1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

SKKN Các biện pháp đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục ở trường Tiểu học.

43 291 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 460,5 KB

Nội dung

SKKN Các biện pháp đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục ở trường Tiểu học.SKKN Các biện pháp đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục ở trường Tiểu học.SKKN Các biện pháp đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục ở trường Tiểu học.SKKN Các biện pháp đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục ở trường Tiểu học.SKKN Các biện pháp đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục ở trường Tiểu học.SKKN Các biện pháp đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục ở trường Tiểu học.SKKN Các biện pháp đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục ở trường Tiểu học.SKKN Các biện pháp đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục ở trường Tiểu học.SKKN Các biện pháp đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục ở trường Tiểu học.SKKN Các biện pháp đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục ở trường Tiểu học.

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

A PHẦN MỞ ĐẦU: 2

1 Lý do chọn đề tài: 2

2 Giả thuyết khoa học: 3

3 Mục đích nghiên cứu: 3

4 Nhiệm vụ nghiên cứu: 3

5 Đối tượng nghiên cứu: 4

6 Phương pháp nghiên cứu: 4

7 Phạm vi nghiên cứu: 4

8 Cấu trúc đề tài: 4

B PHẦN NỘI DUNG: 6

Chương 1: Cơ sở lý luận 6

1 Các khái niệm có liên quan 6

2 Những quan điểm của Đảng và Nhà nước về XHHGD 6

3 Nội dung xã hội hoá giáo dục ở Trường Tiểu học 7

4 Nhiệm vụ, chức năng của hiệu trưởng trường 7

Chương 2: Thực trạng về công tác xã hội hoá giáo dục 9

1 Khái quát vị trí địa lý, tình hình kinh tế, xã hội: 9

2 Vài đặc điểm của trường Tiểu học Hướng Phùng: ……… 9

3 Thực trạng về công tác xã hội hoá giáo dục: 10

Chương 3: Các biện pháp đẩy mạnh công tác 16

1 Các nguyên tắc xây dựng biện pháp 16

2 Các biện pháp: 17

2.1 Biện pháp 1: Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao 18

2.2 Biện pháp 2: Xây dựng cơ chế quản lý, phối hợp huy 21

2.3 Biện pháp 3: Tạo lập uy tín, niềm tin với phụ huynh, 21

2.4 Biện pháp 4: Phát huy vai trò của cán bộ quản 24

2.5 Biện pháp 5: Tăng cường đổi mới quản lý công tác 24

2.6 Biện pháp 6: Làm tốt công tác tham mưu 27

2.7 Biện pháp 7: Nâng cao hiệu quả hoạt động 29

2.8 Biện pháp 8: Xây dựng nhà trường thực sự 31

2.9 Biện pháp 9: Hiệu trưởng thường xuyên

31 2.10 Biện pháp 10: Đúc rút kinh nghiệm sau

32 3 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện 34

3.1 Quy trình khảo nghiệm qua lấy ý kiến chuyên gia

34

Trang 2

3.2 Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính 34

C KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 37

I Một số kết luận: 37

II Một số khuyến nghị: 38

Danh mục tài liêu tham khảo: .39

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi dân tộc cũng như toàn thể nhân loại Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ vai trò đặc biệt quan trọng của giáo dục đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Phát triển giáo dục chính là nền tảng cho sự phát triển của đất nước Luật giáo dục đã xác định mục tiêu, nội dung, tầm quan trọng của giáo dục; trách nhiệm của xã hội với sự phát

triển của giáo dục Điều 2 Luật giáo dục chỉ rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con

người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Để phát triển giáo dục phải có sự

phối kết hợp nhiều lĩnh vực trong đó xã hội hoá giáo dục là một yếu tố rất quan trọng

Có thể nói rằng xã hội hoá giáo dục thể hiện tư tưởng chiến lược, coi sức mạnh của toàn xã hội là nhân tố không thể thiếu được để phát triển có chất lượng và hiệu quả sự nghiệp giáo dục, có giá trị chỉ đạo quá trình phát triển giáo dục một cách lâu dài, không phải là một ý đồ chiến thuật được vận dụng một cách nhất thời cho một giải pháp tình thế Nhằm huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các từng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước Trong công tác quản lý giáo dục hiện nay sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp, các lực lượng xã hội để cùng tham gia đẩy mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục còn hạn chế Nhiệm vụ đặt ra cho công tác quản lý, cách làm, cách thực hiện chủ trương đường lối của Đảng bằng con đường giác ngộ, huy động và tổ chức thực hiện sự tham

Trang 3

gia của mọi người dân, mọi lực lượng xã hội, tạo ra sự phối hợp liên ngành một cách

có kế hoạch dưới sự chỉ đạo và quản lý thống nhất của Nhà nước làm cho sự nghiệpgiáo dục và đào tạo đáp ứng với sự phát triển của đất nước Mục đích chính của quátrình xã hội hoá giáo dục là nâng cao thêm mức hưởng thụ về giáo dục của nhân dân,nâng cao chất lượng cuộc sống về tinh thần và vật chất của từng người dân Trong giaiđoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xã hội hoá giáo dục là một nhân tố hàngđầu để thực hiện phát triển giáo dục có chất lượng, sự nghiệp giáo dục là sự nghiệpcủa dân, do dân và vì dân Như vậy việc nghiên cứu giải pháp đẩy mạnh công tác xãhội hoá giáo dục là quan trọng, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục đạt thành tựu mới,đáp ứng yêu cầu của xã hội trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá tất cả các lĩnh vựctrong đó có giáo dục Trong quá trình thực hiện cần huy động sự đóng góp của các lựclượng xã hội tham gia giáo dục để giáo dục phát triển mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu họctập của nhân dân và tiến tới xây dựng xã hội học tập Phải khẳng định rằng, xã hội hoágiáo dục là tinh thần, là nội dung quan trọng nhất nhằm đảm bảo sự thành công củacải cách giáo dục Như vậy việc thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục và quản lý xãhội hoá giáo dục là tất yếu Mọi người, mọi nhà, mọi ngành đều phải có trách nhiệmquan tâm chăm lo cho giáo dục, chứ không hoàn toàn trông chờ, dựa vào nhà nướchoặc khoán trắng cho ngành giáo dục Chất lượng giáo dục được nâng cao, đây là vấn

đề mà đề tài nghiên cứu đặc biệt quan tâm

Giáo dục và đào tạo của huyện Hướng Hóa nói chung và của trường Tiểu họcHướng Phùng nói riêng, trong những năm qua đã đạt được một số kết quả đáng mừng,tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và qui mô giáo dục, thực hiệnđổi mới giáo dục hiện nay cũng như nhu cầu học tập của nhân dân Đặc biệt là mộttrường thuộc huyện miền núi đã gặp phải rất nhiều khó khăn về mọi mặt, ngoài việc

hỗ trợ của nhà nước thì rất cần đến sự hỗ trợ từ các tổ chức, cơ quan ban ngành, cácdoanh nghiệp và phụ huynh học sinh Hay nói cách khác lúc này đối với trường đẩymạnh công tác xã hội hoá giáo dục là một vấn đề cực kỳ quan trọng Do đó tôi mạnh

Trang 4

dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Các biện pháp đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo

ở Trường Tiểu học Hướng Phùng” nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng

giáo dục của Trường Tiểu học Hướng Phùng trong quá trình thực hiện đổi mới giáodục hiện nay

2 Giả thuyết khoa học

-Các biện pháp quản lý thực hiện xã hội hoá giáo dục của trường thực hiện theo hướng đồng bộ và hệ thống.

-Phù hợp với chức năng của trường.

-Phù hợp với chức năng của lực lượng xã hội.

-Chú ý đến đặc điểm địa phương thì sẽ nâng cao được hiệu quả của xã hội hoá giáo dục đến chất lượng giáo dục của trường.

-Nếu áp dụng các biện pháp một cách đồng bộ, đúng quy trình các bước tiến hành thì sẽ đẩy mạnh được công tác xã hội hoá giáo dục nhằm xây dựng, phát triển trường tiểu học.

3 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài:

+ Các quan điểm, đường lối của Đảng và nhà nước ta về công tác xã hội hoá giáo dục.

+ Khái quát nội dung về xã hội hoá giáo dục.

+ Mối quan hệ giữa xã hội hoá giáo dục và việc xây dựng, phát triển trường tiểu học.

+ Chức năng, vai trò, nhiệm vụ của trường trong việc đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục nhằm xây dựng và phát triển giáo dục trường tiểu học.

5 Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục nhằm góp phần xây dựng và phát triển trường tiểu học.

6 Phương pháp nghiên cứu

-Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tổng hợp, phân tích các quan điểm của Đảng và nhà nước, phân tích thành tựu các công trình khoa học liên quan đến

xã hội hoá giáo dục.

Trang 5

-Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát thực trạng xã hội hoá giáo dục trên địa bàn, thực trạng quản lý thực hiện xã hội hoá giáo dục của trường -Phương pháp điều tra và thống kê số liệu.

8 Cấu trúc đề tài

Gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận

1 Các khái niệm có liên quan

2 Những quan điểm của Đảng và Nhà nước về xã hội hoá giáo dục

3 Nội dung xã hội hoá giáo dục ở Trường Tiểu học

4 Chức năng của hiệu trưởng Trường Tiểu học

Chương 2: Cơ sở thực tiễn

1 Đặc điểm tình hình địa phương:

2 Vài đặc điểm của trường Tiểu học Hướng Phùng:

Chương 3: Biện pháp thực hiện

Biện pháp 1: Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan

trọng của xã hội hoá giáo dục

Biện pháp 2: Xây dựng cơ chế quản lý, phối hợp nhằm huy động sức mạnh tổng

hợp của các lực lượng xã hội

Biện pháp 3: Tạo lập uy tín, niềm tin với phụ huynh, các cấp uỷ Đảng, chính

quyền và cộng đồng địa phương

Biện pháp 4: Phát huy vai trò của cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm và nhân

viên trong trường học

Biện pháp 5: Tăng cường đổi mới quản lý công tác xã hội hoá giáo dục và tận

dụng những kinh nghiệm của đồng nghiệp đi trước

Biện pháp 6: Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương và phòng

giáo dục để có sự giúp đỡ tích cực đối với nhà trường

Biện pháp 7: Nâng cao hiệu quả hoạt động môi trường GD: Nhà trường - gia

đình - xã hội

Biện pháp 8: Xây dựng nhà trường thực sự trở thành trung tâm văn hoá, môi

trường giáo dục lành mạnh

Biện pháp 9: Hiệu trưởng thường xuyên bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để làm tốt

vai trò của mình trong xã hội địa phương

Biện pháp 10: Đúc rút kinh nghiệm sau từng giai đoạn thực hiện.

Trang 7

B PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Các khái niệm có liên quan

1.1 Quản lý

Quản lý là một quá trình tác động có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượngquản lý nhằm khai thác, lựa chọn, tổ chức, và thực hiện có hiệu quả những nguồn lực,những tiềm năng, và cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu của tổ chức đã đề ratrong một môi trường đầy biến động và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: chủ thể, đốitượng, mục tiêu, phương pháp và công cụ quản lý

1.5 Xã hội hoá

Xã hội hoá là một quá trình động viên mọi tầng lớp nhân dân tham gia tích cực

và chủ động vào một lĩnh vực xã hội nào đó, huy động hợp lý và sử dụng có hiệu quảmọi nguồn lực của Nhà nước và của nhân dân nhằm đạt được mục tiêu phát triển xãhội

1.6 Xã hội hoá giáo dục

Xã hội hoá giáo dục là huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầnglớp nhân dân đóng góp công sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý củanhà nước Thực hiện xã hội hóa giáo dục nhằm phát triển tiềm năng về trí tuệ và vậtchất trong nhân dân, huy động toàn xã hội đóng góp về trí lực, nhân lực, vật lực, tàilực chăm lo cho sự nghiệp giáo dục

Xã hội hóa giáo dục nhằm tăng cường tính xã hội của Giáo dục, gắn nhà trườngvới cộng đồng xã hội để phát huy tối đa vai trò và tạo điều kiện cho Giáo dục khẳngđịnh vai trò thúc đẩy phát triển cộng đồng xã hội, khơi gợi mọi tiềm năng, huy độngmọi tiềm lực trong xã hội tham gia xây dựng và phát triển Giáo dục

2 Những quan điểm của Đảng và Nhà nước về xã hội hoá giáo dục

Trong văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành TW khóa VIII đã chỉ rõ:

"Mọi người chăm lo cho giáo dục, các cấp uỷ và tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế - xã hội, các gia đình và các cá nhân đều

Trang 8

có trách nhiệm tích cực góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực cho giáo dục - đào tạo Kết hợp giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh ở mọi nơi, trong cộng đồng, từng tập thể Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của nhà nước và của mỗi cộng đồng, của từng gia đình và của mỗi công dân.”

Điều 12 Luật giáo dục đã ghi: “Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển

sự nghiệp giáo dục, thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và hình thức giáo dục, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển giáo dục Mọi tổ chức gia đình và công dân đếu có trách nhiệm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn.”

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam

khẳng định: “Thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục, phát triển đa dạng các hình

thức đào tạo, đẩy mạnh việc xây dựng các quỹ khuyến khích tài năng, các tổ chức khuyến học, bảo trợ giáo dục”

Tiếp đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành trung ương khoá IX

nêu quyết tâm thực hiện giải pháp “Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, xây dựng xã hội

học tập, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn dân…”

Điều 1 Nghị định 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ ghi rõ: “xã hội hoá

hoạt động giáo dục là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển sự nghiệp giáo dục nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục trong sự phát triển về vật chất và tinh thần của nhân dân.”

3 Nội dung xã hội hoá giáo dục ở Trường Tiểu học

Xã hội hoá giáo dục ở Trường Tiểu học là cơ sở là quá trình huy động lực lượng

xã hội cùng làm công tác giáo dục tiểu học dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước.Bản chất của xã hội hoá sự nghiệp giáo dục Tiểu học là động viên, lôi cuốn mọi lựclượng xã hội tham gia thực hiện Huy động các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thểquần chúng, các công ty, xí nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân đều tham gia sự nghiệp giáo dục Sự nghiệp giáo dục học sinh Tiểu học là nhiệm vụ

và trách nhiệm chung của các trường học, của gia đình và cộng đồng xã hội tham gia

Ở lứa tuổi học sinh Tiểu học, việc đảm bảo cho các em được chăm sóc, giáo dục vềthể chất, tâm hồn, tình cảm là hết sức quan trọng Vì vậy xã hội hoá giáo dục chính làđiều kiện, là cơ hội tốt nhất để thực hiện môi trường giáo dục trẻ em một cách lànhmạnh và có định hướng

4 Nhiệm vụ, chức năng của hiệu trưởng trường tiểu học

Là người trực tiếp tổ chức và điều hành mọi hoạt động của nhà trường, chịu tráchnhiệm trước ngành Giáo dục và đào tạo, Chính quyền địa phương và các cơ quan banngành địa phương về toàn bộ các hoạt động trong nhà trường

Trang 9

Là người quản lý điều hành các công việc chuyên môn trong công tác giáo dục

và đào tạo Nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển về công tác tổ chức, hoạt động

khoa học công nghệ và định hướng phát triển của Nhà trường

*Kết luận chương 1: Công tác xã hội hoá giáo dục được nhắc đến rất nhiều

trong các văn bản pháp luật, trong các đường lối chính sách của Đảng và các quy định

về chức năng, nhiệm vụ của người hiệu trưởng Tìm hiểu lí luận của xã hội hoá giáodục và các vấn đề liên quan nhằm làm sáng tỏ vấn đề sẽ được tìm hiểu ở các chươngsau một cách biện chứng, khoa học và có hệ thống Tìm hiểu các văn bản quy định vàcác chủ trương của Đảng về công tác xã hội hoá giáo dục, giúp cho người nghiên cứu

có cơ sở pháp lí và tìm hiểu khai thác thông tin đúng hướng

Trang 10

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC HƯỚNG PHÙNG

1 Khái quát vị trí địa lý, tình hình kinh tế, xã hội ở địa phương:

Hướng Phùng là một xã Miền núi thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng TrịDân cư ở đây chủ yếu là đồng bào dân tộc Vân Kiều, Kinh và dân tứ xứ về lập nghiệp,trình độ dân trí thấp, số hộ nghèo còn nhiều Địa hình hiểm trở chủ yếu là đồi núi, chỉxen lẫn những cánh đồng nhỏ hẹp, diện tích đất canh tác ít Điều kiện về kinh tế củanhân dân gặp nhiều khó khăn, sống chủ yếu nhờ vào nương rẫy và buôn bán nhỏ lẻ

Cơ sở hạ tầng còn hạn chế đặc biệt là hệ thống giao thông chưa đảm bảo cho việc đilại của nhân dân ở một số thôn bản xa trung tâm

2 Vài đặc điểm của trường Tiểu học Hướng Phùng

2.1 Thuận lợi:

Trường Tiểu học Hướng Phùng được chia tách từ Trường PTCS Hướng Phùng

và được thành lập theo quyết định số 05/2006/QĐ-UBND ngày 14/02/2006 củaUBND huyện Hướng Hóa Trường từ khi thành lập do thầy giáo Lê Văn Quảng làmhiệu trưởng, trong những ngày đầu mới thành lập trường gặp phải nhiều khó khăn và

bề bộn về mọi mặt Trường đóng trên địa bàn trung tâm xã Hướng Phùng nên cónhiều thuận lợi hơn so với các trường khác trong huyện

Trường có năm điểm trường và năm điểm trường tương đối gần nhau nên thuậnlợi trong việc quản lý cũng như việc đi lại giảng dạy, học tập của giáo viên và họcsinh Dân cư ở đây chủ yếu làm rẫy, cuộc sống chân chất, mộc mạc không chịu nhiềuảnh hưởng của cơ chế thị trường nên học sinh ngoan, thật thà và không bị lôi kéo vàocác tệ nạn xã hội Trường đã được các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương quan tâm

và tạo điều kiện giúp đỡ Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đều trẻ, khoẻ,năng động, nhiệt tình và tâm huyết với nghề nghiệp có khả năng tư duy sáng tạo, tìmtòi các phương pháp phù hợp để dạy dỗ, giáo dục học sinh Nhà trường đã xây dựngđược một tập thể sư phạm đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, phát huy được sức mạnh củamỗi cá nhân và của tập thể

2.2 Khó khăn:

2.2.1 Về cơ sở vật chất:

Mặc dù trường đóng trên trung tâm của xã song điều kiện về cơ sở vật chất vẫncòn nhiều khó khăn như sân chơi, bãi tập, cũng như thiết bị dạy học còn đang tronggiai đoạn phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Phòng làm việc của ban giám hiệu vàphòng làm việc của các bộ phận chưa có nên phải mượn nhà ở của giáo viên để làmviệc Phòng chức năng để dạy cho học sinh chưa có Sân trường ở điểm trưởng lẻ còn

là sân đất nên còn rất bẩn đặc biệt là về mùa mưa Giáo viên và học sinh chưa có nhà

để xe Thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học như thế khó có thể đáp ứng chonhững nhu cầu tối thiểu của việc dạy, học cũng như các hoạt động của nhà trường chứ

chưa nói đến việc xây dựng theo các tiêu chí trường đạt chuẩn

Trang 11

2.2.2 Duy trì sĩ số học sinh:

Việc duy trì sĩ số học sinh còn khó khăn, nhiều gia đình cho con nghỉ học và bỏhọc tự do với các lý do: Phụ giúp gia đình như làm rẫy, chăn trâu, làm cỏ, giữ em Ngoài ra có một số học sinh vì không thích đi học nên đã bỏ học mặc dù bố mẹ các

em rất thích các em đi học Trình độ dân trí thấp, phụ huynh học sinh cũng như chínhquyền địa phương quan tâm chưa đúng mức đến công tác giáo dục của trường Việcduy trì sĩ số học sinh các năm qua như sau:

Biểu 2:

Năm học Tổng số GV Đạt các danh hiệu thi đua

CSTĐ cấp Tỉnh CSTĐ cấp Cơ sở LĐ Tiên tiến LĐ trung bình

3 Về công tác xã hội hoá giáo dục:

Công tác xã hội hoá giáo dục còn nhiều hạn chế, công tác tuyên truyền, quán triệtchủ trương xã hội hoá giáo dục chưa được thực hiện đúng mức, dẫn tới một số bộphận không nhỏ quần chúng nhân dân, cán bộ Đảng viên chưa nhận thức đúng đắnquan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác xã hội hoá giáo dục Đây là công việc hếtsức khó khăn, Đảng ủy, chính quyền địa phương chưa có những văn bản cụ thể

về việc phát triển giáo dục, sức lan tỏa còn yếu, vì vậy, các đoàn thể, các mạnh thường

Trang 12

quân, các đơn vị đóng trên địa bàn chưa có nhiều đóng góp cho việc xây dựng và pháttriển nhà trường

Bên cạnh đó trường chưa có những biện pháp đồng bộ; chưa thực sự khai thác,vận dụng có hiệu quả quan điểm xã hoá giáo dục phù hợp với điều kiện kinh tế - xãhội của địa phương

Tuy nhiên, huy động sức mạnh của toàn xã hội hướng về giáo dục là cả một vấn

đề hết sức khó khăn đối với một trường vùng miền núi Một mặt, do dân cư tứ xứ vềtập trung làm ăn phát triển kinh tế nên địa bàn không tập trung, dân cư ở thưa thớtcông tác tuyên truyền hiệu quả không cao, nhận thức lại không đồng đều giữa ngườidân vùng này với vùng khác cùng sống chung trên địa bàn nên việc thuyết phục, giảithích, kêu gọi là một vấn đề hết sức nan giải Đa số bà con là dân tộc Vân Kiều, và dân

tứ xứ đến lập nghiệp chủ yếu trước mắt là lo ổn định kinh tế gia đình, chứ chưa nghĩđến việc đi làm từ thiện, nhiều phụ huynh còn có tư tưởng khoán trắng con em chonhà trường, có khi cả năm không tham gia hội họp một lần nào, thậm chí không biếtcon học thầy cô nào, lớp nào trong khối Mặt khác, công tác xã hội hoá giáo dục hiệnnay còn gặp nhiều bất cập do không có người chuyên về công tác này, cha mẹ họcsinh thì làm việc theo sự tự nguyện khi thấy việc làm đó đem lại lợi ích cho con em họchứ chưa được trang bị những kiến thức nhất định về công tác xã hội hoá giáo dục

a Đánh giá tầm quan trọng của công tác xã hội hoá giáo dục

( Khảo sát 20 giáo viên và 20 phụ huynh học sinh )

Nội dung điểu tra Giáo viên Phụ huynh học sinh

Nhận xét : Qua kết quả khảo sát điều tra có thể đánh giá nhận thức của đội ngũ

giáo viên và phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của công tác xã hội hoá giáo dục

là quan trọng nhưng biểu hiện nhận thức không đồng nhất Có một số giáo viên và

phụ huynh cho rằng công tác xã hội hoá giáo dục trong nhà trường rất quan trọng điều

đó cũng có nghĩa là những giáo viên đó nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng côngtác xã hội hoá giáo dục trong nhà trường, họ cho rằng hoạt động này góp phần quyếtđịnh nâng cao chất lượng và mục tiêu giáo dục

Còn lại một số giáo viên và phụ huynh chưa thật sự nhận thức đúng đắn về tầmquan trọng của công tác xã hội hoá giáo dục

b Đánh giá nhận thức về mục tiêu của xã hội hoá giáo dục

(Khảo sát 20 giáo viên)

Trang 13

Mục tiêu

Mức độ nhận thức

Quantrọng

Bìnhthường

Không quantrọng

Đóng góp tiền của cho nhà trường 12 60% 6 30 % 2 10 %Mọi người đều được hưởng quyền

Tổ chức thực hiện tốt mối quan hệ

nhà trường - gia đình và xã hội 12 60 % 6 30 % 2 10 %

Góp phần nâng cao hiệu quả giáo

Giảm bớt ngân sách đầu tư cho giáo

Phát huy vai trò, trách nhiệm nhà

Sản phẩm giáo dục đáp ứng yêu

Nhận xét: Việc điều tra về mục tiêu xã hội hoá giáo dục với các số liệu cơ bản

trên cho thấy việc nhận thức của các đối tượng về mục tiêu xã hội hoá giáo dục Tiểuhọc được đánh giá tương đối quan trọng Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên nhậnthức về việc huy động toàn dân tham gia giáo dục là ít quan trọng Như vậy về mặtnhận thức của một số khách thể còn chưa đủ, đôi khi còn lệch lạc, chưa nắm chắcđược bản chất của xã hội hoá giáo dục Tiểu học

c Đánh giá về lợi ích xã hội hoá giáo dục:

(Khảo sát 20 giáo viên, 20 phụ huynh)

Trang 14

8

Cộng đồng chia sẻ với nhà trường

trong quá trình thực hiện mục tiêu, nội

dung, phương pháp giáo dục

4

6Không quan

trọng

28,

Hỗ trợ nâng cao đời sống giáo viên

2

3Không quan

trọng

9

Nhận xét:

Trang 15

Các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, đội ngũ cán bộ, giáo viên và các tầnglớp người dân về cơ bản đã nhận thức đúng đắn tầm quan trọng, lợi ích trước mắt, lợiích lâu dài của xã hội hoá giáo dục nói chung và xã hội hoá giáo dục Tiểu học nóiriêng Coi chủ trương xã hội hoá giáo dục của Đảng và Nhà nước ta là một chủ trươnghết sức đúng đắn Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc mục tiêu, nội dung xã hội hoá giáodục không những thể hiện quyền lợi, lợi ích về một ''xã hội học tập'' trong cuộc sốnghiện đại, cải thiện cuộc sống của từng cá nhân, gia đình, mà còn thể hiện lợi ích lâu dàiđối với sự phát triển năng động, bền vững của đất nước Song nhận thức này chưahoàn toàn đầy đủ, thể hiện ở chỗ mới chỉ thấy nghĩa vụ trong việc huy động sức mạnhcủa cộng đồng trong việc đóng góp tiền của, cơ sở vật chất cho giáo dục, chưa nhận

rõ lợi ích về mặt xã hội, về quyền lợi của trẻ em cần được hưởng thụ trong quá trìnhgiáo dục và phát triển nhân cách, chưa đóng góp vào việc nâng cao nhận thức của trẻem; người lớn chưa làm cho các em thấy rõ tầm quan trọng của việc trang bị hệ thốngkiến thức phổ thông cơ bản mà bất cứ một thành viên nào trong xã hội đều cần phải

có Những nhận thức chưa đầy đủ này còn có ngay cả ở một số cán bộ quản lý, giáoviên, các lực lượng xã hội, cha mẹ học sinh, họ là những đối tượng mang tính đại diệncho nhà trường, gia đình và xã hội đã tác động lớn đến suy nghĩ, nhân cách của trẻ em.Làm cho công tác xã hội hoá giáo dục chưa thực sự mang lại lợi ích như mong muốn.Hạn chế lớn nhất là các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức quần chúng, các thànhphần kinh tế, các lực lượng xã hội khác chưa khai thác hết tiềm năng, khả năng củamình trong việc tham gia tổ chức thực hiện các nội dung xã hội hoá giáo dục, đặc biệtđối với tình trạng học sinh bỏ học, không có ý thức trong việc trang bị cho mìnhnhững kiến thức phổ thông cơ bản, tư tưởng không muốn học văn hoá phổ thông mà

bỏ học để học nghề học lao động tự do, buôn bán do có tư tưởng không cần học vẫn

có thể tồn tại và kiếm sống cho bản thân đã xuất hiện ngay cả ở lứa tuổi học sinh Tiểuhọc Vì vậy, nội dung xã hội hoá giáo dục còn đơn điệu, thiếu tính năng động sáng tạo

và mới dừng lại ở những lợi ích trước mắt còn những lợi ích cơ bản và bền vững thìnhận thức còn mơ hồ

Quan điểm xã hội hoá giáo dục, xây dựng nước ta trở thành một ''xã hội học tập''

đã được đảng, Nhà nước ta xác định qua các chủ trương, chính sách, trở thành cuộcvận động lớn trong xã hội Bên cạnh đó công tác giáo dục lý luận chính trị, công táctuyên truyền, vận động về xã hội hoá giáo dục bằng các phương tiện thông tin đạichúng còn đơn điệu, nghèo nàn, thiếu tín sắc bén Chưa đưa ra được giải pháp tổ chứcphát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, của nhân dân, gia đình trong việc thựchiện trách nhiệm xây dựng môi trường giáo dục, quản lý, chăm sóc, xây dựng cơ sởvật chất, thu hút học sinh đến trường, khắc phục tư tưởng lệch lạc về việc tiếp thu kiếnthức phổ thông và bỏ học để tham gia cuộc sống lao động trong khi bản thân còn thiếutri thức cơ bản Hội đồng giáo dục các cấp chưa thực sự phát huy hết vai trò, tráchnhiệm của mình, việc tư vấn cho các cấp uỷ đảng, chính quyền còn hạn chế Vai tròtham mưu của ngành giáo dục còn thiếu chủ động, thiếu chặt chẽ Nhận thức của nhândân về quyền lợi học tập, lợi ích do giáo dục đem lại được nâng lên, song nhận thức vềnghĩa vụ, trách nhiệm, vai trò đối với giáo dục chưa đồng đều, tư tưởng ỷ lại, trông

Trang 16

chờ vào sự bao cấp của nhà nước để phát triển giáo dục, phó mặc chất lượng đỗ lỗichất lượng giáo dục thấp kém cho ngành giáo dục

Chính vì thế việc khai thác tiềm năng, huy động sự đóng góp về nhân lực, vậtlực, tài lực trong nhân dân để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việcdạy và học tại huyện Hướng Hóa nói chung và giáo dục Tiểu học Hướng Phùng nóiriêng còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến sức mạnh toàn dân chăm lo cho giáo dục vàquá trình thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục Tiểu học

Vì vậy, làm sao có biện pháp tuyên truyền, huy động để không những cha mẹ họcsinh, mà các tổ chức xã hội đều hướng về nhà trường bằng cả tâm huyết để con em cómột môi trường học tập tốt Làm thế nào để Đảng ủy, chính quyền, các đoàn thể địaphương quan tâm nhiều đến sự phát triển của nhà trường Bằng cách nào để đẩy mạnhcông tác xã hội hoá giáo dục trong nhà trường đi lên, để nhà trường thực sự là trungtâm văn hóa của địa phương và ngày càng thu hút được sự quan tâm của nhiều người.Đây là vấn đề mà bản thân tôi rất trăn trở, băn khoăn và mong muốn rằng Trường tiểuhọc Hướng Phùng quyết tâm phải thực hiện được

*Kết luận chương 2: Tìm hiểu thực tiễn giúp chúng ta thấy được những thuận lợi

và khó khăn, những điều kiện cần thiết để giúp cho công tác xã hội hoá được thựchiện thành công Áp dụng khoa học lí luận vào thực tiễn đã được tìm hiểu và nghiêncứu một cách linh hoạt sẽ giúp chúng ta rút ra những kinh nghiệm quý báu nhằm nângcao và phát triển sự nghiệp giáo dục

Trang 17

Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC HƯỚNG PHÙNG.

1 Các nguyên tắc xây dựng biện pháp:

Phương tiện huy động cộng đồng còn là hệ thống những nguyên tắc có thểgợi ý làm cơ sở cho việc huy động và khuyến khích các lực lượng xã hội, đồngthời làm cơ sở cho việc tổ chức sự tham gia của họ bằng một cơ chế hợp lý, đảmbảo tính liên tục và bềm vững của cuộc vận động và triển khai công tác xã hội hoágiáo dục Gồm các nguyên tắc sau:

1.1 Nguyên tắc phát huy tính dân chủ, sự tự nguyện và đồng thuận của cộng đồng trong việc tham gia giáo dục Tiểu học:

Để xã hội hoá giáo dục phát triển mạnh mẽ và có hiệu quả đối với cuộcsống cộng đồng và xã hội, thì một nguyên tắc cơ bản cần được quán triệt sâusắc đó là: Dân chủ - tự nguyện - đồng thuận

Dân chủ hoá giáo dục là một tư tưởng, quan điểm nhất quán trong đường lốichỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta Quan điểm đó thể hiện sự bình đẳng vềquyền lợi và nghĩa vụ của mọi thành viên trong xã hội đối với giáo dục Dânchủ hoá giáo dục thể hiện ở chỗ: Mọi trẻ em không phân biệt dân tộc, tôn giáo,giàu nghèo, nam hay nữ, đều được hưởng quyền chăm sóc, giáo dục chu

đáo và đầy đủ ở bất cứ trường Tiểu học nào Dân chủ hoá còn thể hiện ở yêu cầu

''công khai hoá'' sự đóng góp tự nguyện, sự tham gia đông đảo của mọi tầnglớp nhân dân đối với sự nghiệp phát triển và quản lý giáo dục Tạo mọi điềukiện để mỗi người dân tham gia ý kiến vào sự nghiệp phát triển giáo dục, đónggóp công sức, tiền của xây dựng giáo dục, đồng thời có cơ hội được hưởngnhững quyền lợi giáo dục chính đáng Sự hiện diện của nền dân chủ trong giáodục là thực sự xoá bỏ tính khép kín của hệ thống giáo dục nói chung và của cácnhà trường từng cấp học nói riêng Dân chủ hoá trong trường Tiểu học nằmtrong thể chế dân chủ của sự nghiệp GD&ĐT, đó là môi trường, là cơ hội vàcũng là điều kiện để phát huy quyền làm chủ, huy động mọi tiềm năng về trítuệ, chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, làmtốt sự nghiệp ''trồng người'' của mình Dân chủ hoá giáo dục là dân chủ hoáviệc thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện đánh giá giáodục Tiểu học, thực hiện dân chủ của người quản lý, người dạy và người học.Đối với từng địa phương, từng địa bàn dân cư thông qua hình thức dân chủ trựctiếp, dân chủ đại diện, đảm bảo cho mọi công dân, các cơ quan, các tổ chức xãhội được quyền giám sát, kiểm tra, đóng góp ý kiến, tham gia xây dựng sựnghiệp giáo dục Thiết chế dân chủ hoá trong giáo dục không những thiết thựcthực hiện cơ chế ''Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ'', màcòn là sự thể hiện phương châm ''Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra'' đểphát triển giáo dục Tạo ra sự đoàn kết, đồng thuận và tự nguyện của mọi tầng

Trang 18

lớp nhân dân trong sự nghiệp phát triển giáo dục Tất nhiên, việc thực hiệnnguyên tắc: Dân chủ - tự nguyện - đồng thuận trong giáo dục phải đảm bảonguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện dân chủ trong khuôn khổ Hiến pháp vàPháp luật.

1.2 Nguyên tắc kế hoạch hoá mọi hoạt động:

Kế hoạch hoá là một chức năng quản lý Kế hoạch hoá có nghĩa là xácđịnh mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và các con

đường, biện pháp, cách thực để đạt được mục tiêu, mục đích đó Kế hoạch hoá

mọi hoạt động là một nguyên tắc hết sức quan trọng trong việc tổ chức xã hộihoá giáo dục Tiểu học Trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần, vậnhành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì kế hoạch hoágiáo dục nói chung cũng như kế hoạch hoá mọi hoạt động xã hội hoá giáo dụcphải chuyển hẳn từ kế hoạch pháp lệnh sang kế hoạch định hướng, đặt trọngtâm vào xây dựng và dự báo kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn Tăngcường nghiên cứu các cơ chế, chính sách, chủ trương, giải pháp điều hành thựchiện kế hoạch

1.3 Nguyên tắc về lợi ích đối với mọi chủ thể có nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện xã hội hoá giáo dục ở Tiểu học: Mỗi hoạt động hợp tác, phối hợp đều phải

xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của cả hai phía: Nhà trường và cộng đồng, mỗi bêntham gia đều tìm thấy, đều được thoả mãn lợi ích của mình Nó bao gồm lợi íchtập thể hoặc cá nhân, phù hợp và đáp ứng các nhu cầu của các bên trong quan hệsong phương hoặc đa phương Nguyên tắc này tạo ra động lực cho sự tham gia vàđảm bảo cho việc tiếp tục các hoạt động khác sau này

1.4 Nguyên tắc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng tham gia vào quá trình xã hội hoá giáo dục: Nhà trường cũng như các lực lượng xã hội

trong cộng đồng, các tổ chức đều có những chức năng và trách nhiệm riêng Đểkhai thác, phát huy, khuyến khích họ tham gia vào một hoạt động nào đó phảiphát hiện và nhằm đúng chức năng, trách nhiệm của đối tác, vì để thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ đó họ có thể tham gia hoạt động cùng nhà trường

1.5 Nguyên tắc tuân thủ theo luật pháp: Sự vận động của giáo dục đối với

các lực lượng giáo dục trong quá trình huy động cộng đồng tham gia giáo dục cầndựa trên cơ sở pháp lý để phát huy chức năng, nhiệm vụ của mình và tham giacùng làm giáo dục Huy động nguồn lực cho giáo dục phải tuân thủ luật pháp Nhànước, có nghĩa là cần dựa trên cơ sở pháp lí Ngược lại, các cơ quan đoàn thể, các

tổ chức xã hội…cũng cần có những cơ sở pháp lí để triển khai cũng như để thamgia huy động nguồn lực cho giáo dục Hệ thống luật pháp được xây dựng trên nềntảng của các định hướng chính trị, nhằm quy định những điều mà các thành viêntrong xã hội được làm và không được làm, đồng thời là cơ sở chế tài tạo ra khungpháp lí cho các tổ chức hoạt động Như vậy, việc huy động nguồn lực để pháttriển trường tiểu học nhất thiết cần phải hợp pháp và phù hợp với thông lệ xã hội

1.6 Nguyên tắc về truyền thống, tình cảm: Đó là việc khơi dậy và phát huy

truyền thống hiếu học, tôn trọng đạo lý, đề cao sự học, đề cao giá trị của học

Trang 19

vấn của mỗi gia tộc, dòng họ, nâng cao lòng tự trọng vinh quang của gia tộc,dòng họ, lòng tự tin cá nhân mà họ sẵn sàng chăm lo cho giáo dục dưới nhiềuhình thức khác nhau.

1.7 Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa ngành và lãnh thổ: Những

nguyên tắc nêu trên nhằm chỉ ra cách suy nghĩ tìm hướng, tìm đối tượng trongcộng đồng để khai thác các tiềm năng cho giáo dục, nhưng cũng phải tuỳ từng đốitượng, từng công việc mà vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp vớiđiều kiện và hoàn cảnh cụ thể Điều cần nhấn mạnh ở đây là kỹ năng giao tiếp vớicộng đồng, lòng tâm huyết với sự nghiệp giáo dục

1.8 Nguyên tắc hiệu lực, hiệu quả và tiết kiệm:

Hiệu quả được xác định bằng kết quả so với chi phí, đối với nhà trường cầntăng hiệu quả bằng cách tăng các hoạt động và giảm chi phí hoạt động Nguyêntắc này đòi hỏi nhà trường phải đưa ra các quyết định sao cho với một nguồn lựchữu hạn nhưng phải đạt được mục tiêu của nhà trường Tiết kiệm không phải làchi ít nguồn lực mà là chi tiêu, sử dụng hợp lí nguồn lực sao cho có thể đảm bảohoàn thành nhiệm vụ của trường nhưng với chi phí ít nhất hoặc tăng chi phínhưng thu được kết quả cao hơn Vì vậy, hiệu trưởng phải biết lưạ chọn thời gianthích hợp nhất để đưa ra một chủ trương, đồng thời phải biết sắp xếp, tổ chức bộmáy gọn nhẹ, đồng bộ nhân lực với hệ thống khoa học

1.9 Nguyên tắc phù hợp và thích ứng:

Cán bộ quản lí trường học cần phải biết lựa chọn thời gian thích hợp nhất đểđưa ra một chủ trương huy động nguồn lực, đồng thời cần căn cứ vào các đốitượng huy động khác nhau để có kế hoạch huy động phù hợp với từng đối tượng.Điều này đòi hỏi hiệu trưởng phải xây dựng cho mình kế hoạch cụ thể và kếhoạch chiến lược

1.10 Nguyên tắc giao tiếp:

Giao tiếp là con đường duy nhất hữu hiệu để hiệu trưởng huy động nguồnlực từ xã hội, từ cộng đồng Có hai con đường giao tiếp đó là: Giao tiếp bằng conđường chính thức( Văn bản, công văn, đề nghị….) và con đường không chínhthức ( Thông qua truyền thông và tình cảm)

Nguyên tắc này cũng chỉ ra con đường tạo lập mối quan hệ với đối tượnghuy động của chủ thể huy động là hiệu trưởng trường tiểu học Vì vậy huy độngcộng đồng tham gia xây dựng và phát triển trường tiểu học có tốt hay không làphụ thuộc phần lớn vào mối quan hệ của người hiệu trưởng Huy động được sứcmạnh cộng đồng xây dựng nhà trường thì hơn ai hết người hiệu trưởng phải rèn

Trang 20

cho mình kĩ năng giao tiếp ứng xử, đức tính chân thành, đối sách phù hợp…đểbắt kịp, tân dụng thời cơ huy động nguồn lực phát triển trường mình.

2 Các biện pháp:

2.1 Biện pháp 1: Tổ chức tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về

quản lý công tác xã hội hoá giáo dục Tiểu học.

Muốn công tác xã hội hoá giáo dục thực sự là công việc, là phong trào mang tính

tự giác, tích cực của các thành viên trong xã hội thì trước hết phải làm tốt công táctuyên truyền, tạo nhận thức đúng đắn trong trong tập thể cán bộ, giáo viên, công nhânviên trong nhà trường và trong cộng đồng về công tác phát triển giáo dục của trườngTiểu học Việc tuyên truyền phải làm sao để mọi người hiểu ra rằng: “ Nếu toàn xã hội

và các gia đình quan tâm đến công tác xã hội hoá giáo dục thì con em họ được hưởngmôi trường giáo dục tốt hơn” Việc tuyên truyền phải là một chủ trương đúng đắn vớimục đích dành những gì đẹp nhất cho trẻ, cải thiện điều kiện học tập của trẻ, đổi mớicách dạy của thầy và cách học của trò Làm cho nhân dân, cộng đồng xã hội hiểuđược vị trí, vai trò của giáo dục, nguồn lực đem góp phần vào sự nghiệp giáo dụckhông chỉ tiền của mà quan trọng hơn cả là công sức, trí tuệ, tâm huyết tạo nên mốiquan tâm đồng thuận giữa cá nhân, tổ chức, giữa người dạy với người học, giữa phụhuynh với học sinh, giữa nhà trường với xã hội nhằm hướng tới một xã hội học tập Quan tâm đến công tác kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra công tác tuyêntruyền: Làm cho cộng đồng hiểu, đồng cảm với giáo dục, đồng cảm với nhà trườngkhông thể không có kế hoạch vì nó liên quan đến việc xác định mục đích tuyêntruyền, thời điểm triển khai, đối tượng tác động và đặc biệt là quy trình tác động.Phải biết gắn việc tuyên truyền với những hoạt động cụ thể của nhà trường như nhânngày khai giảng, nhân các lễ hội, các ngày truyền thống của giáo dục, của nhàtrường… Đồng thời phải có mục tiêu cụ thể, quy trình hợp lý và có thể theo dõi đượcnhững kết quả đã đạt được

Mỗi hoạt động hợp tác, phối hợp đều phải xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của cảhai phía: nhà trường và cộng đồng, mỗi bên tham gia đều cần tìm thấy lợi ích chungcủa cá nhân, tập thể cũng như của cả cộng đồng Phải nói rõ huy động cho ai, để làm

gì và đặc biệt chú ý phải đặt lợi ích tập thể lên trên hết Có như vậy mới huy độngcộng đồng tham gia một cách hiệu quả Công tác tuyên truyền tạo sự hiểu biết trongcộng đồng về đổi mới nội dung, phương pháp, cách đánh giá xếp loại học sinh và tạođiều kiện thuận lợi để cộng đồng, cha mẹ học sinh tham gia giám sát, kiểm sát chấtlượng giáo dục Đồng thời tạo nhận thức đầy đủ trong cộng đồng, nhân dân về chủtrương thực hiện cuộc vận động “ Hai không” và phong trào thi đua “ xây dựngtrường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ giáo dục và đào tạo phát động Hình

Trang 21

thức triển khai kế hoạch với nội dung của nó chủ yếu đi vào việc tuyên truyền bằngmọi cách, qua mọi phương tiện và công cụ, phổ biến các chủ trương, chính sách, nghịquyết của giáo dục, củng cố nhận thức, bồi dưỡng kiến thức, cập nhật trông tin, nắmbắt những hiểu biết mới cần thiết về chăm sóc, giáo dục học sinh phù hợp với yêu cầumới của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của nước ta Tạo mối quan hệ thật tốt vớilãnh đạo địa phương, tổ chức tốt đại hội giáo dục cấp cơ sở đúng định kỳ, xây dựngnghị quyết thực hiện cụ thể cho từng giai đoạn phát triển của nhà trường nói riêng và

sự nghiệp giáo dục xã nhà nói chung Thu thập ý kiến đóng góp của mọi lực lượng xãhội, để thể hiện trách nhiệm của xã hội đối với sự nghiệp phát triển giáo dục Phải chủđộng trong việc xây dựng kế hoạch cho cả nhiệm kỳ 5 năm về kế hoạch phát triểngiáo dục nhà trường nói riêng và địa phương nói chung Từ kế hoạch đó, mới có thểnghĩ đến kế hoạch thực hiện phù hợp với thực tế đơn vị, mới được địa phương hỗ trợ.Công tác huy động xã hội hóa giáo dục để xây dựng và phát triển nhà trường mới trởthành nghị quyết của Đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương Từ nghị quyết đó nhàtrường mới có cơ sở để xây dựng kế hoạch hành động và cũng từ nghị quyết đó mớihuy động được sức mạnh tổng hợp của các ban ngành đoàn thể, mới kêu gọi được sựđóng góp hỗ trợ của các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, các đơn vị kinh tế đóngchân trên địa bàn, đặc biệt là sự đồng thuận, sự đóng góp của từng phụ huynh họcsinh Thông qua phương tiện thông tin đại chúng nhà trường tuyên dương kịp thờinhững điển hình tiên tiến để động viên khuyến khích thực hiện tốt phong trào Duy trìthường xuyên liên tục, sinh động, đa dạng và có hiệu quả việc tuyên truyền các chủtrương, nội dung xã hội hoá giáo dục của Đảng và Nhà nước trên các phương tiệnthông tin đại chúng, thông qua các đợt sơ kết, tổng kết của đoàn thể, thôn xóm, chi bộtrong toàn xã Nhà trường tranh thủ kêu gọi sự đóng góp của cộng đồng, phân tích cặn

kẽ các chủ trương huy động của nhà trường, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗingười dân và cộng đồng xã hội sẵn sàng hành động, xác định rõ trách nhiệm, tham giamột cách tự giác trong việc chăm lo phát triển giáo dục

+ Đối với cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường:

Thông qua các buổi họp hội đồng, sinh hoạt chuyên môn để thông báo rõ chủtrương mục đích huy động xã hội hoá giáo dục, xây dựng nội dung cụ thể chi tiết chogiáo viên khi triển khai tới từng phụ huynh học sinh thông qua các buổi họp phụhuynh định kỳ trong năm Giáo viên lắng nghe ý kiến phản hồi của phụ huynh họcsinh và tổng hợp những ý kiến chung nhất để xây dựng kế hoạch thực hiện sau đóthông báo lại cho ban đại diện các lớp để tạo được sự đồng thuận cao nhất Thông qua

Ngày đăng: 12/12/2017, 18:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11. Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg ngày 18/5/2005 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án: “ Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005 – 2010” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005 – 2010
1. Bùi Minh Hiền (2004). Lịch sử giáo dục Việt Nam. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội Khác
2. Bùi Minh Hiền (chủ biên- Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo (2006). Quản lý giáo dục. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội Khác
3. Điều hành các hoạt động trong trường học NXB Hà Nội. 2009 4. Nghề thầy giáo Nguyễn Văn Lê Nhà xuất bản Giáo dục 5. Quản lí nhà nước về giáo dục. Nhà xuất bản Hà Nội 2009 Khác
8. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học – Nhà xuất bản Giáo dục Khác
9. Luật số 38/2005/QH 11 về việc ban hành luật Giáo dục của Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khác
10. Thông tư số 541/2010/TT BGD- ĐT về việc ban hành điều lệ trường tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 30 tháng 12 năm 2010 Khác
12. Chỉ thị số 02/2008/CT-TTg ngày 8/1/2008 của thủ tướng chính phủ về đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập Khác
13.Đường lối chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam đến năm 2020 Khác
14.Thông tư số 55/2011/TT-BGD ĐT ngày 22/11/2011 về việc ban hành điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh Khác
15. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w