhà trường phải biết chủ động để xuấtbiến nhu cầu bức xúc của nhà trường thành hiện thực nhưng lãnh đạo cũng khôngnên lạm dụng xã hội quá mức Như thế sẽ dẫn đến sự mất tự chủ của nhà trườngtrong quá trình tiến hành thực hiện nhiệm vụ của ngành lãnh đạo cần khéo léo tế nhị,phối hợp nhịp nhàng tránh làm thay những công việc thuộc trách nhiệm của phụhuynh học sinh

Trang 11

* Với địa phương và lực lượng xã hội.

Nhà trường tham dự đại hội giáo dục các cấp và tranh thủ đưa kế hoạch phát triểncủa nhà trường vào kế hoạch hoạt động Hội đồng giáo dục cấp xã vì Hội đồng chính

là tổ chức tại địa phương động viên nhân dân tham gia xây dựng giáo dục

Tranh thủ quan tâm đến các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương thông quacông tác tham mưu, sự liên kết trách nhiệm của các lực lượng xã hội: Hội phụ nữ,Đoàn thanh niên, Uỷ ban bảo vệ chăm sóc trẻ em, Công đoàn y tế, cơ quan báođài.v.v… để thực hiện các mục tiêu giáo dục trước mắt cũng như lâu dài

Xã hội hóa giáo dục là cuộc vận động quần chúng làm giáo dục, do vậy việckhuyến khích các lực lượng xã hội tham gia đa dạng hóa các loại hình trường lớp làphù họp nhu cầu xã hội Vì thế, nhà trường đã vận động mở các lớp Mẫu giáo giađình tại nhà và trường có sự hỗ trợ quản lý về chuyên môn

c Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp

- Biện pháp có tính quyết định trong công tác tham mưu là phải hoạch định được bước đi thích hợp, kế hoạch xây dựng cụ thể, rõ ràng, nhất là thống nhất chỉ tiêu và phải thực thi phù hợp có tính khả thi cao

- Nhà trường phải có lòng kiên trì, nắm bắt thời cơ thích hợp để tham mưu hiệuquả Việc tham mưu không phải một lần có kết quả ngay mà phải tham mưu nhiều lần Công tác tham mưu phải được thực hiên thường xuyên, chủ động, tích cực, dứt điểm, tránh hình thức

- Chú trọng công tác xã hội hóa giáo dục để ngày càng phát triển trên diện rộng, huy động mọi tổ chức đoàn thể, dân nhân trên địa bàn nhằm hỗ trợ nhiều mặt cho nhà trường thực tốt nhiệm vụ giáo dục

- Xã hội hóa giáo dục phải dựa vào cộng đồng, làm cho mỗi thành viên trong cộng đồng thấy rõ ý nghĩa của phát triển giáo dục mầm non trong sự nghiệp giáo dục.Hoạt động xã hội hóa giáo dục phải đảm bảo tính dân chủ, bình đẳng và công khai

- Việc tổ chức thực hiện các nội dung phải rõ ràng, phải tạo được niền tin đối với các cấp lãnh đạo, phụ huynh, nhân dân bằng việc làm không ngừng nâng cao chấtlượng chăm sóc giáo dục trẻ

d Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp

Khi thực hiện đề tài này; Tôi đã sử dụng các giải pháp phù hợp với tình hìnhthực tế của đơn vị, các giải pháp có tính quan hệ lôgic để có kết quả khả thi, tối ưu

e Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu

Phải nói rằng xã hội hóa công tác giáo dục ở trường Mẫu Giáo hoa Pơ Langtrong những năm qua đặc biệt là đầu năm học 2014 – 2015 đã thu được một kết quả

to lớn đáng khích lệ Cách làm của nhà trường được dư luận toàn xã hội đồng tìnhủng hộ Nhờ có xã hội hóa công tác giáo dục mà cơ sở cảnh quan nhà trường đượccải thiện đáng kể Và cũng vì xã hội hóa công tác giáo dục mà phụ huynh học sinhquan tâm hơn đến việc phát triển toàn diện cho con em mình Thể hiện là họ tạo điềukiện cho các em luyện tập thể dục thể thao, tham gia học bồi dưỡng ở các môn năng

Trang 12

khiếu như: Bé khéo tay, Đặc biệt các hoạt động phong trào của trường ngày càngđược quan tâm và đi vào chiều sâu chất lượng Các hoạt động được phụ huynh quantâm, Xã tạo điều kiện và cử đoàn viên vào hỗ trợ Những hoạt động ngoại khoá củatrường đã thu hút sự quan tâm của toàn thể nhân dân địa phương và phụ huynh họcsinh Việc tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học được tăng cường, cáchoạt động tập thể ngày càng sôi động, chất lượng giáo dục ngày càng được khẳngđịnh Cụ thể là: Số lượng, chất lượng học sinh ngày càng tăng Điều đó một lần nữakhẳng định tác dụng và vai trò to lớn của xã hội hóa công tác giáo dục

* Bài học: Để xã hội hóa công tác giáo dục có hiệu quả bản thân tôi thấy mìnhcần làm tốt các khâu sau đây:

1 Phải làm tốt khâu tuyên truyền vận động và đây là việc làm tối cần thiết vàmang tính tiên quyết Khi mọi người đã hiểu về giáo dục, hiểu được ý nghĩa việc làmcủa mình thì họ sẽ tự giác, nhiệt tình tham gia Muốn tuyên truyền vận động có hiệuquả thì bản thân người Hiệu trưởng phải có trình độ lí luận, hiểu sâu sắc về vấn đềmình đưa ra mới có sức thuyết phục Hiệu trưởng phải chuẩn bị bài phát biểu chuđáo, bố cục phải rõ ràng và trong quá trình điều hành Hiệu trưởng phải linh hoạt, khảnăng ửng xử tốt trong mọi tình huống Vận động mọi người làm xã hội hóa công tácgiáo dục phải hết sức thận trọng và có bài bản Phải xác định được hết các đối tượngcần tham gia tuyên truyền vận động và đối tượng cần tuyên truyền Các đối tượngtham gia tuyên truyền: Học sinh, cán bộ giáo viên, phụ huynh học sinh, chính quyềnđịa phương, các tổ chức đoàn thể Các đối tượng này cần được tập huấn kỹ lưỡng vềnội dung, về phương pháp làm xã hội hóa công tác giáo dục Vận động tuyên truyền

xã hội hóa công tác giáo dục cần thông qua các cuộc họp, các hội nghị, các buổi tậptrung Các đối tượng được tuyên truyền vận động là phụ huynh học sinh và nhândân, các tổ chức đoàn thể Xã hội hóa công tác giáo dục càng thắng lợi nếu Hiệutrưởng trực tiếp chỉ đạo và họp được với toàn thể phụ huynh học sinh toàn trường,bởi có như vậy 100% phụ huynh mới được trực tiếp lĩnh hội những ý tưởng và chủtrương của trường tránh việc truyền đạt sai lệch thông tin hoặc hiểu không đầy đủvấn đề

2 Trong quá trình triển khai nhà trường phải đóng vai trò chủ đạo, trung tâm.Tuy nhiên xã hội hóa công tác giáo dục muốn thành công thì phải phát huy cao độtính dân chủ Cụ thể: Khuyến khích họ bàn bạc trao đổi để đi đến thống nhất Nếuphụ huynh học sinh còn có ý kiến trao đổi ta nên tạo điều kiện cho họ được phátbiểu Sau đó dựa trên ý kiến phát biểu đó người điểu khiển cuộc họp sẽ hướng về vấn

đề cần kết luận Bao gồm: - Nội dung công việc - Cách thức tìm - Đối tượng thamgia - Mức độ đóng góp (nếu có) - Kết quả * Phải huy động được nhiều người cùngtham gia làm xã hội hóa công tác giáo dục

3 Sau khi họp xong, để một lần nữa mỗi thành viên tham gia xã hội hóa côngtác giáo dục thể hiện chính kiến của riêng mình tránh tình trạng là cho rằng thấy mọingười nhất trí tôi cũng nhất trí theo thì khi tiến hành bao giờ tôi cũng phát phiếu xin

ý kiến cho từng thành viên Các thành viên có quyền mang phiếu về nhà bàn bạc traođổi với gia đình Nếu nhất trí với nội dung nào thì ghi đồng ý với nội dung đó, nếu

Trang 13

không nhất trí thì ghi không đồng ý Nếu có ý kiến khác thì ghi ý kiến của mình Mộttuần sau tôi sẽ thu lại các phiếu đó Các phiếu thu lại, được Ban giám hiệu, thườngtrực Hội cha mẹ học sinh cùng nhau kiểm tra, tập hợp các ý kiến đó lại để có quyếtđịnh chính thức trước khi triển khai Nếu được 80% trở lên thì công việc được triểnkhai Và những người không đồng ý với việc làm về xã hội hóa công tác giáo dục thì

ta tiếp tục vận động hoặc xem xét Có thể không để họ tham gia (nhất là các khoảnđóng góp) Đây là cách làm mà được các cấp lãnh đạo rất khen ngợi

4 Khi đã tiến hành làm xã hội hóa công tác giáo dục thì người Hiệu trưởngphải thực hiện đúng những lời hứa của mình trước phụ huynh học sinh, trước các cấplãnh đạo tránh để lâu mới tiến hành hoặc sử dụng kinh tế sang mục đích khác để mất

uy tín với phụ huynh học sinh Sau mỗi việc làm phải có đánh giá sơ kết, có tuyêndương khen thưởng, nếu là tài chính phải công khai thu chi Có như vậy mới tạoniềm tin với nhân dân và các công việc về sau mới diễn ra thuận tiện, có hiệu quả II.4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu

nhận thức tốt, hành vi của CBGVNV đã tiến bộ rõ, mẫu mực – nhất là những

cá nhân “ Đặc biệt” đã thể hiện ý thức tự giác cao trong điều chỉnh hành vi, văn hoágiao tiếp ứng xử, có nhiều cố gắng hoàn thành công tác được giao, mọi người đi làmđúng giờ theo sự phân công, tác phong, quan hệ với cha mẹ học sinh và các cháu đãđược cải thiện, tiến bộ rõ

- 100% CBGVNV đều ủng hộ và có ý thức cao trong việc thực hiện “ Nền nếp, kỷcương, Tình thương, Trách nhiệm” trong chăm sóc giáo dục trẻ

- Các tổ chức chính trị, đoàn thể: Chi bộ – Công đoàn - Đoàn thanh niên – HộiCMHS hoạt động có nền nếp, đi sâu vào chất lượng, thật sự có vai trò rất lớn thúcđẩy các phong trào thi đua trong nhà trường

- Tập thể đội ngũ nêu cao ý thức tự giác, có trách nhiệm cao khi thực hiệnnhiệm vụ được giao, nhất là các đồng chí tổ trưởng đã có nhiều kinh nghiệm kiểm

Trang 14

tra, đôn đốc, giải quyết giúp việc rất đắc lực cho hiệu trưởng ngay tại các tổ củamình.

- Nền nếp nhà trường được củng cố duy trì thường xuyên, mọi hoạt động có tiến bộ rõ về số lượng và chất lượng, các đoàn về kiểm tra đột xuất kết quả vẫn tốt dokhông còn tình trạng đối phó, tuỳ tiện trong làm việc, dù Hiệu trưởng đi vắng, mọi hoạt động vẫn diễn ra nghiêm túc thường xuyên, tự giác, được Cha mẹ học sinh và chính quyền địa phương tin tưởng

- Kiểm tra các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non: Xếploại tốt

- Kiểm tra vệ sinh y tế học đường: Xếp loại tốt

- Các hội thi: Đạt giải ba hội diễn văn nghệ cấp Huyện, giải nhất “ Giáo viêntài năng duyên dáng” cấp Huyện Đạt 3 giáo viên giỏi cấp Huyện Đạt giải khuyếnkhích hội thi Giáo viên Mầm non hát dân ca cấp huyện

- Nhà trường được đề nghị xét tặng danh hiệu trường tiên tiến các năm học

2009 – 2010 2010- 2011, 2011- 2012, 2012- 2013, 2013-2014

- CBGVNV đã tiến bộ rõ về trình độ chuyên môn, tay nghề, sáng tạo, linhhoạt trong thực hiện phương pháp đổi mới, học sinh mạnh dạn, thông minh Khôngcòn tình trạng vi phạm Quy chế chuyên môn, không khí thi đua, làm việc sôi nổi,đoàn kết , người có lỗi tự giác nhận ngay khi bình xét thi đua từ tổ

- 100% CBGVNV nắm được nhiệm vụ năm học, nhận thức được đó là pháplệnh của ngành, 100% có trách nhiệm phải thực hiện nghiêm túc

- 100% các lớp thực hiện chương trình đổi mới, tổ chức thành công ăn bán trúcho hầu hết các lớp dưới 2 hình thức bán trú; 7 lớp có bếp ăn bán trú và số còn lạibán trú dân nuôi Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp: Nhóm trẻ huy động: 61/324 trẻ đạt tỷ lệ18,82%, cao hơn năm trước: 8,12% Mẫu giáo huy động: 341/420 trẻ, đạt tỷ lệ81,14% cao hơn năm trước: 22,6% Riêng trẻ 5 tuổi huy động147/147 đạt tỷ lệ 100%( Có 14 trẻ học trái tuyến vì theo anh chi cho tiện) cao hơn năm trước 16% Đây làmột thành công lớn nhất của nhà trường, vì các năm trước nhận thức của cha mẹkhông mấy quan tâm đến việc ra lớp ở mầm non

- Mọi vấn đề của nhà trường được thông suốt - Không có thắc mắc khiếu kiện,sẵn sàng tương trợ giúp nhau tiến bộ

- Tiếp tục phát huy được điểm mạnh, thường xuyên rút kinh nghiệm khắc phụctồn tại

- Về phía giáo viên: linh hoạt, chủ động trong việc tạo bầu không khí thânthiện trong trường lớp học,đối với trẻ cô giáo luôn luôn bên cạnh vỗ về, động viên an

ủi trẻ, luôn gần gũi yêu thương và giữ lời hứa với trẻ, luôn lắng nghe trẻ, luôn traođổi cùng các bậc cha mẹ cho để hiểu trẻ hơn, không bao giờ trách mắng trẻ, đánh trẻ,luôn coi trẻ như con em mình Hầu hết giáo viên đã tổ chức tốt các hoạt dộng giáodục linh hoạt, mềm dẻo, phát huy được tính tích cực, sáng tạo của trẻ

Trang 15

III Phần kết luận, kiến nghị

III.1 Kết luận:

Trong quá trình chỉ đạo, thực hiện tôi hiểu rằng muốn thành công trong công tác quản lý bản thân cần phải:

1 Nắm vững nghiệp vụ, chuyên môn, chịu khó nghiên cứu tài liệu

2 Luôn học hỏi kinh nghiệm các đồng chí Lãnh đạo và đồng nghiệp

3 Mạnh dạn áp dụng, vận dụng linh hoạt, khéo léo các kiến thức, kỹ năng để thu lượm được vào quá trình quản lý

4 Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu để kịp thời rút kinh nghiệm, điều chỉnh và sâu sát thực tế

5 Tăng cường kiểm tra, hậu kiểm tra việc thực hiện của cấp dưới để kịp thời bồi dưỡng, điều chỉnh

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN

(Ký tên, đóng dấu)

TÀI LI U THAM KH OỆU THAM KHẢO ẢO

1 Những quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục

trong chiến lược Giáo dục - Đào tạo hiện nay

Bộ GD&ĐT

Trang 16

2 Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch

trong trường Mầm non: tài liệu bồi dưỡng

cán bộ quản lý ngành học Mầm non

Bộ GD&ĐT

3 Xã hội hóa công tác giáo dục - nhận thức và hành

động -1999 Viện Khoa học giáo dục xuất bản Các

Bùi Gia Thịnh-Võ Tấn Quang-Nguyễn Thanh Bình

4 Nghị quyết Chính phủ hướng dẫn tổ chức thực hiện

Xã hội hóa công tác giáo dục ở địa phương

5 Một số vấn đề Quản lý giáo dục mầm non Nxb Đại học Quốc gia Hà

Nội

6 Xã hội hoá công tác giáo dục: Nhà xuất bản giáo

dục: Bộ giáo dục và Đào tạo - Ban khoa giáo trung

ương - Công đoàn giáo dục Việt Nam - Viện khoa

Trang 17

I Phần mở đầu: 1

I.1 Lý do chọn đề tài 1

I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 1

I.3 Đối tượng nghiên cứu 1

I.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 1

I.5 Phương pháp nghiên cứu 2

II Phần nội dung 2

II.1 Cơ sở lý luận 2

II.2.Thực trạng 3

a.Thuận lợi, Khó khăn: 3

b.Thành công- hạn chế 4

c.Mặt mạnh- mặt yếu 4

e.Các nguyên nhân, các yếu tố tác động… 5

f.Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra 5

II.3 Giải pháp, biện pháp: 6

a.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 6

b.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 6

c.Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp 11

d.Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 11

e.Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 11

II.4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 13

III Phần kết luận, kiến nghị 15

III.1 Kết luận: 15

III.2.Kiến nghị: 15

Ngày đăng: 05/01/2018, 17:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w